Chương 5: Hiđro - Nước

Chương 5: Hiđro - Nước

Lý thuyết Bài tập

Viết phương trình hóa học của phản ứng hiđro khử các oxit sau:

a) Sắt (III) oxit.

b) Thủy ngân (II) oxit.

c) Chì (II) oxit.

Hãy kể những ứng dụng của hidro mà em biết?

Chọn cụm từ thích hợp trong khung để điền vào chỗ trống trong các câu sau:

Tính khử; tính oxi hóa; chiếm oxi; nhường oxi; nhẹ nhất.

Trong các chất khí, hiđro là khí ... Khí hidro có ...

Trong phản ứng giữa Hvà CuO, H2 có ... vì ... của chất khác; CuO có ... vì ... cho chất khác.

Khử 48 gam đồng(II) oxit bằng khí hiđro. Hãy:

a) Tính số gam đồng kim loại thu được.

b) Tính thể tích khí hiđro (đktc) cần dùng.

Khử 21,7 gam thủy ngân (II) oxit bằng hiđro. Hãy:

a) Tính số gam thủy ngân thu được.

b) Tính số mol và thể tích khí hiđro (đktc) cần dùng.

Tính số gam nước thu được khi cho 8,4 lít khí hiđro tác dụng với 2,8 lít oxi (các thể tích đo ở đktc).

Hãy chép vào vở bài tập những câu đúng trong các câu sau đây:

A. Chất nhường oxi cho chất khác là chất khử.

B. Chất nhường oxi cho chất khác là chất oxi hóa.

C. Chất chiếm oxi của chất khác là chất khử.

D. Phản ứng oxi hóa – khử là phản ứng hóa học trong đó có xảy ra sự oxi hóa.

E. Phản ứng oxi hóa – khử là phản ứng hóa học trong đó có xảy ra đồng thời sự oxi hóa và sự khử.

Hãy cho biết trong những phản ứng hóa học xảy ra quanh ta sau đây, phản ứng nào là phản ứng oxi hóa - khử? Lợi ích và tác hại của mỗi phản ứng?

a) Đốt than trong lò: C + O2 → CO2.

b) Dùng cacbon oxit khử sắt (III) oxit trong luyện kim.

Fe2O3 + 3CO → 2Fe + 3CO2.

c) Nung vôi: CaCO3 → CaO + CO2.

d) Sắt bị gỉ trong không khí: 4Fe + 3O2 → 2Fe2O3.

Hãy lập các phương trình hóa học theo các sơ đồ sau:

Fe2O3 + CO → CO2 + Fe

Fe3O4 + H2 → H2O + Fe

CO2 + Mg → MgO + C

Các phản ứng hóa học này có phải ứng oxi hóa – khử không? Vì sao? Nếu là phản ứng oxi hóa – khử, cho biết chất nào là chất khử, chất nào là chất oxi hóa? Vì sao?

Trong phòng thí nghiệm người ta đã dùng cacbon đioxit CO để khử 0,2 mol Fe3O4 và dùng khí hiđro để khử 0,2 mol Fe2O3 ở nhiệt độ cao.

a. Viết phương trình hóa học của các phản ứng xảy ra;

b. Tính số lít khí ở đktc CO và H2 cần dùng cho mỗi phản ứng.

c. Tính số gam sắt thu được ơ mỗi phản ứng hóa học.

Trong phòng thí nghiệm người ta dùng khí hiđro để khử sắt (II) oxit và thu được 11,2 g Fe.

a) Viết phương trình hóa học của phản ứng đã xảy ra.

b) Tính khối lượng sắt (III) oxit đã phản ứng.

c) Tính thể tích khí hiđro đã tiêu thụ (đktc).

Lập phương trình hóa học của phản ứng sau đây và cho biết chúng thuộc loại phản ứng hóa học nào?

a. Mg + O2 → MgO

b. KMnO4 → K2MnO4 + MnO2 + O2

c. Fe + CuCl2 → FeCl2 + Cu

Khi thu khí oxi vào ống nghiệm bằng cách đẩy không khí, phải để vị trí ống nghiệm như thế nào? Vì sao? Đối với khí hiđro, có làm như thế được không? Vì sao?

Trong phòng thí nghiệm có các kim loại kẽm và sắt, dung dịch axit clohiđric HCl và axit sunfuric H2SO4 loãng:

a. Viết phương trình hóa học có thể điều chế hi đro?

b. Phải dùng bao nhiêu gam kẽm, bao nhiêu gam sắt để điều chế được 2,24 lít khí hiđro (ở đktc)?

Cho 22,4 g sắt tác dụng với dung dịch loãng có chứa 24,5 g axit sunfuric.

a. Chất nào còn dư sau phản ứng và dư bao nhiêu gam?

b. Tính thể tích khí hiđro thu được ở đktc.

