Trang chủ Lớp 10 Soạn văn Lớp 10 SGK Cũ Đại cáo bình Ngô - Tác phẩm Thuyết minh Bình Ngô đại cáo: Bài văn mẫu và dàn ý chi tiết- văn 10

Thuyết minh Bình Ngô đại cáo: Bài văn mẫu và dàn ý chi tiết- văn 10

Lý thuyết Bài tập

Tóm tắt bài

THUYẾT MINH BÌNH NGÔ ĐẠI CÁO

      Bình Ngô đại cáo là bài cáo văn do Nguyễn Trãi soạn thảo thay lời Lê Lợi tuyên cáo về việc giành chiến thắng trong cuộc kháng chiến nhà Minh, khẳng định độc lập của Đại Việt. Đây được coi là Bản Tuyên ngôn độc lập thứ hai của Việt Nam sau Nam quốc sơn hà. Mời bạn đọc tham khảo bài thuyết minh Bình Ngô đại cáo. 

Thuyết minh Bình Ngô đại cáo- CungHocVui

Thuyết minh Bình Ngô đại cáo

Dàn ý thuyết minh Bình Ngô đại cáo

I. Mở bài thuyết minh Bình Ngô đại cáo

-     Giới thiệu tác giả, tác phẩm.

-     Giới thiệu giá trị nội dung và đặc sắc nghệ thuật của tác phẩm.

II. Thân bài thuyết minh Bình Ngô đại cáo

-     Nêu luận đề chính nghĩa: Khác với tư tưởng Nho giáo cho rằng tư tưởng nhân nghĩa là mối quan hệ yêu thương, đùm bọc lẫn nhau của con người, tư tưởng nhân nghĩa của Nguyễn Trãi lại lấy trừ bạo và yên dân làm cốt lõi. Nguyễn Trãi đề cao luận đề chính nghĩa với tư tưởng mang lại cuộc sống bình yên, no ấm cho nhân dân. Nguyễn Trãi còn khẳng định nước ta tuy bé về dân số và quy mô nhưng lại có niềm tự hào rất lớn về độc lập, chủ quyền và nền văn hóa được thể hiện qua nhiều phương diện:

      + Nền văn hiến lâu đời.

      + Lãnh thổ được phân định rõ ràng.

      + Phong phú về tập quán, phong tục.

      + Các triều đại lịch sử hào hùng sánh ngang với các triều đại phương Bắc.

-     Bình Ngô đại cáo còn là một bản cáo trạng kết án đanh thép tội ác của kẻ thù. Nguyễn Trãi đã thẳng thắn vạch trần tội ác tày trời mà quân Minh đã làm với nhân dân ta trong hơn 10 năm cai trị. Đồng thời bộc lộ niềm cảm thông, đau xót khi chứng kiến nhân dân mình bị bọn xâm lược phương Bắc thỏa sức bộc lột (Nêu dẫn chứng).

-   Nguyễn Trãi đã khắc họa Bình Ngô đại cáo như một áng văn tổng kết những tháng ngày kháng chiến gian khổ của dân tộc ta từ những ngày đầu chìm trong đau thương đến ngày thắng lợi phá tan xiềng xích nô lệ. 

-    Khắc họa nên hình tượng hùng tráng của những vị anh hùng tuy khoác lên người áo vải đơn sơ nhưng lý tưởng cao hơn trời biển. 

-    Tái hiện lại những chiến công hào hùng.

-    Tuyên bố mở ra một kỷ nguyên hòa bình, khẳng định độc lập dân tộc.

* Nghệ thuật

-    Liệt kê, so sánh, đối lập để tạo sự hào hùng cho bản anh hùng ca của dân tộc.

-    Xây dựng hình tượng nhân vật thành công, góp phần nâng tầm vóc nhân vật.

-    Sử dụng thành công phép cường điệu tạo nên giọng điệu khí thế, hào hùng.

Xem thêm:

Bài thơ Đại cáo bình ngô: Nội dung bài thơ, hoàn cảnh sáng tác, dàn ý phân tích

Tham khảo bài phân tích đoạn 2 Bình ngô đại cáo

III. Kết bài thuyết minh Bình Ngô đại cáo

-    Đánh giá lại vấn đề.

