Trang chủ Lớp 9 Toán Lớp 9 SGK Cũ Bài 7. Tứ giác nội tiếp Đề kiểm 15 phút - Đề số 3 - Bài 7 - Chương 3 - Hình học 9

Đề kiểm 15 phút - Đề số 3 - Bài 7 - Chương 3 - Hình học 9

Lý thuyết Bài tập

Tóm tắt bài

Đề bài

Tam giác ABC có ba góc nhọn nội tiếp trong đường tròn (O). Đường tròn đường kính BC cắt AB, AC lần lượt tại E và F. BF, CE cắt nhau tại H.

a) Chứng minh H là trực tâm của tam giác ABC.

b) Gọi K là điểm đối xứng với H qua BC. Chứng minh tứ giác ABKC nội tiếp.

Hướng dẫn giải

a) Ta có :  \(\widehat {BEC} = 90^\circ \) ( BC là đường kính) hay \(CE \bot AB.\)

Tương tự \(\widehat {BFC} = 90^\circ \) \( \Rightarrow BF \bot AC\) mà BF và CE cắt nhau tại H.

\( \Rightarrow \) H là trực tâm \(∆ABC.\)

b) H’ và H đối xứng qua BC

\(\Rightarrow BH = BK, CH = CK\)

Từ đó hai tam giác BHC và BKC bằng nhau (c.c.c)

\(\left. \begin{gathered}
\Rightarrow \widehat {BKC} = \widehat {BHC} \hfill \\
\,\,\,\,\,\,\widehat {BHC'} = \widehat {EHF}\left( \text{đối đỉnh} \right) \hfill \\
\end{gathered} \right\} \Rightarrow \widehat {BKC} = \widehat {EHF}\)

Mặt khác tứ giác AEHF nội tiếp \(\left( {\widehat {AEH} + \widehat {AFH} = {{180}^o}} \right)\)

\( \Rightarrow \widehat A + \widehat {EHF} = {180^o}\)

Do đó \(\widehat A + \widehat {BKC} = {180^o}\). Vậy tứ giác ABKC nội tiếp.

Copyright © 2021 HOCTAP247