Trang chủ Đề thi & kiểm tra Lớp 12 Vật lý Đề thi thử THPT QG năm 2021 môn Vật Lý Sở GD&ĐT Thái Nguyên - Lần 1

Đề thi thử THPT QG năm 2021 môn Vật Lý Sở GD&ĐT Thái Nguyên - Lần 1

Câu 1 : Hai dao động điều hòa cùng phương, cùng tần số, cùng pha, có biên độ lần lượt là A1, A2. Biên độ dao động tổng hợp của hai dao động này là

A. \(\left| {{A}_{1}}-{{A}_{2}} \right|\) 

B. \({{A}_{1}}+{{A}_{2}}\)

C. \(\sqrt{\left| A_{1}^{2}-A_{2}^{2} \right|}\)

D. \(\sqrt{A_{1}^{2}+A_{2}^{2}}\)

Câu 2 : Một sóng ngang truyền trong môi trường thì phương dao động của các phần tử môi trường 

A. Trùng với phương truyền sóng.

B. Là phương ngang.

C. Vuông góc với phương truyền sóng.

D. Là phương thẳng đứng.

Câu 3 : Một vật dao động tắt dần có các đại lượng giảm liên tục theo thời gian là 

A. Biên độ và gia tốc.

B. Li độ và tốc độ.

C. Biên độ và năng lượng.

D. Biên độ và tốc độ.

Câu 6 : Khi có sóng dừng trên một sợi dây đàn hồi, khoảng cách từ một bụng đến nút gần nó nhất bằng

A. Một số nguyên lần bước sóng.

B. Một nửa bước sóng.

C. Một phần tư bước sóng. 

D. Một bước sóng.

Câu 7 : Đặt điện áp xoay chiều hình sin vào hai đầu đoạn mạch chỉ có điện trở thuần thì cường độ dòng điện trong mạch biến thiên điều hòa:

A. Cùng pha với điện áp giữa hai đầu đoạn mạch.

B. Trễ pha \(\frac{\pi }{2}\) so với điện áp giữa hai đầu đoạn mạch.

C. Ngược pha với điện áp giữa hai đầu đoạn mạch.

D. Sớm pha \(\frac{\pi }{2}\) so với điện áp giữa hai đầu đoạn mạch.

Câu 8 : Một máy tăng áp có cuộn thứ cấp mắc với điện trở thuần, cuộn sơ cấp mắc vào nguồn điện xoay chiều. Tần số dòng điện trong cuộn thứ cấp

A. Có thể nhỏ hơn hoặc lớn hơn tần số dòng điện trong cuộn sơ cấp.

B. Bằng tần số dòng điện trong cuộn sơ cấp.

C. Luôn nhỏ hơn tần số dòng điện trong cuộn sơ cấp. 

D. Luôn lớn hơn tần số dòng điện trong cuộn sơ cấp.

Câu 9 : Một sóng cơ học có bước sóng \(\lambda \) truyền theo một đường thẳng từ điểm M đến điểm N. Biết khoảng cách MN = d. Độ lệch pha \(\Delta \varphi \) của dao động tại hai điểm M và N là

A. \(\Delta \varphi =\frac{2\pi d}{\lambda }\) 

B. \(\Delta \varphi =\frac{\pi d}{\lambda }\)

C. \(\Delta \varphi =\frac{2\pi \lambda }{d}\) 

D. \(\Delta \varphi =\frac{\pi \lambda }{d}\)

Câu 11 : Một vật dao động điều hòa theo một trục cố định (mốc thế năng ở vị trí cân bằng) thì

A. Khi ở vị trí cân bằng, thế năng của vật bằng cơ năng.

B. Khi vật đi từ vị trí cân bằng ra biển, vận tốc và gia tốc của vật luôn cùng dấu.

C. Động năng của vật cực đại khi gia tốc của vật có độ lớn cực đại. 

D. Thế năng của vật cực đại khi vật ở vị trí biên.

Câu 12 : Đặt điện áp xoay chiều \(u={{U}_{0}}\cos \omega t\) vào hai đầu đoạn mạch gồm điện trở R, cuộn cảm thuần có độ tự cảm L và tụ điện có điện dung C mắc nối tiếp. Tổng trở của mạch là

