Trang chủ Đề thi & kiểm tra Sinh học Tổng hợp đề ôn luyện thi THPTQG Sinh Học có lời giải chi tiết !!

Tổng hợp đề ôn luyện thi THPTQG Sinh Học có lời giải chi tiết !!

Câu 1 : Bào quan nào sau đây có ở cả sinh vật nhân thực và sinh vật nhân sơ?

A. Nhân tế bào.

B. Bộ máy Gôngi.

C. Lưới nội chất.

D. Riboxom.

Câu 2 : Vật chất di truyền của virut HIV là

A. ADN đơn.

 B. ARN đơn.

C. ADN kép.

D. ARN kép.

Câu 3 : Trong nuôi cấy không liên tục, pha nào sau đây có tốc độ sinh trưởng nhanh nhất?

A. Pha tiềm phát.

B. Pha lũy thừa.

C. Pha cân bằng.

D. Pha suy vong.

Câu 4 : Loại hướng động nào sau đây là hướng động âm?

A. Hướng sáng của thân.

B. Hướng trọng lực của rễ.

C. Hướng sáng của rễ.

D. Hướng nước của rễ.

Câu 5 : Loài nào sau đây phát triển không qua biến thái?

A. Bướm.

B. Ong.

C. Châu chấu.

D. Người.

Câu 6 : Cặp cơ quan nào sau đây là ví dụ về cơ quan tương đồng?

A. Cánh dơi và cánh chim.

B. Chân chuột chũi và chân dế dũi.

C. Mang cá và mang tôm.

D. Cánh dơi và cánh sâu bọ.

Câu 7 : Quá trình phát sinh và phát triển của sự sống trên Trái Đất gồm các giai đoạn sau:

A. (3)®(2)®(1).

B. (2)®(3)®(1).

C. (1)®(2)®(3).

D. (2)®(1)®(3).

Câu 8 : Khoảng thuận lợi của các nhân tố sinh thái là khoảng?

A. Gây ức chế hoạt động sinh lí của sinh vật.

B. Không gian cho phép loài đó tồn tại và phát triển.

C. Sinh vật có thể tồn tại và phát triển ổn định.

D. Đảm bảo cho sinh vật thực hiện chức năng sống tốt nhất.

Câu 9 : Có các loại môi trường phổ biến là

A. môi trường đất, môi trường nước, môi trường trên cạn, môi trường sinh vật.

B. môi trường đất, môi trường nước, môi trường trên cạn, môi trường bên trong.

C. môi trường đất, môi trường nước, môi trường trên cạn, môi trường ngoài.

D. môi trường đất, môi trường nước ngọt, môi trường nước mặn và môi trường trên cạn.

Câu 10 : Quan hệ dinh dưỡng giữa các loài trong quần xã cho chúng ta biết

A. sự phụ thuộc về thức ăn của động vật và thực vật.

B. sinh khối của mỗi bậc dinh dưỡng và của quần xã.

C. mức độ gần gũi giữa các loài trong quần xã.

D. dòng năng lượng trong quần xã.

Câu 12 : Phát biểu nào sau đây đúng khi nói về chu trình Crep?

A. Chu trình Crep tạo ra 3 ATP.

B. Axit piruvic tham gia trực tiếp vào chu trình Crep.

C. Chu trình Crep tạo ra 6 NADH.

D. Chu trình Crep giải phóng nhiều ATP nhất trong hô hấp tế bào.

Câu 14 : Động vật nào sau đây có hệ tuần hoàn hở?

A. Giun đốt.

B. Lợn.

C. Cá.

D. Tôm.

Câu 15 : Phát biểu nào sau đây đúng khi nói về hoocmôn thực vật?

A. Ở mức tế bào, AIA kích thích quá trình nguyên phân và sinh trưởng giãn dài của tế bào.

B. Ở mức tế bào, AAB làm tăng số lần nguyên phân.

C. Xitokinin là chất ức chế sinh trưởng tự nhiên.

D. GA được dùng để làm chín quả, rụng lá.

Câu 16 : Phát biểu nào sau đây đúng khi nói về quá trình nhân đôi ADN?

A. Quá trình nhân đôi ADN diễn ra kì đầu của quá trình nguyên phân.

B. Enzim ligaza hoạt động ở cả 2 mạch trong một đơn vị nhân đôi.

C. Quá trình nhân đôi ADN chỉ diễn ra theo nguyên tắc bổ sung.

D. Trong một đơn vị nhân đôi, có một mạch được tổng hợp liên tục.

Câu 18 : Để xác định mật độ cá mè trong ao, ta cần phải xác định

A. số lượng cá mè và tỉ lệ tăng trưởng của quần thể.

B. số lượng cá mè và thể tích của ao.

C. số lượng cá mè, tỉ lệ sinh sản và tỉ lệ tử vong.

D. số lượng cá mè và diện tích của ao.

Câu 19 : Một trong những nguyên nhân gây hiện tượng cá chết hàng loạt ở biển là do sự nở hoa của tảo. Mối quan hệ của tảo và cá là

A. kí sinh.

B. sinh vật này ăn sinh vật khác.

C. ức chế cảm nhiễm.

D. cạnh tranh.

Câu 20 : Loài cây nào sau đây có thể áp dụng chất cônsixin nhằm tạo giống cây tam bội đem lại hiệu quả kinh tế cao?

A. Cây lúa.

B. Cây ngô.

C. Cây củ cải đường.

D. Cây đậu tương.

Câu 21 : Khu sinh học (biôm) nào sau đây có độ phong phú về thành phần loài sinh vật nhất?

A. Rừng lá kim phương Bắc.

B. Rừng lá rụng ôn đới.

C. Rừng Địa Trung Hải.

D. Rừng rậm nhiệt đới.

Câu 23 : Phát biểu nào sau đây đúng khi nói về các kiểu chất dinh dưỡng ở vi sinh vật?

A. Quang dị dưỡng sử dụng nguồn cacbon chủ yếu là từ chất hữu cơ.

B. Hóa tự dưỡng sử dụng nguồn cacbon chủ yếu từ chất hữu cơ.

C. Hóa tự dưỡng sử dụng nguồn năng lượng chủ yếu là ánh sáng.

D. Quang dị dưỡng sử dụng nguồn năng lượng chủ yếu là từ chất vô cơ.

Câu 41 : Bằng chứng tiến hóa nào sau đây là bằng chứng sinh học phân tử?

A. Các loài sinh vật đều dùng chung bảng mã di truyền.

B. Xương tay của người tương đồng với cấu trúc chi trước của mèo.

C. Tất cả các loài sinh vật đều được cấu tạo từ tế bào.

D. Xác sinh vật sống trong các thời đại trước được bảo quản trong các lớp băng.

Câu 44 : Hình thức phân bố cá thể đồng đều trong quần thể có ý nghĩa sinh thái gì?

A. Các cá thể hỗ trợ nhau chống chọi với điều kiện môi trường.

B. Các cá thể tận dụng được nhiều nguồn sống từ môi trường.

C. Giảm sự cạnh tranh gay gắt giữa các cá thể.

D. Các cá thể cạnh tranh nhau gay gắt giành nguồn sống.

Câu 45 : Ví dụ nào sau đây không phải ứng dụng khống chế sinh học?

A. Nuôi cá để diệt bọ gậy.

B. Cây bông mang gen kháng sâu bệnh của vi khuẩn.

C. Nuôi mèo để diệt chuột.

D. Dùng ong mắt đỏ để diệt sâu đục thân hại lúa.

Câu 46 : Thành phần cấu trúc của một hệ sinh thái bao gồm

A. quần thể sinh vật và sinh cảnh.

B. thành phần vô sinh và thành phần hữu sinh.

C. các nhân tố sinh thái vô sinh.

D. sinh vật sản xuất, sinh vật tiêu thụ và sinh vật phân hủy.

Câu 47 : Bào quan nào sau đây chỉ có ở tế bào thực vật mà không có ở tế bào động vật?

A. Riboxom.

B. Bộ máy Gôngi.

C. Ti thể.

D. Lục lạp.

Câu 49 : Hình thức sinh sản vô tính nào có cả ở động vật đơn bào và đa bào?

A. Trinh sinh.

B. Phân mảnh.

C. Phân đôi.

D. Nảy chồi.

Câu 51 : Mật ong trong tự nhiên để được rất lâu và dường như không bị vi sinh vật xâm hại, nguyên nhân là do

A. mật ong có nhiệt độ thấp.

B. mật ong có độ pH cao.

C. mật ong có áp suất thẩm thấu cao.

D. mật ong chứa nhiều vitamin.

Câu 52 : Trung bình, cứ hấp thụ 100 gam nước thì cây thải ra

A. khoảng 30 gam nước

B. khoảng 50 gam nước

C. khoảng 98 gam nước

D. khoảng 10 gam nước

Câu 53 : Chu trình cố định CO2 ở thực vật CAM diễn ra như thế nào?

A. Giai đoạn đầu cố định CO2 và cả giai đoạn tái cố định CO2 theo chu trình Canvin đều diễn ra vào ban ngày.

B. Giai đoạn đầu cố định CO2 và cả giai đoạn tái cố định CO2 theo chu trình Canvin đều diễn ra vào ban đêm.

C. Giai đoạn đầu cố định CO2 diễn ra vào ban đêm còn giai đoạn tái cố định CO2 theo chu trình Canvin diễn ra vào ban ngày.

D. Giai đoạn đầu cố định CO2 diễn ra vào ban ngày còn giai đoạn tái cố định CO2 theo chu trình Canvin diễn ra vào ban đêm.

Câu 54 : Đặc điểm nào không có ở sinh trưởng sơ cấp?

A. Làm tăng kích thước chiều dài của cây.

B. Diễn ra hoạt động của tầng sinh bần.

C. Diễn ra cả ở cây một lá mầm và cây hai lá mầm.

D. Diễn ra hoạt động của mô phân sinh đỉnh.

Câu 55 : Xitôkinin chủ yếu sinh ra ở

A. đỉnh của thân và cành.

B. lá, rễ.

C. tế bào đang phân chia ở rễ.

D. thân, cành.

Câu 56 : Phát biểu nào sau đây về xinap là đúng?

A. Tốc độ truyền tin qua xinap hóa học chậm hơn so với tốc độ lan truyền xung thần kinh trên sợi thần kinh không có bao mielin.

B. Tất cả xinap đều có chứa chất trung gian hóa học là axetincolin.

C. Truyền tin qua xinap hóa học có thể không cần chất trung gian hóa học.

D. Xinap là diện tiếp xúc của các tế bào cạnh nhau.

Câu 57 : Cho các phát biểu sau :

A. 1

B. 2

C. 3

D. 4

Câu 58 : Những động vật nào sau đây hô hấp bằng hệ thống ống khí?

A. Chim, côn trùng.

B. Côn trùng.

C. Chim.

D. Lưỡng cư.

Câu 60 : Phát biểu nào sau đây khi nói về kích thước của quần thể sinh vật  là đúng?

A. Kích thước quần thể dao động từ giá trị tối thiểu tới giá trị tối đa và sự dao động này là giống nhau giữa các loài.

B. Kích thước tối đa là giới hạn cuối cùng về số lượng mà quần thể có thể đạt được, phù hợp với khả năng cung cấp nguồn sống của môi trường.

C. Khi thiếu thức ăn, nơi ở hoặc điều kiện khí hậu không thuận lợi dẫn đển cạnh tranh làm cho mức sinh sản của quần thể tăng.

D. Kích thước quần thể không bao giờ thấp hơn mức tối thiểu.

Câu 63 : Trong phòng thí nghiệm, căn cứ vào các chất dinh dưỡng, môi trường nuôi cấy vi sinh vật được chia thành

A. môi trường dùng chất tự nhiên và môi trường tổng hợp.

B. môi trường dùng chất tự nhiên và môi trường bán tổng hợp.

C. môi trường tổng hợp và môi trường bán tổng hợp.

D. môi trường dùng chất tự nhiên, môi trường tổng hợp và môi trường bán tổng hợp.

Câu 65 : Các sinh vật nào sau đây được xếp vào nhóm sinh vật sản xuất của hệ sinh thái?

A. Động vật bậc thấp, thực vật, vi sinh vật.

B. Động vật bậc thấp, vi sinh vật.

C. Thực vật, tảo đơn bào và vi khuẩn lam.

D. Sinh vật dị dưỡng.

Câu 81 : Động vật nào sau đây có hệ thần kinh dạng lưới?

A. Thủy tức.

B. Thỏ.

C. Người.

D. Voi.

Câu 82 : Kiểu phân bố nào sau đây không phải là phân bố cá thể của quần thể sinh vật trong tự nhiên?

A. Phân bố đồng đều.

B. Phân bố theo nhóm.

C. Phân bố theo chiều thẳng đứng.

D. Phân bố ngẫu nhiên.

Câu 83 : Cặp cơ quan nào sau đây là cơ quan tương đồng?

