Nguyễn Trãi đã thay Lê Lợi soạn thảo ra Bình Ngô đại cáo để thông báo với toàn dân về việc giành được chiến lợi trong cuộc chiến chống nhà Minh. Đến nay, đây vẫn luôn là một tác phẩm tiêu biểu trong văn học chữ Hán và đồng thời là bản tuyên ngôn độc lập của nước ta. Cùng khám phá và phân tích tư tưởng nhân nghĩa được khắc họa trong tác phẩm.
Phân tích tư tưởng nhân nghĩa trong Bình Ngô đại cáo
- Nguyễn Trãi (1380-1442) hiệu là Ức Trai. Ông là một nhà văn, nhà chính trị lớn, ông đã tham gia tích cực cuộc khởi nghĩa Lam Sơn do Lê Lợi chỉ huy và góp phần vào chiến thắng vẻ vang cho dân tộc.
- Nguyễn Trãi viết nhiều, có nhiều cống hiến ở lĩnh vực khác nhau.
- Ông viết nhiều thể loại tiêu biểu như: Văn chính luận ( Bình Ngô đại cáo), thơ ca ( Ức Trai, Quốc âm thi tập),..
a. Hoàn cảnh ra đời
- Năm 1428 Lê Lợi lên ngôi hoàng đế, lập ra triều Hậu Lê, Nguyễn Trãi viết Bình Ngô đại cáo để bố cáo cho toàn dân biết được chiến thắng của nhân dân ta sau 10 năm miệt mài, anh dũng chiến đấu. Nước Việt ta đã giành lại độc lập, non sông ta lại thái bình.
- Về phương diện nội dung: Bình Ngô đại cáo có ý nghĩa như bản Tuyên ngôn độc lập, mang ý nghĩa trọng đại của quốc gia. Như một bản tổng kết về quá trình 10 năm gian khổ chiến đấu, Bình Ngô đại cáo vạch trần những tội ác của quân Minh, kể về quá trình kháng chiến gian khổ, ngợi ca lòng yêu nước đồng thời đề cao tài thao lược của quân dân ta.
- Về phương diện nghệ thuật: Đây là văn bản chính luận tài tình kết hợp với cảm hứng trữ tình sâu sắc, là một trong những văn bản thuộc thể loại cáo xuất sắc của văn học Việt Nam.
b. Nhan đề
- Bình Ngô đại cáo ( Đại cáo bình Ngô )
- Đại cáo: bài cáo lớn với dung lượng lớn, mang tính chất trọng đại.
- Bình: dẹp yên, bình định.
- Ngô: Giặc Minh
-> Bình Ngô đại cáo: Bài cáo lớn báo cáo với nhân dân việc dẹp yên giặc Ngô.
c. Thể loại cáo
- Viết bằng văn xuôi, văn vần, thể loại biền ngẫu.
- Lời lẽ đanh thép, lý luận sắc bén.
- Kết cấu chặt chẽ, mạch lạc.
Xem thêm:
Bài thơ Đại cáo bình ngô: Nội dung bài thơ, hoàn cảnh sáng tác, dàn ý phân tích
Tham khảo bài phân tích đoạn 2 Bình ngô đại cáo
d. Bố cục
Được chia thành bốn đoạn:
- Đoạn 1: Từ đầu ... chứng cớ còn ghi: Khẳng định tư tưởng nhân nghĩa, chân lý yêu chuộng độc lập dân tộc của quân nhân Đại Việt.\
- Đoạn 2: từ “Vừa rồi”... “ Ai bảo thần dân chịu được”: Vạch trần tội ác của giặc Minh.
- Đoạn 3: từ “Ta đây núi Lam Sơn dấy nghĩa”... “ Cũng là chưa thấy xưa nay”: Diễn biến cuộc chiến từ mở đầu đến khi giành thắng lợi.
- Đoạn 4: Còn lại: Tuyên bố độc lập dân tộc, rút ra được bài học quân sự.
- Theo quan điểm Nho giáo: Nhân nghĩa được hiểu là tình nghĩa con người cũng như mối quan hệ giữa người với người trong cuộc sống. Nhân nghĩa được tồn tại dựa trên cơ sở tin tưởng, giúp đỡ, cưu mang nhau trong cuộc sống cũng như lúc khó khăn, hoạn nạn.
- Theo quan điểm Nguyễn Trãi: Nhân nghĩa xuất phát từ việc dẹp yên các thế lực bạo loạn, xâm lược, giữ vững bờ cõi lãnh thổ, mang đến cho nhân dân cuộc sống ấm no.
Phân tích tư tưởng nhân nghĩa trong tác phẩm Bình Ngô đại cáo
a. Nhân nghĩa gắn với chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ và độc lập dân tộc.
Nguyễn Trãi đã đứng trên lập trường nhân nghĩa, khẳng định một cách chắc chắn chủ quyền dân tộc và toàn vẹn lãnh thổ Việt Nam bằng hàng loạt những phương diện như lãnh thổ, văn hiến, phong tục,..:
- Khẳng định nước non Việt Nam đã được kế thừa nền văn hiến lâu đời “ Vốn xưng nền văn hiến đã lâu”
- Ngoài nền văn hiến lâu đời, nước Đại Việt ta còn được kế thừa được toàn vẹn lãnh thổ được phân định rõ ràng từ thế hệ cha ông đi trước “Núi sông bờ cõi đã chia”.
- Phong phú về tập quán, phong tục dân tộc nhưng vẫn mang những đặc trưng riêng không thể bị hòa lẫn với Trung Hoa hay bất cứ đất nước nào “ Phong tục Bắc Nam cũng khác”.
- Nước Đại Việt ta còn sở hữu một bề dày về lịch sử với những triều đại hào hùng cùng những chiến công hiển hách “ Từ Triệu, Đinh, Lý, Trần,..”