A. \(\sqrt{{{R}^{2}}+{{(\omega L-\omega C)}^{2}}}\)

B. \(\sqrt{{{R}^{2}}+{{\left( \frac{1}{\omega L}-\omega C \right)}^{2}}}\)

C. \(\sqrt{{{R}^{2}}+{{(\omega L)}^{2}}-{{\left( \frac{1}{\omega C} \right)}^{2}}}\) 

D. \(\sqrt{{{R}^{2}}+{{\left( \omega L-\frac{1}{\omega C} \right)}^{2}}}\)

Câu 14 : Một vật dao động điều hòa có phương trình \(x=A\cos (\omega t+\varphi ).\) Vận tốc của vật được tính bằng công thức

A. \(v=A\omega \sin (\omega t+\varphi )\)

B. \(v=-A\omega \sin (\omega t+\varphi )\)

C. \(v=A\omega \cos (\omega t+\varphi )\) 

D. \(v=-A\omega \cos (\omega t+\varphi )\)

Câu 15 : Khi nói về sóng âm, phát biểu nào sau đây sai?

A. Hạ âm có tần số nhỏ hơn 16 Hz.

B. Sóng âm không truyền được trong chân không. 

C. Siêu âm có tần số lớn hơn 20000 Hz.

D. Đơn vị của mức cường độ âm là W/m2.

Câu 16 : Giao thoa ở mặt nước với hai nguồn sóng kết hợp đặt tại A và B dao động điều hòa cùng pha theo phương thẳng đứng. Sóng truyền ở mặt nước có bước sóng \(\lambda .\) Cực tiểu giao thoa nằm tại những điểm có hiệu đường đi của hai sóng từ hai nguồn tới đó bằng                        

A. \((k+0,5)\lambda \) với \(\text{k}=0,\pm 1,\pm 2,\ldots \)

B. \(\text{k}\lambda \) với \(\text{k}=0,\pm 1,\pm 2,\ldots \)

C. \(\text{2k}\lambda \) với \(\text{k}=0,\pm 1,\pm 2,\ldots \)

D. \((2k+1)\lambda \) với \(\text{k}=0,\pm 1,\pm 2,\ldots \)

Câu 17 : Hai điện tích điểm \({{q}_{1}},{{q}_{2}}\) đứng yên, đặt cách nhau một khoảng r trong chân không. Cho k là hệ số tỉ lệ, trong hệ SI \(k={{9.10}^{9}}\frac{N.{{m}^{2}}}{{{C}^{2}}}.\) Độ lớn lực tương tác điện giữa hai điện tích điểm đó được tính bằng công thức

A. \(F=k\frac{\left| {{q}_{1}}+{{q}_{2}} \right|}{r}\) 

B. \(F=k\frac{\left| {{q}_{1}}{{q}_{2}} \right|}{r}\)

C. \(F=k\frac{\left| {{q}_{1}}{{q}_{2}} \right|}{{{r}^{2}}}\)

D.  \(F=k\frac{\left| {{q}_{1}}+{{q}_{2}} \right|}{{{r}^{2}}}\)

Câu 18 : Ảnh của một vật sáng qua thấu kính hội tụ:

A. Luôn nhỏ hơn vật.

B. Luôn lớn hơn vật.

C. Luôn cùng chiều với vật. 

D. Có thể lớn hơn hoặc nhỏ hơn vật. 

Câu 20 : Một vật nhỏ dao động điều hòa dọc theo trục Ox trên quỹ đạo dài 10cm, chu kì T = 2s. Tại thời điểm t = 0, vật đi qua vị trí cân bằng O theo chiều âm. Phương trình dao động của vật là

A. \(x=5\cos \left( 2\pi t-\frac{\pi }{2} \right)cm\)

B. \(x=10\cos \left( 2\pi t+\frac{\pi }{2} \right)cm\)

C. \(x=5\cos \left( \pi t-\frac{\pi }{2} \right)cm\)

D. \(x=5\cos \left( \pi t+\frac{\pi }{2} \right)cm\)

Lời giải có ở chi tiết câu hỏi nhé! (click chuột vào câu hỏi).

Copyright © 2021 HOCTAP247