A. Mang cá và mang tôm.

B. Cánh chim và cánh côn trùng.

C. Cánh dơi và tay người.

D. Gai xương rồng và gai hoa hồng.

Câu 84 : Vì sao lá cây có màu xanh lục?

A. Vì hệ sắc tố của lá cây không hấp thu ánh sáng màu xanh lục.

B. Vì diệp lục b hấp thu ánh sáng màu xanh lục.

C. Vì diệp lục a hấp thụ ánh sáng màu xanh lục.

D. Vì nhóm sắc tố phụ (carotenoit) hấp thụ ánh sáng màu xanh.

Câu 86 : Trong quá trình hô hấp hiếu khí ở thực vật, FADH2 được giải phóng ở giai đoạn nào?

A. Đường phân.

B. Chu trình Crep.

C. Chuỗi chuyền electron.

D. Đường phân và chuỗi chuyền electron.

Câu 87 : Hoocmôn Auxin chủ yếu được sinh ở bộ phận nào của cây?

A. Đỉnh rễ.

B. Đỉnh của thân và cành.

C. Hạt đang nảy mầm.

D. Lá.

Câu 88 : Phát biểu nào sau đây đúng về nhịp sinh học?

A. Nhịp sinh học là những phản ứng nhịp nhàng của sinh vật với những thay đổi không liên tục của môi trường.

B. Nhịp sinh học là những phản ứng nhịp nhàng của sinh vật với những thay đổi có tính chu kì của môi trường.

C. Nhịp sinh học là những biến đổi của sinh vật với những thay đổi đột ngột của môi trường.

D. Nhịp sinh là học là những biến đổi của sinh vật khi môi trường thay đổi.

Câu 89 : Loại axit nucleic nào sau đây không có liên kết hiđro trong phân tử?

A. ADN mạch kép.

B. mARN.

C. tARN.

D. rARN.

Câu 90 : Vì sao nói tiêu hóa ở ruột là giai đoạn tiêu hóa quan trọng nhất của động vật ăn thịt và ăn tạp?

A. Vì ruột có đầy đủ các loại enzim để tiêu hóa thức ăn.

B. Vì ruột có đầy đủ các loại enzim để tiêu hóa thức ăn và ruột có bề mặt hấp thụ lớn nhất trong hệ tiêu hóa.

C. Vì ruột có bề mặt hấp thụ lớn nhất trong tiêu hóa.

D. Vì thời gian tiêu hóa diễn ra ở ruột là lâu nhất.

Câu 91 : Cho các kiểu biến động số lượng cá thể của quần thể sau:

A. (1), (2).

B. (1), (4).

C. (1), (2), (3).

D. (1), (2), (4).

Câu 92 : Hình thức thụ tinh trong có ở loài nào sau đây?

A. Cá.

B. Ếch.

C. Gà.

D. Lươn.

Câu 94 : Phát biểu nào sau đây là sai khi nói về bệnh truyền nhiễm?

A. Bệnh truyền nhiễm là bệnh lây lan từ cá thể này sang cá thể khác.

 B. Truyền ngang là phương thức lây truyền từ mẹ sang thai nhi, nhiễm khi sinh nở hoặc qua sữa mẹ.

C. Tác nhân gây bệnh có thể là vi khuẩn, virut, nấm.

D. Muốn gây bệnh phải có đủ 3 điều kiện: độc lực, số lượng nhiễm đủ lớn, con đường xâm nhập thích hợp.

Câu 95 : Cho các nhân tố sau:

A. 1.

B. 2.

C. 3.

D. 4.

Câu 96 : Bào quan nào sau đây chỉ có một lớp màng bao bọc?

A. Riboxom.

B. Lục lạp.

C. Ti thể.

D. Lizoxom.

Câu 100 : Năng lượng được trả lại môi trường do hoạt động của nhóm sinh vật nào sau đây?

A. Sinh vật sản xuất.

B. Động vật ăn thực vật.

C. Động vật ăn động vật.

D. Sinh vật phân giải.

Câu 101 : Trong một môi trường sống xác định gồm tảo lục, vi sinh vật phân hủy đó là

A. quần thể sinh vật.

B. quần xã sinh vật.

C. sinh quyển.

D. hệ sinh thái.

Câu 102 : Xét một phần của chuỗi polipeptit có trình tự axit amin như sau:

A. Thêm 3 cặp nucleotit.

B. Thay thế 1 cặp nucleotit.

C. Mất 3 cặp nucleotit.

D. Mất 1 cặp nucleotit.

Câu 121 : Nồng độ Ca2+ trong cây là 0,3%, trong đất là 0,1%. Cây sẽ nhận Ca2+ bằng cách nào?

A. Thẩm thấu.

B. Hấp thụ chủ động.

C. Hấp thụ thụ động.

D. Khuếch tán.

Câu 122 : Nhóm sinh vật nào sau đây không phải một quần thể?

A. Các con chim sống trong một cánh rừng.

B. Các cây cọ sống trên một quả đồi.

C. Các con voi sống trong rừng Tây Nguyên.

D. Các con cá chép sống trong một cái hồ.

Câu 123 : Bằng chứng nào sau đây phản ánh sự tiến hóa hội tụ (đồng quy)?

A. Trong hoa đực của cây đu đủ có 10 nhị, ở giữa hoa vẫn còn di tích của nhụy.

B. Chi trước của các loài động vật có xương sống có các xương phân bố theo thứ tự tương tự nhau.

C. Gai cây hoàng liên là biến dạng của lá, gai cây hoa hồng là do sự phát triển của biểu bì than.

D. Gai xương rồng, tua cuốn của đậu Hà Lan đều là biến dạng của lá.

Câu 124 : Dấu hiệu nào sau đây không phải là dấu hiệu đặc trưng của quần thể?

A. Tỉ lệ đực cái.

B. Tỉ lệ các nhóm tuổi.

C. Mối quan hệ giữa các cá thể.

D. Kiểu phân bố.

Câu 125 : Sự tiến hóa của các hình thức tiêu hóa diễn ra theo hướng nào?

A. Tiêu hóa nội bào → tiêu hóa ngoại bào → tiêu hóa nội bào kết hợp với ngoại bào.

B. Tiêu hóa ngoại bào → tiêu hóa nội bào kết hợp với ngoại bào → tiêu hóa nội bào.

C. Tiêu hóa nội bào → tiêu hóa nội bào kết hợp với ngoại bào → tiêu hóa ngoại bào.

D. Tiêu hóa nội bào kết hợp với ngoại bào → tiêu hóa nội bào → tiêu hóa ngoại bào.

Câu 128 : Pha tối diễn ra ở vị trí nào trong lục lạp?

A. Ở chất nền.

B. Ở màng trong.

C. Ở tilacoit.

D. Ở màng ngoài.

Câu 129 : Trong ống tiêu hóa của động vật nhai lại, thành xenlulozo của tế bào thực vật

A. được nước bọt thủy phân thành các thành phần đơn giản.

B. không được tiêu hóa nhưng được phá vỡ ra nhờ co bóp mạnh của dạ dày.

C. được tiêu hóa hóa học nhờ các enzim tiết ra từ ống tiêu hóa.

D. được tiêu hóa nhờ vi sinh vật cộng sinh trong manh tràng và dạ dày.

Câu 130 : Lá cây trinh nữ cụp vào khi bị tác động bên ngoài là kiểu

A. ứng động sinh trưởng.

B. ứng động không sinh trưởng.

C. nhịp sinh học.

D. hướng tiếp xúc.

Câu 132 : Kiểu phát triển của động vật qua biến thái hoàn toàn là kiểu phát triển mà con non có đặc điểm hình thái

A. cấu tạo và sinh lí khác với con trưởng thành.

B. cấu tạo tương tự với con trưởng thành, nhưng khác về sinh lí.

C. cấu tạo và sinh lí tương tự với con trưởng thành.

D. cấu tạo và sinh lí gần giống với con trưởng thành.

Câu 133 : Sinh sản vô tính ở động vật là từ một cá thể

A. sinh ra một hay nhiều cá thể giống hoặc khác mình, không có sự kết hợp giữa tinh trùng và trứng.

B. luôn sinh ra nhiều cá thể giống mình, không có sự kết hợp giữa tinh trùng và trứng.

C. sinh ra một hay nhiều cá thể giống mình, không có sự kết hợp giữa tinh trùng và trứng.

D. luôn sinh ra chỉ một cá thể giống mình, không có sự kết hợp giữa tinh trùng và trứng.

Câu 134 : Bào quan nào dưới đây xuất hiện ở cả tế bào nhân sơ và tế bào nhân thực?

A. Lizoxom.

B. Riboxom.

C. Ti thể.

D. Bộ máy Gôngi.

Câu 136 : Câu thành ngữ/tục ngữ nào dưới đây cho ta thấy vai trò của nồng độ enzim đối với quá trình tiêu hóa?

A. Tay làm hàm nhai, tay quai miệng trễ.

B. Ăn cá nhả nương, ăn đường nuốt chậm.

C. Ăn mắm lắm cơm.

D. Nhai kĩ no lâu.

Câu 137 : Sắp xếp các giai đoạn trong chu trình nhân lên của virut theo trình tự từ sớm đến muộn

A. Hấp phụ - xâm nhập – sinh tổng hợp – lắp ráp – phóng thích.

B. Sinh tổng hợp – xâm nhập – hấp phụ - lắp ráp – phóng thích.

C. Xâm nhập – hấp phụ - sinh tổng hợp – lắp ráp – phóng thích.

D. Hấp phụ - xâm nhập – lắp ráp – sinh tổng hợp – phóng thích.

Câu 138 : Để diệt sâu đục thân lúa, người ta thả ong mắt đỏ vào ruộng lúa. Đó là phương pháp đấu tranh sinh học dựa vào

A. cạnh tranh cùng loài.

B. khống chế sinh học.

C. cân bằng sinh học.

D. cân bằng quần thể.

Câu 139 : Trong chu trình sinh địa hóa

A. vi khuẩn nốt sần biến đổi NO3- thành N2 để trả lại cho môi trường không khí.

B. hoạt động của con người góp phần làm tăng nồng độ CO2 trong khí quyển.

C. các chất sau khi tham gia chu trình đều được trả lại môi trường ở dạng ban đầu.

D. chu trình nitơ không liên quan đến hoạt động của các vi sinh vật.

Câu 141 : Di chuyển theo chiều tăng dần của vĩ độ - từ xích đạo lên bắc cực, lần lượt ta sẽ bắt gặp

A. Thảo nguyên, rừng mưa nhiệt đới, đồng rêu hàn đới, rừng Taiga.

B. Đồng rêu hàn đới, rừng mưa nhiệt đới, rừng Taiga, thảo nguyên.

C. Rừng Taiga, rừng mưa nhiệt đới, thảo nguyên, đồng rêu hàn đới.

D. Rừng mưa nhiệt đới, thảo nguyên, rừng Taiga, đồng rêu hàn đới.

Câu 142 : Hiện tượng cá thể tách ra khỏi nhóm

A. làm tăng khả năng cạnh tranh giữa các cá thể.

B. làm tăng mức độ sinh sản.

C. làm giảm nhẹ cạnh tranh giữa các cá thể, hạn chế sự cạn kiệt nguồn thức ăn trong vùng.

D. làm cho nguồn thức ăn cạn kiệt nhanh chóng.

Câu 148 : Ưu thế lai thể hiện rõ nhất trong

A. lai khác thứ.

A. lai khác thứ.

C. lai khác loài.

D. lai gần.

Câu 153 : Xét các phép lai sau:

A. 1.

B. 2.

C. 3.

D. 4.

Câu 159 : :

A. 1.

B. 2.

C. 3.

D. 4.

Câu 161 : Thành phần chính cấu tạo nên thành tế bào của vi khuẩn là

A. peptidoglican

B. xenlulozo

C. kitin

D. linhin

Câu 162 : Tập hợp sinh vật nào sau đây được xem là một quần thể giao phối?

A. Những con mối sống trong một tổ mối ở chân đê

B. Những con ong thợ lấy mật ở vườn hoa

C. Những con gà trống và gà mái nhốt một góc ở chợ

D. Những con cá sống trong một cái hồ

Câu 163 : Cơ quan thoái hóa là cơ quan

A. thay đổi khác với tổ tiên

B. biến mất hoàn toàn

C. phát triển không đầy đủ ở cơ thể trưởng thành

D. thay đổi cấu tạo phù hợp với chức năng mới

Câu 166 : Những bằng chứng trực tiếp về lịch sử tiến hóa của sinh giới được cung cấp bởi?

A. Bằng chứng địa lí sinh vật học

B. Bằng chứng giải phẫu so sánh

C. Bằng chứng sinh học phân tử

D. Hóa thạch

Câu 168 : Virut có cấu tạo gồm

A. vỏ protein, axit nucleic và có thể có vỏ ngoài

B. vỏ protein và ADN

C. vỏ protein và ARN

D. vỏ protein, ARN và có thể có vỏ ngoài

Câu 169 : Vi sinh vật nào dưới đây không sử dụng nguồn năng lượng là ánh sáng?