Viết phương trình hóa học biểu diễn phản ứng của hiđro với các chất: O2, Fe2O3, Fe3O4, PbO ở nhiệt độ thích hợp. Ghi rõ điều kiện phản ứng. Giải thích và cho biết mỗi phản ứng trên thuộc loại phản ứng gì?

Có 3 lọ đựng riêng biệt các chất khí sau: khí oxi, không khí, và hiđro. Bằng thí nghiệm nào có thể nhận ra chất khí trong mỗi lọ?

Cho dung dịch axit sunfuric loãng, nhôm và các dụng cụ thí nghiệm như hình vẽ.

Hãy chọn câu trả lời đúng trong các câu sau:

A. Có thể dùng các hóa chất và dụng cũ đã cho để điều chế và thu khí oxi.

B. Có thể dùng các hóa chất và dụng cụ đã cho để điều chế và thu không khí.

C. Có thể dùng các hóa chất và dụng cụ đã cho để điều chế và thu khí hiđro.

D. Có thể dùng để điều chế hidro nhưng không thu được khí hiđro.

a) Lập phương trình hóa học của các phản ứng sau:

Cacbon đioxit + nước → Axit cacbonic (H2CO3).

Lưu huỳnh đioxit + nước → Axit sunfurơ (H2SO3).

Kẽm + axit clohiđric → Kẽm clorua + H2.

Điphotpho + nước → Axit photphoric (H3PO4).

Đồng (II) oxit + hiđro → Chì (Pb) + H2O.

b) Mỗi phản ứng hóa học trên đây thuộc loại phản ứng nào? Vì sao?

a) Hãy viết phương trình hóa học của các phản ứng giữa hiđro với hỗn hợp đồng (II) oxit và sắt (III) oxit ở nhiệt độ thích hợp?

b) Trong các phản ứng hóa học trên, chất nào là chất khử, chất nào là chất oxi hóa? Vì sao?

c) Nếu thu được 6,00 gam hỗn hợp hai kim loại, trong đó có 2,8g sắt thì thể tích (ở đktc) khí hiđro vừa đủ cần dùng để khử đồng (II) oxit và sắt (III) oxit là bao nhiêu?

Cho các kim loại kẽm, nhôm, sắt lần lượt tác dụng với dung dịch axit sunfuric loãng.

a) Viết các phương trình phản ứng.

b) Cho cùng một khối lượng các kim loại trên tác dụng hết với axit sunfuric? Kim loại nào cho nhiều khi hiđro nhất?

c) Nếu thu được cùng một thể tích khí hiđro thì khối lượng kim loại nào nhỏ nhất?

Dùng từ, cụm từ trong khung để điền vào chỗ trống trong các câu sau:

Oxit axit, oxit bazơ, nguyên tố, hiđro, oxi, kim loại.

Nước là hợp chất tạo bởi hai ... là ... và ... Nước tác dụng với một số ... ở nhiệt độ thường và một số ... tạo ra bazơ; tác dụng với nhiều ... tạo ra axit.

Bằng những phương pháp nào có thể chứng minh được thành phần định tính và định lượng của nước? Viết các phương trình hóa học xảy ra?

Tính thể tích khí hiđro và oxi(đktc) cần tác dụng với nhau để tạo ra được 1,8g nước?

Tính khối lượng nước ở trạng thái lỏng sẽ thu được khí đốt cháy hoàn toàn 112l khí hiđro (đktc) với oxi?

Viết phương trình các phản ứng hóa học tạo ra bazơ và axit. Làm thế nào để nhận biết được dung dịch axit và dung dịch bazơ?

Hãy kể tên những dẫn chứng về vai trò quan trọng của nước trong đời sống mà em nhìn thấy trực tiếp? Nêu những biện pháp chống ô nhiễm ở địa phương em?

Hãy chép vào vở bài tập các câu sau đây và thêm vào chỗ trống những từ thích hợp

Axit là hợp chất mà phân tử gồm có một hay nhiều ... liên kết với ... Các nguyên tử hiđro này có thể thay thế bằng ...

Bazơ là hợp chất mà phân tử có một ... liên kết với một hay nhiều nhóm ...

Hãy viết công thức hóa học của các axit cho dưới đây và cho biết tên của chúng:

-Cl, = SO3, = SO4, -HSO4, = CO3, PO4, = S, -Br, -NO3

Hãy viết công thức hóa học của những oxit axit tương ứng với những axit sau:

H2SO4, H2SO3, H2CO3, HNO3, H3PO4.

Viết công thức hóa học của bazơ tương ứng với các oxit sau đây:

Na2O, Li2O, FeO, BaO, CuO, Al2O3

Viết công thức hóa học của oxit tương ứng với các bazơ sau đây:

Ca(OH)2, Mg (OH)2, Zn(OH)2, Fe(OH)2

Đọc tên của những chất có công thức hóa học ghi dưới đây:

a) HBr, H2SO3, H3PO4, H2SO4.

b) Mg(OH)2, Fe(OH)3, Cu(OH)2

c) Ba(NO3)2, Al2(SO4)3, Na2SO3, ZnSNa2HPO4, NaH2PO4

Tương tự như natri, các kim loại kali K và canxi Ca cũng tác dụng được với nước tạo thành bazơ tan và giải phóng khí hiđro.

a) Hãy viết các phương trình phản ứng xảy ra.

b) Các phản ứng hóa học trên thuộc loại phản ứng hóa học nào?

