Trang chủ Đề thi & kiểm tra Sinh học Đề luyện thi THPT Quốc gia môn Sinh năm 2021 số 1 (có đáp án)

Đề luyện thi THPT Quốc gia môn Sinh năm 2021 số 1 (có đáp án)

Câu 3 : Muốn ghép cành đạt hiệu quả cao thì phải cắt bỏ hết lá ở cành ghép. Mục đích chủ yếu của việc cắt bỏ hết là để:

A. Tập trung nước nuôi các cành ghép.

B. Tránh gió mưa làm lay cành ghép.

C. Loại bỏ sâu bệnh trên cành ghép.

D. Tiết kiệm chất dinh dưỡng cung cấp cho lá.

Câu 5 : Khi nói về quá trình phiên mã, phát biểu nào sau đây đúng?

A. Enzim xúc tác cho quá trình phiên mã là ADN pôlimeraza

B. Trong quá trình phiên mã có sự tham gia của ribôxôm

C. Quá trình phiên mã diễn ra theo nguyên tắc bổ sung và nguyên tắc bảo tồn

D. Trong quá trình phiên mã, phân tử ARN được tổng hợp theo chiều 5'->3'

Câu 7 : Bộ ba đối mã (anticodon) của tARN vận chuyển acid amin metionin là:

A. 5' AUG 3'

B. 3' XAU 5'

C. 5' XAU 3'

D. 3' AUG 5'

Câu 8 : Nhận định không đúng khi nói về vai trò của nitơ đối với cây xanh:

A. Nitơ là nguyên tố khoáng vi lượng trong cây.

B. Thiếu nitơ cây sinh trưởng còi cọc, lá có màu vàng nhạt

C. Nitơ tham gia điều tiết các quá trình trao đổi chất trong cơ thể thực vật.

D. Nitơ tham gia cấu tạo nên các phân tử prôtêin, enzim, côenzim, axit nuclêic, diệp lục...

Câu 9 : Trong hệ sinh thái, nhóm sinh vật nào sau đây có vai trò truyền năng lượng từ môi trường vô sinh vào quần xã sinh vật?

A. Sinh vật sản xuất

B. Sinh vật tiêu thụ bậc 1

C. Sinh vật tiêu thụ bậc 2

D. Sinh vật phân giải

Câu 10 : Khi nói về điện thế nghỉ, phát biểu nào sau đây đúng?

A. Điện thế nghỉ là điện thế giữa các điểm ở hai bên màng tế bào, khi tế bào bị kích thích

B. Điện thế nghỉ là sự chênh lệch điện thế giữa hai bên màng tế bào khi không bị kích thích, phía trong màng tích điện âm, phía ngoài màng tích điện dương

C. Điện thế nghỉ là sự chênh lệch điện thế giữa hai bên màng tế bào khi không bị kích thích, phía trong màng tích điện dương, phía ngoài màng tích điện âm

D. Điện thế nghỉ là sự chênh lệch điện thế giữa hai bên màng tế bào khi không bị kích thích, phía trong màng tích điện dương, phía ngoài màng tích đ

Câu 14 : Đặc trưng nào sau đây là đặc trưng cơ bản của quần thể sinh vật?

A. Tỉ lệ giới tính

B. Loài ưu thế

C. Loài đặc trưng

D. Thành phần loài

Câu 15 : Sản phẩm của giai đoạn hoạt hoá axit amin là:

A. Axit amin hoạt hoá.

B. Phức hợp aa-tARN.

C. Chuỗi polipeptit.

D. Axit amin tự do.

Câu 16 : Guanin dạng hiếm kết cặp không đúng trong tái bản sẽ gây

A. biến đổi cặp G-X thành cặp A-T.

B. biến đổi cặp G-X thành cặp X-G.

C. biến đổi cặp G-X thành cặp T-A

D. biến đổi cặp G-X thành cặp A-U

Câu 19 : Vào những tháng mùa đông, tại các cánh đồng mía Cuba người ta thường bắn pháo hoa chiếu sáng khắp cánh đồng nhằm mục đích nào sau đây? (Biết rằng mía là cây ngày ngắn).

A. Kích thích mía ra hoa, giúp tăng năng suất và chất lượng mía.

B. Ức chế mía ra hoa, giúp tăng năng suất và chất lượng mía.

C. Xua đuổi các sinh vật phá hoại mía.

D. Tạo nhiệt độ ở mức thuận lợi cho mía phát triển.

Câu 20 : Nitơ trong xác thực vật, động vật là dạng

A. nitơ hữu cơ cây không hấp thu được.

B. nitơ phân tử tự do nhờ vi sinh vật cố định cây mới sử dụng được

C. nitơ độc hại cho cây.

D. nitơ muối khoáng cây hấp thu được.

Câu 21 : Trong quá trình dịch mã, liên kết peptit đầu tiên được hình thành giữa:

A. axit amin mở đầu với axit amin thứ nhất.

B. hai axit amin cùng loại hay khác loại

C. axit amin thứ nhất với axit amin thứ hai.

D. hai axit amin kế nhau.

Câu 22 : Động vật nào sau đây có hệ tuần hoàn hở?