A. Trùng roi xanh

B. Vi khuẩn lactic

C. Vi khuẩn lam

D. Vi khuẩn không chứa lưu huỳnh màu lục

Câu 170 : Thành phần cấu trúc của một hệ sinh thái bao gồm:

A. Quần thể sinh vật và sinh cảnh

B. Quần xã sinh và sinh sinh cảnh

C. Các nhân tố sinh thái vô sinh

D. Các sinh vật sản xuất, sinh vật tiêu thụ và sinh vật phân hủy.

Câu 171 : Sự khác nhau giữa cây thông nhựa liền rễ với cây không liền rễ như thế nào?

A. Các cây liền rễ tuy sinh trưởng chậm hơn nhưng có khả năng chịu hạn tốt hơn và khi bị chặt ngọn sẽ nảy chồi mới sớm và tốt hơn cây không liền rễ.

B. Các cây liền rễ sinh trưởng nhanh hơn nhưng khả năng chịu hạn kém hơn và khi bị chặt ngọn sẽ nảy chồi mới sớm và tốt hơn cây không liền rễ.

C. Các cây liền rễ sinh trưởng nhanh hơn và có khả năng chịu hạn tốt hơn, nhưng khi bị chặt ngọn sẽ nảy chồi mới muộn hơn cây không liền rễ.

D. Các cây liền rễ sinh trưởng nhanh hơn, có khả năng chịu hạn tốt hơn và khi bị chặt ngọn sẽ nảy chồi mới sớm và tốt hơn cây không liền rễ.

Câu 173 : Cho nhóm sinh vật trong một hệ sinh thái:

A. (2) và (5)

B. (1) và (4)

C. (3) và (4)

D. (2) và (3)

Câu 175 : Loài thực vật nào sau đây có điểm bù CO2 nhỏ hơn các loài thực vật còn lại?

A. Lúa mì

B. Dưa hấu

C. Hướng dương

D. Mía

Câu 177 : Các nguyên tố vi lượng cần cho cây với số lượng nhỏ, nhưng có vai trò quan trọng, vì

A. chúng cần cho một số pha sinh trưởng

B. chúng được tích lũy trong hạt

C. chúng tham gia vào hoạt động chính của các enzim

D. chúng có trong cấu trúc của tất cả bào quan

Câu 179 : Trong sinh sản sinh dưỡng ở thực vật, cây mới được tạo ra

A. từ một phần của cơ quan sinh dưỡng của cây

B. chỉ từ rễ của cây

C. chỉ từ một phần thân của cây

D. chỉ từ lá của cây

Câu 180 : Đặc điểm không có ở sinh trưởng sơ cấp là

A. làm tăng kích thước chiều dài của cây

B. diễn ra hoạt động của tầng sinh bần

C. diễn ra cả ở cây một lá mầm và cây hai lá mầm

D. diễn ra hoạt động của mô phân sinh đỉnh.

Câu 183 : Đột biến gen xảy ra trong nguyên phân, truyền lại cho đời sau qua sinh sản hữu tính là dạng

A. đột biến tiền phôi

B. đột biến xoma

C. đột biến giao tử

D. đột biến trung tính

Câu 187 : Cho các ví dụ sau đây

A. 1

B. 2

C. 3

D. 4

Câu 188 : Dạng đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể nào sau đây có thể làm cho hai alen của một gen cùng nằm trên một nhiễm sắc thể đơn?

A. Chuyển đoạn trong một nhiễm sắc thể

B. Đảo đoạn

C. Lặp đoạn

D. Mất đoạn

Câu 201 : Tập hợp sinh vật nào sau đây không phải là quần thể?

A. Tập hợp ốc bươu vàng trong một ruộng lúa.

B. Tập hợp cá trong hồ Tây.

C. Tập hợp các cây cọ trên một quả đồi ở Phú Thọ.

D. Tập hợp cá trắm cỏ trong một cái ao.

Câu 202 : Trong nuôi cấy vi sinh vật, môi truờng mà thành phần chỉ có chất tự nhiên là môi trường

A. bán tổng hợp

B. tự nhiên

C. bán tự nhiên

D. tổng hợp

Câu 203 : Năng lượng trong tế bào thường tồn tại tiềm ẩn và chủ yếu ở dạng

A. quang năng.

B. hóa năng.

C. nhiệt năng.

D. cơ năng.

Câu 204 : Kiểu phân bố theo nhóm của các cá thể trong quần thể động vật thường gặp khi?

A. Điều kiện sống phân bố đồng đều, không có sự cạnh tranh gay gắt giữa các cá thể trong quần thể.

B. Điều kiên sống phân bố không đồng đều, có sự cạnh tranh gay gắt giữa các cá thể trong quần thể.

C. Điều kiện sống phân bố đồng đều, các cá thể có tính lãnh thổ cao.

D. Điều kiện sống phân bố không đồng đều, các cá thể có xu hướng sống tụ hợp với nhau.

Câu 205 : Chu trình tan là hiện tượng

A. virut nhân lên và làm tan tế bào.

B. virut xâm nhập.

C. virut xâm nhập vào tế bào chủ và làm tan chính mình.

D. tế bào bị hòa tan ngay khi gai glicoprotein chạm vào thụ thể đặc hiệu trên bề mặt tế bào.

Câu 206 : Cho những ví dụ sau:

A. (2) và (4).

B. (1) và (2).

C. (1)  (4).

D. (1) và (3).

Câu 208 : Giai đoạn quang hợp thực sự tạo nên C6H12O6 ở cây mía là giai đoạn nào sau đây?

A. Quang phân li nước.

B. Chu trình Canvin.

C. Pha sáng.

D. Pha tối.

Câu 209 : Quá trình cố định nitơ ở các vi khuẩn cố định nitơ tự do phụ thuộc vào loại enzim

A. đecacboxilaza.

B. đeaminaza.

C. nitrogenaza.

D. peroxiđaza.

Câu 210 : Ở môi trường nuôi cấy không liên tục, các pha trong đường cong sinh trưởng của quần thể vi khuẩn diễn ra theo trình tự như thế nào?

A. Pha cân bằng - pha tiềm phát - pha lũy thừa - pha suy vong.

B. Pha tiềm phát - pha lũy thừa - pha cân bằng - pha suy vong.

C. Pha tiềm phát - pha cân bằng - pha lũy thừa - pha suy vong.

D. Pha lũy thừa - pha tiềm phát - pha cân bằng - pha suy vong.

Câu 211 : Hình thức hô hấp nào dưới đây có ở cả động vật đơn bào và động vật đa bào?

A. Hô hấp qua bề mặt cơ thể.

B. Hô hấp bằng hệ thống ống khí.

C. Hô hấp bằng mang.

D. Hô hấp bằng phổi.

Câu 212 : Dạng hướng động nào dưới đây chỉ có ở một số loài thực vật?

A. Hướng trọng lực.

B. Hướng nước.

C. Hướng sáng.

D. Hướng tiếp xúc.

Câu 215 : Ở đà điểu, việc nuốt thêm sỏi vào dạ dày có tác dụng

A. cung cấp thêm năng lượng.

B. hỗ trợ nghiền thức ăn.

C. hoạt hóa enzim.

D. giữ cân bằng cho cơ thể.

Câu 217 : Kiểu phát triển của động vật qua biến thái hoàn toàn là kiểu phát triển mà còn non có đặc điểm hình thái

A. sinh lí rất khác với con trưởng thành.

B. cấu tạo tương tự với con trưởng thành, nhưng khác về sinh lí.

C. cấu tạo và sinh lí tương tự với con trưởng thành.

D. cấu tạo và sinh lí gần giống với con trưởng thành.

Câu 218 : Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về chuỗi thức ăn và lưới thức ăn trong quần xã sinh vật?

A. Quần xã sinh vật dưới nước, tất cả các chuỗi thức ăn đều được khởi đầu bằng sinh vật ăn mùn bã hữu cơ.

B. Trong một quần xã sinh vật, mỗi loài có thể tham gia nhiều chuỗi thức ăn.

C. Cấu trúc của lưới thức ăn càng phức tạp khi đi từ vĩ độ thấp đến vĩ độ cao.

D. Độ đa dạng của quần xã sinh vật càng thấp thì lưới thức ăn trong quần xã càng phức tạp.

Câu 219 : Cá chép có giới hạn chịu đựng về nhiệt độ là: 2÷44C , điểm cực thuận là 28C . Cá rô phi có giới hạn chịu đựng về nhiệt độ là:5÷42C , điểm cực thuận là . Nhận định nào sau đây là đúng?

A. Vùng phân bố cá chép hẹp hơn cá rô phi vì có điểm cực thuận thấp hơn.

B. Vùng phân bố cá rô phi rộng hơn cá chép vì có giới hạn dưới cao hơn.

C. Cá chép có vùng phân bố rộng hơn cá rô phi vì có giới hạn chịu nhiệt rộng hơn.

D. Cá chép có vùng phân bố rộng hơn cá rô phi vì có giới hạn dưới thấp hơn.

Câu 221 :  

A. (1), (2) và (3).

B. (2), (3) và (4).

C. (3), (4) và (5).

D. (2), (5) và (6).

Câu 222 : Trong quan hệ giữa hai loài, đặc trưng của mối quan hệ vật ăn thịt-con mồi là

A. một loài sống bình thường nhưng gây hại cho loài khác sống chung với nó.

B. hai loài đều kìm hãm sự phát triển của nhau.

C. một loài bị hại thường có kích thước nhỏ, số lượng đông; một loài có lợi.

D. một loài bị hại thường có kích thước lớn, số lượng ít; một loài có lợi.

Câu 223 : Phải dùng thể truyền để chuyển một gen từ tế bào này sang tế bào khác vì nếu không có thể truyền thì

A. gen không thể tạo ra sản phẩm nằm trong tế bào nhận.

B. gen vào tế bào nhận sẽ không nhân lên và phân li về các tế bào con.

C. khó có thể thu được nhiều sản phẩm của gen trong tế bào nhận.

D. gen cần chuyển sẽ không chui vào được tế bào nhận.

Câu 226 : Thao tác nào sau đây không thuộc các khâu của kỹ thuật chuyển gen?

A. Cắt và nối ADN của tế bào cho và tế bào tách plasmit ra khỏi tế bào.

B. Tách ADN nhiễm sắc thể của tế bào cho và tách plasmit ra khỏi tế bào nhận.

C. Chuyển ADN tái tổ hợp vào tế bào nhận.

D. Dung hợp hai tế bào trần khác loài.

Câu 239 : Trong một gia đình, ông ngoại của cháu bị máu khó đông, bà ngoại không mang gen gây bệnh, bố mẹ cháu không bị bệnh. Theo lí thuyết, các cháu trai của họ sẽ có

A. tất cả đều bình thường.

B. tất cả đều bị máu khó đông.

C. một nửa bị bệnh.

D.  14 số cháu trai bị bệnh.

Câu 244 : Cơ quan thoái hóa là cơ quan

A. thay đổi khác với tổ tiên.

B. biến mất hoàn toàn.

C. phát triển không đầy đủ ở cơ thể trưởng thành.

D. thay đổi cấu tạo phù hợp với chức năng mới.

Câu 245 : Thành phần nào dưới đây không thể thiếu trong cấu tạo của một enzim?

A. Axit nucleic.

B. Protein.

C. Cacbohiđrat.

D. Lipit.

Câu 246 : Đặc điểm nào dưới đây không có ở tế bào nhân sơ?

A. Chứa ADN vòng.

B. Có bào quan.

C. Có ti thể.

D. Có màng tế bào.

Câu 248 : Rễ điều chỉnh dòng vận chuyển vào trung trụ bằng

A. vòng đai Caspari.

B. lông hút.

C. tế bào nhu mô vỏ.

D. biểu bì.

Câu 249 : Để xác định mật độ của quần thể, người ta cần biết số lượng cá thể trong quần thể và

A. tỉ lệ sinh sản và tỉ lệ tử vong của quần thể.

B. kiểu phân bố của các cá thể trong quần thể.

C. diện tích hoặc thể tích khu vực phân bố của chúng.

D. các yếu tố giới hạn sự tăng trưởng của quần thể.

Câu 250 : Sự đóng/mở chủ động của khí khổng diễn ra khi nào?

A. Khi cây ở ngoài ánh sáng.

B. Khi cây thiếu nước.

C. Khi lượng axit abxixic (ABA) tăng lên.

D. Khi cây ở trong bóng râm.

Câu 251 : Túi khí là cấu trúc có trong hệ hô hấp của nhóm động vật nào?

A. Lưỡng cư.

B. Bò sát.

C. Thú.

D. Chim.

Câu 252 : Những quần thể có kiểu tăng trưởng theo tiềm năng sinh học có đặc điểm?