Hãy lập phương trình hóa học của những phản ứng có sơ đồ sau đây:

a) Na2O + H2O → NaOH.

K2O + H2O → KOH.

b) SO2 + H2O → H2SO3.

SO3 + H2O → H2SO4.

N2O5 + H2O → HNO3.

c) NaOH + HCl → NaCl + H2O.

Al(OH)3 + H2SO4 → Al2(SO4)3 + H2O.

d) Chỉ ra loại chất tạo thành ở a), b), c) là gì? Nguyên nhân có sự khác nhau ở a) và b)

e) Gọi tên các chất tạo thành.

Viết công thức hóa học của những muối có tên gọi dưới đây:

Đồng (II) clorua, kẽm sunfat, sắt (III) sunfat, magie Hiđrocacbonat, canxi photphat, natri hiđrophotphat, natri đihiđrophotphat.

Cho biết khối lượng mol của một oxit axit kim loại là 160 gam, thành phần về khối lượng của kim loại trong oxit đó là 70%. Lập công thức hóa học của oxit. Gọi tên oxit kim loại đó?

Nhôm oxit tác dụng với axit sunfuric theo phương trình hóa học như sau:

Al2O3 + 3H2SO4 → Al2(SO4)3 + 3H2O

Tính khối lượng muối nhôm sunfat được tạo thành nếu đã sử dụng 49 gam axit sunfuric nguyên chất tác dụng với 60 gam nhôm oxit. Sau phản ứng, chất nào còn dư? Khối lượng dư của chất đó là bao nhiêu?

Nêu hiện tượng quan sát được, giải thích và viết phương trình hóa học của các phản ứng xảy ra trong ba thí nghiệm trên?

Phát biểu nào sau đây đúng?

A. Hỗn hợp hidro và oxi theo tỉ lệ 1 thể tích khí hidro và 2 thể tích khí oxi là hỗn hợp nổ mạnh nhất.

B. Hỗn hợp hidro và oxi theo tỉ lệ thể tích bằng nhau là hỗn hợp nổ mạnh nhất.

C. Hỗn hợp hidro và oxi theo tỉ lệ 2 thể tích khí hidro và 1 thể tích khí oxi là hỗn hợp nổ mạnh nhất.

D. Hidro cháy mãnh liệt trong oxi nên gây tiếng nổ mạnh.

Phát biểu không đúng là:

A. Hidro có thể kết hợp với nguyên tố oxi trong một số oxit kim loại.

B. Hidro có thể tác dụng với một số oxit kim loại ở nhiệt độ cao.

C. Hidro có nhiều ứng dụng, chủ yếu do tính chất nhẹ, có tính khử và khi cháy tỏa nhiều nhiệt.

D. Hidro có thế tác dụng với tất cả các oxit kim loại ở nhiệt độ cao.

Trường hợp chứa một khối lượng hiđro ít nhất là

A. 6.1023 phân tử H2    

B. 0,6 g CH4

C. 3.1023 phân tử H2O    

D. 1,50 g NH4Cl

Hỗn hợp khí H2 và khí O2 khi cháy lại gây tiếng nổ vì

A. hiđro cháy mãnh liệt trong oxi.

B. phản ứng này toả nhiều nhiệt.

C. thể tích nước mới tạo thành bị dãn nở đột ngôt, gây ra sự chấn động không khí, đo là tiếng nổ mà ta nghe được.

D. hiđro và oxi là hai chất khí, nên khi cháy gây tiếng nổ.

Trong vỏ Trái đất, hidro chiếm 1% về khối lượng và sillix chiếm 26% về khối lượng. Hỏi nguyên tố nào có nhiều nguyên tử hơn trong vỏ Trái đất?

Điều chế hidro người ta cho ... tác dụng với Fe. Phản ứng này inh ra khí …, hidro cháy cho …, sinh ra rất nhiều …Trong trường hợp này chất cháy là …, chất duy trì sự cháy là …Viết phương trình cháy:

   …… + …… → ………

Có những khí sau: SO2, O2, CO2, CH4

a) Những khí trên nặng hay nhẹ hơn khí hidro bao nhiêu lần?

b) Những khí trên nặng hay nhẹ hơn không khí bao nhiêu lần?

Có một hỗn hợp gồm 60% Fe2Ovà 40% CuO. Người ta dùng H2 ( dư) để khử 20g hỗn hợp đó.

a) Tính khối lượng Fe và khối lượng Cu thu được sau phản ứng.

b) Tính số mol Htham gia phản ứng.

