Trang chủ Đề thi & kiểm tra Lớp 6 Khác Giải SGK Khoa học tự nhiên 6 Chương 8: Lực trong đời sống - Bộ Kết nối tri thức !!

Giải SGK Khoa học tự nhiên 6 Chương 8: Lực trong đời sống - Bộ Kết nối tri thức !!

Câu 13 : Trong các trường hợp sau đây, trường hợp nào xuất hiện lực không tiếp xúc?

A. Em bé đẩy cho chiếc xe đồ chơi rơi xuống đất. 

B. Gió thổi làm thuyền chuyển động. 

C. Cầu thủ đá quả bóng bay vào gôn. 

D. Quả táo rơi từ trên cây xuống.

Câu 15 : Phát biểu nào sau đây là không đúng?

A. Lực chỉ có tác dụng làm vật biến đổi chuyển động.

B. Tác dụng đẩy, kéo của vật này lên vật khác gọi là lực.

C. Lực được phân thành: lực không tiếp xúc và lực tiếp xúc. 

D. Lực có thể vừa làm cho vật biến dạng vừa làm cho vật biến đổi chuyển động.

Câu 16 : Khi vật đang đứng yên, chịu tác dụng của một lực duy nhất, thì vật sẽ như thế nào?

A. Vẫn đứng yên. 

B. Chuyển động nhanh dần. 

C. Chuyển động chậm dần.

D. Chuyển động nhanh dần sau đó chậm dần.

Câu 18 : Phát biểu nào sau đây là phát biểu đúng?

A. Lực là nguyên nhân làm thay đổi chuyển động của vật. 

B. Lực là nguyên nhân gây ra chuyển động của vật. 

C. Lực chỉ có thể làm vật thay đổi chuyển động. 

D. Cả A và B đúng

Câu 19 : Việc làm nào dưới đây không cần dùng tới lực?

A. Cầm bút viết bài 

B. Chơi nhảy dây 

C. Bế em bé 

D. Đọc một trang sách

Câu 20 : Trong các trường hợp sau đây, trường hợp nào xuất hiện lực tiếp xúc?

A. Hai thanh nam châm hút nhau.

B. Hai thanh nam châm đẩy nhau. 

C. Mặt Trăng quay quanh Trái Đất. 

D. Mẹ em ấn nút công tắc bật đèn.

Câu 22 : Quả bóng đang bay tới cầu gôn thì bị thủ môn bắt được. Lực của người thủ môn đã làm quả bóng bị…

A. Biến dạng. 

B. Thay đổi chuyển động. 

C. Biến dạng và thay đổi chuyển động. 

D. Dừng lại.

Câu 32 : Dụng cụ dùng để đo độ lớn của lực là? 

A. Lực kế 

B. Tốc kế 

C. Nhiệt kế 

D. Cân

Câu 33 : Muốn biểu diễn một vectơ lực chúng ta cần phải biết các yếu tố: 

A. Hướng của lực

B. Điểm đặt, phương, chiều của lực.

C. Điểm đặt, phương, độ lớn của lực. 

D. Điểm đặt, phương, chiều và độ lớn của lực.

Câu 34 : Quả táo bị rơi xuống đất do chịu tác dụng của lực có đặc điểm

A. Phương thẳng đứng, chiều từ dưới lên trên. 

B. Phương thẳng đứng, chiều từ trên xuống dưới. 

C. Phương nằm ngang, chiều từ trái sang phải. 

D. Phương nằm ngang, chiều từ trên xuống dưới.

Câu 35 : Đơn vị nào sau đây là đơn vị của lực? 

A. Kilôgam (kg) 

B. Centimét (cm)

C. Niuton (N) 

D. Lít (L)

Câu 36 : Phát biểu nào sau đây, mô tả đúng đặc điểm của lực trong hình vẽ (1 đoạn ứng với 1 N)?

