1. Trong đoạn kết, bài cáo nêu những nội dung:
- Trịnh trọng và vui mừng truyền đi lời tuyên bố nền độc lập tự do của dân tộc đã được lập lại ("Xã tắc từ đây vững bền... Ngàn thu vết nhục sạch làu”)
- Rút ra bài học lịch sử: sự thay đổi này thực chất là sự phục hưng. Đấy là nguyên nhân, là điều kiện để thiết lập sự vững bền đời đời "Xã tắc từ dãy vững bền", "Muôn thuở nền thái bình vững chắc”).
- Khẳng định viễn cảnh tươi sáng, huy hoàng của đất nước (“Bốn phương biển cà thanh bình, ban chiếu duy tân khắp chốn").
- Đấy cũng là kết quả của việc kết hợp sức mạnh truyền thống và sức mạnh thời đại: có hiện thực tốt đẹp hôm nay và tương lai ngày mai tươi sáng là "nhờ trời đất khôn thiêng ngầm giúp đỡ”, và cũng nhờ vào chiến công trong quá khứ:: “Một cỗ nhung y chiến thắng, nên công oanh liệt ngàn năm”.
2. Giọng văn trong đoạn kết
- Giọng văn đĩnh đạc, quan trọng, thiêng liêng, tràn đầy lạc quan về trong lai.
- Vì kết thúc bài cáo, tác giả muốn mặt Lê Lợi vui mừng truyền đi lời tuyên bố nền độc lập tự do và khẳng định
3. Bài học trong bài cáo có ý nghĩa rất lớn đối với chúng ta ngày nay
- Bài học lấy dân làm gốc, tư tưởng nhân đạo, nhân bán cao cả làm nền tảng hành động vẫn là một tiền đề quan trọng trong công cuộc dựng nước và giữ nước.
- Mọi sự phát triển của dân tộc, đất nước là đều biết tiếp thu, phát huy và phát triển các giá trị của quá khứ.
4. Hãy nêu những giá trị chung về mặt nội dung và nghệ thuật của tác phẩm?
- Đại cáo bình Ngô là bản anh hùng ca vang dội của dân tộc Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống giặc Minh xâm lược vào thế kỉ XV.
- Đại cáo bình Ngô là bản Tuyên ngôn độc lập của dân tộc Việt Nam ở thế kỉ XV. Tác phẩm đánh dấu một bước phát triển tư tưởng của dân tộc Việt Nam trên đường phát triển.
- Đại cáo bình Ngô là áng “thiên cổ hùng văn" có sự kết hợp hài hòa giữa yếu tố chính luận và yếu tố văn chương.
Xem thêm >>> Phân tích đoạn 3 của "Bình Ngô đại cáo" của Nguyễn Trãi
Chúc các bạn học tập tốt <3
Copyright © 2021 HOCTAP247