Trang chủ Đề thi & kiểm tra Lớp 12 Hóa học Đề thi giữa HK2 môn Hóa học 12 năm 2021-2022 Trường THPT Ngô Gia Tự

Đề thi giữa HK2 môn Hóa học 12 năm 2021-2022 Trường THPT Ngô Gia Tự

Câu 1 : Phương pháp nhiệt nhôm dùng để điều chế kim loại:    

A. Dùng điều chế các kim loại đứng sau H.    

B. Dùng điều chế các  kim loại đứng sau Al.  

C. Dùng điều chế các kim loại dễ nóng chảy.  

D. Dùng điều chế các kim loại khó nóng chảy.

Câu 2 : Để làm sạch lớp cặn trong các dụng cụ đun và chứa nước nóng, người ta thường dùng: 

A. nước vôi trong        

B. giấm ăn       

C. ancol etylic               

D. dung dịch muối ăn

Câu 3 : Có thể dùng dung dịch nào sau đây để phản ứng hoàn toàn một mẫu gang ?

A. Dung dịch HCl

B. Dung dịch H2SO4 loãng

C. Dung dịch NaOH

D. Dung dịch HNO3 đặc, nóng

Câu 6 : Phương pháp thường được áp dụng để chống ăn mòn kim loại là    

A. Phương pháp bảo vệ bề mặt, phương pháp điện hóa. 

B. Phương pháp nhiệt luyện, thủy luyện.

C. Phương pháp điện phân nóng chảy, điện phân dung dịch.

D. Tất cả các phương pháp trên.

Câu 8 : Nhận xét nào sau đây là không đúng ?   

A. Các kim loại kiềm thổ có tính khử mạnh  

B. Tính khử của các kim loại kiềm thổ tăng dần từ Be đến Ba  

C. Tính khử của các kim loại kiềm thổ yếu hơn kim loại kiềm trong cùng chu kì  

D. Be, Mg, Ca, Sr, Ba đều phản ứng với nước ở nhiệt độ thường nên gọi là kim loại kiềm thổ

Câu 9 : Trong không khí ẩm, kim loại đồng bị bao phủ bởi lớp màng

A. CuO (màu đen).

B. CuS (màu đen).

C. CuCl2 (màu xanh).

D. CuCO3.Cu(OH)2 (màu xanh).

Câu 10 : Tính chất vật lí nào sau đây của sắt khác với các đơn chất kim loại khác ?

A. Tính dẻo, dễ rèn.

B. Dẫn điện và dẫn nhiệt.      

C. Là kim loại nặng.

D. Có tính nhiễm từ.

Câu 11 : Vì sao những vật bằng nhôm hàng ngày tiếp xúc với nước dù ở nhiệt độ nào cũng không xảy ra phản ứng ?   

A. Nhôm là kim loại không tác dụng với nước  

B. Trên bề mặt vật được phủ một lớp nhôm oxit mỏng, bền, ngăn cách vật với nước  

C. Do nhôm tác dụng với nước tạo lớp nhôm hiđroxit không tan bảo vệ cho nhôm 

D. Nhôm là kim loại hoạt động không mạnh

Câu 13 : Khi điện phân dung dịch CuCl2, ở catot xảy ra

A. sự khử ion Cu2+            

B. sự oxi hóa ion Cu2+                       

C. sự oxi hóa ion Cl-    

D. sự khử ion Cl-

Câu 14 : Kim loại nào sau đây không phải kim loại kiềm

A. Ca                                     

B. K        

C. Cs       

D. Li

Câu 16 : Trong quá trình hoạt động của pin điện hoá Fe-Cu nồng độ của các ion trong dung dịch biến đổi như thế nào ?

A. Nồng độ ion Cu2+ tăng dần và nồng độ Fe2+ tăng dần

B. Nồng độ ion Fe2+ giảm dần và nồng độ Cu2+ giảm dần

C. Nồng độ ion Fe2+ tăng dần và nồng độ Cu2+ giảm dần

D. Nồng độ ion Fe2+giảm dần và nồng độ Cu2+ tăng dần

Câu 17 : Cho dãy: R → RCl2 → R(OH)2 → R(OH)3 → Na[R(OH)4].R có thể là kim loại nào sau đây?

A. Al                   

B. Cr       

C. Fe     

D. Al, Cr

Câu 18 : Trong ăn mòn điện hóa, cực âm xảy ra   

A. sự oxi hóa, kim loại ở điện cực tan ra.

B. sự oxi hóa và có kim loại bám vào điện cực. 

C. sự khử và có kim loại bám vào điện cực.  

D. sự oxi hóa

Câu 31 : Cho từ từ đến dư dung dịch Ba(OH)2 vào dung dịch Al2(SO4)3 hiện tượng quan sát được là

A. xuất hiện kết tủa trắng rồi tan hết và tạo thành dung dịch trong suốt.

B. xuất hiện kết tủa trắng và không tan.

C. xuất hiện kết tủa trắng và có khí bay ra.

D. xuất hiện kết tủa trắng sau đó tan một phần.

Lời giải có ở chi tiết câu hỏi nhé! (click chuột vào câu hỏi).

Copyright © 2021 HOCTAP247