A. Cá thể có kích thước nhỏ, sinh sản nhiều, đòi hỏi điều kiện chăm sóc ít.

B. Cá thể có kích thước lớn, sử dụng nhiều thức ăn, tuổi thọ lớn.

C. Cá thể có kích thước nhỏ, sinh sản ít, đòi hỏi có điều kiện chăm sóc nhiều.

D. Cá thể có kích thước lớn, sinh sản ít, sử dụng nhiều thức ăn.

Câu 254 : Trong môi trường nuôi cấy không liên tục, tốc độ sinh trưởng của quần thể đạt cực đại ở pha nào?

A. Pha lũy thừa.

B. Pha tiềm phát.

C. Pha cân bằng.

D. Pha suy vong.

Câu 255 : Hướng tiếp xúc có ở loài cây nào dưới đây?

A. Bưởi.

B. Cam.

C. Nho.

D. Táo.

Câu 257 : Ở mỗi bậc dinh dưỡng, phần lớn năng lượng bị tiêu hao do

A. hô hấp, tạo nhiệt ở cơ thể sinh vật.

B. các chất thải (phân động vật, chất bài tiết).

C. các bộ phận rơi rụng ở thực vật (lá cây rụng, củ, rễ).

D. các bộ phận rơi rụng ở động vật (rụng lông và lột xác ở động vật).

Câu 258 : Sinh trưởng và phát triển của động vật qua biến thái không hoàn toàn là trường hợp ấu trùng phát triển

A. hoàn thiện, qua nhiều lần biến đổi ấu trùng biến thành con trưởng thành.

B. chưa hoàn thiện, ấu trùng biến đổi thành con trưởng thành không qua lột xác.

C. hoàn thiện, ấu trùng biến đổi thành con trưởng thành không qua lột xác.

D. chưa hoàn thiện, qua nhiều lần biến đổi ấu trùng biến thành con trưởng thành.

Câu 259 : Các cây thông trong rừng thông phân bố theo kiểu phân bố nào sau đây?

A. Phân bố đồng đều.

B. Phân bố ngẫu nhiên.

C. Phân bố theo nhóm.

D. Phân bố xen kẽ.

Câu 260 : Tác nhân hóa học như 5-Brom uraxin là đồng đẳng của timin gây ra đột biến

A. thêm nucleotit loại A.

B. mất nucleotit loại A.

C. tạo 2 phân tử timin cùng mạch ADN.

D. A-T → G-X.

Câu 264 : Xét các đặc điểm sau:

A. 1.

B. 2.

C. 3.

D. 4.

Câu 266 : Cho các nhân tố sau:

A. 1.

B. 2.

C. 3.

D. 4.

Câu 267 : Kỹ thuật di truyền là

A. kỹ thuật được thao tác trên vật liệu di truyền mức độ phân tử.

B. kỹ thuật được thao tác trên nhiễm sắc thể.

C. kỹ thuật được thao tác trên tế bào nhân sơ.

D. kỹ thuật được thao tác trên tế bào nhân thực.

Câu 270 : Quần thể nào dưới đây có thành phần kiểu gen cân bằng di truyền?

A. 0,4AA : 0,5Aa : 0,1aa.

B. 0,6AA : 0,3Aa : 0,1aa.

C. 0,2AA : 0,5Aa : 0,3aa.

D. 0,81AA : 0,18Aa : 0,01aa.

Câu 272 : Trong cơ chế điều hòa hoạt động gen của operon Lac ở vi khuẩn E.coli, vùng khởi động promoter là

A. nơi mà chất cảm ứng có thể liên kết để khởi đầu phiên mã.

B. những trình tự nucleotit đặc biệt, tại đó protein ức chế có thể liên kết và làm ngăn cản sự phiên mã.

C. những trình tự nucleotit mang thông tin mã hóa cho phân tử protein ức chế.

D. nơi mà ARN polimeraza bám bào và khởi đầu phiên mã.

Câu 273 : Cho các kiểu tương tác gen sau:

A. 1.

B. 2.

C. 3.

D. 4.

Câu 286 : Điểm bão hoà ánh sáng là

A. cường độ ánh sáng tối đa để cường độ quang hợp đạt cực đại

B. cường độ ánh sáng tối đa để cường độ quang hợp đạt cực tiểu

C. cường độ ánh sáng tối đa để cường độ quang hợp đạt mức trung bình

D. cường độ ánh sáng tối đa để cường độ quang hợp đạt trên mức trung bình

Câu 287 : Khi nói về bằng chứng tiến hóa, phát biểu nào sau đây đúng?

A. Cơ quan thoái hóa phản ánh sự tiến hóa đồng quy

B. Những loài có quan hệ họ hàng càng gần thì trình tự các axit amin hay trình tự các nucleotit càng có xu hướng khác nhau và ngược lại

C. Những cơ quan thực hiện các chức năng khác nhau được bắt nguồn từ một nguồn gôc gọi là cơ quan tương tự

D. Tất cả các vi khuẩn và động, thực vật đều được cấu tạo từ tế bào

Câu 288 : Quá trình phát triển không qua biến thái của động vật gồm giai đoạn

A. Phôi

B. Phôi và hậu phôi

C. Hậu phôi

D. Phôi thai và sau khi sinh

Câu 289 : Ostrogen có vai trò

A. kích thích sự sinh trưởng và phát triển các đặc điểm sinh dục phụ ở con đực

B. tăng cường quá trình sinh tổng họp protein, do đó kích quá trình phân bào và tăng kích thước tế bào, qua đó làm tăng sự sinh trưởng của cơ thế

C. kích thích sự sinh trưởng và phát triển các đặc điểm sinh dục phụ ở con cái

D. kích thích chuyển hóa ở tế bào, kích thích quá trình sinh trưởng và phát triển bình thường của cơ thể.

Câu 290 : Phagơ là tên gọi khác của những virut kí sinh trên

A. vi sinh vật

B. côn trùng

C. thực vật

D. nấm

Câu 291 : Sản lượng sinh vật thứ cấp được tạo ra bởi

A. Các loài tảo

B. dương xỉ, rêu

C. các loài động vật

D. thực vật bậc cao

Câu 292 : Phát biểu nào sau đây đúng về sự tăng trưởng của quần thể sinh vật?

A. Khi môi trường không bị giới hạn, mức sinh sản của quần thể là tối đa, mức tử vong là tối thiếu.

B. Khi môi trường bị giới hạn, mức sinh sản của quần thể luôn lớn hơn mức tử vong.

C. Khi môi trường không bị giới hạn, mức sinh sản của quần thể luôn nhỏ hơn mức tử vong.

D. Khi môi trường bị giới hạn, mức sinh sản của quần thể luôn tối đa, mức tử vong luôn tối thiểu.

Câu 293 : Thể vàng sản sinh ra hoocmôn

A. FSH

B. LH

C. Progesteron

D. Tiroxin

Câu 294 : Khi đánh bắt cá càng được nhiều con non thì nên

A. tiếp tục, vì quần thể ở trạng thái trẻ

B. tăng cường, vì số lượng đánh bắt được nhiều

C. hạn chế, vì quần thể sẽ suy thoái

D. tăng cường đánh vì quần thể đang ổn định

Câu 295 : Trong quần thể, các cá thể phân bố theo nhóm có ý nghĩa như thế nào?

A. Làm giảm mức độ cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thể

B. Thể hiện qua hiệu quả nhóm giữa các cá thể cùng loài hỗ trợ lẫn nhau

C. Giúp sinh vật tận dụng nguồn sống trong quần thể

D. Làm tăng mức độ cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thể

Câu 296 : Kích thước tối thiểu của quần thể sinh vật là

A. số lượng cá thế ít nhất phân bố trong khoảng không gian của quần thể

B. số lượng cá thể ít nhất mà quần thể cần để duy trì và phát triển

C. khoảng không gian nhỏ nhất mà quần thể cần có để tồn tại

D. số lượng cá thể nhiều nhất mà quần thể có thể đạt được, cân bằng với sức chứa của môi trường.

Câu 297 : Chu trình cố định C02 ở thực vật CAM diễn ra như thế nào?

A. Giai đoạn đầu cố định C02 và cả giai đoạn tái cố định C02 theo chu trình Canvin đều diễn ra vào ban ngày.

B. Giai đoạn đầu cố định C02 và cả giai đoạn tái cố định C02 theo chu trình Canvin đều diễn ra vào ban đêm.

C. Giai đoạn đầu cố định C02 diễn ra vào ban đêm còn giai đoạn tái cố định C02 theo chu trình Canvin đều diễn ra vào ban ngày.

D. Giai đoạn đầu cố định C02 diễn ra vào ban ngày còn giai đoạn tái cố định C02 theo chu trình Canvin đều diễn ra vào ban đêm.

Câu 298 : Yếu tố nào sau đây không tuần hoàn trong hệ sinh thái?

A. Năng lượng mặt trời

B. Nitơ

C. Cacbon

D. Photpho

Câu 299 : Việc chữa trị các bệnh di truyền bằng cách phục hồi các chức năng của gen đột biến gọi là

A. liệu pháp gen

B. sửa chữa sai hỏng di truyền

C. phục hồi gen

D. gây hồi biến

Câu 301 : Các bệnh di truyền do đột biến gen lặn nằm ở nhiễm sắc thể giới tính X thường gặp ở nam giới, vì nam giới

A. dễ mẫn cảm với bệnh

B. chỉ mang một nhiễm sắc thế giới tính X

C. chỉ mang một nhiễm sắc thể giới tính Y

D. dễ xảy ra đột biến

Câu 302 : Ví dụ nào sau đây phản ánh quan hệ kí sinh giữa các loài?

A. Vi khuẩn sống trong nốt sần rễ đậu

B. Chim sáo đậu trên lưng trâu rừng

C. Động vật nguyên sinh sống trong ruột mối

D. Cây tầm gửi sống trên thân cây gỗ

Câu 303 : Trong công nghệ tạo giống thì gen đánh dấu có vai trò gì?

A. Phân biệt các loại tế bào khác nhau

B. Giúp nhận biết tế bào đang phân chia

C. Gây biến đổi một gen khác

D. Giúp nhận biết tế bào có ADN tái tổ hợp

Câu 306 : Loại đột biến nào sau đây tạo nên “thể khảm” trên cơ thể?

A. Đột biến trong giảm phân tạo giao tử

B. Đột biến trong lần nguyên phân đầu tiên của hợp tử

C. Đột biến gen lặn trong nguyên phân của tế bào sinh dưỡng ở một mô nào đó

D. Đột biến gen trội trong nguyên phân của tế bào sinh dưỡng ở một mô nào đó

Câu 308 : Mức độ có lợi hay có hại của gen đột biến phụ thuộc vào

A. môi trường sống và tổ hợp gen.

B. tần số phát sinh đột biến gen.

C. số lượng cá thế của quần thể.

D. tỉ lệ đực : cái trong quần thể

Câu 313 : Xét các phát biểu sau đây

A. 0

B. 1

C. 2

D. 3

Câu 322 : Trường hợp nào sau đây là tăng kích thước của quần thể sinh vật?

A. Các cá thể không sinh sản và mức độ tử vong tăng

B. Mức độ sinh sản tăng, mức độ tử vong giảm

C. Mức độ sinh sản giảm, mức độ tử vong tăng

D. Mức độ sinh sản và mức độ tử vong bằng nhau

Câu 325 : Theo quan niệm hiện đại, phát biểu nào sau đây đúng?

A. Mọi biến dị trong quần thể đều là nguyên liệu của quá trình tiến hóa

B. Các quần thế sinh vật chỉ chịu tác động của chọn lọc tự nhiên khi điều kiện sống thay đổi

C. Những cá thể cùng sống cách li với nhau về mặt địa lí mặc dù không có tác động của các nhân tố tiến hóa vẫn có thể hình thành loài mới.

D. Khi các quần thể khác nhau cùng sống trong cùng một khu vực địa lí, các cá thể của chúng giao phối với nhau sinh con lai bất thụ thì có thể xem đây là dấu hiệu của cách li sinh sản

Câu 326 : Thụ tinh ngoài có ở động vật nào dưới đây

A.

B. Rắn

C. Ếch

D. Nai

Câu 327 : Quang hợp quyết định bao nhiêu phần trăm năng suất của cây trồng?

A. 90-95%.

B. 80-85%.

C. 70-75%.

D. 60-65%.

Câu 328 : Testosterone được sinh sản ra ở

A. tuyến giáp

B. tuyến yên

C. tinh hoàn

D. buồng trứng

Câu 329 : Sản lượng sinh vật thứ cấp cao mà con người có thể nhận được nằm ở bậc dinh dưỡng nào?

A. Vật dữ đầu bảng

B. Những động vật gần với vật dữ đầu bảng

C. Những động vật ở bậc dinh dưỡng trung bình trong chuỗi thức ăn

D. Động vật ở bậc dinh dưỡng gần với sinh vật tự dưỡng

Câu 330 : Khi nói về sự phân bố các cá thể trong quần thể sinh vật, phát biểu nào sau đây không đúng?