Trong các lễ hội, en thường thấy các trường thả bóng. Những quả bóng đó có thể bơm bằng khí gì? Em hãy giải thích vì sao sau khi bơm các khí đó thì quả bóng bay lên được, còn bơm không khí thì bóng không bay được?

Người ta dùng khí hidro hoặc khí cacbn oxit để khử sắt (III) oxit thành sắt. Để điều chế 35g sắt, thể tích khí hidro và thể tích hí cacbon oxit lần lượt là:

A. 42 lít và 21lít    

B. 42 lít và 42 lít

C. 10,5 lít và 21 lít  

D. 21 lít và 21 lít

Có 4 bình đựng riêng các khí sau: không khí, khí oxi,khí hidro, khí cacbonic. Bằng cách nào để nhận biết các chất khí trong mỗi lọ.Giải thích và viết phương trình phản ứng (nếu có).

Phát biểu nào sau đây đúng?

A. Chất chiếm oxi của các chất khác là chất oxi hóa

B. Chất nhường oxi cho chất khác là chất khử.

C. Sự tách oxi ra khỏi hợp chất là sự khử.

D. Sự tách oxi ra khỏi hợp chất là sự oxi hóa.

Thực hiện các thí nghiệm sau:

(1) Sục khí CO2 vào dung dịch Ca(OH)2

(2) Cho khí CO qua sắt (III) oxit nung nóng

(3) Đốt cháy Mg trong bình đựng khí CO2

(4) Đốt cháy Fe trong bình đựng khí Cl2

(5) Sục khí SO2 vào dung dịch NaOH

Số thí nghiệm có thể xảy ra phản ứng oxi hóa – khử là:

A. 3   

B. 4   

C. 5   

D. 6

Cho các sơ đồ phản ứng :

(1) H+ Fe2O3 → Fe + H2O               

(2) CO + Fe2O  → Fe + CO2  

(3) C + H2O → CO + H               

(4) Al + CuO → Cu + Al2O3   

(5) Al + Fe2O→ Fe + Al2O

(6) C + CO2 → CO

a) Hãy lập các phương trình hoá học của các phản ứng trên.

b) Quá trình nào được gọi là sự khử ? Quá trình nào được gọi là sự oxi hoá ?

c) Trong các phản ứng trên, phản ứng nào là phản ứng oxi hoá - khử ? Vì sao ? Chất nào là chất khử, chất nào là chất oxi hoá ?

Cho các loại phản ứng hóa học sau:

(1) phản ứng hóa hợp

(2) Phản ứng phân hủy

(3) Phản ứng oxi hóa – khử

Những biến đổi hóa học sau đây thuộc loại phản ứng nào:

a) Nung nóng canxicacbonat

b) Sắt tác dụng với lưu huỳnh

c) Khí CO đi qua chì (II) oxit nung nóng?

Phản ứng H2 khử sắt (II) thuộc loại phản ứng gì? Tính số gam sắt (II) oxit bị khử bởi 22,4 lit khí hidro (đktc).

Cần điều chế 33,6 g sắt bằng cách dùng khí CO khử Fe3O4.

a) Viết phương trình phản ứng

b) Tính khối lượng Fe3O4 cần dùng

c) Tính thể tích khi CO đã dùng (đktc)

Dẫn luồng khí H2 dư đi qua 16 g hỗn hợp hai oxit CuO và Fe2O3, nung nóng. Sau phản ứng để nguội, cân lại thấy khối lượng hỗnn hợp giảm 25%. Tính phần trăm khối lượng của mỗi oxit trong hỗn hợp ban đầu.

Cho H2 khử 16g hỗm hợp FeO và CuO trong đó CuO chiếm 25% khối lượng

a) Tính khối lượng Fe và khối lượng Cu thu được sau phản ứng.

b) Tính tổng thể tích khí H2 (đktc) đã tham gia phản ứng.

Người ta dùng khí cacbon oxit để khử đồng (II) oxit.

a) Nếu khử a gam đồng (II) oxit thì thu được bao nhiêu gam đồng?

b) Cho a = 150g, hãy tính kết quả bằng số.

Khử 12g sắt (III) oxit bằng khí hidro.

a, Thể tích khí hidro (đktc) cần dùng là:

A. 5,04 lít   

B. 7,56 lít   

C. 10,08 lít

D. 8,2 lít

b) Khối lượng sắt thu được là:

A. 16,8g   

B. 8,4g   

C. 12,6g   

D.18,6g

Người ta điều chế được 24g đồng bằng cách dùng hidro khử đồng (II) oxit.

a) Khối lượng đồng (II) oxit bị khử là:

A. 15g   

B. 45g   

C. 60g   

D. 30g

b) Thể tích khí hidro (đktc) đã dùng là:

A. 8,4 lít    

B. 12,6 lít   

C. 4,2 lít  

D. 16,8 lít

Cho các phản ứng hoá học sau :

