Trang chủ Đề thi & kiểm tra Lớp 12 Hóa học Đề thi thử THPT QG năm 2018 môn Hóa học - Sở GD&ĐT Đà Nẵng

Đề thi thử THPT QG năm 2018 môn Hóa học - Sở GD&ĐT Đà Nẵng

Câu 1 : Polime nào sau đây là polime thiên nhiên? 

A. Polietilen.      

B. Cao su isopren.

C.  Tơ tằm.  

D. Nilon-6,6.

Câu 4 : Polime X tạo thành từ sản phẩm của phản ứng đồng trùng hợp stiren và buta-1,3-đien. X là 

A. polistiren.    

B. polibutađien.      

C. cao su buna-N.  

D. cao su buna-S.

Câu 5 : Cho vào ống nghiệm 4 ml dung dịch lòng trắng trứng, 1 ml dd NaOH 10% và vài giọt dung dịch CuSO4 2%, lắc nhẹ thì xuất hiện 

A. kết tủa màu vàng.         

B. dung dịch không màu.

C. hợp chất màu tím.           

D. dung dịch màu xanh lam.

Câu 6 : Dung dịch chất nào sau đây làm quỳ tím hóa hồng? 

A. H2NCH2COOH.                   

B. H2N(CH2)4CH(NH2)COOH.

C. HOOC(CH2)2CH(NH2)COOH.                   

D. H2NCH(CH3)COOH.

Câu 7 : Este X được tạo thành từ axit axetic và ancol metylic có công thức phân tử là 

A. C4H8O2.           

B.  C4H10O2.           

C. C2H4O2.     

D. C3H6O2.

Câu 8 : Chất nào sau đây không có phản ứng với thủy phân? 

A.  Fructozơ.              

B. Triolein.             

C. Saccarozơ.    

D. Xenlulozơ.

Câu 9 : Amin nào sau đây là amin bậc 3? 

A. (C6H5)2NH.         

B. (CH3)2CHNH2.          

C. (CH3)3N.              

D. (CH3)3CNH2.

Câu 10 : Chất nào sau đây thuộc loại đisaccarit? 

A. Tinh bột. 

B. Fructozơ.         

C. Saccarozơ.      

D. Glucozơ.

Câu 11 : Thủy phân đến cùng protein thu được 

A. glucozơ.         

B. α-amino axit.        

C. axit béo.         

D. chất béo.

Câu 12 : Dung dịch đường dùng để tiêm hoặc truyền vào tĩnh mạch cho bệnh nhân là 

A. glucozơ.          

B. fructozơ.         

C.  amilozo.             

D.  saccarozơ.

Câu 13 : Cho các chất sau: NH3, CH3CH2NH2, C6H5NH2, H2NCH2COOH. Chất có lực bazơ mạnh nhất là 

A.  C6H5NH2.       

B. CH3CH2NH2.    

C. H2NCH2COOH.   

D. NH3.

Câu 14 : Nhận định nào sau đây về amino axit không đúng? 

A. Tương đối dễ tan trong nước.        

B. Có tính chất lưỡng tính.

C. Ở điều kiện thường là chất rắn.              

D. Dễ bay hơi.

Câu 15 : Loại vật liệu nào sau đây chứa nguyên tố nitơ? 

A. Cao su Buna.               

B. Poli (vinyl clorua).   

C. Tơ visco.           

D. Tơ nilon-6,6.

Câu 16 : Nhận định nào sau đây đúng

A. Trùng ngưng 3 phân tử amino axit thu được tripeptit.

B. Thủy phân tripeptit thu được 3 amino axit khác nhau.

C. Thủy phân hoàn toàn peptit thu được α-amino axit.

D. Các protein đều dễ tan trong nước.

Câu 17 : Phát biểu nào sau đây đúng

A. Mỡ động vật chủ yếu cấu thành từ các gốc axit béo chưa no.

B. Dầu mỡ sau khi rán có thể được dùng để tái chế thành nhiên liệu.

C. Chất béo tan tốt trong nước và trong dung dịch axit clohidric.

D. Hidro hóa dầu thực vật lỏng thu được mỡ động vật rắn.

Câu 18 : Nhận định nào sau đây đúng

A. Các amin đều phản ứng với dung dịch HCl.

B. Các amin đều tan tốt trong nước.

C. Số nguyên tử H của amin đơn chức là số chẵn. 

D. Các amin đều làm quỳ tím hóa xanh.

Câu 19 : Phát biểu nào sau đây không đúng? 

A. Chất béo có nhiều ứng dụng trong đời sống.

B. Phản ứng thủy phân este trong môi trường axit gọi là phản ứng xà phòng hóa.

C. Chất béo là hợp chất thuộc loại trieste

D. Phản ứng thủy phân este trong môi trường kiềm là phản ứng một chiều.

Câu 22 : Thí nghiệm nào sau đây không tạo ra hỗn hợp đồng chất? 

A. Ngâm một mẫu nhỏ poli (vinyl clorua) trong dung dịch HCl.

B. Cho glyxin vào dung dịch NaOH.

C. Cho anilin lỏng vào dung dịch HCl dư.

D. Ngâm một mẩu nhỏ polibutađien trong benzen dư.

Câu 23 : Hai kim loại X, Y và dung dịch muối tương ứng có các phản ứng hóa học theo sơ đồ sau:(1) \(X + 2{Y^{3 + }} \to {X^{2 + }} + 2{Y^{2 + }}\) và (2) \(Y + {X^{2 + }} \to {Y^{2 + }} + X\). Kết luận nào sau đây đúng? 

A. Y2+ có tính oxi hóa mạnh hơn X2+.                  

B. X khử được ion Y2+.

C. Y3+ có tính oxi hóa mạnh hơn X2+.            

D.  X có tính khử mạnh hơn Y.

Lời giải có ở chi tiết câu hỏi nhé! (click chuột vào câu hỏi).

Copyright © 2021 HOCTAP247