A. Phân bố theo nhóm là kiểu phân bố phổ biến nhất giúp các cá thể hỗ trợ lẫn nhau chống lại điều kiện bất lợi của môi trường

B. Phân bố đồng đều có ý nghĩa làm giảm mức độ cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thể

C. Phân bố ngẫu nhiên thường gặp khi điều kiện sống phân bố đồng đều trong môi trường và không có sự cạnh tranh gay gắt giữa các cá thể trong quần thể

D. Phân bố theo nhóm thường gặp khi điều kiện sống phân bố đồng đều trong môi trường, có sự cạnh tranh gay gắt giữa các cá thể trong quần thể

Câu 331 : Bào quan nào dưới đây chỉ có ở tế bào động vật?

A. Ribôxôm

B. Lưới nội chất trơn

C. Ti thể

D. Lizôxôm

Câu 332 : Trong cơ thể thực vật, virut lây nhiễm từ tế bào này sang tế bào khác qua con đường nào?

A. Qua thành tế bào

B. Qua dòng mạch gỗ

C. Qua dòng mạch rây

D. Qua cầu sinh chất

Câu 333 : Sản phẩm quang hợp đầu tiên của chu trình C4

A. APG (axit photphoglixêric).

B. A/PG (anđehit photphoglixêric).

C. AM (axitmalic).

D. Một chất hữu cơ có 4 cacbon trong phân tử (axit oxalo axetic-AOA).

Câu 334 : Juvenin gây

A. lột xác của sâu bướm, kích thích sâu biến thành nhộng và bướm

B. ức chế sâu biến thành nhộng và bướm

C. ức chế sự lột xác của sâu bướm, kích thích sâu biến thành nhộng và bướm

D. ức chế sự lột xác của sâu bướm, kìm hãm sâu biến thành nhộng và bướm

Câu 335 : Quá trình chuyển hóa năng lượng trong hệ sinh thái không được xem là chu trình sinh địa hóa vì

A. không có sự trao đổi giữa cơ thể với môi trường

B. năng lượng không tuần hoàn theo chu trình

C. không khép kín hoàn toàn

D. khép kín hoàn toàn

Câu 336 : Kiểu phân bố ngẫu nhiên có ý nghĩa sinh thái là

A. tận dụng nguồn sống tiềm tàng

B. phát huy hiệu quả hỗ trợ cùng loài

C. giảm cạnh tranh cùng loài

D. hỗ trợ cùng loài và giảm cạnh tranh cùng loài

Câu 337 : Quan hệ giữa nấm với tảo trong địa y là biểu hiện quan hệ

A. hội sinh.

B. cộng sinh.

C. kí sinh.

D. ức chế cảm nhiễm.

Câu 338 : Tập hợp nào sau đây không phải là quần thể sinh vật?

A. Các cá thể tôm sống trong hồ

B. Cá rô phi đơn tính trong hồ

C. Các con chó sói trong rừng

D. Cá trắm cỏ sống trong ao

Câu 340 : Khi một gen đa hiệu bị đột biến sẽ dẫn đến sự biến dị

A. một tính trạng.

B. ở một loạt tính trạng do nó chi phối.

C. ở một số tính trạng mà nó chi phối.

D. ở toàn bộ kiểu hình.

Câu 341 : Tính chất của thường biến là gì?

A. Định hướng, di truyền

B. Đột ngột, không di truyền

C. Đồng loạt, định hướng, không di truyền

D. Đồng loạt, không di truyền

Câu 342 : Về mặt lí luận, định luật Hacđi - Vanbec có ý nghĩa gì?

A. Tạo cơ sở giải thích tính ổn định của một số quần thể trong tự nhiên qua một thời gian dài

B. Giúp giải thích quá trình hình thành loài mới

C. Giúp giải thích quá trình cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thể

D. Tạo cơ sở giải thích sự gia tăng của các thể đồng hợp trong quần thể

Câu 343 : Hô hấp sáng là quá trình hô hấp

A. làm tăng sản phẩm quang hợp

B. xảy ra trong bóng tối

C. tạo ATP

D. xảy ra ngoài ánh sáng

Câu 350 : Sự tiêu hoá ở dạ dày múi khế diễn ra như thế nào?

A. Tiết pepsin và HC1 để tiêu hoá protein có ở vi sinh vật và cỏ

B. Hấp thụ bớt nước trong thức ăn

C. Thức ăn được trộn với nước bọt và được vi sinh vật phá vỡ thành tế bào và tiết ra enzim tiêu hoá xenlulozơ

D. Thức ăn được ợ lên miệng để nhai lại

Câu 351 : Vi khuẩn E.coli sản xuất insulin của người là thành quả của

A. Lai hai tế bào xoma

B. Dùng kỹ thuật vi tiêm

C. Gây đột biến nhân tạo

D. Dùng kỹ thuật chuyển gen nhờ plasmit

Câu 361 : Bằng chứng nào sau đây được xem là bằng chứng tiến hóa trực tiếp?

A. Di tích của thực vật đã sống ở các thời đại trước đã được tìm thấy trong các lớp than đá ở Quảng Ninh.

B. Tất cả sinh vật từ đơn bào đến đa bào đều được cấu tạo từ tế bào.

C. Chi trước của mèo và cánh dơi có các xương phân bố theo thứ tự tương tự nhau.

D. Các axit amin trong chuỗi – hemoglobin của người và tinh tinh giống nhau.

Câu 364 : Ở Ong mật, loại Ong nào không mang bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội (2n)?

A. Ong thợ.

B. Ong chúa.

C. Ong đực.

D. Ong cái.

Câu 366 : Pha tối diễn ra ở vị trí nào trong lục lạp?

A. Ở màng ngoài.

B. Ở màng trong.

C. Ở chất nền.

D. Ở tilacôit.

Câu 367 : Khi nói về tế bào động vật, nhận định nào dưới đây là sai?

A. Vật chất di truyền chỉ có ở trong nhân.

B. Ti thể là trung tâm chuyển hóa và cung cấp năng lượng trong tế bào.

C. Không có lục lạp.

D. Có trung thể.

Câu 368 : Người bị bướu cổ là do thiếu thành phần nào sau đây?

A. Iốt.

B. Sắt.

C. Kẽm.

D. Đồng.

Câu 369 : Trong sản xuất các chế phẩm sinh học, loại tế bào nào được sử dụng phổ biến nhất?

A. Nấm mốc.

B. Nấm men.

C. Vi khuẩn E.Coli.

D. Vi khuẩn lactic.

Câu 370 : Trong nhóm sinh vật sau nhóm nào có sinh khối lớn nhất?

A. Sinh vật sản xuất.

B. Động vật ăn thực vật.

C. Động vật ăn thịt.

D. Động vật phân hủy.

Câu 371 : Testosterone có vai trò kích thích

A. Sự sinh trưởng và phát triển các đặc điểm sinh dục phụ ở con đực.

B. Chuyển hóa ở tế bào và sinh trưởng, phát triển bình thường của cơ thể.

C. Quá trình sinh tổng hợp protein, do đó kích thích quá trình phân bào và tăng kích thước tế bào, vì vậy làm tăng trưởng sự sinh trưởng của cơ thể.

D. Sự sinh trưởng và phát triển các đặc điểm sinh dục phụ ở con cái.

Câu 372 : Trong một hệ sinh thái, tất cả các dạng năng lượng được hấp thụ cuối cùng đều được

A. Chuyển đến bậc dinh dưỡng tiếp theo.

B. Chuyển cho các sinh vật phân giải.

C. Sử dụng cho các hoạt động sống.

D. Truyền trở lại môi trường.

Câu 373 : Kiểu phân bố ngẫu nhiên của các cá thể trong quần thể thường gặp khi

A. Điều kiện sống phân bố đồng đều, không có sự cạnh tranh gay gắt giữa các cá thể trong quần thể.

B. Điều kiện sống phân bố không đồng đều, không có sự cạnh tranh gay gắt giữa các cá thể trong quần thể.

C. Điều kiện sống phân bố đồng đều, có sự cạnh tranh gay gắt giữa các cá thể trong quần thể.

D. Điều kiện sống phân bố không đồng đều, có sự cạnh tranh gay gắt giữa các cá thể trong quần thể.

Câu 374 : Một quần xã ổn định thường có

A. Số lượng loài nhỏ và số lượng cá thể của loài thấp.

B. Số lượng loài nhỏ và số lượng cá thể của loài cao.

C. Số lượng loài lớn và số lượng cá thể của loài cao.

D. Số lượng loài lớn và số lượng cá thể của loài thấp.

Câu 375 : Giới hạn sinh thái là gì?

A. Là khoảng xác định của nhân tố sinh thái, ở đó loài có thể sống tồn tại và phát triển ổn định theo thời gian.

B. Là khoảng xác định ở đó loài sống thuận lợi nhất, hoặc sống bình thường nhưng năng lượng bị hao tổn tối thiểu.

C. Là khoảng chống chịu ở đó đời sống của loài ít bất lợi.

D. Là khoảng cực thuận, ở đó loài sống thuận lợi nhất.

Câu 376 : Phát biểu đúng khi nói về mối quan hệ giữa các cá thể của quần thể sinh vật trong tự nhiên.

A. Cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thể không xảy ra do đó không ảnh hưởng đến số lượng và sự phân bố các cá thể trong quần thể.

B. Khi mật độ cá thể của quần thể vượt quá sức chịu đựng của môi trường, các cá thể cạnh tranh với nhau làm tăng mức sinh sản.

C. Cạnh tranh là đặc điểm thích nghi của quần thể.

D. Cạnh tranh cùng loài, ăn thịt đồng loại giữa các cá thể trong quần thể là những trường hợp phổ biến và có thể dẫn đến tiêu diệt loài.

Câu 377 : Nhóm sinh vật nào sau đây thuộc giới thực vật?

A. Tảo.

B. Nấm nhầy.

C. Nấm.

D. Rêu.

Câu 378 : Ví dụ nào sau đây phản ánh quan hệ cộng sinh giữa các loài

A. Vi khuẩn lam sống trong nốt sần rễ họ đậu.

B. Chim sáo đậu trên lưng trâu rừng.

C. Cây phong lan bám trên thân cây gỗ.

D. Cây tầm gửi sống trên thân cây gỗ.

Câu 379 : ATP được cấu tạo từ 3 thành phần là

A. Bazơ nitơ adenozin, đường ribozơ, 2 nhóm photphat.

B. Bazơ nitơ adenozin, đường deoxiribozơ, 3 nhóm photphat.

C. Bazơ nitơ adenin, đường ribozơ, 3 nhóm photphat.

D. Bazơ nitơ adenin, đường deoxiribozơ, 1 nhóm photphat.

Câu 380 : Cây xanh có khả năng tổng hợp chất hữu cơ từ CO2 và H2O dưới tác dụng của năng lượng ánh sáng. Quá trình chuyển hóa năng lượng kèm theo quá trình này là

A. Chuyển hóa từ hóa năng sang quang năng.

B. Chuyển hóa từ quang năng sang hóa năng.

C. Chuyển hóa từ nhiệt năng sang quang năng.

D. Chuyến hóa từ hóa năng sang nhiệt năng.

Câu 381 : Loại tế bào nào sau đây không thực hiện quá trình nguyên phân?

A. Tế bào vi khuẩn.

B. Tế bào thực vật.

C. Tế bào động vật.

D. Tế bào nấm.

Câu 382 : Bào quan nào sau đây tham gia vào việc hình thành thoi phân bào?

A. Trung thể.

B. Không bào.

C. Ti thể.

D. Bộ máy Gôngi.

Câu 384 : Nghiên cứu một số hoạt động sau:

A. 1.

B. 2.

C. 3.

D. 4.

Câu 385 : Nói về sự phân chia tế bào chất, điều nào sau đây không đúng?