(1) Cu + 2AgNO  Cu(NO3)+ 2Ag 

(2) Na2O + H2O → 2NaOH

(3) Fe + 2HCl → FeCl+ H2 

(4) CuO + 2HCl → CuCl2 + H2O

(5) 2Al + 3H2SO4 → Al2(SO4)3 + 3H2 

(6) Mg + CuCl2 → MgCl2 + Cu 

(7) CaO + CO2 → CaCO3

(8) HCl + NaOH → NaCl + H2O

Số phản ứng thuộc loại phản ứng thế là

A. 3       

B. 4        

C. 5            

D. 6

Một học sinh làm thí nghiệm như sau:

(1). Cho dung dịch axit HCl tác dụng với đinh Fe sạch

(2). Đun sôi nước

(3). Đốt một mẫu cacbon

Hỏi:

a) Trong những thí nghiệm nào có sản phẩm mới xuất hiện, chất đó là chất gì?

b) Trong thí nghiệm nào có sự biểu hiện của thay đổi trạng thái?

c) Trong thí nghiệm nào có sự tiêu oxi?

a) Viết phương trình phản ứng điều chế hidro trong phòng thí nghiệm.

b) Nguyên liệu nào được dùng để điều chế H2 trong phòng thí nghiệm, trong công nghiệp.

Một em học sinh tự làm thí nghiệm ở nhà, cho đinh sắt sạch vào giấm ăn (dung dịch axit axetic CH3COOH).

Thí nghiệm trên và thí nghiệm điều chế hidro trong sách giáo khoa (Bài 33) có những hiện tượng gì khác nhau, em hãy so sánh. Cho biết khí thoát ra là khí gì? Cách nhận biết.

Trong phòng thí nghiệm có các kim loại kẽm và magie, các dung dịch axit sunfuric loãng H2SO4 và axit clohidric HCl.

a) Hãy viết các phương trình phản ứng để điều chế khí H2.

b) Muốn điều chế được 1,12 lit khí hidro (đktc) phải dùng kim loại nào, axit nào chỉ cần một khối lượng nhỏ nhất?

Trong giờ thực hành hóa học, học sinh A cho 32,5g kẽm vào dung dịch H2SO4 loãng, học sinh B cho 32,5g sắt cũng là dung dịch H2SO4 loãng ở trên. Hãy cho biết học sinh nào thu được khí hidro nhiều hơn? (đo ở cùng điều kiện nhiệt độ, áp suất)

Trong giờ thực hành hóa học, một học sinh nhúng một đinh sắt vào dung dịch muối đồng sunfat CuSO4. Sau một thời gian, lấy đinh sắt ra khỏi dung dịch muối. Thanh sắt bị phủ một lớp màu đỏ gạch và dung dịch có muối sắt (II) sunfat FeSO4.

a) Hãy viết phương trình phản ứng.

b) Hãy cho biết phản ứng trên thuộc loại phản ứng nào?

Cho 6,5g kẽm vào bình dung dịch chứa 0,25mol axit clohidric.

a) Tính thể tích khí hidro thu được ở đktc.

b) Sau phản ứng còn dư chất nào? Khối lượng là bao nhiêu gam?

Cho mạt sắt vào một dung dịch chứa 0,2 mol H2SO4 loãng. Sau một thời gian, bột sắt tan hoàn toàn và người ta thu được 1,68 lit khí hidro (đktc).

a) Viết phương trình phản ứng.

b) Tính khối lượng mạt sắt đã phản ứng.

c) Để có lượng sắt tham gia phản ứng trên, người ta phải dùng bao nhiêu gam sắt (III) oxit tác dụng với khí hidro.

Người ta cho kẽm hoặc sắt tác dụng với dung dịch axit clohidric HCl để điều chế khí hidro. Nếu muốn điều chế 2,24l khí hidro (đktc) thì phải dùng số gam kẽm hoặc sắt lần lượt là:

A. 6,5g và 5,6g   

B. 16g và 8g

C. 13g và 11,2g   

D. 9,75g và 8,4g

Điện phân hoàn toàn 2 lit nước ở trạng thái lỏng (biết khối lượng riêng của nước là 1 kg/l), thể tích khí hidro và thể tích khí oxi thu được (ở đktc) lần lượt là:

A. 1244,4 lít và 622,2 lít

B. 3733,2 lít và 1866,6 lít

C. 4977,6 lít và 2488,8 lít

D. 2488,8 lít và 1244,4 lít

So sánh thể tích khí hidro (đktc) thu được trong mỗi trường hợp sau:

a) 0,1 mol Zn tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng, dư.

0,1 mol Al tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng, dư

b) 0,2 mol Zn tác dụng với dung dịch HCl dư

0,2 Al tác dụng với dung dịch HCl dư.

