Bình Ngô Đại Cáo là một trong những “bản tuyên ngôn độc lập” đầu tiên được sinh ra dưới ngòi bút của Nguyễn Trãi. Cùng Nghị luận Bình Ngô Đại Cáo để hiểu rõ hơn về những nội dung và bút pháp được sử dụng trong bài cáo này.
Nghị luận Bình Ngô đại cáo
– Nguyễn Trãi được biết đến là nhà quân sự tài ba, đồng thời là nhà thơ với sự nghiệp sáng tác đồ sộ.
– “Bình Ngô Đại Cáo” tựa bản tuyên ngôn độc lập hùng hồn của dân tộc được ra đời vào khoảng cuối năm 1428..
Tư tưởng nhân nghĩa:
– Tư tưởng nhân nghĩa trong tư tưởng Nho giáo: nói lên mối quan hệ giữa người với người dựa trên cơ sở tình thương và đạo lí.
– Tư tưởng nhân nghĩa trong tư tưởng tác giả:
+ Kế thừa từ những tư tưởng Nho giáo: cốt làm cho dân hạnh phúc (“yên dân”).
+ Có thêm nhưng tư tưởng mới: vì dân mà trừ bạo tàn (“trừ bạo”)
-> Tư tưởng nhân nghĩa của Nguyễn Trãi không bị giới hạn trong phạm vi Nho giáo mà được mở rộng ra và tiến bộ. Phân biệt rõ ràng ta là chính nghĩa, giặc là phi nghĩa.
Xem thêm:
Soạn Bình Ngô đại cáo đầy đủ, ngăn gọn, dễ hiểu
Bài thơ Đại cáo bình ngô: Nội dung bài thơ, hoàn cảnh sáng tác, dàn ý phân tích
Tham khảo bài phân tích đoạn 2 Bình ngô đại cáo
Chân lý về chủ quyền độc lập dân tộc:
– Dẫn chứng: nền văn hiến lâu đời, lãnh thổ riêng, phong tục tập quán phong phú, lịch sử dựng nước và giữ nước lâu đời.
-> Khẳng định nền độc lập của dân tộc ta là chân lý không thể chối cãi.
– Sử dụng những từ ngữ: “từ trước”, “đã lâu”, “vốn xưng”, “đã chia”
-> Khẳng định sự tồn tại hiển nhiên từ lâu của đất nước ta.
– Thái độ của tác giả:
+ So sánh triều đại Đại Việt ngang bằng với Trung Hoa.
+ Gọi vua nước Đại Việt là “Đế” (vua phương Bắc trước nay thường chỉ gọi ta là Vương)
-> Ý thức cao độ về chủ quyền độc lập.
– Liệt kê những tên tướng thua cuộc: Lưu Cung, Triệu Tiết, Toa Đô,…
-> Lời cảnh cáo đanh thép về kết cục chung của kẻ chống lại chân lý.
Nghị luận tác phẩm Bình Ngô đại cáo - Tác giả Nguyễn Trãi
Tố cáo tội ác của giặc Minh:
– Tội ác xâm lược: bịp bợm toan cướp nước ta (“nhân”, “thừa cơ”)
– Tội ác bóc lột nhân dân:
+ Tàn sát rất nhiều người vô tội (“nướng dân đen”, “vùi con đỏ”)
+ Vơ vét cho bằng hết tài nguyên nước ta.
+ Hủy hoại môi trường tự nhiên và hệ sinh thái của ta.
-> Hình ảnh đối lập của kẻ thù với nhân dân ta
-> Xót xa đồng cảm với nhân dân và căm phẫn kẻ thù
Lòng căm thù giặc của nhân dân nước Việt
– Sử dụng nghệ thuật phóng đại: “Trúc Năm Sơn…rửa sạch mùi”
-> Ví tội ác của quân Minh không lớn hơn cả sự vô cùng vô đại của thiên nhiên.
– Sử dụng câu hỏi tu từ: “Lẽ nào…chịu được”
-> Thể hiện lòng căm phẫn của nhân dân.
Hình tượng anh hùng Lê Lợi:
– Xuất thân từ nhà nông.
– Căn cứ của cuộc khởi nghĩa: “núi Lam Sơn dấy nghĩa”
– Căm phẫn với lũ giặc sâu sắc: “căm giặc nước thề không cùng sống”
– Là người có lý tưởng lớn, biết quý trọng người tài: “Tấm lòng cứu nước…dành phía tả”
-> Lê Lợi vừa bình dị vừa mang cốt cách của bậc anh hùng.
Chiến thắng giòn giã của nghĩa quân Lam Sơn trong cuộc kháng chiến chống quân Minh xâm lược
+ Khó khăn về cả quân trang và nguồn lương thực thực phẩm.
+ Quân và dân ta vẫn luôn cố gắng và quyết tâm giành thắng lợi.
– Giai đoạn phản công và giành thắng lợi: liệt kê những hình ảnh tái hiện không khí chiến đấu sôi sục và sự chiến thắng giòn giã của ta.
– Thất bại nhục nhã của giặc:
+ Cởi áo đầu hàng (Thượng Hoàng Thư Phúc)
+ Phóng đại sự thất bại của kẻ thù: “thây chất đầy nội, nhơ để ngàn năm”
– Tính cách nhân đạo của quân ta: “Thần vũ chẳng giết hại…nghỉ sức”
-> Lòng tự hào, tự tôn sâu sắc của Nguyễn Trãi.
– Tuyên bố đất nước hòa bình, mở ra kỷ nguyên độc lập mới.
– Giọng văn hào sảng
-> Niềm tin vào đất nước của Nguyễn Trãi.
– Hình ảnh tương lai của đất nước: “xã tắc từ đây…vững chắc”
-> Tinh thần lạc quan về sự nghiệp xây dựng đất nước vững mạnh
– Nghệ thuật đã sử dụng trong tác phẩm: thể cáo kết hợp nhuần nhuyễn giữa chất chính trị và chất văn, sử dụng các biện pháp tu từ như liệt kê, phóng đại,…
- Khẳng định lại giá trị lịch sử và văn học của tác phẩm “Bình Ngô Đại Cáo” và tài năng của Nguyễn Trãi.
Trên đây là dàn ý chi tiết nghị luận về Bình ngô đại cáo- một trong những bản tuyên ngôn độc lập của dân tộc ta. Qua bài viết bạn đọc sẽ hiểu hơn về nội dung và bút pháp được sử dụng trong đây.
Copyright © 2021 HOCTAP247