Trang chủ Đề thi & kiểm tra Lớp 12 Hóa học Đề thi thử THPT Quốc Gia môn Hóa Sở giáo dục đào tạo Thanh Hóa năm 2016 Mã đề 154

Đề thi thử THPT Quốc Gia môn Hóa Sở giáo dục đào tạo Thanh Hóa năm 2016 Mã đề 154

Câu 1 : Trong phòng thí nghiệm, người ta thường điều chế HNO3 từ       

A NaNO3 và HCl đặc.

B NaNO2 và H2SO4 đặc.

C NaNOrắn và H2SO4 đặc   

D NH3 và O2.

Câu 2 : Cho các cân bằng thuận nghịch sau:                                           N2(K) + O2(K)  <->    2NO(K) (1);                                        2SO2(K) + O2(K)    <->   2SO3(K) (2)Khi giảm áp suất thì:       

A  (1) chuyển dịch theo chiều nghịch; (2) chuyển dịch theo chiều nghịch

B (1) không chuyển dịch; (2) chuyển dịch theo chiều nghịch

C  (1) chuyển dịch theo chiều thuận; (2) chuyển dịch theo chiều nghịch

D (1) chuyển dịch theo chiều thuận; (2) chuyển dịch theo chiều thuận

Câu 3 : Phát biểu đúng là       

A Các protein đều tan trong nước.

B  Enzim amilaza xúc tác cho phản ứng thuỷ phân xenlulozơ thành mantozơ

C Khi cho dung dịch lòng trắng trứng vào Cu(OH)2 thấy xuất hiện phức màu xanh đậm

D Khi thuỷ phân đến cùng các protein đơn giản sẽ cho hỗn hợp các α-aminoaxit

Câu 6 : Trong công nghiệp, kim loại kiềm và kim loại kiềm thổ được điều chế bằng phương pháp      

A  thủy luyện

B điện phân nóng chảy.       

C nhiệt luyện.

D điện phân dung dịch.

Câu 8 : Chọn phát biểu đúng.     

A Trong một chu kỳ đi từ trái sang phải tính kim loại giảm dần, tính phi kim tăng dần.

B Trong một chu kỳ đi từ trái sang phải bán kính nguyên tử tăng dần.           

C Trong một chu kỳ đi từ trái sang phải năng lượng ion hóa thứ nhất giảm dần.    

D Trong một chu kỳ đi từ trái sang phải độ âm điện giảm dần.

Câu 12 : Trong không khí ẩm, kim loại đồng bị bao phủ bởi lớp màng :   

A CuS (màu đen).   

B CuO (màu đen).

C Cu(OH)2 (màu xanh).                          

D CuCO3.Cu(OH)2 (màu xanh).

Câu 13 : Khi cho Cu tác dụng với dung dịch chứa H2SO4 loãng và NaNO3, vai trò của NaNO3 trong phản ứng là      

A chất xúc tác

B  chất oxi hóa.      

C môi trường.               

D chất khử.

Câu 17 : Cho phản ứng hóa học: Fe + CuSO4 → FeSO4 + Cu.  Trong phản ứng này xảy ra       

A sự khử Fe2+ và sự khử Cu2+.    

B sự khử Fe2+ và sự oxi hóa Cu.

C sự oxi hóa Fe và sự oxi hóa Cu.     

D sự oxi hóa Fe và sự khử Cu2+.

Câu 18 : Có 3 chất lỏng benzen, anilin, stiren, đựng riêng biệt trong 3 lọ mất nhãn. Thuốc thử để phân biệt 3 chất lỏng trên là :      

A  giấy quì tím.           

B nước brom.

C dung dịch phenolphtalein.                              

D dung dịch NaOH.

Câu 19 : Khi nấu canh cua thì thấy các mảng "riêu cua" nổi lên là do :       

A Sự đông tụ của protein do nhiệt độ.      

B Sự đông tụ của lipit.

C Phản ứng thủy phân của protein.          

D Phản ứng màu của protein.

Câu 20 : Để nhận biết 4 cốc nước: cốc 1 chứa nước cất, cốc 2 chứa nước cứng tạm thời, cốc 3 chứa nước cứng vĩnh cửu, cốc 4 chứa nước cứng toàn phần. Có thể làm bằng cách là:       

A chỉ dùng dung dịch HCl   

B đun sôi nước, dùng dung dịch Na2CO3

C chỉ dùng Na2CO3             

D đun sôi nước, dùng dung dịch NaCl

Câu 21 : Hợp chất X là 1 amin đơn chức bậc 1 chứa 31,11% nitơ. Công thức phân tử của X là:

A C4H7NH2    

B  CH3NH2   

C C3H5NH2    

D C2H5NH2        

Câu 22 : Công thức đơn giản nhất của một hiđrocacbon là CnH2n+1.Hiđrocacbon đó thuộc dãy đồng đẳng của

A ankan.       

B ankađien.       

C anken.            

D ankin.

Câu 23 : Có thể phân biệt 3 dung dịch : KOH, HCl, H2SO4 (loãng) bằng một thuốc thử là

A Al      

B Zn   

C  BaCO3        

D giấy quỳ tím

Câu 28 : Để oxi hóa hoàn toàn 0,02 mol CrCl3 thành K2CrO4 bằng Cl2 khi có mặt KOH thì lượng tối thiểu Cl2 và KOH tương ứng là      

A  0,03 mol và 0,16 mol    

B 0,06 mol và 0,16 mol

C 0,03 mol và 0,08 mol    

D  0,06 mol và 0,08 mol

Câu 36 : Cho a mol Mg và b mol Zn dạng bột vào dung dịch chứa c mol Cu(NO3)2 và d mol AgNO3 thu được dung dịch chứa 3 muối. (Biết a < c +0,5d). Quan hệ giữa a, b, c, d là : 

A  b > c - a +d            

B a > c + d - b/2         

C b < c - a + 0,5d    

D  b < c + 0,5d         

Câu 37 : Khí SO2 do các nhà máy sinh ra là nguyên nhân quan trọng nhất gây ô nhiễm môi trường. Tiêu chuẩn quốc tế quy định nếu lượng SO2 vượt quá 30.10-6 mol/m3 không khí thì coi là không khí bị ô nhiễm. Nếu người ta lấy 50 lít không khí ở một thành phố và phân tích có 0,0012 mg SO2 thì:      

A  không khí ở đó đã bị ô nhiễm

B thì không khí ở đó có bị ô nhiễm quá 25% so với quy định

C  thì không khí ở đó có bị ô nhiễm gấp 2 lần cho phép.

D  thì không khí ở đó chưa bị ô nhiễm

Lời giải có ở chi tiết câu hỏi nhé! (click chuột vào câu hỏi).

Copyright © 2021 HOCTAP247