Cho các oxit: CaO, Al2O3, N2O5, CuO, Na2O, BaO, MgO, P2O5, Fe3O4, K2O. Số oxit tác dụng với nước tạo ra bazơ tương ứng là

A. 3                          

B. 4

C. 5                           

D. 2

Cho các oxit: CO2 , SO, CO,  P2O5, N2O5, NO, SO3, BaO, CaO. Số oxit tác dụng với nước tạo ra axit tương ứng là

A. 6       

B. 4    

C. 5         

D. 8

Cho ba chất gồm MgO, N2O5, K2O đựng riêng biệt trong ba lọ bị mất nhãn. Để nhận biết các chất trên, ta dùng thuốc thử là:

A. Nước   

B. Nước và phenolphthalein

C. dung dịch HCl   

D. dung dịch H2SO4

Trong các oxit sau, oxit nào tác dụng được với nước? Nếu có hãy viết phương trình hoá học của phản ứng và gọi tên sản phẩm tạo thành: SO3, Na2O, Al2O3, CaO, P2O5, CuO, CO2.

Cho nổ một hỗn hợp gồm 1mol hidro và 14 lit khí oxi (đktc).

a) Có bao nhiêu gam nước được tạo thành?

b) Chất khí nào còn dư và dư là bao nhiêu lit?

Cho một hỗn hợp chứa 4,6g natri và 3,9g kali tác dụng với nước.

a) Viết phương trình phản ứng.

b) Tính thể tích khí hidro thu được (đktc)

c) Dung dịch sau phản ứng làm biến đổi màu giấy quỳ tím như thế nào?

Dưới đây cho một số nguyên tố hóa học:

Natri, đồng, photpho, magie, nhôm, cacbon, lưu huỳnh.

a) Viết công thức các oxit của những nguyên tố trên theo hóa trị cao nhất của chúng.

b) Viết phương trình phản ứng của các oxit trên (nếu có) với nước.

c) Dung dịch nào sau phản ứng làm biến đổi màu giấy quỳ tím?

Nếu cho 210kg vôi sống (CaO) tác dụng với nước, em hãy tính lượng Ca(OH)2 thu được theo lý thuyết. Biết rằng vôi sống có 10% tạp chất không tác dụng với nước.

Viết phương trình hoá học biểu diễn các biến hoá sau và cho biết mỗi phản ứng thuộc loại phản ứng nào.

a) K → K2O → KOH

b) P → P2O→ H3PO 4

c) Na → NaOH

Na → Na2O

Na2O → NaOH

 

Cho sơ đồ chuyển hoá sau: CaCO3 → CaO → Ca(OH)2 → CaCO3.

Viết các phương trình hoá học của phản ứng biểu diễn chuyển hoá trên.

Đốt cháy 10cm3 khí hidro trong 10 cm3 khí oxi. Thể tích chất khí còn lại sau phản ứng:

A. 5cm3 hidro     

B. 10cm3 hidro

C. Chỉ có 10cm3 hơi nước   

D. 5cmoxi

Tìm câu trả lời đúng, biết các thể tích khí đo cùng ở 100oC và áp suất khí quyển.

Dãy dung dịch nào dưới đây làm đổi màu quỳ tím thành xanh ?

A. NaOH, BaCl2, H3PO4, KOH 

B. NaOH, Na2SO4, KCl, KOH

C. NaOH, Ba(OH)2, Ca(OH)2, KOH           

D. NaOH, Ca(NO3)2, KOH, H2SO4

Dãy dung dịch nào dưới đây làm đổi màu quỳ tím thành đỏ ?

A. H3PO4, HNO3, H3PO3, HCl, NaCl, H2SO4

B. H2SO4, HNO­2, KOH, HNO3, HCl, H3PO3

C. H2SO4, HNO3, CaCl2, HCl, H3PO4, NaOH

D. H3PO3, H2SO4, HNO3, H3PO4, HCl

Có 3 chất rắn là Cu, Al, CuO đựng riêng biệt trong 3 lọ bị mất nhãn. Để nhận biết 3 chất rắn trên, ta dùng thuốc thử là

A. dung dịch NaOH           

B. dung dịch CuSO4

C. dung dịch HCl              

D. khí H2

Bằng thí nghiệm hoá học, hãy chứng minh rằng trong thành phần của axit clohiđric có nguyên tố hiđro. 

Hãy viết công thức hóa học (CTHH) của những muối có tên sau:

Canxi clorua, kali nitrat, kali photphat, nhôm sunfat, sắt (III) nitrat.

Cho các hợp chất có công thức hoá học: KOH, CuCl2, Fe2O3, ZnSO4, CuO, Zn(OH)2, H3PO4, CuSO4, HNO3. Hãy cho biết mỗi hợp chất trên thuộc loại hợp chất nào ?

Cho biết gốc axit và tính hoá trị của gốc axit trong các axit sau H2S, HNO3, H2SO4,H2SiO3, H3PO4.

Viết công thức của các hidroxit ứng với các kim loại sau: Natri, canxi, crom, bari, kali, đồng, kẽm, sắt. Cho biết hóa trị của crom là III, đồng là II và sắt là III.

