Nhúng thanh Ni lần lượt các dung dịch: FeCl3, CuCl2, AgNO3, HCl và FeCl2. Số trường hợp xảy ra ăn mòn điện hóa là

Câu hỏi :

Nhúng thanh Ni lần lượt vào các dung dịch: FeCl3, CuCl2, AgNO3, HCl và FeCl2. Số trường hợp xảy ra ăn mòn điện hóa là

A. 4

B. 3

C. 2

D. 1

* Đáp án

C

* Hướng dẫn giải

Đáp án C

Ăn mòn điện hóa học xảy ra khi thỏa mãn đủ 3 điều kiện sau:

- Các điện cực phải khác nhau về bản chất, thường là kim loại A-kim loại B, kim loại A-phi kim B (ví dụ: Fe-C).

- Các điện cực phải tiếp xúc trực tiếp hoặc gián tiếp với nhau qua dây dẫn.

- Các điện cực cùng tiếp xúc với dung dịch chất điện li (chú ý : không khí ẩm cũng coi là môi trường điện ly yếu)

FeCl3: chỉ xảy ra ăn mòn hóa học: Ni + 2FeCl3 → NiCl2 + 2FeCl2

CuCl2: ban đầu Ni bị ăn mòn hóa học: Ni + CuCl2  → NiCl2 + Cu

Cu sinh ra bám trực tiếp lên Ni  xảy ra ăn mòn điện hóa đồng thời với ăn mòn hóa học.

AgNO3: ban đầu Ni bị ăn mòn hóa học: Ni + 2AgNO3 ​→  Ni(NO3)2 + 2Ag

Ag sinh ra bám trực tiếp lên Ni  xảy ra ăn mòn điện hóa đồng thời với ăn mòn hóa học.

HCl và FeCl2: chỉ xảy ra ăn mòn hóa học: Ni + 2HCl → NiCl2 + H2, Ni không đẩy được Fe ra khỏi muối.

 Có 2 trường hợp xảy ra ăn mòn điện hóa.

Copyright © 2021 HOCTAP247