Tiến hành các thí nghiệm sau: – Thí nghiệm 1: Cho thanh Fe vào dung dịch H2SO4 loãng – Thí nghiệm 2: Nhúng thanh Zn vào dung dịch CuSO4 – Thí nghiệm 3: Nhúng thanh Cu vào dung dịch...

Câu hỏi :

Tiến hành các thí nghiệm sau:

– Thí nghiệm 1: Cho thanh Fe vào dung dịch H2SO4 loãng

– Thí nghiệm 2: Nhúng thanh Zn vào dung dịch CuSO4

– Thí nghiệm 3: Nhúng thanh Cu vào dung dịch AgNO3

– Thí nghiệm 4: Nhúng thanh Fe vào dung dịch FeCl3

Số thí nghiệm xảy ra ăn mòn điện hóa là:

A. 2

B. 4

C. 3

D. 1



 


* Đáp án

A

* Hướng dẫn giải

Đáp án A

Phương pháp giải:

Lý thuyết ăn mòn điện hóa:

(*) Định nghĩa:

– Là sự oxy hoá kim loại có phát sinh dòng điện. 

(*) Điều kiện để xảy ra ăn mòn điện hóa:

– Bản chất hai điện cực phải khác nhau về bản chất (KL–KL, KL–PK,…) 

– Hai điện cực phải cùng tiếp xúc với môi trường chất điện li

– Hai điện cực phải tiếp xúc trực tiếp hoặc gián tiếp với nhau (qua dây dẫn)

Giải chi tiết:

– TN1: Cho thanh Fe vào dung dịch H2SO4 loãng

=> Không xảy ra ăn mòn điện hóa vì không tạo 2 cặp điện cực khác nhau về bản chất

– TN2: Nhúng thanh Zn vào dung dịch CuSO4

=> Cu bám vào Zn tạo thành cặp điện cực Zn–Cu, nhúng trong dung dịch điện li

=> Xảy ra ăn mòn điện hóa

– TN3: Nhúng thanh Cu vào dung dịch AgNO3

=> Ag bám vào Cu tạo thành cặp điện cực Cu–Ag, nhúng trong dung dịch điện li

=> Xảy ra ăn mòn điện hóa

– TN4: Nhúng thanh Fe vào dung dịch FeCl3

=> Không xảy ra ăn mòn điện hóa vì không tạo 2 cặp điện cực khác nhau về bản chất

Vậy số thí nghiệm xảy ra ăn mòn điện hóa là 2.

Câu hỏi trên thuộc đề trắc nghiệm dưới đây !

Bộ 20 đề thi học kì 1 Hóa 12 có đáp án !!

Số câu hỏi: 744

Copyright © 2021 HOCTAP247