Viết phương trình hóa học biểu diễn những biến hóa sau:

a) Ca → CaO → Ca(OH)

b) Ca → Ca(OH)2

Hãy dẫn ra một phương trình hóa học đối với mỗi loại phản ứng sau và cho biết phản ứng hóa học thuộc loại nào?

a) Oxi hóa một đơn chất bằng oxi

b) Khử oxit kim loại bằng hidro

c) Đẩy hidro trong axit bằng kim loại

d) Phản ứng giữa oxit bazo với nước

e) Phản ứng giữa oxit axit với nước

Tính lượng natri hidroxit thu được khi cho natri tác dụng với nước:

a) 46 g natri   

b) 0,3 mol natri

Trong các oxit sau đây, oxit nào tác dụng được với nước? Viết phương trình phản ứng và gọi tên sản phẩm tạo thành: SO2, PbO, K2O, BaO, N2O5, Fe2O3.

Hãy trình bày những hiểu biết của em về axit clohiđric theo dàn ý sau :

a) Thành phần hoá học.

b) Tác dụng lên giấy quỳ.

c) Tác dụng với kim loại.

Trong những chất sau đây, những chất nào là oxit, bazơ, axit, muối: CaO, H2SO4, Fe(OH)2, FeSO4, CaSO4, HCl, LiOH, MnO2, CuCl2, Mn(OH)2, SO2 ?

Viết phương trình hoá học biểu diễn những chuyển hoá sau đây :

a) S → SO→ H2SO 3

b) Cu → CuO → Cu

c) P → P2O5 → H3PO4

Điền thêm những công thức hóa học của những chất cần thiết vào các phương trình phản ứng hóa học sau đây rồi cân bằng phương trình:

a) Mg + HCl → ? + ?               

b) Al + H2SO4 → ? + ?

c) MgO + HCl → ? + ?                  

d) CaO + H3PO4 → ? + ?

đ) CaO + HNO3 → ? + ?

Có thể điều chế được bao nhiêu mol axit sunfuric khi cho 240 g lưu huỳnh trioxit SO3 tác dụng với nước ?

Viết công thức của các muối sau đây:

a) Kali clorua 

b) Canxi nitrat

c) Đồng sunfat   

d) Natri sunfit

e) Natri nitrat  

f) Canxi photohat

g) Đồng cacbonat

Cho các chất dưới đây thuộc loại hợp chất nào, viết công thức của các hợp chất đó: natri hidroxit, khí cacbonic, khí sunfuro, sắt (II) oxit, muối ăn, axit clohidric, axit photphoric.

Tìm phương pháp xác định xem trong ba lọ ,lọ nào là đựng dung dịch axit, dung dịch muối ăn và dung dịch kiềm (bazo).

a) Lập phương trình hóa học của các phản ứng sau:

(1) Lưu huỳnh đioxit + nước

(2) Sắt (III) oxit + hidro

(3) Kẽm + dung dịch muối đồng (II) sunfat

(4) Kẽm + axit sunfuric (loãng)

(5) Canxi oxit + nước

b) Các loại phản ứng trên thuộc loại phản ứng nào?

Có những cụm từ sau: Sự cháy, phản ứng phân hủy, phản ứng hóa hợp, phản ứng tỏa nhiệt. Hãy chọn những cụm từ nào thích hợp để vào những chỗ trống trong các câu sau:

a) …… là phản ứng hóa học, trong đó có một chất mới được tạo thành từ hai hay nhiều chât ban đầu.

b) …… là phản ứng hóa học có sinh nhiệt trong quá trình xảy ra.

c) …là phản ứng hóa học trong đó từ một chất sinh ra nhiều chất mới.

d) …….là sự oxi hóa có tỏa nhiệt và phát sáng.

Đối với mỗi câu trên hãy dẫn ra một phương trình hóa học để minh họa.

Từ những hóa chất cho sẵn KMnO4, Fe, dung dịch CuSO4, dung dịch H2SO4 loãng, hãy viết các phương trình hóa học để điều chế các chất theo sơ đồ chuyển hóa sau: Cu → CuO → Cu. Biết Fe có thể phản ứng với CuSO4 theo phương trình: Fe + CuSO4 → Cu + FeSO4

Khi điện phân nước thu được 2 thể tích H2 và 1 thể tích khí O2 (cùng điều kiện nhiệt độ, áp suất). Từ kết quả này, em hãy chứng minh công thức hóa học của nước.

Để đốt cháy 68g hỗn hợp khí hidro và khí CO cần 89,6 lit oxi ( ở đktc). Xác định thành phần phần trăm của hỗn hợp ban đầu. Nêu các phương pháp giải bài toán.

Khử 50g hợp đồng (II) oxit và sắt (II) oxit bằng khí hidro. Tính thể tích khí hidro cần dùng, biết rằng trong hỗn hợp, đồng (II) oxit chiếm 20% về số lượng. Các phản ứng đó thuộc loại phản ứng gì?

