Lý thuyết Bài tập

Tóm tắt bài

1.1. Kiến thức cần nhớ

Ví dụ : An, Bình và Cường cùng đi câu cá. An câu được ... con cá, Bình câu được ... con cá, Cường câu được ... con cá. Cả ba người câu được ... con cá.

Số cá câu được có thể là:

Số cá của An

Số cá của Bình

Số cá của Cường

Số cả của cả ba người

2

5

1

a

3

1

0

b

4

0

2

c

2 + 3 + 4

5 + 1 + 0

1 + 0 + 2

….

a + b + c

 a + b + c là biểu thức có chứa ba chữ.

  • Nếu a = 2; b = 3 và c = 4 thì a + b + c = 2 + 3 + 4 = 5 + 4 = 9 ; 9 là một giá trị của biểu thức a + b + c.
  • Nếu a = 5; b = 1 và c = 0 thì a + b + c = 5 + 1 + 0 = 6 + 0 = 6 ; 6 là một giá trị của biểu thức a + b + c.
  • Nếu a = 1; b = 0 và c = 2 thì a + b + c = 1 + 0 + 2 = 1 + 2 = 3 ; 3 là một giá trị của biểu thức a + b + c.

Mỗi lần thay chữ bằng số ta tính được một giá trị của biểu thức a + b + c.

1.2. Giải bài tập Sách giáo khoa

Bài 1: Tìm giá trị của a + b + c nếu

a) a = 5; b = 7; c =10;                     b) a = 12; b = 15; c = 9.

Hướng dẫn giải:

  • Thay chữ bằng số rồi tính giá trị của các biểu thức đó.
  • Biểu thức chỉ có phép cộng thì ta tính lần lượt từ trái sang phải.

a) Nếu a = 5; b = 7; c =10 thì a + b + c = 5 + 7 + 10 = 12 + 10 = 22.

b) Nếu a = 12; b = 15; c = 9 thì a + b + c = 12 + 15 + 9 = 27 + 9 = 36.

Bài 2: a x b x c là biểu thức có chứa ba chữ.

Nếu a = 4, b = 3 và c = 5 thì giá trị của biểu thức a x b x c là :

                  a x b x c = 4 x 3 x 5 = 12 x 5 = 60

Tính giá trị của a x b x c nếu :

a) a = 9, b = 5 và c = 2;                   b) a = 15, b = 0 và c = 37.

Hướng dẫn giải:

  • Thay chữ bằng số rồi tính giá trị của các biểu thức đó.
  • Biểu thức chỉ có phép nhân thì ta tính lần lượt từ trái sang phải.

a) Nếu a = 9, b = 5 và c = 2 thì a x b x c = 9 x 5 x 2 = 45 x 2 = 90.

b) Nếu a = 15, b = 0 và c = 37 thì a x b x c = 15 x 0 x 37 = 0 x 37 = 0.

Bài 3: Cho biết m = 10, n = 5, p = 2 tìm giá trị biểu thức

a) m + n + p                  b) m - n - p                    c) m + n x p 

    m + (n + p)                   m - (n + p)                    (m + n) x p

Hướng dẫn giải:

  • Thay chữ bằng số vào các biểu thức đã cho rồi tính giá trị của các biểu thức đó.
  • Biểu thức có dấu ngoặc thì ta tính trong ngoặc trước, ngoài ngoặc sau; biểu thức chỉ có phép cộng, phép trừ thì tính lần lượt từ trái sang phải; biểu thức có phép cộng và phép nhân thì thực hiện phép nhân trước, thực hiện phép cộng sau.

Nếu m = 10, n = 5 , p = 2 thì

a) m + n + p = 10 + 5 + 2 = 15 + 2 = 17.

    m + (n + p) = 10 + (5 + 2) = 10 + 7 = 17.

b) m - n - p = 10 - 5 - 2 = 5 - 2 = 3.

    m - (n + p )= 10 - (5 + 2) = 10 - 7 = 3.

c) m + n x p = 10 + 5 x 2 = 10 + 10 = 20.