A. Tế bào động vật phân chia tế bào chất bằng cách thắt màng tế bào ở vị trí mặt phẳng xích đạo.

B. Tế bào thực vật phân chia tế bào từ trung tâm mặt phẳng xích đạo và tiến ra hai bên.

C. Sự phân chia tế bào chất diễn ra rất nhanh ngay sau khi phân chia nhân hoàn thành.

D. Tế bào chất luôn được phân chia đồng đều cho hai tế bào con.

Câu 386 : Mã di truyền có tính đặc hiệu, tức là

B. Mã mở đầu là AUG, mã kết thúc là UAA, UAG, UGA.

C. Nhiều bộ ba cùng xác định một axit amin.

D. Một bộ ba mã hóa chỉ mã hóa cho một loại axit amin.

Câu 387 : Chuỗi polipeptit sơ khai do gen đột biến tổng hợp so với chuỗi polipeptit sơ khai do gen bình thường tổng hợp có số axit amin bằng nhau nhưng khác nhau ở axit amin thứ 80. Đột biến điểm trên gen cấu trúc này thuộc dạng

A. Thay thế một cặp nucleotit ở bộ ba thứ 80.

B. Mất một cặp nucleotit ở vị trí thứ 80.

C. Thay thế một cặp nucleotit ở bộ ba thứ 81.

D. Thêm một cặp nucleotit vào vị trí thứ 80.

Câu 393 : Giả sử một tế bào sinh tinh có kiểu gen ABabDd   giảm phân bình thường và có hoán vị gen giữa alen B và b. Theo lí thuyết, các loại giao tử được tạo ra là

A. ABD; AbD; aBd; abd hoặc Abd; Abd; aBD; abD.

B. ABD; abd hoặc Abd; abD hoặc AbD; aBd.

C. abD; abd hoặc Abd; ABD hoặc AbD; aBd.

D. ABD; ABd; abD; abd hoặc AbD; Abd; aBd; aBD.

Câu 401 : Quá trình biến đổi năng lượng Mặt Trời thành năng lượng hóa học trong hệ sinh thái nhờ vào nhóm sinh vật nào?

A. Sinh vật phân giải.

B. Sinh vật tiêu thụ bậc 1.

C. Sinh vật tiêu thụ bậc 2.

D. Sinh vật sản xuất.

Câu 403 : Hệ sinh thái bao gồm

A. quần xã sinh vật và môi trường vô sinh của quần xã.

B. quần thể sinh vật và môi trường vô sinh của quần xã.

C. quần xã sinh vật và môi trường hữu sinh của quần xã.

D. quần thể sinh vật và môi trường hữu sinh của quần xã.

Câu 404 : Theo quan niệm Đaxcuyn, nguồn nguyên liệu chủ yếu cho quá trình tiến hóa là

A. đột biến gen.

B. đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể.

C. biến dị cá thể.

D. đột biến số lượng nhiễm sắc thể.

Câu 405 : Giới hạn sinh thái là

A. khoảng giá trị xác định của một nhân tố sinh thái mà trong khoảng đó sinh vật có thể tồn tại và phát triển ổn định theo thời gian.

B. giới hạn chịu đựng của sinh vật đối với một số nhân tố sinh thái của môi trường. Nằm ngoài giới hạn sinh thái, sinh vật không thể tồn tại được.

C. giới hạn chịu đựng của sinh vật đối với nhiều nhân tố sinh thái của môi trường. Nằm ngoài giới hạn sinh thái, sinh vật không thể tồn tại được.

D. giới hạn chịu đựng của sinh vật đối với nhân tố sinh thái của môi trường. Nằm ngoài giới hạn sinh thái, sinh vật vẫn tồn tại được.

Câu 406 : Các kiểu quan hệ đối kháng trong quần xã là

A. cộng sinh, hội sinh, hợp tác.

B. quần tụ thành bầy hay cụm và hiệu quả nhóm.

C. kí sinh, ăn loài khác, ức chế cảm nhiễm, cạnh tranh.

D. cộng sinh, hội sinh, kí sinh.

Câu 408 : Trong lai tế bào sinh dưỡng (xôma), người ta nuôi cấy hai dòng tế bào

A. sinh dưỡng khác loài.

B. sinh dục khác loài.

C. sinh dưỡng cùng loài.

D. sinh dục cùng loài.

Câu 409 : Quần xã sinh vật là

A. tập hợp nhiều quần thể sinh vật thuộc các loài khác nhau, cùng sống trong một khoảng không gian xác định và chúng ít quan hệ với nhau.

B. tập hợp nhiều quần thể sinh vật, cùng sống trong một khoảng không gian xác định và chúng có quan hệ chặt chẽ với nhau.

C. tập hợp các quần thể sinh vật thuộc các loài khác nhau, cùng sống trong một khoảng không gian và thời gian xác định, chúng có mối quan hệ gắn bó với nhau như một thể thống nhất.

D. tập hợp nhiều quần thể sinh vật thuộc cùng loài, cùng sống trong một khoảng không gian và thời gian xác định, chúng có mối quan hệ gắn bó với nhau như một thể thống nhất.

Câu 410 : Đặc điểm nào dưới đây có ở enzim?

A. Là chất xúc tác sinh học được tổng hợp trong các tế bào sống.

B. Mỗi loại thường xúc tác cho nhiều phản ứng hóa học khác loại.

C. Có thành phần chính là cacbohiđrat.

D. Không bị biến tính ở điều kiện nhiệt độ cao (trên ).

Câu 411 : Hiện tượng nào sau đây phản ánh dạng biến động số lượng cá thể của quần thể sinh vật không theo chu kì?

A. Ở Việt Nam, vào mùa xuân khí hậu ấm áp, sâu hại thường phát triển.

B. Ở miền bắc Việt Nam, số lượng ếch nhái giảm vào những năm có mùa đông giá rét, nhiệt độ xuống dưới.

C. Ở đồng rêu phương bắc, cứ 3 – 4 năm, số lượng cáo lại tăng lên gấp 100 lần và sau đó lại giảm.

D. Ở Việt Nam, hàng năm vào mùa thu hoạch lúa, ngô,... chim cu gáy xuất hiện nhiều.

Câu 412 : Hầu hết các vi khuẩn sinh sản bằng hình thức

A. phân đôi.

B. nảy chồi.

C. tạo thành bào tử.

D. phân mảnh.

Câu 414 : Hiện tượng số lượng cá thể cảu một loài bị khống chế ở một mức nhất định do mối quan hệ hỗ trợ hoặc đối kháng giữa các loài trong quần xã là

A. hiện tượng khống chế sinh học.

B. trạng thái cân bằng của quần thể.

C. trạng thái cân bằng sinh học.

D. sự điều hòa mật độ.

Câu 415 : Về phương diện lí thuyết, quần thể sinh vật tăng trưởng theo tiềm năng sinh học khi nào?

A. Điều kiện môi trường bị giới hạn và không đồng nhất.

B. Mức độ sinh sản giảm và mức độ tử vong tăng.

C. Điều kiện môi trường không bị giới hạn (môi trường lí tưởng).

D. Mức độ sinh sản và mức độ tử vong tăng xấp xỉ nhau.

Câu 416 : Ở thực vật có hoa, từ tế bào trong bao phấn đển khi tạo ta hạt phấn đã trải qua

A. một lần nguyên phân rồi đến một lần giảm phân.

B. một lần giảm phân rồi đến một lần nguyên phân.

C. hai lần nguyên phân rồi đến một lần giảm phân.

D. một lần giảm  phân rồi đến hai lần nguyên phân.

Câu 417 : Capsome là

A. Đơn vị protein cấu tạo nên vỏ capsit.

B. Lõi của virut.

C. Các gai glicoprotein.

D. Phức hệ vỏ capsit và lõi axit nucleic

Câu 418 : Các nguyên tố đại lượng gồm:

A. C, H, O, N, P, K, S, Ca, Fe.

B. C, H, O, N, P, K, S, Ca, Mg.

C. C, H, O, N, P, K, S, Ca, Mn.

D. C, H, O, N, P, K, S, Ca, Cu.

Câu 419 : Căn cứ vào đâu mà người ta chia thành ba loại môi trường nuôi cấy vi sinh vật trong phòng thí nghiệm?

A. Thành phần chất dinh dưỡng.

B. Thành phần vi sinh vật.

C. Mật độ vi sinh vật.

D. Tính chất vật lí của môi trường.

Câu 420 : Điểm bù ánh sáng là

A. cường độ ánh sáng mà ở đó cường độ quang hợp lớn hơn cường độ hô hấp.

B. cường độ ánh sáng mà ở đó cường độ quang hợp và cường độ hô hấp bằng nhau.

C. cường độ ánh sáng mà ở đó cường độ quang hợp nhỏ hơn cường độ hô hấp.

D. cường độ ánh sáng mà ở đó cường độ quang hợp lớn gấp 2 lần cường độ hô hấp.

Câu 421 : Sự tháo xoắn và đóng xoắn của nhiễm sắc thể trong phân bào có ý nghĩa:

A. Thuận lợi cho sự nhân đôi và phân li của nhiễm sắc thể.

B. Thuận lợi cho việc gắn nhiễm sắc thể vào thoi phân bào.

C. Giúp tế bào phân chia nhân một cách chính xác.

D. Thuận lợi cho sự tập trung của nhiễm sắc thể.

Câu 422 : Đặc điểm nào dưới đây không có ở thú ăn thịt.

A. Dạ dày đơn.

B. Ruột ngắn hơn thí ăn thực vật.

C. Thức ăn qua ruột non trải qua tiêu hóa cơ học, hóa học và được hấp thụ.

D. Manh tràng phát triển.

Câu 423 : Côn trùng có hình thức hô hấp nào?

A. Hô hấp bằng hệ thống ống khí.

B. Hô hấp bằng hệ thống túi khí.

C. Hô hấp bằng mang.

D. Hô hấp bằng phổi.

Câu 426 : Điều nào không đúng với việc làm biến đổi hệ gen của một sinh vật?

A. Đưa thêm một gen lạ vào hệ gen.

B. Loại bỏ hay bất hoạt một gen nào đó.

C. Làm biến đổi gen đã có sẵn trong hệ gen.

D. Tạo môi trường cho gen nào đó biểu hiện khác thường.

Câu 428 : Tính trạng màu da ở người di truyền theo cơ chế nào?

A. Một gen chi phối nhiều tính trạng.

B. Nhiều gen quy định nhiều tính trạng.

C. Nhiều gen không alen chi phối một tính trạng.

D. Nhiều gen tương tác bổ sung.

Câu 429 : Cơ chế dị hợp hai cặp gen quy định 2 tính trạng lai phân tích có xảy ra hoán vị gen với tần số 25% thì tỉ lệ kiểu hình ở đời con là

A. 75% : 25%.

B. 37,5% : 37,5% : 12.5% : 12,5%.

C. 25% : 25% : 25% : 25%.

D. 42,5% : 42,5% : 7,5% : 7,5%.

Câu 439 : Khu sinh học có đa dạng sinh học lớn nhất là

A. Rừng lá rộng ôn đới.

B. Đồng rêu hàn đới.

C. Rừng cây lá kim.

D. Rừng mưa nhiệt đới.

Câu 443 : Trong cấu trúc tuổi của quần thể sinh vật, tuổi quần thể là

A. thời gian sống của một cá thể có tuổi thọ cao nhất trong quần thể.

B. tuổi bình quân (tuổi thọ trung bình) của các cá thể trong quần thể.

C. thời gian để quần thể tăng trưởng và phát triển.

D. thời gian tồn tại thực của quần thể trong tự nhiên.

Câu 444 : Sinh vật sản xuất là những sinh vật:

A. phân giải vật chất (xác chết, chất thải) thành những chất vô cơ trả lại cho môi trường.

B. động vật ăn thực vật và động vật ăn động vật.

C. có khả năng tự tổng hợp nên các chất hữu cơ để tự nuôi sống bản thân.

D. chỉ gồm các sinh vật có khả năng hóa tổng hợp.

Câu 445 : Hiệu suất sinh thái là

A. tỉ số sinh khối trung bình giữa các bậc dinh dưỡng.

B. tỉ lệ phần trăm chuyển hóa năng lượng giữa các bậc dinh dưỡng.

C. hiệu số sinh khối trung bình của hai bậc dinh dưỡng liên tiếp.

D. hiệu số năng lượng giữa các bậc dinh dưỡng liên tiếp.

Câu 447 : Con lai được sinh ra từ phép lai khác loài thường bất thụ, nguyên nhân chủ yếu là do?

A. Số lượng nhiễm sắc thể của hai loài không bằng nhau, gây trở ngại cho sự nhân đôi nhiễm sắc thể.

B. Các nhiễm sắc thể trong tế bào không tiếp hợp với nhau khi giảm phân, gây trở ngại cho sự phát sinh giao tử.

C. Cấu tạo cơ quan sinh sản của hai loài không phù hợp.

D. Số lượng gen của hai loài không bằng nhau.

Câu 448 : Quan hệ cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thể sinh vật:

A. chỉ xảy ra ở các quần thể động vật, không xảy ra ở các quần thể thực vật.

B. thường làm cho quần thể suy thoái dẫn đến diệt vong.

C. xuất hiện khi mật độ cá thể của quần thể xuống quá thấp.

D. đảm bảo cho số lượng và sự phân bố các cá thể trong quần thể duy trì ở mức độ phù hợp với sức chứa của môi trường.

Câu 449 : Đối với mỗi nhân tố sinh thái thì khoảng thuận lợi là khoảng giá trị của nhân tố sinh thái mà ở đó sinh vật

A. phát triển thuận lợi nhất.

B. có sức sống trung bình.

C. có sức sống giảm dần.

D. chết hàng loạt.

Câu 450 : Mô sẹo là mô

A. gồm nhiều tế bào đã biệt hóa và có kiểu gen tốt.

B. gồm nhiều tế bào đã biệt hóa và có kiểu gen không tốt.

C. gồm nhiều tế bào đã biệt hóa và có khả năng sinh trưởng mạnh.

D. gồm nhiều tế bào chưa biệt hóa và có khả năng sinh trưởng mạnh.

Câu 451 : Các “dấu chuẩn” ở màng sinh chất của tế bào có bản chất là gì?

