Người ta đổ thêm 200g nước vòa một dung dịch chứa 40g muối thì nồng độ của dung dịch giảm đi 10%. Hỏi trước khi đổ thêm nước thì dung dịch chứa bao nhiêu nước?
Gọi trọng lượng nước trong dung dịch trước khi đổ thêm nước là x(g) (x>0).
Nồng độ muối của dụng dịch khi đó là: \(\dfrac{40}{x+40}\)
Nếu đổ thêm 200g nước và dung dịch thì trọng lượng của dung dịch là: x+ 40+ 200= x+ 240(g)
Nồng độ muối của dung dịch bây giờ là: \(\dfrac{40}{x+240}\)
Nồng độ muối giảm 10% nên ta có phương trình:
\(\dfrac{40}{x+40}\)- \(\dfrac{40}{x+240}\)= \( \dfrac{10}{100}\)
Phương trình \( \Leftrightarrow (x+ 40)(x+ 240) = 400(x+ 240 -x-40) \Leftrightarrow\)
\(x^2 + 280x - 70400 =0\)
Phương trình có nghiệm: \(x_1 = 160; x_2 = -440(loại)\)
Trước khi đổ thêm nước, trong dung dịch có 160g nước.
Copyright © 2021 HOCTAP247