Trang chủ Lớp 10 Soạn văn Lớp 10 SGK Cũ Đại cáo bình Ngô - Tác phẩm Bình Ngô đại cáo của Nguyễn Trãi là “Thiên cổ hùng văn”. Hãy phân tích nhận định trên và phân tích tác phẩm để làm sáng rõ nhận định đó

Bình Ngô đại cáo của Nguyễn Trãi là “Thiên cổ hùng văn”. Hãy phân tích nhận định trên và phân tích tác phẩm để làm sáng rõ nhận định đó

Lý thuyết Bài tập

Tóm tắt bài

1.1. Thế nào là “thiên cổ hùng văn”? (là áng văn hùng tráng cả nghìn đời còn lưu truyền).

1.2. Vì sao gọi “Bình Ngô đại cáo” là “thiên cổ hùng văn”?

-  “Bình Ngô đại cáo” được gọi là hùng văn vì nội dung thể hiện một tinh thần yêu nước mãnh liệt, tinh thần chiến đấu hết sức mạnh mẽ quyết liệt, khí thế hào hùng, lòng căm thù giặc sôi sục. Bài cáo đã ghi lại một thời kì đau thương mà oanh liệt của nhân dân ta trong cuộc kháng chiến chống quân Minh với những chiến thuật hết sức đúng đắn và sáng tạo đã đem lại những trận đánh long trời lở đất làm cho quân thù phải khiếp sợ, đẩy chúng đến sự thất bại toàn diện và nhục nhã.

-   Bài cáo còn viết với nghệ thuật xuất sắc: lời văn biền ngẫu hùng tráng, hơi văn cuồn cuộn như bão giông, như sóng lớn, từ ngữ sắc bén như những nhát dao chém thẳng vào quân xâm lược, phép đối kết hợp với cấu trúc câu của loại phú cận thể tạo nên tiết tấu mạnh mẽ thể hiện được tất cả các cảm xúc hào sảng bừng bừng trong huyết quản của tác giả ngay trong những ngày nghĩa quân Lam Sơn thắng trận giòn giã.

-   Bài cáo mãi mãi là âm vang hào hùng trên non sông đất Việt vì đã ghi lại được ý chí, khát vọng chiến thắng, hòa bình, độc lập cua toàn dân; vì đã khẳng định được quyền tự chủ và ý chí chiến đấu đến cùng để giành quyền tu chủ của dân tộc trước một tên xâm lược sừng sỏ. Bài cáo còn nêu cao tư tưởng. nhân nghĩa để khẳng định đạo lí ngàn đời của nhân dân Việt Nam.

-  Sự bất hủ của bài báo là do thiên tài nghệ thuật của Nguyễn Trãi, nhưng còn có sự góp phần của dịch giả. Bài dịch chữ Nôm quả là một công trình dịch thuật xuất sắc.

2. Chứng minh

-  “Bình Ngô đại cáo” là một bản hùng ca xuất sắc về nội dung và nghệ thuật. Bài văn ca ngợi đất nước và dân tộc với lối văn trong sáng, tràn đầy sức mạnh của lòng tự tin và tự hào.

“Như nước Đại Việt ta từ trước... Chứng cứ còn ghi”.

-  Một bản cáo trạng đanh thép về tội ác của quân xâm lược:

“Nướng dân đen... Ai. bảo thần dân chịu được” (phân tích đế thấy rõ lòng căm thù sôi sục của tác giả).

-   Nỗi niềm trăn trở lo âu cho vận mệnh của đất nước thể hiện tình yêu nước thương dân sâu sắc:

“Ngẫm thù lớn... Chỉ băn khoăn một nỗi đồ hồi”.

-  Cảm xúc dạt dào khi diễn tả thời cơ của khởi nghĩa, khi tập hợp được lực lượng nhân dân, khi lực lượng nghĩa quân đá phát triển:

“Nhân dân bốn cõi một nhà... chén rượu, ngọt ngào”.

-  Chiến lược chiến thuật tài tình cho áng văn chương bất hủ này.

“Thể trận xuất kì, lấy yếu chống mạnh...”

“Đem đại nghĩa để thắng hung tàn...”

-  Các câu tường thuật chiến thắng là những lời hào hùng nhất, như có sức mạnh xô núi lấp biển:

“Trận Bồ Đằng... nhơ để ngàn năm"

“Ngày mười tám..."

“Gươm mài đá...”

-   Kết thúc bài cáo là những lời ca trang trọng và tươi vui nhất, là niềm hạnh phúc dạt dào.

3.  Nhận xét chung.

    Tư tưởng nhân nghĩa là nguồn gốc của giá trị văn chương, đấy chính là cái bệ phóng để đưa tác phẩm từ quá khứ vào tương lai. Nghệ thuật cấu trúc văn bản và dùng từ là đôi cánh để nâng cao tác phẩm hơn nữa, để đưa tác phẩm bay mãi về phía trước.

-  Nguyễn Trãi là một người yêu nước, yêu nước sâu sắc, mạnh mẽ thiết tha với tâm hồn và khí phách của người anh hùng. Đối với Nguyễn Trãi, yêu nước lá thương dân, để cứu nước phải dựa vào dân, đem lại thái bình cho dân, cho mọi người. “Triết lí nhân nghĩa của Nguyễn Trãi cuối cùng chẳng qua là lòng yêu nước, thương dân: cái nhân, cái nghĩa lớn nhất là phấn đấu đến cùng chống ngoại xâm, diệt tàn bạo vì độc lập của nước, hạnh phúc của dân” Phạm Văn Đồng).

-   “Trước Lê Lợi, đã từng có chiến thắng oanh liệt đuổi sạch quân Nguyên xám lược ở thời nhà Trần, sau thời Lê Lợi, sẽ có chiến thắng thần tộc của vua Quang Trung đánh đuổi 20 vạn quân Thanh xâm lược, nhưng trong văn học sử chỉ có một áng văn Bình Ngô đại cáo, bởi các lẽ: không có ba Nguyễn Trãi để viết ba áng văn khải hoàn mà lịch sử đòi hỏi ở ba thời điểm, mà chỉ có một Nguyễn Trãi cụ thể, hiệu ức Trai, ở đầu triều Lê cùng với tài thao lược kinh bang tế thế, đã có cái thiên tài viết văn” (Xuân Diệu).

 

Copyright © 2021 HOCTAP247