A. Chim bồ câu.

B. Cá chép

C. Rắn hổ mang

D. Châu chấu

Câu 24 : Các biện pháp điều khiển sự sinh trưởng và phát triển ở động vật và người là:

A. Cải tạo giống, chuyển đổi cơ cấu chăn nuôi, cải thiện chất lượng dân số.

B. Cải tạo giống, cải thiện môi trường sống, cải thiện chất lượng dân số.

C. Cải tạo giống, cải thiện môi trường sống, kế hoạch hóa gia đình.

D. Chống ô nhiễm môi trường, thay đổi thức ăn, cải thiện chất lượng dân số.

Câu 25 : Quá trình phiên mã ở vi khuẩn E.coli xảy ra trong

A. ti thể.

B. nhân tế bào.

C. tế bào chất.

D. ribôxôm.

Câu 26 : Tác nhân sinh học có thể gây đột biến gen là:

A. vi khuẩn

B. virut hecpet.

C. động vật nguyên sinh

D. 5BU

Câu 28 : Trong các đặc trưng sau đây, đặc trưng nào là đặc trưng của quần xã sinh vật?

A. Nhóm tuổi

B. Tỉ lệ giới tính

C. Số lượng cá thể cùng loài trên một đơn vị diện tích hay thể tích

D. Sự phân bố của các loài trong không gian

Câu 30 : Ý nào không đúng đối với phản xạ

A. Phản xạ là khái niệm rộng hơn cảm ứng.

B. Phản xạ chỉ có ở những sinh vật có hệ thần kinh.

C. Phản xạ được thực hiện nhờ cung phản xạ.

D. Phản xạ được coi là một dạng điển hình của cảm ứng.

Câu 32 : Ba tế bào sinh tinh của cơ thể có kiểu gen Aa \frac{B d}{b D} \frac{B d}{b D}

A. 8 loại giao tử với tỉ lệ 3:3:1:1:1:1:1:1

B. 6 loại giao tử với tỉ lệ 3:3:2:2:1:1

C. 4 loại giao tử với tỉ lệ 2:2:1:1

D. 6 loại giao tử với tỉ lệ bằng nhau

Câu 33 : Dự đoán kết quả về kiểu hình của phép lai P: AaBb (vàng, trơn) × aaBb (xanh, nhăn)

A. 3 vàng, trơn: 3 xanh, trơn: 1 vàng, nhăn: 1 xanh, nhăn.

B. 1 vàng, trơn: 1 vàng, nhăn: 1 xanh, trơn: 1 xanh, nhăn.

C. 3 vàng, trơn: 3 vàng, nhăn: 1 xanh, trơn: 1 xanh, nhăn.

D. 9 vàng, trơn: 3 vàng, nhăn: 3 xanh, trơn: 1 xanh, nhăn.

Câu 34 : Tỷ lệ đực: cái ở ngỗng và vịt lại là 40:60 hay (2/3) vì

A. Do nhiệt độ môi trường

B. do tỷ lệ tử vong giữa 2 giới không đều

C. do tập tính đa thê

D. phân hóa kiểu sinh sống

Câu 35 : Đối với vật nuôi, vào mùa có khí hậu lạnh thì sự sinh trưởng và phát triển chậm hơn mùa có khí hậu thích hợp. Nguyên nhân chủ yếu là vì:

A. Thân nhiệt giảm làm cho sự chuyển hóa, sinh sản giảm.

B. Cơ thể mất nhiều năng lượng để duy trì thân nhiệt.

C. Thân nhiệt giảm làm cho sự chuyển hóa trong cơ thể giảm làm hạn chế tiêu thụ năng lượng.

D. Thân nhiệt giảm làm cho sự chuyển hóa trong cơ thể giảm, sinh sản tăng.

Câu 36 : ARN được tổng hợp từ mạch nào của gen?

A. Khi thì từ mạch 1, khi thì từ mạch 2.

B. Từ mạch mang mã gốc.

C. Từ cả hai mạch đơn.

D. Từ mạch có chiều $5'→ 3'$

Câu 37 : Ở sâu bướm, hoocmôn ecdixơn có tác dụng sinh lí nào sau đây?

A. Gây lột xác ở sâu bướm.

B. Kích thích quá trình rụng trứng và sinh sản.

C. Ức chế quá trình rụng trứng và ức chế phát triển phôi.

D. Gây lột xác ở sâu bướm, kích thích sâu biến thành nhộng và bướm.

Lời giải có ở chi tiết câu hỏi nhé! (click chuột vào câu hỏi).

Copyright © 2021 HOCTAP247