   (m + n) x p = (10 + 5) x 2 = 15 x 2 = 30.

Bài 4: Độ dài các cạnh của hình tam giác là a, b, c

a) Gọi P là chu vi của hình tam giác. Viết công thức tính chu vi P của hình tam giác đó.

 b) Tính chu vi của hình tam giác biết :

    a = 5cm, b = 4cm và c = 3cm;

    a = 10cm, b = 10cm và c = 5cm;

    a = 6dm, b = 6dm và c = 6dm.

Hướng dẫn giải:

  • Muốn tính chu vi tam giác ta lấy độ dài ba cạnh cộng lại với nhau.
  • Thay chữ bằng số vào biểu thức a + b + c rồi tính giá trị của các biểu thức đó.

a) Công thức tính chu vi P của tam giác là:    P = a + b + c.

b) Nếu a = 5cm, b = 4cm và c = 3cm thì P = 5cm + 4cm + 3cm = 12cm.

    Nếu a = 10cm, b = 10cm và c = 5cm thì P = 10cm + 10cm + 5cm = 25cm.

    Nếu a = 6dm, b = 6dm và c = 6dm thì P = 6dm + 6dm + 6dm = 18dm.

Bài 1: Tìm giá trị của m + n + p nếu

a) m = 6; n = 5; p = 29;                     b) m = 15; n = 10; p = 5.

Hướng dẫn giải:

  • Thay chữ bằng số rồi tính giá trị của các biểu thức đó.
  • Biểu thức chỉ có phép cộng thì ta tính lần lượt từ trái sang phải.

a) Nếu m = 6; n = 5; p = 29 thì m + n + p = 6 + 5 + 29 = 40.

b) Nếu m = 15; n = 10; p = 5 thì m + n + p = 15 + 10 + 5 = 30.

Bài 2: Tính giá trị của m x n x p nếu :

a) m = 8, n = 3 và p = 5;                   b) m = 20, n = 1 và p = 5.

Hướng dẫn giải:

  • Thay chữ bằng số rồi tính giá trị của các biểu thức đó.
  • Biểu thức chỉ có phép nhân thì ta tính lần lượt từ trái sang phải.

a) Nếu m = 8, n = 3 và p = 5 thì m x n x p = 8 x 3 x 5 = 24 x 5 = 120.

b) Nếu m = 20, n = 1 và p = 5 thì m x n x p = 20 x 1 x 5 = 100.

Bài 3: Cho biết m = 2, n = 8, p = 5 tìm giá trị biểu thức

a) m + n + p                  b) m - n - p                    c) m + n x p 

    m + (n + p)                   m - (n + p)                    (m + n) x p

Hướng dẫn giải:

  • Thay chữ bằng số vào các biểu thức đã cho rồi tính giá trị của các biểu thức đó.
  • Biểu thức có dấu ngoặc thì ta tính trong ngoặc trước, ngoài ngoặc sau; biểu thức chỉ có phép cộng, phép trừ thì tính lần lượt từ trái sang phải; biểu thức có phép cộng và phép nhân thì thực hiện phép nhân trước, thực hiện phép cộng sau.

Nếu m = 25, n = 8, p = 7 thì

a) m + n + p = 25 + 8 + 7 = 33 + 7 = 40.

    m + (n + p) = 25 + (8 + 7) = 25 + 15 = 40.

b) m - n - p = 25 - 8 - 7 = 17 - 7 = 10.

    m - (n + p )= 25 - (8 + 7) = 25 - 15 = 10.

c) m + n x p = 25 + 8 x 7 = 25 + 56 = 81.

   (m + n) x p = (25 + 8) x 7 = 33 x 7 = 231.

Hỏi đáp về Biểu thức có chứa ba chữ

Nếu có thắc mắc cần giải đáp các em có thể để lại câu hỏi trong phần Hỏi đáp, cộng đồng Toán HOCTAP247 sẽ sớm trả lời cho các em. 

Copyright © 2021 HOCTAP247