Trang chủ Lớp 10 Soạn văn Lớp 10 SGK Cũ Đại cáo bình Ngô - Tác phẩm Soạn bài: Đại cáo bình Ngô - Phần 2: Tác phẩm (Siêu ngắn)

Soạn bài: Đại cáo bình Ngô - Phần 2: Tác phẩm (Siêu ngắn)

Lý thuyết Bài tập

Tóm tắt bài

Câu 1 (trang 23 sgk Ngữ văn 10 Tập 2):

Bài cáo gồm 4 đoạn:

- Đoạn 1: Nêu luận đề chính nghĩa.

- Đoạn 2: Tố cáo tội ác của giặc.

- Đoạn 3: Quá trình chinh phạt và chiến thắng tất yếu của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn.

- Đoạn 4: Lời tuyên bố độc lập và bài học lịch sử.

Câu 2 (trang 23 sgk Ngữ văn 10 Tập 2):

a. Nguyễn Trãi nêu nguyên lí chính nghĩa để làm chỗ dựa, làm căn cứ xác đáng cho việc triển khai toàn bộ nội dung bài cáo.

- Nguyên lí chính nghĩa có hai nội dung chính:

   + Tư tưởng nhân nghĩa.

   + Chân lí về sự tồn tại độc lập, có chủ quyền của nước Đại Việt ta.

b. Đoạn mở đầu có ý nghĩa như lời tuyên ngôn độc lập vì:

- Tác giả đưa ra hai chân lí: chân lí về chính nghĩa và chân lí khách quan về sự tồn tại độc lập, có chủ quyền của nước Đại Việt, ta có cơ sở chắc chắn từ thực tiễn lịch sử.

- Các yếu tố để xác định độc lập chủ quyền của dân tộc là:

   + Cương vực lãnh thổ.

   + Phong tục tập quán.

   + Nền văn hiến lâu đời.

   + Lịch sử riêng.

   + Chế độ riêng với “hào kiệt đời nào cũng có”.

⇒ Khái niệm quốc gia dân tộc của Nguyễn Trãi được định nghĩa đầy đủ, hoàn chỉnh.

c. Để khẳng định quyền tự do, độc lập và làm nổi bật niềm tự hào dân tộc, tác giả đã dùng những lời lẽ đầy sức thuyết phục:

   + Các từ ngữ khẳng định tính chất tự nhiên, vốn có, lâu đời của nước Đại Việt (từ trước, vốn xưng, đã lâu, đã chia, cũng khác)

   + Cách sử dụng nghệ thuật so sánh trong những câu văn biền ngẫu (đối ứng giữa nước ta với Bắc Triều).

   + Cách nêu ra những dẫn chứng thực tiễn (chuyện Lưu Cung, Triệu Tiếc, Toa Đô).

Câu 3 (trang 23 sgk Ngữ văn 10 Tập 2):

a. Những tội ác của giặc:

- Vạch trần âm mưu xâm lược:

   + Vạch trần luận điệu bịp bợm “phù Trần diệt Hồ” của chúng.

   + Bọn gian tà bán nước, chạy theo giặc vì vinh hoa phú quý.

- Lên án chủ trương cai trị thâm độc.

- Tố cáo mạnh mẽ những hành động tội ác của giặc:

   + Khủng bố tàn sát dã man “Nướng dân đen…”

   + Dối trời lừa dân.

   + Bóc lột thuế khóa nặng nề.

   + Vơ vét tài nguyên sản vật.

   + Phá hoại môi trường sống.

   + Đày đọa phu dịch.

   + Phá hoại nghề truyền thống.

- Tội ác man rợ nhất là tàn sát người dân vô tội theo kiểu trung cổ “nướng dân đen”, “vùi con đỏ”.

⇒ Hình ảnh nhân dân tội nghiệp, đáng thương, khốn khổ.

⇒ Hình ảnh kẻ thù: tàn bạo, vô nhân tính như những tên ác quỷ.

b. Đặc sắc nghệ thuật của đoạn cáo trạng tội ác kẻ thù:

- Những câu văn giàu cảm xúc, giàu hình tượng: “Nướng dân đen trên ngọn lửa hung tàn/Vùi con đỏ xuống dưới hầm tai vạ”.

- Sự thay đổi giọng văn một cách linh hoạt.

- Nhịp điệu câu văn nhanh dần.

- Lời văn trong bản cáo trạng đanh thép, thống thiết: khi uất hận trào sôi, khi cảm thương tha thiết, lúc muốn hét thật to, lúc nghẹn ngào, ấm ức,…

- Sử dụng nhiều biện pháp nghệ thuật: phóng đại, liệt kê, đối lập, câu hỏi tu từ…

Câu 4 (trang 23 sgk Ngữ văn 10 Tập 2):

a. Giai đoạn đầu cuộc khởi nghĩa Lam Sơn:

- Khó khăn: thiếu nhân tài, thiếu lương thực, quân đội,…

- Người anh hùng Lê Lợi thể hiện được cái ý chí và sự quyết tâm của toàn dân tộc:

   + Có nguồn gốc xuất thân bình thường.

