Trang chủ Đề thi & kiểm tra Lớp 12 Hóa học Đề thi thử THPT QG năm 2018 môn Hóa học - Sở GD&ĐT Hưng Yên

Đề thi thử THPT QG năm 2018 môn Hóa học - Sở GD&ĐT Hưng Yên

Câu 1 : Cấu hình electron của ion R2+ là 1s22s22p63s23p63d6. Trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học, nguyên tố R thuộc 

A. chu kì 3, nhóm VIB.           

B. chu kì 4, nhóm VIIIB.

C. chu kì 4, nhóm VIIIA.    

D. chu kì 4, nhóm IIA.

Câu 2 : Ở trạng thái cơ bản, cấu hình electron của nguyên tử Mg (Z = 12) là 

A.  1s32s22p63s1     

B. 1s22s22p63s1  

C. 1s22s22p63s2      

D. 1s22s32p63s2

Câu 3 : Dãy gồm các chất có thể tham gia phản ứng thủy phân trong điều kiện thích hợp là? 

A. Xenlulozơ, tinh bột, tristearin, anilin.  

B. Saccarozơ, tinh bột, tristearin, Gly-Gly-Ala.

C. Saccarozơ, tinh bột, glucozơ, Gly-Gly-Ala.       

D. Saccarozơ, glucoza, tristearin, Gly-Gly-Ala.

Câu 5 : Dãy gồm các kim loại đều phản ứng với nước ở nhiệt độ thường là: 

A. Na, Fe, K.           

B. Na, Cr, K.      

C. Be, Na, Ca.                

D. Na, Ba, K.

Câu 6 : Xà phòng hóa chất nào sau đây thu được glixerol? 

A. Metyl format.   

B. Tristearin.       

C. Benzyl axetat.    

D. Metyl axetat.

Câu 7 : Miếng chuối xanh tác dụng với dung dịch iot cho màu xanh là do chuối xanh có chứa 

A. glucozơ.   

B.  tinh bột     

C. xenlulozơ.          

D. saccarozơ.

Câu 8 : Kim loại nhẹ nhất là 

A. Na.         

B.  K                      

C. Cs.                    

D. Li

Câu 9 : Tripeptit là hợp chất 

A. có liên kết peptit mà phân tử có 3 gốc amino axit giống nhau.

B. có 2 liên kết peptit mà phân tử có 3 gốc α-amino axit.

C. có liên kết peptit mà phân tử có 3 gốc amino axit khác nhau.

D.  mà mỗi phân tử có 3 liên kết peptit.

Câu 10 : Chất nào sau đây không làm đổi màu quỳ tím ẩm? 

A. Axit axetic.          

B. Axit glutamic.            

C. Lysin.         

D. Alanin.

Câu 11 : Hợp chất CH3CH2NH2 có tên gọi là 

A. etylamin.   

B. metanamin.            

C. đimetylamin.    

D. metylamin.

Câu 12 : Etyl axetat có công thức hóa học là 

A. HCOOCH3.          

B. CH3COOC2H5.      

C. CH3COOCH3.          

D. HCOOC2H5.

Câu 16 : Saccarozơ có thể tác dụng với các chất trong dãy nào sau đây? 

A. H2/Ni, t°; AgNO3/NH3.               

B. H2SO4 loãng nóng; H2/Ni,t°.

C. Cu(OH)2; H2SO4 loãng nóng. 

D. Cu(OH)2; AgNO3/NH3.

Câu 18 : Dãy chất nào sau đây đều phản ứng với dung dịch HCl? 

A.  C2H5NH2; H2NCH2COOH; H2NCH(CH3)CO-NHCH2COOH.

B. C2H5NH2; ClH3NCH2COOH; NH2CH2CO-NHCH2COOH.

C. CH3NH2; ClH3NCH2COOH; NH2CH(CH3)CO-NHCH2COOH.

D. C2H5NH2; CH3COOH; NH2CH(CH3)CO-NHCH2COOH.

Câu 20 : Cho hỗn hợp gồm Fe và Mg vào dung dịch AgNO3 khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được dung dịch X (gồm 2 muối) và chất rắn Y (gồm 2 kim loại). Hai muối trong X là 

A.  Fe(NO3)2 và AgNO3.             

B. Mg(NO3)2 và Fe(NO3)2.

C. Fe(NO3)3 và Mg(NO3)2.           

D. AgNO3 và Mg(NO3)2.

Câu 21 : Phát biểu nào sau đây không đúng? 

A. Phân biệt tơ nhân tạo và tơ tằm bằng cách đốt, tơ tằm cho mùi khét giống mùi tóc cháy.

B. Tinh bột và xenlulozơ đều là polisaccarit nhưng xenlulozơ có thẻ kéo thành sợi, còn tinh bột thì không.

C. Các polime đều không bay hơi do khối lượng phân tử lớn và lực liên kết phân tử lớn.

D. Len, tơ tằm, tơ nilon kém bền với nhiệt nhưng không bị thủy phân bởi môi trường axit và kiềm.

Câu 22 : Cho sơ đồ chuyển hóa sau: Tinh bột → X → Y → axit axetic. Hai chất X và Y lần lượt là 

A. ancol etylic và anđehit axetic.      

B. glucozơ và anđehit axetic.

C.  glucozơ và etyl axetat.                 

D. glucozơ và ancol etylic.

Câu 23 : Dãy sắp xếp theo chiều giảm dần tính dẫn điện của kim loại (từ trái qua phải) là 

A.  Fe, Au, Cu, Ag.         

B. Au, Fe, Ag, Cu.

C. Ag, Cu, Au, Fe.       

D. Ag, Au, Cu, Fe.

Câu 25 : Monome được dùng để điều chế polietilen bằng một phản ứng trùng hợp là 

A. CH≡CH.                        

B. CH2=CH-CH3.

C.  CH2=CH-CH=CH2.                               

D.  CH2=CH2.

Lời giải có ở chi tiết câu hỏi nhé! (click chuột vào câu hỏi).

Copyright © 2021 HOCTAP247