A. Điểm đặt tại mép vật, phương hợp với phương nằm ngang một góc 600, chiều từ dưới lên trên, độ lớn 3 N. 

B. Điểm đặt tại mép vật, phương hợp với phương thẳng đứng một góc 600, chiều từ dưới lên trên, độ lớn 3 N.

C. Điểm đặt tại mép vật, phương hợp với phương thẳng đứng một góc 600, chiều từ trên xuống dưới, độ lớn 3 N. 

D. Điểm đặt tại mép vật, phương hợp với phương nằm ngang một góc 600, chiều từ trên xuống dưới, độ lớn 3 N.

Câu 37 : Người ta biểu diễn lực bằng 

A. Đường thẳng 

B. Mũi tên 

C. Tia 

D. Đoạn thẳng

Câu 38 : Hãy sắp xếp thứ tự các bước sử dụng lực kế dưới đây sao cho hợp lí để ta có thể đo được độ lớn của một lực?

A. (1), (2), (3), (4), (5). 

B. (1), (2), (3), (5), (4). 

C. (1), (3), (2), (5), (4). 

D. (2), (1), (3), (5), (4).

Câu 39 : Sợi dây kéo co của hai đội giữ nguyên vị trí vì

A. Lực kéo của đội 1 tác dụng vào dây cân bằng với lực của dây tác dụng vào tay đội 1. 

B. Lực kéo của đội 2 tác dụng vào sợi dây cân bằng với lực kéo của đội 1 tác dụng vào sợi dây.

C. Lực kéo của đội 2 tác dụng vào sợi dây cân bằng với lực dây tác dụng vào tay đội 1. 

D. Lực kéo của đội 1 tác dụng vào dây cân bằng với lực của dây tác dụng vào tay đội 2.

Câu 40 : Sắp xếp các độ lớn của lực trong các trường hợp sau đây theo thứ tự tăng dần?

A. 1 → 2 → 3 → 4 

B. 4 → 3 → 2 → 1 

C. 3 → 2 → 1 → 4  

D. 1 → 2 → 4 → 3

Câu 41 : Trong các trường hợp sau đây, trường hợp nào lực có phương nằm ngang chiều từ trái sang phải?

A. Hạt mưa rơi.

B. Hai đội thi kéo co, đội bên phải tác dụng lực vào dây rất mạnh.

C. Mẹ em mở cánh cửa sổ. 

D. Quả bóng bay đang bay lên bầu trời.

Câu 49 : Chọn phát biểu đúng trong các phát biểu sau đây?

A. Lò xo luôn lấy lại được hình dạng ban đầu khi thôi tác dụng lực. 

B. Khi lò xo bị kéo dãn thì chiều dài lúc sau ngắn hơn chiều dài ban đầu. 

C. Lực đàn hồi của lò xo có chiều ngược với chiều biến dạng của lò xo. 

D. Độ biến dạng của lò xo là độ dãn của lò xo.

Câu 50 : Lò xo thường được làm bằng những chất nào? 

A. Thép 

B. Chì 

C. Nhôm 

D. Cả 3 loại trên

Câu 51 : Vật nào dưới đây có tính chất đàn hồi? 

A. quyển sách 

B. Sợi dây cao su 

C. Hòn bi 

D. Cái bàn 

Câu 52 : Biến dạng của vật nào dưới đây là biến dạng đàn hồi?

A. Quả bóng đá bay đập vào tường nảy lại. 

B. Tờ giấy bị kéo cắt đôi. 

C. Cục phấn rơi từ trên cao xuống vỡ thành nhiều mảnh. 

D. Cái lò xo bị kéo dãn không về được hình dạng ban đầu.

Câu 53 : Phát biểu nào sau đây không đúng về lực đàn hồi?

A. Lực đàn hồi xuất hiện khi vật bị biến dạng.

B. Lực đàn hồi ngược hướng với lực làm nó bị biến dạng. 

C. Lực đàn hồi luôn là lực kéo.

D. Lực đàn hồi tỉ lệ với độ biến dạng.

Câu 55 : Câu nào sau đây là đúng? 

