Trang chủ Đề thi & kiểm tra Lớp 6 Khác Giải SGK Khoa học tự nhiên 6 Chương 5: Tế bào - Bộ Kết nối tri thức !!

Giải SGK Khoa học tự nhiên 6 Chương 5: Tế bào - Bộ Kết nối tri thức !!

Câu 7 : Nhận định nào đúng khi nói về hình dạng và kích thước tế bào?

A. Các loại tế bào đều có chung hình dạng và kích thước. 

B. Các loại tế bào thường có hình dạng khác nhau nhưng kích thước giống nhau. 

C. Các loại tế bào khác nhau thường có hình dạng và kích thước khác nhau. 

D. Các loại tế bào chỉ khác nhau về kích thước, chúng giống nhau về hình dạng.

Câu 8 : Có thể phân biệt các loại tế bào khác nhau nhờ những đặc điểm bên ngoài nào?

A. Hình dạng và màu sắc. 

B. Thành phần và cấu tạo. 

C. Kích thước và chức năng. 

D. Hình dạng và kích thước.

Câu 9 : Vật nào sau đây có cấu tạo từ tế bào? 

A. Xe ô tô. 

B. Cây cầu. 

C. Cây bạch đàn. 

D. Ngôi nhà.

Câu 10 : Tế bào không cấu tạo nên vật nào sau đây?

A. Chiếc lá 

B. Bông hoa 

C. Con dao 

D. Con cá

Câu 12 : Cho các nhận định sau:

A. (3) 

B. (1) 

C. (2) 

D. (4)

Câu 13 : Loại tế bào nào sau đây có thể quan sát bằng mắt thường? 

A. Tế bào trứng cá 

B. Tế bào vảy hành 

C. Tế bào mô giậu 

D. Tế bào vi khuẩn

Câu 14 : Tỉ lệ S/V lớn có tác dụng gì với vi khuẩn?

A. Tế bào phân chia ít lần hơn nhưng số lượng nhiều hơn 

B. Tế bào có thể rút ngắn thời gian phân chia 

C. Tế bào nhanh được thay mới hơn nhưng tốc độ sinh trưởng chậm hơn 

D. Tế bào sinh trường nhanh, phân chia mạnh, số lượng tế bào tăng nhanh 

Câu 15 : Đơn vị cấu tạo nên cơ thể sống gọi là gì? 

A. Mô 

B. Tế bào 

C. Biểu bì 

D. Bào quan

Câu 16 : Vì sao tế bào được coi là đơn vị cơ bản của sự sống?

A. Nó có thể thực hiện đầy đủ các quá trình sống cơ bản 

B. Nó có đầy đủ hết các loại bào quan cần thiết 

C. Nó có nhiều hình dạng khác nhau để thích nghi với các chức năng khác nhau 

D. Nó có nhiều kích thước khác nhau để đảm nhiệm các vai trò khác nhau

Câu 23 : Thành phần nào dưới đây không thuộc thành phần cấu tạo chính của tế bào?

A. Màng tế bào 

B. Tế bào chất 

C. Thành tế bào 

D. Nhân/vùng nhân

Câu 24 : Quan sát tế bào bên và cho biết mũi tên đang chỉ vào thành phần nào của tế bào.

A. Màng tế bào. 

B. Chất tế bào. 

C. Nhân tế bào. 

D. Vùng nhân. 

Câu 25 : Quan sát tế bào bên và cho biết mũi tên đang chỉ vào thành phần nào của tế bào.

A. Màng tế bào. 

B. Chất tế bào. 

C. Nhân tế bào. 

D. Vùng nhân.

Câu 26 : Loại bào quan có ở tế bào nhân sơ là? 

A. Ti thể 

B. Lục lạp 

C. Ribosome 

D. Không bào

Câu 27 : Thành phần nào dưới đây không có ở tế bào nhân thực? 

A. Màng nhân

 B. Vùng nhân 

C. Chất tế bào 

D. Hệ thống nội màng 

Câu 28 : Tế bào động vật không có bào quan nào dưới đây?

