a) Vẽ đồ thị các hàm số \(y = x\) và \(y = 2x + 2\) trên mặt phẳng tọa độ
b) Gọi A là giao điểm của hai đồ thị nói trên, tìm tọa độ điểm A
c) Vẽ qua điểm \(B(0; 2)\) một đường thẳng song song với trục Ox, cắt đường thẳng \(y = x\) tại điểm C. Tìm tọa độ của điểm C rồi tính diện tích tam giác ABC (đơn vị đo trên các trục tọa độ là xentimét)
Đề bài 16 yêu cầu vẽ các hàm số lên một hệ trục tọa độ, sau đó tính toán các đơn vị độ lớn cũng như diện tích đa giác được tạo ra bởi các đường thẳng đó
Câu a:
Đồ thị như hình bên
Câu b:
Muốn tìm tọa độ điểm A, tức là giao của hai đồ thị trên, ta cần viết phương trình hoành độ giao điểm, tìm ra hoành độ và sau đó suy ngược lại tung độ. Cụ thể là:
\(x=2x+2\)
\(\Leftrightarrow x=-2\Rightarrow y=-2\Rightarrow A(-2;-2)\)
Câu c:
Vì điểm C là giao điểm của đường thẳng qua B và song song với trục hoành với hàm số \(y=x\) nên C là giao điểm của 2 hàm số sau:
\(\left\{\begin{matrix} y=x\\ y=2 \end{matrix}\right.\)
Làm tương tự với câu a, ta tìm ra được tọa độ điểm \(C(2;2)\)
Ta dễ dàng tìm được diện tích của tam giác ABC:
\(S_{ABC}=\frac{1}{2}BC.4=2BC=2.2=4(cm^2)\)
-- Mod Toán 9
Copyright © 2021 HOCTAP247