-> Khẳng định chắc chắn đất nước ta có lãnh thổ được phân định rõ ràng, có nền văn hiến lâu đời cùng những phong tục mang đậm tính dân tộc. Song song đó, nước ta cũng có những triều đại hào hùng, hoàn toàn độc lập sánh ngang phương Bắc thế. Khẳng định nước ta không xâm phạm đến lãnh thổ bất kỳ ai và việc xâm phạm lãnh thổ nước ta là đi ngược lại đạo lý.
Phân tích tư tưởng nhân nghĩa trong tác phẩm Bình Ngô đại cáo
b. Tư tưởng nhân nghĩa gắn liền với sự cảm thông nỗi thống khổ của nhân dân.
- Nguyễn Trãi đã thẳng thắn vạch trần tội ác tày trời mà quân Minh đã làm với nhân dân ta trong hơn 10 năm cai trị. Đồng thời bộc lộ niềm cảm thông, đau xót khi chứng kiến nhân dân mình bị bọn xâm lược phương Bắc thỏa sức bóc lột.
+ Thẳng tay giết chốc người vô tội: Nướng dân đen, vùi con đỏ,..
+ Đặt ra thế khóa, vơ vét tài nguyên, sức lao động đến tột cùng: Nặng thuế khóa sạch không đầm núi, người bị ép xuống biển, kẻ bị đem vào núi,..
+ Phá hoại môi trường, sự sống.
- Những uất hờn, căm giận của nhân dân ta trước tội ác của giặc: Độc ác thay, dơ bẩn thay,..
- Bình Ngô đại cáo còn là tiếng lòng cảm thông của nhà quân sự tài ba với nỗi khổ mà nhân dân ta phải mang gánh: Lẽ nào trời đất dung tha? Ai bảo thần dân chịu được?
=> Bình Ngô đại cáo ngoài là bài cáo văn ban bố cho nhân dân tin thắng trận còn là một bản cáo trạng đanh thép kết án kẻ thù vô nhân tính.
Xem thêm:
Dàn ý nghị luận Bình Ngô Đại Cáo chi tiết, đủ ý
Bài văn mẫu nghị luận Bình Ngô đại cáo hay nhất
c. Khẳng định nhân nghĩa là nền tảng để chiến thắng kẻ thù
- Khởi nghĩa phải dựa vào sức dân, lấy nhân dân làm nền tảng, tranh thủ sự ủng hộ của nhân dân để phản công giành thắng lợi:
+ Thắng lợi liên tục tạo nên tiếng vang lớn, thanh thế cho nghĩa quân, trở thành nỗi khiếp đảm của kẻ thù.
+ Nghĩa quân liên tiếp giành được thắng lợi, tiêu diệt giặc tại căn cứ chiếm đóng và cả viện binh.
- Đối với Nguyễn Trãi việc nghĩa sẽ luôn thắng điều gian ác, kẻ xâm lược sẽ phải đền tội và chấp nhận trừng trị thích đáng.
=> Tư tưởng nhân nghĩa kết hợp với truyền thống đoàn kết chống giặc ngoại xâm đã đồng lòng tạo nên sức mạnh to lớn tiêu diệt kẻ thù giành lại gấm vóc non sông.
=> Tư tưởng nhân nghĩa ở khía cạnh này còn là trụ cột tư tưởng để hậu thế có thể học hỏi, duy trì và phát huy. Và cũng thật như vậy, qua bao thăng trầm của đất nước, tư tưởng nhân nghĩa này vẫn vẹn nguyên giá trị như thuở sơ khai và mang lại cho nhân dân Việt Nam biết bao thắng lợi.
Phân tích tư tưởng nhân nghĩa trong tác phẩm Bình Ngô đại cáo
d. Nhân nghĩa còn thể hiện ở tinh thần yêu chuộng hòa bình, tinh thần nhân đạo của dân tộc.
- Không đuổi cùng giết tận mà mở đường hiếu sinh, cấp phát thuyền, ngựa cho họ trở về nước
- Để quân ta dưỡng thương, nghỉ ngơi
- Ngay cả khi thắng trận, ta vẫn thể hiện thái độ thiện chiến, cảm thông với nhân dân và binh sĩ Trung Quốc bị tàn hại bởi chiến tranh.
=> Ứng xử nhân đạo, khôn khéo, thể hiện tinh thần nhân đạo cùng truyền thống chuộng hòa bình của dân tộc. Khẳng định tính chất cuộc chiến ở Đại Việt là chiến tranh chính nghĩa giành lại độc lập dân tộc.
=> Thể hiện tầm nhìn xa, duy trì mối quan hệ giao hữu giữa Trung Hoa và Đại Việt sau chiến tranh.
Xem thêm:
Thuyết minh về tác phẩm Bình Ngô đại cáo
Thuyết minh về tác giả Nguyễn Trãi: Bài văn mẫu và dàn ý
- Bình Ngô đại cáo của Nguyễn Trãi được nhận định như một áng “thiên cổ hùng văn” bởi nội dung thể hiện tinh thần yêu nước mãnh liệt, khí thế sục sôi chống lại quân thù. Khi lại một thời đau thương mà oanh liệt của nhân dân ta trong cuộc kháng chiến chống lại quân Minh với những chiến thuật đúng đắn, sáng tạo.
- Bài cáo còn trở nên hào hùng bởi cách sử dụng nghệ thuật tài tình. Lời văn biền ngẫu hùng tráng, cuồn cuộn như sóng lớn, từ ngữ sắc bén xuyên thẳng vào kẻ thù. Phép đối tạo nên cảm giác hào hùng, khơi dậy tinh thần dân tộc mãnh liệt.
Copyright © 2021 HOCTAP247