-    Nêu cảm nghĩ và hướng hành động của bản thân để duy trì nền độc lập mà cha ông để lại.

Bài văn mẫu: Thuyết minh Bình Ngô đại cáo

      Xuyên suốt bề dày lịch sử văn học Việt Nam, đã có rất nhiều áng văn dẫu qua năm tháng nhưng giá trị của nó chưa từng bị lớp bụi thời gian phủ mờ, Bình Ngô đại cáo của Nguyễn Trãi cũng là một áng văn như thế. Được mệnh danh là một áng “thiên cổ hùng văn”, là bản tuyên ngôn thứ hai của dân tộc ta, Bình Ngô đại cáo đã bộc lộ hết lòng trung quân ái quốc, tấm lòng tha thiết hướng về nhân dân. Bình Ngô đại cáo chính là bản cáo trạng đặc trưng cho đặc sắc nghệ thuật cũng như tư tưởng nhân nghĩa của Nguyễn Trãi – Một tác giả, một nhà chính trị lớn, nhà nhân đạo của dân tộc.

Thuyết minh tác phẩm Binh Ngô đại cáo có dàn ý- CungHocVui

Thuyết minh tác phẩm Binh Ngô đại cáo có dàn ý

     Năm 1428 Lê Lợi lên ngôi hoàng đế, lập ra triều Hậu Lê, thừa lệnh Lê Lợi, Nguyễn Trãi viết Bình Ngô đại cáo để bố cáo cho toàn dân biết được chiến thắng của nhân dân ta sau 10 năm miệt mài, anh dũng chiến đấu. Nước Việt ta đã giành lại độc lập, non sông ta lại thái bình. Bài cáo được xem là bản tuyên ngôn độc lập thứ hai của dân tộc được viết bằng thể cáo và sử dụng chữ Hán được chia thành bốn đoạn.

     Mở đầu bài thơ và cũng là mạch ngầm tư tưởng chảy dọc theo tác phẩm là luận đề chính nghĩa luôn được Nguyễn Trãi nêu cao, đó cũng là mục tiêu chiến đấu cao cả, thiêng liêng của cuộc kháng chiến

                                        “Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân

                                        Quân điếu phạt trước lo trừ bạo”

     Khác với tư tưởng Nho giáo cho rằng tư tưởng nhân nghĩa là mối quan hệ yêu thương, đùm bọc lẫn nhau của con người, tư tưởng nhân nghĩa của Nguyễn Trãi lại lấy trừ bạo và yên dân làm cốt lõi. Nguyễn Trãi đề cao luận đề chính nghĩa với tư tưởng mang lại cuộc sống bình yên, no ấm cho nhân dân. Nguyễn Trãi còn khẳng định nước ta tuy bé về dân số và quy mô nhưng lại có niềm tự hào rất lớn về độc lập, chủ quyền và nền văn hóa được thể hiện qua nhiều phương diện: 

                                        “Như nước Đại Việt ta từ trước

                                        Vốn xưng nền văn hiến đã lâu

                                        Núi sông bờ cõi đã chia

                                        Phong tục Bắc Nam cũng khác

                                        Từ Triệu, Đinh, Lý, Trần; bao đời xây nền độc lập;

                                        Cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên mỗi bên xưng đế một phương

                                        Tuy mạnh yếu từng lúc khác nhau

                                        Song hào kiệt đời nào cũng có”

     Nguyễn Trãi đã khẳng định một cách chắc chắn nền lãnh thổ dân tộc trên nhiều phương diện như nền văn hiến lâu đời, lãnh thổ được phân định rõ ràng, những nét riêng về phong tục, tập quán. Ngoài ra Đại Việt còn có các triều đại hào hùng sánh ngang với các triều đại phương Bắc. Chủ quyền không phụ thuộc vào thiên thư hay các yếu tố tâm linh mà được phân định hẳn hoi, khoa học. Nguyễn Trãi đã thể hiện tinh  thần dân tộc sâu sắc khi đặt Đại Việt sánh ngang với các triều đại lẫy lừng phương Bắc. Tuy quá trình dựng nước, giữ nước có lúc thăng, lúc trầm “Tuy mạnh yếu từng lúc khác nhau” nhưng vẫn tồn tại ở đó những trang nam tử sẵn sàng chiến đấu khi đất nước lâm nguy.

