b) Thí nghiệm 2: Phân biệt Glucozơ, Saccarozơ và tinh bột
Sự hấp phụ Iod vào các khe trống trong tinh bột tạo màu xanh đen.
⇒ Phương pháp dùng để nhận biết Hồ tinh bột và ngược lại (dùng để nhận biết Iod)
1.2. Kĩ năng thí nghiệm
Không dùng tay cầm trực tiếp hoá chất.
Không đổ hoá chất này vào hoá chất khác ngoài chỉ dẫn.
Không đổ lại hoá chất thừa lại lọ đựng ban đầu.
Không dùng hoá chất nếu không biết hoá chất gì.
Không nếm hoặc ngửi trực tiếp hoá chất.
Khi mở lọ hoá chất và lấy hoá chất không để dây ra bàn, dùng xong đậy nắp lại ngay.
2.1. Thí nghiệm 1: Tác dụng của Glucozơ với bạc nitrat trong dung dịch amoniac
a. Cách tiến hành
Cách tiến hành, các em quan sát thí nghiệm sau:
Video 1: Phản ứng tráng bạc của Glucozơ
b) Hiện tượng
Có chất màu sáng bạc bám lên thành ống nghiệm
c) Giải thích:
Do Ag sinh ra từ phản ứng bám lên thành ống nghiệm: C6H12O6 + Ag2O \(\overset{NH_{3}}{\rightarrow}\) C6H12O7 (Axit gluconic) + 2Ag\(\downarrow\)
2.2. Thí nghiệm 2: Phân biệt Glucozơ, Saccarozơ và tinh bột
a) Cách tiến hành
Cách tiến hành, các em quan sát thí nghiệm sau:
Video 2: Phân biệt glucozơ, saccarozo và tinh bột
b) Hiện tượng
Khi cho hồ tinh bột vào thì dung dịch trong ống 2 hóa xanh
Khi cho dung dịch bạc nitrat trong amoniac vào ống 1 và 3 rồi ngâm cả hai ống trong cốc nước nóng thấy ống 1 có xuất hiện lớp kim loại trắng sáng bám lên thành ống nghiệm số 1
c) Giải thích
Khi cho hồ tinh bột vào thì dung dịch trong ống 2 hóa xanh là do sự hấp phụ Iod vào các khe trống trong tinh bột tạo màu xanh đen ⇒ Nhận biết tinh bột
Khi cho dung dịch bạc nitrat trong amoniac vào ống 1 và 3 rồi ngâm trong cốc nước nóng thấy ống 1 có xuất hiện lớp kim loại trắng sáng bám lên thành ống nghiệm