A. Lực căng của dây chính là lực đàn hồi. 

B. Lực đàn hồi có thể là lực kéo hoặc lực nén. 

C. Lực đàn hồi xuất hiện khi vật bị biến dạng đàn hồi. 

D. Cả 3 phương án trên.

Câu 56 : Treo hai lò xo giống hệt nhau theo phương thẳng đứng gắn vật m1 và m2 (m2 > m1) lần lượt vào mỗi lò xo thì

A. Lò xo treo vật m1 dãn nhiều hơn lò xo treo vật m2.

B. Lò xo treo vật m2 dãn nhiều hơn lò xo treo vật m1

C. Lò xo treo vật m1 dãn bằng lò xo treo vật m2

D. Lò xo treo vật m2 dãn ít hơn lò xo treo vật m1.

Câu 58 : Đơn vị của độ biến dạng của lò xo là? 

A. Đơn vị đo của thể tích. 

B. Đơn vị đo của độ dài. 

C. Đơn vị đo của khối lượng. 

D. Đơn vị đo của lực.

Câu 69 : Trọng lượng của một vật được tính theo công thức nào sau đây?

A. P = 10 m 

B. P = m 

C. P = 0,1 m 

D. m = 10 P

Câu 70 : Một quyển sách nằm yên trên mặt bàn, lực hấp dẫn do Trái Đất tác dụng vào quyển sách có độ lớn

A. Lớn hơn trọng lượng của quyển sách. 

B. Nhỏ hơn trọng lượng của quyển sách. 

C. Bằng trọng lượng của quyển sách. 

D. Bằng 0.

Câu 71 : Trong các phát biểu sau đây, phát biểu nào đúng?

A. Mọi vật có khối lượng đều hút lẫn nhau. 

B. Độ lớn của lực hấp dẫn phụ thuộc vào khối lượng của các vật. 

C. Đơn vị của trọng lượng là niuton (N). 

D. Cả 3 phương án trên.

Câu 72 : Phát biểu nào sau đây là phát biểu không đúng về đặc điểm của lực hấp dẫn?

A. Lực hút của Trái Đất có phương thẳng đứng, chiều từ trên xuống dưới. 

B. Điểm đặt của trọng lực là trọng tâm của vật. 

C. Trọng lượng tỉ lệ nghịch với khối lượng của vật. 

D. Trọng lực là lực hút của Trái Đất tác dụng lên vật.

Câu 73 : Trong các trường hợp sau đây, trường hợp nào xảy ra do trọng lực tác dụng lên vật?

A. Người công nhân đang đẩy thùng hàng. 

B. Cành cây đung đưa trước gió. 

C. Quả dừa rơi từ trên cây xuống. 

D. Em bé đang đi xe đạp.

Câu 74 : Chỉ có thể nói về trọng lượng của vật nào sau đây?

A. Trái Đất 

B. Mặt Trời 

C. Mặt Trăng 

D. Người đứng trên mặt đất

Câu 75 : Đơn vị của trọng lực là gì? 

A. Niuton (N) 

B. Kilogam (Kg) 

C. Lít (l) 

D. Mét (m)

Câu 76 : Trọng lực có phương và chiều như thế nào?

A. Phương nằm ngang, chiều từ Đông sang Tây. 

B. Phương nằm ngang, chiều từ Tây sang Đông. 

C. Phương thẳng đứng, chiều hướng về phía Trái Đất. 

D. Phương thẳng đứng, chiều hướng ra xa Trái Đất.

Câu 77 : Cho ba khối kim loại: đồng, sắt, nhôm đều có khối lượng là 1 kg. Khối kim loại nào có trọng lượng lớn nhất?

A. Đồng 

B. Nhôm 

C. Sắt 

D. Ba khối kim loại có trọng lượng bằng nhau

Câu 78 : Lực nào sau đây không phải là trọng lực?