A. Ti thể 

B. Không bào 

C. Ribosome 

D. Lục lạp

Câu 29 : Nhân/vùng nhân của tế bào có chức năng gì?

A. Tham gia trao đối chất với môi trường 

B. Là trung tâm điều khiển mọi hoạt động của tế bào 

C. Là nơi diễn ra các hoạt động sống của tế bào 

D. Là nơi tạo ra năng lượng cung cấp cho mọi hoạt động của tế bào

Câu 30 : Thành phần nào giúp lục lạp có khả năng quang hợp? 

A. Carotenoid

B. Xanthopyll

C. Phycobilin 

D. Diệp lục 

Câu 31 : Một số loài động vật vẫn tồn tại không bào. Các không bào đó có chức năng gì?

A. Chứa sắc tố 

B. Co bóp, tiêu hóa

C. Chứa chất thải 

D. Dự trữ dinh dưỡng

Câu 32 : Thành tế bào ở thực vật có vai trò gì?

A. Tham gia trao đổi chất với môi trường 

B. Là nơi diễn ra các hoạt động sống của tế bào 

C. Quy định hình dạng và bảo vệ tế bào 

D. Tham gia cấu tạo hệ thống nội màng

Câu 39 : Cây lớn lên nhờ:

A. Sự lớn lên và phân chia của tế bào.

B. Sự tăng kích thước của nhân tế bào.

C. Nhiều tế bào được sinh ra từ một tế bào ban đầu. 

D. Các chất dinh dưỡng bao bọc xung quanh tế bào ban đầu.

Câu 41 : Khi tế bào lớn lên đến một kích thước nhất định sẽ tiến hành quá trình nào?

A. Sinh trưởng 

B. Sinh sản 

C. Thay thế 

D. Chết

Câu 42 : Mèo con lớn lên nhờ quá trình nào?

A. Sinh trưởng của tế bào 

B. Sinh sản của tế bào 

C. Sinh trưởng và sinh sản của tế bào 

D. Sinh trưởng và thay mới của tế bào

Câu 43 : Quá trình nào sau đây xảy ra nhờ sự sinh trưởng và sinh sản của tế bào?

A. Quả bóng to lên khi được bơm hơi 

B. Quả táo trên cây to lên sau nhiều ngày đậu quả 

C. Áo phao phồng lên sau khi lấy ra khỏi túi hút chân không 

D. Gấu bông phồng lên sau khi được nhồi thêm bông

Câu 44 : Điều gì xảy ra với các tế bào trong cơ thể khi cơ thể ngừng lớn?

A. Các tế bào trong cơ thể dừng sinh trưởng và sinh sản 

B. Các tế bào trong cơ thể ngừng sinh trưởng nhưng vẫn sinh sản 

C. Các tế bào trong cơ thể ngừng sinh sản nhưng vẫn sinh trưởng 

D. Các tế bào trong cơ thể vẫn tiếp tục sinh trưởng và sinh sản

Câu 45 : Điều gì xảy ra với dạ dày nếu quá trình thay thế các tế bào không diễn ra?

A. Dạ dày vẫn hoạt động bình thường 

B. Thành dạ dày trở nên mỏng hơn 

C. Dạ dày hoạt động tốt hơn 

D. Dạ dày bị ăn mòn đến viêm loét

Câu 46 : Loại tế bào nào sau đây có thời gian thay mới lâu nhất?

A. Tế bào hồng cầu 

B. Tế bào da 

C. Tế bào gan 

D. Tế bào biểu mô ruột

Câu 47 : Sự lớn lên và sinh sản của tế bào có ý nghĩa gì?

A. Tăng kích thước của cơ thể sinh vật 

B. Khiến cho sinh vật già đi 

C. Tăng kích thước của sinh vật, thay thế các tế bào già, chết và các tế bào bị tổn thương 

D. Ngăn chặn sự xâm nhập của các yếu tố từ bên ngoài vào cơ thể

Lời giải có ở chi tiết câu hỏi nhé! (click chuột vào câu hỏi).

Copyright © 2021 HOCTAP247