Suốt cuộc đời của mình, Nguyễn Trãi đã trải qua bao nhiêu thăng trầm cùng với sự thịnh suy của đất nước. Trong đó tác phẩm Bình ngô đại cáo của ông là một minh chứng rõ ràng cho điều ấy khi tuân lệnh Lệ Lợi, Nguyễn Trãi soạn thảo ra nó. Đây được coi như bản tuyên ngôn độc lập thứ hai của dân tộc, có vai trò quan trọng vô cùng trong lịch sử nước nhà.
Soạn Bình Ngô đại cáo ngắn gọn, đủ ý
- Nguyễn Trãi (1380 - 1442), hiệu là Ức Trai. Ông là danh nhân văn hóa thế giới được UNESCO công nhận vào năm 1980.
- Quê gốc ở làng Chi Ngại, huyện Phượng Sơn, lộ Lạng Giang (nay thuộc huyện Chí Linh, tỉnh Hải Dương).
- Ông là nhà quân sự, chính trị cũng như nhà văn, nhà thơ lớn của dân tộc Việt Nam, góp phần to lớn vào thắng lợi của nghĩa quân Lam Sơn.
- Cuộc đời ông kết thúc bi thảm bởi vu án oan “Lệ Chi Viên”.
Xem thêm:
Dàn ý nghị luận Bình Ngô Đại Cáo chi tiết, đủ ý
Bài văn mẫu nghị luận Bình Ngô đại cáo hay nhất
- Ông là nhà văn, nhà thơ lỗi lạc với các tác phẩm như: Quân trung từ mệnh tập,, Ức trai thi tập,...
Soạn Bình Ngô đại cáo phần tác phẩm
- Cáo là thể văn nghị luận cổ dùng để trình bày một chủ trương hay công bố kết quả của một sự nghiệp.
- Cáo phần nhiều được viết bằng văn biên ngẫu, có tính chất hùng biện, đanh thép, lí luận sắc đáng.
- Được công bố ngày 17 tháng chạp năm 1428 sáng tác bởi Nguyễn Trãi sau khi đánh thắng quân Minh.
- Bản cáo được coi như là tuyên ngôn độc lập của nước ta.
Xem thêm:
Phân tích tội ác của quân Minh trong Bình Ngô đại cáo
Phân tích Bình Ngô đại cáo hay nhất
3. Bố cục tác phẩm - Phần 1: Từ đầu đến “Chứng cớ còn ghi”. Thể hiện tinh dân chủ chốt của nhân đân Đại Việt: Tư tưởng nhân nghĩa
- Phần 2: Tiếp theo đến “Trời đất chẳng dung tha”. Lên án và tố cáo những tội ác của quân xâm lược nhà Minh.
- Phần 3: Tiếp theo đến “Cũng là chưa thấy xưa nay”. Kể lại khái quát và nhấn mạnh những điểm nổi bật của cuộc chiến.
- Phần 4. Còn lại. Lời tuyên ngôn độc lập của nhân dân Đại Việt
Soạn bài Bình Ngô đại cáo phần trả lời câu hỏi
- Xuất thân nhà nghèo, học giỏi và đỗ đạt cao, trong khi phải chịu cảnh mẹ mất sớm
- Có nhiều cống hiến quan trọng trong sự nghiệp giành lại và phát triển đất nước
- Bài thơ Bài ca Côn Sơn (Côn Sơn ca): Khung cảnh thiên nhiên Côn Sơn giao với con người, tạo nên sức hút mạnh mẽ được chắp bút từ tâm hồn nghệ sĩ của Nguyễn Trãi. Bài thơ sáng tác khi ông đang bị chèn ép trong triều, phải cáo về quê sống.
- Bài thơ Cảnh ngày hè: Nằm trong tập thơ Quốc âm thi tập, là nơi Nguyễn Trãi bày tỏ tình yêu với cảnh thiên nhiên rực rỡ, đồng thời thể hiện nỗi lo vì nước vì dân trong những ngày buộc phải “nhàn rỗi”.
Xem thêm:
Cảm nhận đoạn 1 Bình Ngô đại cáo hay nhất
Cảm nhận về đoạn 2 của Bình ngô đại cáo chi tiết, hay nhất
2 câu thơ cuối trong bài thơ Cảnh ngày hè:
“Dẽ có Ngu cầm đàn một tiếng,
Dân giàu đủ khắp đòi phương”
Bài thơ được sáng tác trong hoàn cảnh Nguyễn Trãi buộc phải lui về an dưỡng do bị chèn ép trên triều đình. Muốn tâm trạng thảnh thơi, ông thả mình vào thiên nhiên ngày hè nơi sức sống đâm chồi mạnh mẽ, từ cỏ cây, hoa lá đến tiền ồn ào của chợ cá. Dù vậy, nỗi đau đáu ẩn sâu trong lòng, niềm lo lắng cho con dân đất nước cũng chẳng thể nguôi ngoai.
Ông ước mình có cây đàn của vua Ngu Thuấn, giúp cho nhân dân trăm họ được no đủ an yên. Kèm theo đó, người ta cũng thấy được ý trách móc nghiêm khắc bọn quan tham nơi triều chính vì chút lợi mà quên đi bổn phận của bản thân. Điều đó góp phần tạo nên cốt cách của Nguyễn Trãi, bậc trượng phu - chính nhân quân tử - hiên ngang như cây tùng, cây bách trước giông bão cuộc đời.
- Giá trị nội dung: tác phẩm mang tư tưởng yêu nước và giá trị nhân đạo
- Giá trị nghệ thuật: Văn chính luận mẫu mực. Xác định đúng đối tượng mục tiêu, kết cấu bài viết chặt chẽ kết hợp với giọng văn giàu cảm xúc, giản dị, gần gũi.
Copyright © 2021 HOCTAP247