                                        “Cho nên

                                        Lưu Cung tham công nên thất bại

                                        Triệu Tiết thích lớn phải tiêu vong

                                        Cửa Hàm Tử bắt sống Toa Đô

                                        Sông Bạch Đằng giết tươi Ô Mã

                                        Việc xưa xem xét

                                        Chứng cứ còn ghi” 

 

 Thuyết minh tác phẩm Bình Ngô đại cáo- CungHocVui

Thuyết minh tác phẩm Bình Ngô đại cáo

     Bình Ngô đại cáo đã khẳng định hành vi xâm phạm chủ quyền lãnh thổ, dùng sức mạnh quân sự chèn ép những dân tộc yếu thế chắc chắn phải trả giá bằng xương máu, tính mạng. Bất chấp luân lý xâm phạm Đại Việt, quân ngoại xâm phải nhận lấy những thất bại cay đắng “tiêu vong”, “bắt sống”, “giết tươi”. Những thắng lợi vang dội của nhân dân ta cũng là một sự khẳng định chắc chắn rằng nếu gắng sức xâm phạm lãnh thổ nước ta sẽ chuốc lấy thất bại, cay đắng.

                                        “Vừa rồi:

                                        Nhân họ Hồ chính sự phiền hà

                                        ...

                                        Tàn hại cả giống côn trùng cây cỏ.”

     Khi nước ta đang trong tình thế rối ren, triều Hồ “chính sự phiền hà”, nhân dân sống cảnh oán khổ, lầm than, mâu thuẫn nội bộ triều đình được đẩy lên đến đỉnh điểm. Lợi dụng sự không ổn định này quân Minh đã mon men đến lãnh thổ Đại Việt “ thừa cơ gây họa”. Quân xâm lược với tư tưởng phi nghĩa đã sử dụng những kế sách đê hèn, thủ đoạn hòng từng chút bóc lột dân tộc ta đến tận xương tủy. Chúng bán máu dân tộc ta trên chính mảnh đất quê hương để góp phần tô đậm sự phồn vinh, hưng thịnh cho dân tộc chúng. Không từ thủ đoạn, hành động nhẫn tâm, chúng gây nhiễu nhương khắp mọi nơi, tội ác của chúng mỗi ngày một tàn độc. Những động từ mạnh “nướng con đen” , “ vùi con đỏ” để vạch trần bản chất độc ác của quân Minh.

Xem thêm: 

Dàn ý nghị luận Bình Ngô Đại Cáo chi tiết, đủ ý

Bài văn mẫu nghị luận Bình Ngô đại cáo hay nhất

     Chúng bắt dân ta nộp nhiều thuế khóa, bất chấp mạng mình dấn thân lên rừng, xuống bể tìm kiếm sản vật quý. Đâu đâu trên khắp mọi miền đất đều là tiếng kêu ai oán, bi thương của nhân dân, cuộc sống dân tộc ta là những mất mát, đau thương. Không chỉ con người hay thú quý mà đến những sinh linh bé nhỏ như côn trùng hay những sinh vật vô tri như cỏ cây đều bị tàn sát dưới tay chúng.

                                        “Độc ác thay, trúc Nam Sơn không ghi hết tội

                                        Dơ bẩn thay, nước Đông Hải không rửa sạch mùi”

     Nguyễn Trãi đã sử dụng những thứ bất tận, vô cùng của tạo hóa “trúc Nam Sơn” “nước Đông Hải” như một đơn vị đo đạc tội ác của kẻ thù. Tội ác của quân Minh trời không dung, đất không tha, mỗi ngày một lớn, mỗi ngày một nhơ bẩn gây nên kiếp sống lầm than cho biết bao mạng người.