A. Lực tác dụng lên người để chúng ta có thể đi lại được. 

B. Lực tác dụng lên vật đang rơi. 

C. Lực của mặt bàn tác dụng lên vật đặt trên bàn 

D. Lực kéo người xuống khi ta muốn nhảy lên cao.

Câu 90 : Khi xe đang chuyển động, muốn dừng xe lại, người ta dùng phanh để

A. Tạo ra ma sát trượt giữa má phanh và vành bánh xe để cản trở chuyển động của xe. 

B. Tạo ra ma sát lăn giữa má phanh và vành bánh xe để cản trở chuyển động của xe. 

C. Tạo ra ma sát nghỉ giữa má phanh và vành bánh xe để cản trở chuyển động của xe. 

D. Tăng mức quán tính của xe làm xe dừng lại nhanh hơn.

Câu 91 : Trường hợp nào sau đây lực xuất hiện không phải là lực ma sát?

A. Xe đạp đi trên đường 

B. Đế giày lâu ngày đi bị mòn 

C. Lò xo bị nén 

D. Người công nhân đẩy thùng hàng mà nó không xê dịch chút nào

Câu 92 : Chọn phát biểu đúng?

A. Lực ma sát là lực xuất hiện khi một vật trượt trên bề mặt một vật khác. 

B. Lực ma sát là lực xuất hiện khi một vật lăn trên bề mặt một vật khác. 

C. Lực ma sát vừa có lợi vừa có hại. 

D. Lực ma sát là lực không tiếp xúc.

Câu 93 : Trong các trường hợp sau, trường hợp nào lực ma sát có ích?

A. Bảng trơn không viết được phấn lên bảng. 

B. Xe đạp đi nhiều nên xích, líp bị mòn. 

C. Người thợ trượt thùng hàng trên mặt sàn rất vất vả. 

D. Giày dép sau thời gian sử dụng đế bị mòn.

Câu 94 : Trong các trường hợp sau, trường hợp nào lực ma sát có hại?

A. Em bé đang cầm chai nước trên tay. 

B. Ốc vít bắt chặt vào với nhau. 

C. Con người đi lại được trên mặt đất. 

D. Lốp xe ôtô bị mòn sau một thời gian dài sử dụng.

Câu 95 : Khi nào thì xuất hiện lực ma sát nghỉ?

A. Khi một vật đứng yên trên bề mặt một vật khác 

B. Khi một vật chịu tác dụng của một lực nhưng vẫn đứng yên trên bề mặt của vật khác. 

C. Khi một vật trượt trên bề mặt của vật khác. 

D. Khi một vật lăn trên bề mặt của vật khác

Câu 96 : Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về lực ma sát?

A. Lực ma sát lăn cản trở chuyển động của vật này trượt trên vật khác. 

B. Khi vật chuyển động chậm dần, lực ma sát nhỏ hơn lực đẩy. 

C. Lực ma sát lăn nhỏ hơn lực ma sát trượt.

D. Khi vật chuyển động nhanh dần, lực ma sát lớn hơn lực đẩy.

Câu 97 : Cách nào sau đây làm tăng được ma sát khi xe ô tô bị sa lầy?

A. Tăng ga 

B. Xuống xe đẩy đuôi ôtô

C. Lấy các viên đá sỏi, gạch chẹn vào bánh xe 

D. Cả A và B đều được

Câu 98 : Bạn Lan muốn đưa một vật nặng lên cao, bạn nghĩ ra 2 cách:

A. Lăn vật 

B. Kéo vật 

C. Cả 2 cách như nhau 

D. Không so sánh được

Câu 99 : Chọn đáp án đúng. Lực ma sát nghỉ xuất hiện khi

A. Quyển sách để yên trên mặt bàn nằm nghiêng 

B. Ô tô đang chuyển động, đột ngột hãm phanh 

C. Quả bóng bàn đặt trên mặt nằm ngang nhẵn bóng 

D. Xe đạp đang xuống dốc 

Câu 105 : Trong các trường hợp sau, trường hợp nào chịu lực cản của nước?

