Đốt cháy hoàn toàn 40,68 gam hỗn hợp E gồm hai este no, mạch hở X, Y (đều tạo bởi axit cacboxylic và ancol; MX...

Câu hỏi :

Đốt cháy hoàn toàn 40,68 gam hỗn hợp E gồm hai este no, mạch hở X, Y (đều tạo bởi axit cacboxylic và ancol; MX < MY < 280) thu được CO2 và 1,12 mol H2O. Cũng lượng E trên cho tác dụng hết với 650 ml dung dịch NaOH 1M, chưng cất dung dịch sau phản ứng thu được hỗn hợp Z gồm hai ancol đồng đẳng kế tiếp và hỗn hợp chất rắn khan T. Cho Z tác dụng với Na dư được 0,31 mol H2. Đốt cháy hoàn toàn T, thu được Na2CO3, CO2 và 0,27 gam H2O. Phần trăm khối lượng este X trong E gần nhất với 

A. 64,65%. 

B. 62,36%. 

C. 34,22%.

D. 22,71%.

* Đáp án

D

* Hướng dẫn giải

Vì nH2 = 0,31 mol nên nOH = nNaOH phản ứng = 0,62 mol.

Như vậy T gồm muối và (0,65 – 0,,62) = 0,03 mol NaOH dư.

Đốt T được Na2CO3; CO2 và 0,015 mol H2O cho thấy muối không thể chứa H.

Vậy các muối không thể là muối của axit đơn chức.

Vì các muối không là muối của axit đơn chức, các este đều no, mạch hở nên các ancol phải đơn chức, no (ancol đa chức sẽ tạo este vòng)

Bảo toàn nhóm –OH cho nancol = nOH = nNaOH = 0,62 mol.

Bảo toàn H cho nH/E + nH/NaOH = nH/muối + nH/2 ancol → nH/2 ancol = 1,12.2 + 0,62 = 2,86 mol

Do đó số H trung bình của 2 ancol = 2,86 : 0,62 = 4,61 nên 2 ancol là CH3OH (0,43 mol) và C2H5OH (0,19 mol).

Muối tạo thành không chứa H nên có khả năng là NaOOC-COONa.

Như vậy X là CH3OOCCOOCH3 (0,215 mol) và Y là C2H5OOC-COOC2H5 (0,095 mol).

Tuy nhiên khi đó mE = 118.0,215 + 146.0,095 = 39,24 gam # 40,68 gam (loại).

Điều này chứng tỏ muối tạo thành không chỉ là NaOOC-COONa.

Theo đề, các muối phải no, nên ngoài NaOOC-COONa còn có thể có muối C(COONa)4.

Với số mol các ancol là CH3OH (0,43 mol), C2H5OH (0,19 mol) và mE = 40,68 gam, chỉ có các este C2H5OOC-COOCH3 (0,07 mol) và C2H5OOCC(COOCH3)3 (0,12 mol) là phù hợp.

Vậy %X = (132.0,07) : (40,68) = 22,71%

Copyright © 2021 HOCTAP247