Khi cho 0,2 mol kẽm tác dụng với dung dịch có chứa 49g axit sunfuric

a) Viết phương trình phản ứng.

b) Sau phản ứng chất nào còn dư?

c) Tính thể tích khí hidro thu được (đktc).

Trong phòng thí nghiệm có các kim loại Al, Fe va dung dịch HCl.

a) Cho dùng một khối lượng các kim loại trên tác dụng hết với dung dịch HCl thì kim loại nào cho khí hidro nhiều hơn?

b) Nếu thu được cùng 1 lượng khí hidro thì khối lượng kim loại nào dùng ít hơn?

Dùng khí H2 để khử hết 50g hỗn hợp A gồm đồng (II) oxit và sắt (III) oxit. Biết trong hỗn hợp sắt (III) oxit chiếm 80% khối lượng. Thể tích khí H2 cần dùng là:

A. 29,4 lít   

B. 9,7 lít   

C. 19,6 lít 

D. 39,2 lít

Tìm câu trả lời đúng.

Viết công thức hóa học các muối sau đây:

a) Canxi clorua   

b) Kali clorua   

c) Bạc nitrat

d) Kali sunfat   

e) Magie nitrat   

f) Canxi sunfat

a) Cho 13g kẽm tác dụng với 0,3 mol HCl. Khối lượng muốn ZnCl2 được tạo thành trong phản ứng này là:

A. 20,4g   

B. 10,2g   

C. 30,6g   

D. 40g

Hãy chọn đáp số đúng.

b) Có thể nói trong HCl có các đơn chất hidro và Clo được không? Tại sao?

Thế nào là gốc axit ? Tính hoá trị của các gốc axit tương ứng với các axit sau: HBr, H2S, HNO3, H2SO4, H2SO3, H3PO4, H2CO3.

a) Xác định hoá trị của Ca, Na, Fe, Cu, Al trong các hiđroxit sau đây: Ca(OH)2, NaOH, Fe(OH)3, Cu(OH)2, Al(OH)3.

b) Cho 1,35 g nhôm tác dụng với dung dịch chứa 7,3 g HCl. Khối lượng muối tạo thành là

A. 3,3375 g               

B. 6,675 g

C. 7,775 g             

D. 10,775 g

Hãy nêu phương pháp nhận biết các khí: cacbon đioxit, oxi, nitơ, hiđro.

Cho 60,5g hỗn hợp gồm 2 kim loại kẽm Zn và sắt Fe tác dụng hêt với dung dịch axit clohidric. Thành phần phần trăm khối lượng của sắt trong hỗn hợp là 46,289%. Tính:

a) Khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp.

b) Thể tích khí H2 (đktc) sinh ra.

c) Khối lượng các muối tạo thành.

Cho 22,4g sắt tác dụng với dung dịch loãng có chứa 24,5g axit H2SO4.

a) Tính thể tích khí H2 thu được ở đktc.

b) Chất nào thừa sau phản ứng và thừa bao nhiêu gì?

Dẫn 6,72 lit (ở đktc) hỗn hợp hai khí H2 và CO từ từ qua hỗn hợp hai oxit FeO và CuO nung nóng, sau phản ứng thấy khối lượng hỗn hợp giảm m gam.

a) Viết phương trình hóa học

b) Tính m

c) Tính phần trăm thể tích các khí, biết tỉ khối các khí so với CH4 bằng 0,45.

Cho 3,6g một oxit sắt vào dung dịch HCl dư. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 6,35g một muối sắt clorua. Hãy xác định công thức phân tử của oxit sắt.

Cho dòng khí H2 dư qua 24g hỗn hợp hai oxit CuO và Fe2O3 nung nóng. Tính khối lượng Fe và Cu thu được sau phản ứng. Biết rằng: mFe2O3 : mCuO = 3 : 1

Cho 10,4g oxit của một nguyên tố kim loại có hóa trị II tác dụng với dung dịch HCl dư, sau phản ứng tạo thành 15,9g muối. Xác định nguyên tố kim loại.

Cho 0,3g một kim loại tác dụng hết nước cho 168ml khí hidro (ở đktc). Xác định tên kim loại, biêt rằng kim loại có hóa trị tối đa là III.

Cho 5,6g kim loại tác dụng vừa đủ với dung dịch HCl cho 11,1 muối clorua của kim loại đó. Xác định tên kim loại. Biết kim loại có hóa trị tối đa là III.

Cho một dòng khí H2 dư qua 4,8g hỗn hợp CuO và một oxit sắt nung nóng thu được 3,52g chất rắn. Nếu cho chất rắn đó là hòa tan trong axit HCl thì thu được 0,896lit H2 (đktc). Xác định khối lượng mỗi oxit trong hỗn hợp và công thức phân tử của oxit sắt.

Dùng khí H2 khử 31,2g hỗn hợp CuO và Fe3O4 trong hỗn hợp khối lượng Fe3O4 nhiều hơn khối lượng CuO là 15,2g. Tính khối lượng Cu và Fe thu được.

Copyright © 2021 HOCTAP247