A. Quả dừa rơi từ trên cây xuống. 

B. Bạn Lan đang tập bơi. 

C. Bạn Hoa đi xe đạp tới trường. 

D. Chiếc máy bay đang bay trên bầu trời.

Câu 106 : Trong các trường hợp sau, trường hợp nào chịu lực cản của không khí? 

A. Chiếc thuyền đang chuyển động. 

B. Con cá đang bơi.

C. Bạn Mai đang đi bộ trên bãi biển. 

D. Mẹ em đang rửa rau.

Câu 107 : Trong các phát biểu sau đây, phát biểu nào là đúng?

A. Bạn Lan chạy nhanh sẽ chịu lực cản ít hơn bạn Hoa chạy chậm. 

B. Đi xe máy chạy nhanh chịu lực cản ít hơn đi xe đạp chạy chậm.

C. Lực cản của nước lớn hơn lực cản của không khí. 

D. Cả A và B đúng.

Câu 108 : Trong các phát biểu sau đây, phát biểu nào là sai?

A. Người đang bơi trong nước chịu cả lực cản của không khí và của nước.

B. Người đi bộ trên mặt đất chịu lực cản của không khí. 

C. Xe ô tô đang chạy chịu lực cản của không khí. 

D. Máy bay đang bay chịu lực cản của không khí.

Câu 109 : Thả rơi quả bóng từ độ cao 3m xuống mặt đất thì quả bóng chịu tác dụng của những lực nào?

A. Chỉ chịu lực hút của Trái Đất. 

B. Chịu lực hút của Trái Đất và lực cản của không khí. 

C. Chịu lực hút của Trái Đất và lực cản của nước. 

D. Chỉ chịu lực cản của không khí.

Câu 110 : Trong các trường hợp sau, trường hợp nào chịu lực cản của không khí lớn nhất?

A. Thả tờ giấy phẳng xuống đất từ độ cao 2m. 

B. Thả tờ giấy vo tròn xuống đất từ độ cao 2m. 

C. Gập tờ giấy thành hình cái thuyền rồi thả xuống đất từ độ cao 2m. 

D. Gập tờ giấy thành hình cái máy bay rồi thả xuống đất từ độ cao 2m.

Câu 111 : Trong các trường hợp sau, trường hợp nào chịu lực cản của không khí nhỏ nhất?

A. Người đạp xe giữ lưng thẳng khi đi. 

B. Người đạp xe khum lưng khi đi. 

C. Người đạp xe cúi gập người xuống khi đi. 

D. Người đạp xe nghiêng người sang phải khi đi.

Câu 112 : Tại sao đi lại trên mặt đất dễ dàng hơn khi đi lại dưới nước?

A. Vì khi đi dưới nước chịu cả lực cản của nước và không khí.

B. Vì lực cản của nước lớn hơn lực cản của không khí. 

C. Vì khi ở dưới nước ta bị Trái Đất hút nhiều hơn. 

D. Vì không khí chuyển động còn nước thì đứng yên.

Câu 113 : Chọn phát biểu đúng?

A. Độ lớn của lực cản càng lớn khi diện tích mặt cản càng lớn. 

B. Độ lớn của lực cản càng lớn khi diện tích mặt cản càng nhỏ. 

C. Vật đi càng nhanh thì lực cản của không khí càng nhỏ. 

D. Tờ giấy để phẳng rơi nhanh hơn hòn đá.

Câu 114 : Chọn phát biểu sai?

A. Các chất lỏng khác nhau tác dụng lực cản khác nhau lên cùng một vật. 

B. Lực cản của nước muối lớn hơn lực cản của nước lọc. 

C. Các chất lỏng khác nhau tác dụng lực cản như nhau lên cùng một vật.

D. Lực cản của nước lớn hơn lực cản của không khí.

Lời giải có ở chi tiết câu hỏi nhé! (click chuột vào câu hỏi).

Copyright © 2021 HOCTAP247