a) Ví dụ 1 : Có 2 quả cam, chia mỗi quả thành 4 phần bằng nhau. Vân ăn 1 quả cam và \(\frac{1}{4}\) quả cam. Viết phân số chỉ số phần quả cam Vân đã ăn.
Ta thấy :
Ăn 1 quả cam, tức là ăn 4 phần hay \(\frac{4}{4}\) quả cam ; ăn thêm \(\frac{1}{4}\) quả cam nữa, tức là ăn thêm 1 phần, như vậy Vân đã ăn tất cả 5 phần hay \(\frac{5}{4}\) quả cam.
b) Ví dụ 2 : Chia đều 5 quả cam cho 4 người. Tìm phần cam của mỗi người.
Ta có thể làm như sau : Chia quả cam thành 4 phần bằng nhau. Lần lượt đưa cho mỗi người 1 phần, tức là \(\frac{4}{4}\) của từng quả cam. Sau 5 lần chia như thế, mỗi người được 5 phần hay \(\frac{5}{4}\) quả cam.
Vậy : \(5:4 = \frac{5}{4}\) (quả cam).
c) Nhận xét :
\(\frac{5}{4}\) quả cam gồm 1 quả cam và \(\frac{1}{4}\) quả cam, do đó \(\frac{5}{4}\) quả cam nhiều hơn 1 quả cam.
Ta viết : \(\frac{5}{4} > 1\).
Ta viết : \(\frac{4}{4} = 1\).
Ta viết : \(\frac{1}{4} < 1\).
Bài 1: Viết thương của mỗi phép chia sau dưới dạng phân số
9 : 7 ; 8 : 5 ; 19 : 11 ; 3 : 3 ; 2 : 15.
Hướng dẫn giải:
\(9:7 = \frac{9}{7}\) \(8:5 = \frac{8}{5}\)
\(19:11 = \frac{{19}}{{11}}\) \(3:3 = \frac{3}{3}\) \(2:15 = \frac{2}{{15}}\)
Bài 2: Có hai phân số 7676 và 712712, phân số nào chỉ phần đã tô màu của hình 1 ? Phân số nào chỉ phần đã tô màu của hình 2 ?
a)
b)
Hướng dẫn giải:
Phân số \(\frac{7}{6}\) chỉ phần đã tô màu ở hình 1.
Phân số \(\frac{7}{{12}}\) chỉ phần đã tô màu ở phần 2.
Bài 3:
Trong các phân số : \(\frac{3}{4} & ;\frac{9}{{14}};\frac{7}{5};\frac{6}{{10}};\frac{{19}}{{17}};\frac{{24}}{{24}}\)
a) Phân số nào bé hơn 1?
b) Phân số nào bằng 1?
c) Phân số nào lớn hơn 1?
Hướng dẫn giải:
a) \(\frac{3}{4} < 1\) ; \(\frac{9}{{14}} < 1\); \(\frac{6}{{10}} < 1\)
b) \(\frac{{24}}{{24}} = 1\)
c) \(\frac{7}{5} > 1\) ; \(\frac{{19}}{{17}} > 1\)
Bài 1: Đọc các số đo đại lượng : \(\frac{1}{2}kg;\frac{5}{8}m;\frac{{19}}{{12}}\) giờ; \(\frac{6}{{100}}m\) .
Hướng dẫn giải:
\(\frac{1}{2}kg\) đọc là: một phần hai ki-lô-gam ;
\(\frac{5}{8}m\) đọc là: năm phần tám mét ;
\(\frac{{19}}{{12}}\) giờ đọc là: mười chín phần mười hai giờ ;
\(\frac{6}{{100}}m\) đọc là: sáu phần một trăm mét.
Bài 2: Viết các phân số: một phần tư, sáu phần mười; mười tám phần tám mươi lăm; bảy mươi hai phần một trăm.
Hướng dẫn giải:
Một phần tư viết là : \(\frac{1}{4}\) ;
Sáu phần mười viết là : \(\frac{6}{{10}}\) ;
Mười tám phần tám mươi lăm viết là : \(\frac{{18}}{{85}}\) ;
Bảy mươi hai phần một trăm viết là : \(\frac{{72}}{{100}}\).
Bài 3: Viết mỗi số tự nhiên sau dưới dạng phân số có mẫu số bằng 1.
\(8;\,\,\,\,\,\,14;\,\,\,\,\,\,\,\,32;\,\,\,\,\,\,\,\,\,0;\,\,\,\,\,\,\,1\)
Hướng dẫn giải:
\(8 = \frac{8}{1}\) ; \(14 = \frac{{14}}{1}\) ;
\(32 = \frac{{32}}{1}\) ; \(0 = \frac{0}{1}\) ; \(1 = \frac{1}{1}\).
Bài 4: Viết một phân số
a) Bé hơn 11 ; b) Bằng 11 ; c) Lớn hơn 11 .
Hướng dẫn giải:
Có thể chọn các phân số sau :
a) \(\frac{3}{5}\) b) \(\frac{4}{4}\) c) \(\frac{7}{3}\).
Bài 5: Mỗi đoạn thẳng dưới đây đều được chia thành các phần có độ dài bằng nhau. Viết vào chỗ chấm theo mẫu
Mẫu :
\(AI = \frac{1}{3}AB\)
\(IB = \frac{2}{3}AB\)
Chú ý : Viết \(AI = \frac{1}{3}AB\) là cách viết ngắn gọn của : Độ dài đoạn thẳng AI bằng \(\frac{1}{3}\) độ dài đoạn thẳng AB.
a)
CP = ... CD
PD = ... CD
b)
MO = ... MN
ON = ... MN
Hướng dẫn giải:
Học sinh ghi vào chỗ chấm như sau :
a) CP = \(\frac{3}{4}\) CD b) OM = \(\frac{2}{5}\) MN
PD = \(\frac{1}{4}\) CD ON = \(\frac{3}{5}\) MN
Nếu có thắc mắc cần giải đáp các em có thể để lại câu hỏi trong phần Hỏi đáp, cộng đồng Toán HOCTAP247 sẽ sớm trả lời cho các em.
Copyright © 2021 HOCTAP247