      Nguyễn Trãi đã tái hiện lại những tháng ngày chiến đấu hào hùng của dân tộc chống lại quân Minh tàn bạo. Từng câu, từng chữ của Bình Ngô đại cáo đều tái hiện lại những trận đánh đầy gian khổ nhưng oanh liệt của nhân dân.

                                        “Vừa khi cờ nghĩa dấy lên

                                        Chính lúc quân thù đương mạnh. 

                                        Lại ngặt vì:

                                        Tuấn kiệt như sao buổi sớm

                                        Nhân tài như lá mùa thu.”

     Đương lúc quân thù sức mạnh vô song, binh lực khó lòng địch nổi, quân ta nổi dậy phản công khi nhân lực còn yếu, binh khí quá thô sơ, nhân tài quá đỗi hiếm hoi. Tuy khó khăn là thế, nhưng nhờ tài lãnh đạo của Lê Lợi – Người con của núi rừng cùng với sự chung sức đồng lòng của nghĩa quân Lam Sơn đã tạo nên sức mạnh như biển lớn lấn át kẻ thù. Nhờ sự tinh thông địa hình tường tận kết hợp với tài chỉ huy thao lược và chiến thuật tinh anh đã mang đến chiến thắng lớn cho dân tộc. Lê Lợi thật sự là một nhà chỉ huy tài ba bởi ông không dùng binh lực địch lại kẻ thù mà khéo léo sử dụng chiến thuật một cách tài trí. Hơn thế nữa, một nhà chỉ huy tài ba là người biết đoàn kết lòng dân “Sĩ tốt một lòng phụ tử / Hòa nước sông chén rượu ngọt ngào”.

     Tất cả những yếu tố ấy hòa quyện vào nhau tạo nên những trận tiến công thắng lợi vẻ vang “Đánh một trận sạch không kình ngạc/ Đánh hai trận tan tác chim muông”. Hàng loạt những thất bại liên tiếp khiến quân giặc không khỏi chùn bước, thất bại cứ liên tiếp nối nhau: kẻ treo cổ tự vẫn, kẻ quỳ gối dâng tờ tạ tội, kẻ bị bêu đầu,... Tinh thần nhân đạo của dân tộc Việt Nam một lần nữa thể hiện ở chi tiết không đuổi cùng giết tận mà mở đường hiếu sinh, cấp phát thuyền ngựa cho kẻ thù về nước. Đoạn cuối bài cáo cũng trịnh trọng tuyên bố việc kết thúc chiến tranh, khẳng định độc lập và niềm tin tươi sáng vào ngày mai “Xã tắc từ đây vững bền/ Giang sơn từ đây đổi mới”.

Thuyết minh về Bình Ngô đại cao chi tiết, hay nhất- CungHocVui

Thuyết minh tác phẩm Bình Ngô đại cáo

     Bài cáo là sự kết hợp hài hòa giữa chất văn chính luận sắc bén với yếu tố văn chương truyền cảm. Cảm hứng chủ đạo xuyên suốt tác phẩm là cảm hứng anh hùng ca sôi nổi, hào hùng. Giọng điệu được biến đổi một cách đa dạng, khi tự hào về truyền thống anh hùng vẻ vang của dân tộc, khi căm phẫn, khảng khái kết tội kẻ thù, khi xót thương trước nỗi thống khổ của nhân dân.

     Bình Ngô đại cáo vừa là một bản anh hùng ca khắc lên một thời vẻ vang, hào hùng của dân tộc, vừa là một bản cáo trạng đanh thép kết án kẻ thù. Tác phẩm vừa có giá trị lịch sử, vừa có giá trị văn học bởi không nó không chỉ là hiện thân của những sự kiện lịch sử mà còn lưu giữ truyền thống yêu nước, lòng tự hào dân tộc đến các thế hệ mai sau. Là một thế hệ tương lai, việc học tập và góp phần lưu giữ truyền thống cao đẹp của dân tộc chính là nền tảng để gìn giữ đất nước một cách vững bền.  
 

Copyright © 2021 HOCTAP247