A. glicoprotein.

B. cacbohidrat.

C. photpholipit.

D. colesteron.

Câu 452 : Bộ phận nào trong cây có nhiều kiểu hướng động nhất?

A. Hoa.

B. Thân.

C. Rễ.

D. Lá.

Câu 454 : Mezoxom – điểm tựa trong phân đôi của vi khuẩn – có nguồn gốc từ bộ phận nào?

A. Vùng nhân.

B. Thành tế bào.

C. Tế bào chất.

D. Màng sinh chất.

Câu 455 : Đặc điểm không phải là ưu thế của sinh sản hữu tính so với sinh sản vô tính ở thực vật là

A. có khả năng thích nghi với những điều kiện môi trường biến đổi.

B. tạo được nhiều biến dị làm nguyên liệu cho quá trình chọn giống và tiến hóa.

C. duy trì ổn định những tính trạng tốt về mặt di truyền.

D. hình thức sinh sản phổ biến.

Câu 456 : Virut khảm thuốc lá có dạng cấu trúc nào sau đây?

A. Cấu trúc xoắn.

B. Phối hợp giữa cấu trúc xoắn và khối.

C. Cấu trúc hình trụ.

D. Cấu trúc khối.

Câu 458 : Sự thoát hơi nước qua lá có ý nghĩa gì đối với cây?

A. Làm cho không khí ẩm và dịu mát nhất là trong những ngày nắng nóng.

B. Làm cho cây dịu mát không bị đốt cháy dưới ánh mặt trời.

C. Tạo ra sức hút để vận chuyển nước và muối khoáng từ rễ lên lá.

D. Làm cho cây dịu mát không bị đốt cháy dưới ánh mặt trời và tạo ra sức hút để vận chuyển nước và muối khoáng từ rễ lên lá.

Câu 459 : Loại tế bào nào xảy ra quá trình nguyên phân?

A. Tế bào sinh dưỡng, tế bào sinh dục sơ khai và hợp tử.

B. Tế bào sinh dưỡng.

C. Tế bào sinh giao tử.

D. Tế bào sinh dục sơ khai.

Câu 460 : Pha tối trong quang hợp của nhóm hay các nhóm thực vật nào chỉ xảy ra trong chu trình canvin?

A. Nhóm thực vật CAM.

B. Nhóm thực vật C4 và CAM.

C. Nhóm thực vật C4.

D. Nhóm thực vật C3.

Câu 461 : Diều ở các động vật được hình thành từ bộ phận nào của ống tiêu hóa?

A. Tuyến nước bọt.

B. Khoang miệng.

C. Dạ dày.

D. Thực quản.

Câu 462 : Vì sao lưỡng cư sống được nước và cạn?

A. Vì nguồn thức ăn ở hai môi trường đều phong phú.

B. Vì chúng hô hấp bằng da và bằng phổi.

C. Vì da luôn cần ẩm ướt.

D. Vì chi ếch có màng, vừa bơi, vừa nhảy được ở trên cạn.

Câu 465 : Sinh trưởng thứ cấp ở cây thân gỗ là gia tăng về

A. chiều dài do hoạt động của mô phân sinh đỉnh.

B. chiều ngang do hoạt động của mô sinh đỉnh.

C. chiều ngang do hoạt động của mô phân sinh bên.

D. chiều dài do hoạt động của mô phân sinh bên.

Câu 466 : Dạng đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể gây hậu quả nghiêm trọng nhất cho cơ thể là

A. Chuyển đoạn nhỏ nhiễm sắc thể.

B. Lặp đoạn nhiễm sắc thể.

C. Đảo đoạn nhiễm sắc thể.

D. Mất một đoạn lớn nhiễm sắc thể.

Câu 467 : Trong tương tác cộng gộp, tính trạng càng phụ thuộc vào nhiều cặp gen thì

A. càng có sự khác biệt lớn giữa các tổ hợp gen khác nhau.

B. sự khác biệt về kiểu hình giữa các kiểu gen càng nhỏ.

C. làm xuất hiện các tính trạng khác không có ở bố mẹ.

D. tạo ra một dãy tính trạng với nhiều tính trạng tương ứng.

Câu 468 : Trong phép lai một cặp tính trạng, người ta thu được kết quả sau đây: 120 cây quả tròn : 20 cây quả dẹt : 20 cây quả dài. Kết luận nào sau đây sai?

A. Con lai có 8 tổ hợp.

B. Có tác động gen không alen.

C. Bố mẹ đều dị hợp hai cặp gen.

D. Hai gen quy định tính trạng không cùng locus với nhau.

Câu 480 : Ở nhân tế bào động vật, chất nhiễm sắc có ở đâu?

A. Màng trong.

B. Dịch nhân.

C. Màng ngoài.

D. Nhân con.

Câu 481 : Cơ thể sống xuất hiện đầu tiên thuộc sinh vật nào sau đây?

A. Động vật.

B. Thực vật.

C. Nấm.

D. Nhân sơ.

Câu 482 : Trong các kiểu phân bố cá thể của quần thể sinh vật, kiểu phân bố phổ biến nhất là

A. Phân bố ngẫu nhiên.

B. Phân bố theo nhóm.

C. Phân bố theo chiều thẳng đứng.

D. Phân bố đồng đều.

Câu 483 : Các kiểu hệ sinh thái trên Trái Đất được phân chia theo nguồn gốc bao gồm:

A. hệ sinh thái trên cạn và hệ sinh thái dưới nước.

B. hệ sinh thái tự nhiên và hệ sinh thái nhân tạo.

C. hệ sinh thái nước mặn và hệ sinh thái nước ngọt.

D. hệ sinh thái nước mặn và hệ sinh thái trên cạn.

Câu 484 : Đặc trưng nào sau đây không phải là đặc trưng của quần thể giao phối?

A. Độ da dạng về loài.

B. Mật độ cá thể của quần thể.

C. Tỉ lệ giới tính.

D. Tỉ lệ các nhóm tuổi.

Câu 485 : Vi khuẩn nitrat hóa tham gia trong chu trình nitơ chủ yếu là

A. Chuyển hóa amoni thành khí nitơ quay trở lại bầu khí quyển.

B. Chuyển hóa nitơ thành amoni.

C. Giải phóng amoni khỏi các hợp chất chứa nitơ.

D. Chuyển hóa amoni thành nitrat, thực vật có thể hấp thụ.

Câu 487 : Tại sao các loài thường phân bố khác nhau trong không gian, tạo nên theo chiều thẳng đứng hoặc theo chiều ngang?

A. Do mối quan hệ hỗ trợ giữa các loài.

B. Do nhu cầu sống khác nhau.

C. Do mối quan hệ hợp tác giữa các loài.

D. Do hạn chế về nguồn dinh dưỡng.

Câu 489 : Theo thuyết tiến hóa tổng hợp, tần số alen của một gen nào đó trong quần thể có thể bị thay đổi nhanh chóng khi

A. các cá thể trong quần thể giao phối ngẫu nhiên.

B. các cá thể trong quần thể giao phối không ngẫu nhiên.

C. gen dễ bị đột biến thành các alen khác nhau.

D. kích thước quần thể giảm mạnh.

Câu 490 : Khi nói về mức sinh sản và mức tử vong của quần thể, kết luận nào sau đây không đúng?

A. Sự thay đổi về mức sinh sản và mức tử vong là cơ chế chủ yếu điều chỉnh số lượng cá thể của quần thể.

B. Mức tử vong là số cá thể của quần thể bị chết trong một đơn vị thời gian.

C. Mức sinh sản của quần thể là số cá thể của quần thể được sinh ra trong một đơn vị thời gian.

D. Mức sinh sản và mức tử vong có tính ổn định, không phụ thuộc vào điều kiện môi trường.

Câu 491 : Để khắc phục hiện tượng bất thụ trong cơ thể lai xa ở thực vật người ta sử dụng

A. gây đột biến đa bội tạo thể song nhị bội.

B. nhân giống bằng sinh sản sinh dưỡng.

C. thụ phấn bằng phấn hoa hỗn hợp của nhiều loài.

D. nuôi cấy mô.

Câu 492 : Trong hô hấp hiếu khí ở tế bào, giai đoạn nào dưới đây không xảy ra ở ti thể?

A. Chuỗi truyền electron hô hấp.

B. Chu trình Crep.

C. Đường phân.

D. Ôxi hóa axit piruvic.

Câu 493 : Những ứng động nào dưới đây là ứng động không sinh trưởng?

A. Ứng động nở hoa của bồ công anh, khí khổng đóng mở.

B. Hoa mười giờ nở vào buổi sáng, ứng động nở hoa của bồ công anh.

C. Sự đóng mở của lá cây trinh nữ, khí khổng đóng mở.

D. Lá cây họ đậu xòe ra và khép lại, khí khổng đóng mở.

Câu 494 : Lớp vỏ dày bên ngoài của nội bào tử ở vi khuẩn có chứa thành phần đặc biệt nào?

A. Kitin.

B. Peptiđoglican.

C. Canxiđipicolinat.

D. Axit glutamic.

Câu 495 : Thụ tinh ở thực vật có hoa là sự kết hợp

A. có chọn lọc của hai giao tử đực và giao tử cái tạo nên hợp tử phát triển thành cơ thể mới.

B. ngẫu nhiên hai giao tử đực và giao tử cái tạo nên hợp tử phát triển thành cơ thể mới.

C. có chọn lọc của giao tử cái và nhiều giao tử đực tạo nên hợp tử phát triển thành cơ thể mới.

D. của nhiều giao tử đực với nhiều giao tử cái tạo nên hợp tử phát triển thành cây mới.

Câu 496 : Khi nói về các nhân tố tiến hóa theo thuyết tiến hóa hiện đại, phát biểu nào sau đây đúng?

A. Đột biến tạo nguồn nguyên liệu thứ cấp cho quá trình tiến hóa.

B. Chọn lọc tự nhiên tác động trực tiếp lên kiểu hình và gián tiếp làm biến đổi tần số kiểu gen của quần thể.

C. Giao phối không ngẫu nhiên luôn làm tăng sự đa dạng di truyền của quần thể.

D. Di – nhập gen luôn làm thay đổi tần số alen của quần thể theo một chiều hướng nhất định.

Câu 498 : Căn cứ vào đâu người ta chia vi sinh vật thành các nhóm khác nhau về kiểu dinh dưỡng?

A. Nguồn năng lượng và nguồn C.

B. Nguồn năng lượng và nguồn H.

C. Nguồn năng lượng và nguồn N.

D. Nguồn năng lượng và nguồn cung cấp C hay H.

Câu 499 : Thực vật chỉ hấp thu được dạng nitơ trong đất bằng hệ rễ là

A. N2

B. NH4+ và  NO3- 

C. NO3-

D. NH4+

Câu 500 : Sự trao đổi nước ở thực vật C4  khác với thực vật C3  như thế nào?

A. Nhu cầu nước thấp hơn, thoát hơi nước nhiều hơn.

B. Nhu cầu nước cao hơn, thoát hơi nước cao hơn.

C. Nhu cầu nước thấp hơn, thoát hơi nước ít hơn.

D. Nhu cầu nước cao hơn, thoát hơi nước ít hơn.

Câu 501 : Trong một chu kì tế bào thời gian dài nhất là

A. Kì trung gian.

B. Kì đầu.

C. Kì giữa.

D. Kì cuối.

Câu 503 : Sự tiêu hóa thức ăn ở thú ăn cỏ như thế nào?

A. Tiêu hóa hóa và cơ học.

B. Tiêu hóa hóa, cơ học và nhờ vi sinh vật cộng sinh.

C. Chỉ tiêu hóa cơ học.

D. Chỉ tiêu hóa hóa học.

Câu 504 : Sự thông khí trong các ống khí của côn trùng thực hiện được nhờ

A. sự co dãn của phần bụng.

B. sự di chuyển của chân.

C. sự nhu động của hệ tiêu hóa.

D. vận động của cánh.

Câu 518 : Cho sơ đồ phả hệ sau:
     

A. 1

B. 2

C. 3

D. 4

Câu 521 : Thành phần hữu sinh của một hệ sinh thái bao gồm:

A. sinh vật sản xuất, sinh vật tiêu thụ, sinh vật phân giải.

B. sinh vật sản xuất, sinh vật ăn thực vật, sinh vật phân giải.

C. sinh vật ăn thực vật, sinh vật ăn động vật, sinh vật phân giải.

D. sinh vật sản xuất, sinh vật ăn động vật, sinh vật phân giải.

Câu 525 : Có các loại môi trường sống phổ biến là

A. môi trường đất, môi trường nước, môi trường trên cạn, môi trường sinh vật.

B. môi trường đất, môi trường nước, môi trường trên cạn, môi trường bên trong.

C. môi trường đất, môi trường nước, môi trường trên cạn, môi trường ngoài.

D. môi trường đất, môi trường nước ngọt, môi trường nước mặn và môi trường trên cạn.

Câu 526 : Đề tạo dòng thuần ổn định trong chọn giống ở thực vật có hoa, phương pháp hiệu quả nhất là

A. Cho tự thụ phân bắt buộc.

B. Nuôi cấy hạt phần rồi lưỡng bội hóa.

C. Lai tế bào sinh dưỡng.

D. Công nghệ gen.

Câu 527 : Trong hô hấp hiếu khí ở tế bào, NADH được tạo ra ở những giai đoạn nào?