   + Cách xưng hô khiêm nhường.

   + Có lòng căm thù giặc sâu sắc.

   + Có lí tưởng, hoài bão lớn.

   + Quyết tâm mạnh mẽ để thực hiện lí tưởng.

→ Hình tượng trung tâm của cuộc khởi nghĩa, đại biểu cho sự thống nhất giữa con người bình thường và lãnh tụ cuộc khởi nghĩa.

- Sức mạnh để quân ta chiến thắng đó là ở cái ý chí quyết tâm, ở sự đoàn kết muôn người.

b.

- Những trận đánh:

   + Giai đoạn phản công: đánh nhanh, thắng nhanh, chủ yếu là chiến trận trên vùng núi và trung du.

   + Giai đoạn tổng phản công, đánh tan viện binh xâm lược: đánh mạnh, đánh toàn diện trên mọi mặt trận, mọi địa hình; đánh liên tục không để kẻ thù gượng dậy.

- Miêu tả chiến thắng bằng bút pháp nghệ thuật đậm tính chất hùng tráng:

   + Những hình tượng phong phú, đa dạng, đo bằng sự lớn rộng, kì vĩ của thiên nhiên.

   + Các động từ mạnh liên kết với nhau tạo thành những chuyển rung dồn dập, dữ dội.

   + Các tính từ chỉ mức độ ở điểm tối đa tạo thành hai mảng đối lập, thể hiện khí thế và đà chiến thắng của ta và sự đại bại của quân thù.

   + Nhạc điệu của đoạn văn dồn dập, sảng khoái, bay bổng; âm thanh giòn giã, hào hùng, như sóng trào, bão cuốn.

   + Giọng điệu: khi hào hùng, sôi nổi, khi đầy cảm khái thương tâm.

   + Các sự kiện lịch sử được liệt kê liên tiếp, dồn dập.

Câu 5 (trang 23 sgk Ngữ văn 10 Tập 2):

- Giọng văn chuyển sang trầm lắng, tự hào bởi đó là những lời tổng kết lịch sử mang đậm suy tư.

- Bài học lịch sử:

   + Đó là quy luật bĩ, thái (khốn cùng, thông suốt) của trời đất, cũng là quy luật suy vong hưng thịnh tất yếu của mỗi quốc gia.

   + Sự kết hợp giữa sức mạnh truyền thống và sức mạnh thời đại tạo nên chiến thắng.

- Bài học lịch sử đối với chúng ta ngày này:

   + Bài học lấy dân làm gốc, tư tưởng nhân đạo, nhân bản cao cả làm nền tảng.

   + Mọi sự phát triển của dân tộc, đất nước đều là sự tiếp thu, phát huy và phát triển các giá trị của quá khứ.

Câu 6 (trang 23sgk Ngữ văn 10 Tập 2):

a. Đại cáo bình Ngô có mang ý nghĩa tuyên ngôn về quyền sống của con người, vì:

- Đại cáo bình Ngô của Nguyễn Trãi là bản tuyên ngôn về chủ quyền độc lập dân tộc.

- Là bản cáo trạng tội ác của kẻ thù.

- Là bản anh hùng ca về cuộc khởi Lam Sơn và về chiến thắng của quân ta.

⇒ Đây là một áng “thiên cổ hùng văn”.

b. Đại cáo bình Ngô có sự kết hợp tuyệt diệu giữa yếu tố chính luận và văn chương:

- Vận dụng sáng tạo kết cấu chung của thể cáo.

- Sự kết hợp giữa lí lẽ và thực tiễn, giữa bút pháp tự sự, bút pháp trữ tình và bút pháp anh hùng ca.

- Sử dụng nhiều biện pháp nghệ thuật: liệt kê, đối lập, phóng đại,…

- Hình ảnh giàu sức biểu cảm.

Câu 1 (trang 23 sgk Ngữ văn 10 Tập 2):

Soạn bài: Đại cáo bình Ngô - Phần 2: Tác phẩm | Soạn văn lớp 10

Soạn bài: Đại cáo bình Ngô - Phần 2: Tác phẩm | Soạn văn lớp 10

*Tác dụng của nghệ thuật kết cấu

- Kết cấu của Đại cáo bình Ngô là điển hình cho thể văn chính luận.

- Tiền đề chính nghĩa có tính chân lí là cơ sở cho lập luận.

- Tiền đề chính nghĩa mới nêu ra được soi sáng trong thực tiễn.

- Chân lí được rút ra trên cơ sở tổng kết các tiền đề và thực tiễn.

⇒ Kết cấu chặt chẽ, sắc bén, thuyết phục và cuốn hút người nghe.

Câu 2 (trang 23 sgk Ngữ văn 10 Tập 2):

Học thuộc đoạn mở đầu bài Đại cáo bình Ngô.

Copyright © 2021 HOCTAP247