Lý thuyết Bài tập

Tóm tắt bài

1.1. Giải bài tập trang 47 Sách giáo khoa 

Bài 1: Hãy vẽ các đoạn thẳng có độ dài được nêu ở bảng sau:

Đoạn thẳng

Độ dài

AB

7 cm

CD

12 cm

EG

1dm 2cm

Hướng dẫn giải:

  • Đổi 1dm 2cm về đơn vị xăng-ti-mét.
  • Dùng thước thẳng và bút chì, vẽ các đoạn thẳng với độ dài đã cho.

Đổi:   1dm 2cm = 12cm

Bài 2: Thực hành

Đo độ dài rồi cho biết kết quả đo

a) Chiều dài cái bút chì của em;

b) Chiều dài mép bàn học của em;

c) Chiều cao chân bàn học của em.

Hướng dẫn giải:

  • Dùng thước đo độ dài các vật.
  • Chú ý đặt mốc 0cm trùng với điểm bắt đầu đo và giữ thước dọc theo độ dài vật cần đo.

Bài làm tham khảo, độ dài các vật có thể thay đổi

a) Bút chì dài khoảng: 20cm

b) Chiều dài mép bàn học: 18dm

d) Chiều cao của chân bàn học: 80cm.

Bài 3: Ước lượng

a) Bức tường lớp em cao khoảng bao nhiêu mét ?

b) Chân tường lớp em dài khoảng bao nhiêu mét ?

c) Mép bảng đen của lớp em dài khoảng bao nhiêu đề-xi–mét ?

Hướng dẫn giải:

  • Nhớ lại độ dài 1m hoặc 1dm bằng khoảng bao nhiêu rồi ước lượng độ dài các vật. 
  • Có thể dựa vào gang tay, bước chân... để ước lượng.

a) Bức tường lớp em cao khoảng 4 mét

b) Chân tường lớp em dài khoảng 10 mét

c) Mép bảng đen của lớp em dài khoảng 20 dm.

1.2. Giải bài tập trang 48 Sách giáo khoa 

Bài 1: a) Đọc bảng (theo mẫu) 

Tên

Chiều cao

Hương

1m 32cm

Nam

1m 15 cm

Hằng

1m 20 cm

Minh

1m 25cm

1m 20 cm

 Mẫu: Hương cao một mét ba mươi hai xăng-ti-mét.

b) Nêu chiều cao của bạn Minh và bạn Nam.

    Trong 5 bạn trên, bạn nào cao nhất ? Bạn nào thấp nhất ?

Hướng dẫn giải:

a) Đọc số đo chiều cao của các bạn theo số liệu trong bảng.

b) Tìm số đo chiều cao của bạn Minh và bạn Nam. Chiều cao 5 bạn đều viết dưới dạng 1m và số xăng-ti-mét nên cần so sánh số xăng-ti-mét rồi tìm người cao nhất và thấp nhất

Cách giải 

a) Hương cao một mét ba mươi hai xăng-ti-mét.

    Nam cao một mét mười lăm xăng-ti-mét.

    Hằng cao một mét hai mươi xăng-ti-mét.

    Minh cao một mét hai mươi lăm xăng-ti-mét.

    Tú cao một mét hai mươi xăng-ti-mét.

b) Chiều cao của bạn Minh là 1m 25cm

Chiều cao của bạn Nam là 1m 15cm

Trong 5 bạn thì bạn Hương cao nhất. Bạn Nam thấp nhất 

Bài 2: a) Đo chiều cao của các bạn ở tổ em rồi viết kết quả đo vào bảng sau

Tên

Chiều cao

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

    b) Ở tổ em, bạn nào cao nhất? Bạn nào thấp nhất?

Hướng dẫn giải:

a) Thực hành đo và viết kết quả đo chiều cao của mỗi bạn trong tổ của mình vào bảng.

b) So sánh các số đo chiều cao rồi trả lời bạn cao nhất và thấp nhất trong tổ.

Cách giải 

Ví dụ tổ em gồm 6 bạn có số đo như bảng dưới đây:

Tên

Chiều cao

Nguyễn Ngọc Anh

1m 20cm

Lê Đức Hoàng Dương

1m 40cm

Vũ Vinh Anh

1m 15cm

Nguyễn Tuệ Lâm

1m 25cm

Nguyễn Toàn Anh

1m 30cm

Trịnh Minh Châu 1m 35cm

b) Ở tổ em bạn Lê Đức Hoàng Dương cao nhất: 1m 40cm. Bạn Vũ Vinh Anh thấp nhất: 1m 15cm.

Hỏi đáp về bài Đơn vị Thực hành đo độ dài

Nếu có thắc mắc cần giải đáp các em có thể để lại câu hỏi trong phần Hỏi đáp, cộng đồng Toán HOCTAP247 sẽ sớm trả lời cho các em. 

Copyright © 2021 HOCTAP247