Hỗn hợp X gồm Cu2O, FeO, M ( kim loại M có hóa trị không đổi), trong X có số mol của ion O–2 gấp 2 lần số mol M. Hòa tan 48 gam X trong dung dịch HNO3 loãng dư thấy có 2,1 mol HNO3...

Câu hỏi :

Hỗn hợp X gồm Cu2O, FeO, M ( kim loại M có hóa trị không đổi), trong X có số mol của ion O–2 gấp 2 lần số mol M. Hòa tan 48 gam X trong dung dịch HNO3 loãng dư thấy có 2,1 mol HNO3 phản ứng, sau phản ứng thu được 157,2 gam hỗn hợp muối và 4,48 lít khí NO (đktc). Phần trăm khối lượng của M trong X gần nhất với giá trị nào sau đây?

A. 10,25%.      

B. 15%.    

C. 20%. 

D. 11,25%.

* Đáp án

A

* Hướng dẫn giải

Đáp án A

BTKL cả sơ đồ có nH2O = 0,95 mol → bảo toàn H có nNH4+ = 0,05 mol.

Ghép cụm bảo toàn O hoặc bảo toàn electron mở rộng có:

∑nH+ = 10nNH4+ + 4nNO + 2nO trong oxit → nO trong X = 0,4 mol → nM = 0,2 mol.

Đến đây cánh cửa giải ra đã mở toang, có rất nhiều hướng cho các bạn khai thác: bảo toàn e, bảo toàn điện tích, khối lượng, ....

Cu2O cho 2e, M = 144 và FeO cho 1e, M = 72. → mCu2O + FeO = 72ne cho của Cu2O + FeO.

Bảo toàn electron bình thường có: ne cho của Cu2O + FeO + ne cho của M = 8nNH4+ + 3nNO = 1,0 mol (1);

Khối lượng hỗn hợp X: mCu2O + FeO + mM = 48 → 72ne cho của Cu2O + FeO + mM = 48.

Nhân (1) × 72 rồi trừ theo vế rút về: 72ne cho của M – mM = 24 ⇄ 14,4n – 0,2M = 24.

thay n = 1, 2, 3 thì chỉ có TH n = 2 ứng với M = 24 là kim loại Mg thỏa mãn.

Thế là đủ, yêu cầu %mMg trong X = 0,2 × 24 ÷ 48 = 10%.

Copyright © 2021 HOCTAP247