Trang chủ Đề thi & kiểm tra Lớp 6 Khác 1000 Bài tập trắc nghiệm Khoa học tự nhiên lớp 6 Chủ đề 11. Chuyển động nhìn thấy của Mặt Trời, Mặt Trăng; hệ Mặt Trời và Ngân Hà - Bộ Cánh diều !!

1000 Bài tập trắc nghiệm Khoa học tự nhiên lớp 6 Chủ đề 11. Chuyển động nhìn thấy của Mặt...

Câu 1 : Nguyên nhân nào dẫn đến sự luân phiên ngày và đêm?

A. Mặt Trời chuyển động xung quanh Trái Đất 

B. Mây che Mặt Trời trên bầu trời 

C. Sự luân phiên Mặt Trời mọc và lặn

D. Núi cao che khuất Mặt Trời

Câu 2 : Trái Đất tự quay quanh trục của nó theo hướng nào?

A. Từ hướng Đông sang hướng Tây 

B. Từ hướng Tây sang hướng Đông 

C. Từ hướng Nam sang hướng Bắc

D. Từ hướng Bắc sang hướng Nam

Câu 3 : Phát biểu nào sau đây đúng? 

A. Mặt Trời chuyển động xung quanh Trái Đất từ hướng Tây sang hướng Đông. 

B. Mặt Trời chuyển động xung quanh Trái Đất từ hướng Đông sang hướng Tây.

C. Trái Đất chuyển động xung quanh Mặt Trời từ hướng Tây sang hướng Đông.

D. Trái Đất chuyển động xung quanh Mặt Trời từ hướng Đông sang hướng Tây.

Câu 4 : Trong các lực em đã học, lực nào gây ra chuyển động của Trái Đất quanh Mặt Trời? 

A. Lực đẩy 

B. Lực hấp dẫn

C. Lực ma sát 

D. Lực kéo

Câu 5 : Người ở vị trí B trong hình, khi ánh sáng Mặt Trời vừa chiếu tới, sẽ quan sát thấy hiện tượng gì?

A. Mặt Trời mọc 

B. Mặt Trời lặn 

C. Mặt Trăng khuyết 

D. Mặt Trăng tròn

Câu 6 : Người ở vị trí C trong hình, khi ánh sáng Mặt Trời vừa chiếu tới, sẽ quan sát thấy hiện tượng gì?

A. Mặt Trời mọc 

B. Mặt Trời lặn 

C. Mặt Trăng khuyết 

D. Mặt Trăng tròn

Câu 7 : Hiện tượng ngày trên Trái Đất, khi quan sát từ Trái Đất xuất hiện khi nào? 

A. Khi Mặt Trời mọc 

B. Khi Mặt Trời lặn

C. Khi ta đứng trên núi 

D. Khi quan sát thấy hoàng hôn

Câu 8 : Sau khoảng thời gian bao lâu thì ngày và đêm sẽ lặp lại? 

A. Khoảng 6 giờ 

B. Khoảng 12 giờ 

C. Khoảng 24 giờ 

D. Khoảng 36 giờ

Câu 9 : Trong các lực em đã được học, lực nào gây ra chuyển động của Mặt Trăng quanh Trái Đất? 

A. Lực đẩy 

B. Lực kéo 

C. Lực ma sát 

D. Lực hấp dẫn

Câu 10 : Bề mặt Trái Đất luôn có một nửa được Mặt Trời chiếu sáng là ngày và một nửa không được chiếu sáng là đêm, nguyên nhân là do:

A. Trái Đất tự quay quanh trục 

B. Trái Đất chuyển động quanh Mặt Trời 

C. Trục Trái Đất nghiêng 

D. Trái Đất có dạng hình khối cầu

Câu 11 : Ta thường thấy Mặt Trăng khi nào? 

A. Ban ngày 

B. Ban đêm

C. Giữa trưa 

D. Nửa đêm

Câu 12 : Vì sao chúng ta quan sát được nhiều pha của Mặt Trăng từ Trái Đất?

A. Mặt Trăng có thể thay đổi hình dạng 

B. Trái Đất quay quanh Mặt Trăng 

C. Mặt Trăng quay quanh Trái Đất và sự thay đổi vị trí giữa Mặt Trăng, Trái Đất

D. Mặt Trăng quay quanh Trái Đất và sự thay đổi vị trí giữa Mặt Trăng, Mặt Trời, Trái Đất

Câu 13 : Vì sao chúng ta quan sát được Mặt Trăng gần như di chuyển ngang qua bầu trời?

