a) Vẽ lại hình tạo bởi các cung tròn xuất phát từ đỉnh \(C\) của tam giác đều \(ABC\) cạnh \(1 cm\). Nêu cách vẽ (h.63).
b) Tính diện tích miền gạch sọc.
+) Sử dụng compa và thước thẳng để vẽ hình.
+) Áp dụng công thức tính diện tích cung tròn \(n^0\) của đường tròn bán kính \(R\) là: \(S = \frac{{\pi {R^2}n}}{{360}}.\)
Lời giải chi tiết
a) Vẽ tam giác đều \(ABC\) cạnh \(1cm\)
Vẽ \(\frac{1}{3}\) đường tròn tâm \(A\), bán kính \(1cm\), ta được cung \(\overparen{CD}\)
Vẽ \(\frac{1}{3}\) đường tròn tâm \(B\), bán kính \(2cm\), ta được cung \(\overparen{DE}\)
Vẽ \(\frac{1}{3}\) đường tròn tâm \(C\), bán kính \(3cm\), ta được cung \(\overparen{EF}\)
b) Diện tích hình quạt \(CAD\) là \(\frac{1}{3}\) \(π.1^2\)
Diện tích hình quạt \(DBE\) là \(\frac{1}{3}\) \(π.2^2\)
Diện tích hình quạt \(ECF\) là \(\frac{1}{3}\) \(π.3^2\)
Diện tích phần gạch sọc là \(\frac{1}{3}.π.1^2+ \frac{1}{3}.π.2^2 +\frac{1}{3}.π.3^2\)
\(=\frac{1}{3}\) \(π (1^2 + 2^2 + 3^2) = \frac{14}{3}π\) (\(cm^2\))
Copyright © 2021 HOCTAP247