A. Trái Đất đứng yên, Mặt Trăng chuyển động xung quanh Trái Đất và tự quay xung quanh nó.

B. Trái Đất đứng yên, Mặt Trăng chuyển động xung quanh Mặt Trời và tự quay xung quanh nó.

C. Mặt Trời và Mặt Trăng chuyển động xung quanh Trái Đất và tự quay xung quanh nó.

D. Trái Đất chuyển động xung quanh Mặt Trời, Mặt Trăng chuyển động xung quanh Trái Đất và tự quay xung quanh nó.

Câu 14 : Ánh sáng từ Mặt Trăng mà ta nhìn thấy được có từ đâu? 

A. Mặt Trăng tự phát ra ánh sáng 

B. Mặt Trăng phản xạ ánh sáng Mặt Trời 

C. Mặt Trăng phản xạ ánh sáng Thiên Hà

D. Mặt Trăng phản xạ ánh sáng Ngân Hà

Câu 15 : Vào đêm không Trăng, chúng ta không nhìn thấy Mặt Trăng vì:

A. Mặt Trời không chiếu sáng Mặt Trăng 

B. Mặt Trăng không phản xạ ánh sáng Mặt Trời 

C. Ánh sáng phản xạ từ Mặt Trăng không chiếu tới Trái Đất 

D. Mặt Trăng bị che khuất bởi Mặt Trời.

Câu 16 : Chúng ta nhìn thấy Trăng tròn khi: 

A. Một nửa phần được chiếu sáng của Mặt Trăng hướng về Trái Đất

B. Toàn bộ phần được chiếu sáng của Mặt Trăng hướng về Trái Đất 

C. Toàn bộ Mặt Trăng được Mặt Trời chiếu sáng 

D. Mặt Trăng ở khoảng giữa Trái Đất và Mặt Trời

Câu 17 : Giữa hai lần Trăng tròn liên tiếp cách nhau bao nhiêu tuần? 

A. 2 tuần

B. 3 tuần 

C. 4 tuần

D. 1 tuần

Câu 18 : Quan sát hình và cho biết, tên gọi tương ứng với pha của Mặt Trăng?

A. Trăng khuyết đầu tháng 

B. Trăng khuyết cuối tháng 

C. Trăng lưỡi liềm

D. Trăng bán nguyệt

Câu 19 : Quan sát hình và cho biết, tên gọi tương ứng với pha của Mặt Trăng?

A. Trăng khuyết đầu tháng 

B. Trăng khuyết cuối tháng 

C. Trăng bán nguyệt đầu tháng 

D. Trăng bán nguyệt cuối tháng

Câu 20 : Điền từ còn thiếu vào chỗ trống sau sao cho thích hợp nhất:

A. các góc khác nhau

B. cùng một phía 

C. cùng một hướng 

D. một vị trí xác định

Câu 21 : Ánh sáng từ các vệ tinh mà ta nhìn thấy được có từ đâu?

A. Vệ tinh tự phát ra ánh sáng 

B. Vệ tinh phản xạ ánh sáng Mặt Trời 

C. Vệ tinh phản xạ ánh sáng Thiên Hà 

D. Vệ tinh phản xạ ánh sáng Ngân Hà

Câu 24 : Đài thiên văn là công cụ dùng để ngắm vật nào sau đây? 

A. Mặt Trời mọc

B. Mặt Trăng 

C. Mây 

D. Các thiên thể trên bầu trời

Câu 25 : Cấu tạo của hệ Mặt Trời gồm: 

A. Mặt Trăng, Trái Đất, các tiểu hành tinh và sao chổi.

B. Các hành tinh, vệ tinh và các đám bụi, khí. 

C. Các tiểu hành tinh và các đám bụi, khí. 

D. Mặt Trời, các hành tinh, vệ tinh, các tiểu hành tinh và đám bụi, khí.

Câu 27 : Hành tinh nào gần Mặt Trời nhất? 

A. Thủy tinh 

B. Hải Vương tinh 

C. Thiên Vương tinh

D. Hỏa tinh

Câu 30 : Quỹ đạo chuyển động của các hành tinh xung quanh Mặt Trời có dạng:

A. tròn 

B. elip 

C. không xác định 

D. tất cả đều đúng

Lời giải có ở chi tiết câu hỏi nhé! (click chuột vào câu hỏi).

Copyright © 2021 HOCTAP247