A. Đường phân, oxi hoá axit piruvic, chu trình Crep và chuỗi chuyền electron hô hấp.

B. Đường phân, oxi hoá axit piruvic và chuỗi chuyền electron hô hấp.

C. Đường phân, oxi hoá axit piruvic và chu trình Crep.

D. Đường phân, chu trình Crep và chuỗi chuyền electron hô hấp.

Câu 528 : Khi nói về các đặc trưng cơ bản của quần thể sinh vật, phát biểu nào sau đây đúng?

A. Tỉ lệ giới tính của quần thể là đặc trưng quan trọng đảm bảo hiệu quả sinh sản của quần thể.

B. Khi kích thước quần thể đạt tối đa thì tốc độ tăng trưởng của quần thể là lớn nhất.

C. Mỗi quần thể sinh vật có kích thước đặc trưng và ổn định, không phụ thuộc vào điều kiện sống.

D. Mật độ cá thể của quần thể luôn ổn định, không thay đổi theo mùa, theo năm.

Câu 529 : Loại bào tử nào dưới đây không tham gia vào hoạt động sinh sản của vi sinh vật?

A. Bào tử túi.

B. Bào tử đốt.

C. Bào tử trần.

D. Nội bào tử.

Câu 530 : Miễn dịch đặc hiệu gồm:

A. Các loại miễn dịch tự nhiên, bẩm sinh.

B. Các loại miễn dịch thể dịch.

C. Miễn dịch thể dịch và miễn dịch tế bào.

D. Các loại miễn dịch nhân tạo.

Câu 531 : Phát biểu nào sau đây đúng khi nói về quan hệ cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thể sinh vật?

A. Quan hệ cạnh tranh gay gắt thì sẽ làm suy vong quần thể.

B. Quan hệ cạnh tranh xảy ra khi nguồn sống của môi trường đủ cung cấp cho mọi cá thể trong quần thể.

C. Quan hệ cạnh tranh giúp duy trì số lượng cá thể của quần thể ở mức độ phù hợp, đảm bảo sự tồn tại và phát triển của quần thể.

D. Quan hệ cạnh tranh làm tăng nhanh kích thước của quần thể.

Câu 532 : Ở thực vật có hoa, quá trình hình thành túi phôi trải qua

A. 1 lần giảm phân, 1 lần nguyên phân.

B. 1 lần giảm phân, 2 lần nguyên phân.

C. 1 lần giảm phân, 3 lần nguyên phân.

D. 1 lần giảm phân, 4 lần nguyên phân.

Câu 533 : Dinh dưỡng ở vi khuẩn có nguồn năng lượng là ánh sáng và nguồn cacbon là chất hữu cơ. Đây là kiểu dinh dưỡng gì?

A. Quang tự dưỡng.

B. Quang dị dưỡng.

C. Hoá tự dưỡng.

D. Hoá dị dưỡng.

Câu 534 : Ý nào dưới đây không đúng với cấu tạo của ống tiêu hoá ở người?

A. Trong ống tiêu hoá của người có ruột non.

B. Trong ống tiêu hoá của người có thực quản.

C. Trong ống tiêu hoá của người có dạ dày.

D. Trong ống tiêu hoá của người có diều.

Câu 535 : Vì sao ở cá xương, nước chảy từ miệng qua mang theo một chiều?

A. Vì quá trình thở ra và vào diễn ra đều đặn.

B. Vì cửa miệng, thềm miệng và nắp mang hoạt động nhịp nhàng.

C. Vì nắp mang chỉ mở một chiều.

D. Vì cá bơi ngược dòng nước.

Câu 536 : Các lớp tế bào ngoài cùng (bần) của vỏ cây thân gỗ được sinh ra từ đâu?

A. Mạch rây thứ cấp.

B. Tầng sinh mạch.

C. Mạch gỗ thứ cấp.

D. Tầng sinh bần.

Câu 537 : Chọn lọc tự nhiên đào thải các đột biến có hại và tích luỹ các đột biến có lợi trong quần thể. Alen đột biến có hại đến sức sống sẽ bị chọn lọc tự nhiên đào thải

A. triệt để khỏi quần thể nếu đó là alen lặn.

B. khỏi quần thể rất nhanh nếu đó là alen trội.

C. không triệt đề khỏi quần thể nếu đó là alen trội.

D. khỏi quần thể rất chậm nếu đó là alen trội.

Câu 538 : Diễn biến nào dưới đây không có trong pha sáng của quá trình quang hợp?

A. Quá trình tạo ATP, NADPH và giải phóng O2 .

B. Quá trình khử CO2

C. Quá trình quang phân li nước.

D. Sự biến đổi trạng thái của diệp lục (từ dạng bình thường sang dạng kích thích).

Câu 539 : Trong quang hợp, các tia sáng xanh tím kích thích sự tổng hợp

A. cacbohidrat.

B. lipit.

C. AND.

D. protein.

Câu 540 : Nhiễm sắc thể co xoắn cực đại có hình thái đặc trưng và dễ quan sát nhất vào

A. kì giữa.

B. kì cuối.

C. kì sau.

D. kì đầu.

Câu 541 : Đặc điểm không có ở hoocmôn thực vật là

A. tính chuyển hóa cao hơn nhiều so với hoocmôn ở động vật bậc cao.

B. với nồng độ rất thấp gây ra những biến đổi mạnh trong cơ thể.

C. được vận chuyển theo mạch gỗ và mạch rây.

D. được tạo ra một nơi nhưng gây ra phản ứng ở nơi khác

Câu 542 : Theo quan niệm hiện đại, phát biểu nào sau đây đúng?

A. Chọn lọc tự nhiên luôn làm thay đổi đột ngột tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể.

B. Quá trình tiến hóa nhỏ diễn ra trên quy mô quần thể và diễn biến không ngừng dưới tác động của các nhân tô tiến hóa.

C. Các yếu tố ngẫu nhiên làm nghèo vốn gen quần thể, giảm sự đa dạng di truyền nên không có vai trò đối với tiến hóa.

D. Khi không có tác động của đột biến, chọn lọc tự nhiên và di - nhập gen thì tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể sẽ không thay đổi.

Câu 543 : Giao phối gần hoặc tự thụ phấn qua nhiều thế hệ sẽ dẫn đến thoái hóa giống vì

A. các gen lặn đột biến có hại bị các gen trội át chế trong kiểu gen dị hợp.

B. các gen lặn đột biến có hại biểu hiện thành kiểu hình do chúng được đưa về trạng thái đồng hợp.

C. xuất hiện ngày càng nhiều các đột biến có hại.

D. tập trung các gen trội có hại ở thế hệ sau.

Câu 544 : Cho các phát biểu sau:

A. 1.

B. 2.

C. 3.

D. 4.

Câu 558 : Theo quan niệm hiện đại, kết quả của quá trình tiến hóa nhỏ là hình thành nên?

A. Kiểu gen mới.

B. Alen mới.

C. Ngành mới.

D. Loài mới.

Câu 559 : Vì sao sau khi bón phân, cây sẽ khó hấp thụ nước?

A. Vì áp suất thẩm thấu của rễ tăng.

B. Vì áp suất thẩm thấu của đất tăng.

C. Vì áp suất thẩm thấu của đất giảm.

D. Vì áp suất thẩm thấu của rễ giảm.

Câu 560 : Tại sao cấm xác định giới tính sớm ở thai nhi người?

A. Vì sợ ảnh hưởng đến tâm lí của người mẹ.

B. Vì tâm lí của người thân muốn biết trước con trai hay con gái.

C. Vì sở ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi.

D. Vì định kiến trọng nam khinh nữ, dẫn đến hành vi làm thay đổi tỉ lệ trai và gái.

Câu 561 : Những động vật sinh trưởng và phát triển qua biến thái hoàn toàn là

A. Cá chép, gà, thỏ, khỉ.

B. Cánh cam, bọ rùa, bướm, ruồi.

C. Bọ ngựa, cào cào, tôm, cua.

D. Châu chấu, ếch, muỗi.

Câu 562 : Phân tử tự nhân đôi xuất hiện đầu tiên là

A. AND.

B. ARN.

C. Protein.

D. Lipit.

Câu 563 : Axit abxixic (AAB) có ở:

A. Đỉnh cành.

B. Thân non.

C. Hạt đang nảy mầm.

D. Cơ quan đang hóa già.

Câu 564 : Điểm giống nhau về cấu tạo giữa lizoxom và không bào là

A. Bào quan có lớp màng kép bao bọc.

B. Đều có kích thước rất lớn.

C. Được bao bọc chỉ bởi một lớp màng đơn.

D. Đều có trong tế bào của thực vật và động vật.

Câu 565 : Đặc điểm hoạt động của khí khổng ở thực vật CAM là

A. Đóng vào ban ngày và mở ra ban đêm.

B. Chỉ mở ra khi hoàng hôn.

C. Chỉ đóng vào giữa trưa.

D. Đóng vào ban đêm và mở vào ban ngày.

Câu 566 : Các vi sinh vật lợi dụng lúc cơ thể suy giảm miễn dịch để tấn công gây các bệnh khác, được gọi là

A. Vi sinh vật cộng sinh.

B. Vi sinh vật hoại sinh.

C. Vi sinh vật cơ hội.

D. Vi sinh vật tiềm tan.

Câu 567 : Theo quan điểm của thuyết tiến hóa hiện đại, nguồn biến dị di truyền của quần thể là

A. Biến dị đột biến, biến dị tổ hợp, di – nhập gen.

B. Đột biến gen, đột biến nhiễm sắc thể.

C. Biến dị tổ hợp, đột biến nhiễm sắc thể.

D. Đột biến gen và di nhập gen.

Câu 568 : Về nguồn gốc, hệ sinh thái được phân thành các kiểu

A. hệ sinh thái tự nhiên và nhân tạo.

B. hệ sinh thái trên cạn và dưới nước.

C. hệ sinh thái rừng và biển.

D. hệ sinh thái lục địa và đại dương.

Câu 569 : Khi kích thước của quần thể giảm xuống dưới mức tối thiểu thì

A. quần thể dễ rơi vào trạng thái suy giảm dẫn đến diệt vong.

B. sự hỗ trợ giữa các cá thể tăng, quần thể có khả năng chống chọi tốt với những thay đổi của môi trường.

C. khả năng sinh sản của quần thể tăng do cơ hội gặp nhau giữa các cá thể đực với cá thể cái nhiều hơn.

D. trong quần thể cạnh tranh gay gắt giữa các cá thể.

Câu 570 : Ở động vật chưa có cơ quan tiêu hóa, thức ăn được tiêu hóa như thế nào?

A. Tiêu hóa nội bào.

B. Một số tiêu hóa nội bào, còn lại tiêu hóa ngoại bào.

C. Tiêu hóa ngoại bào.

D. Tiêu hóa ngoại bào tiêu hóa nội bào.

Câu 571 : Điều kiện hóa đáp ứng là

A. hình thành mối liên hệ mới trong thần kinh trung ương dưới tác động của các kích thích đồng thời.

B. hình thành mối liên hệ mới trong thần kinh trung ương dưới tác động của các kích thích liên tiếp nhau.

C. hình thành mối liên hệ mới trong thần kinh trung ương dưới tác động của các kích thích trước và sau.

D. hình thành mối liên hệ mới trong thần kinh trung ương dưới tác động của các kích thích rời rạc.

Câu 572 : Để diệt sâu đục thân lúa, người ta thả ong mắt đỏ vào ruộng lúa. Đó là phương pháp đấu tranh sinh học dựa vào

A. cạnh tranh cùng loài.

B. khống chế sinh học.

C. cân bằng sinh học.

D. cân bằng quần thể.

Câu 574 : Khi nói về đặc trưng cơ bản của quần thể, phát biểu nào sau đây không đúng?

A. Tỉ lệ giới tính thay đổi tùy thuộc vào từng loài, từng thời gian và điều kiện sống của môi trường sống.

B. Kích thước của quần thể luôn ổn định và giống nhau giữa các loài.

C. Mật độ cá thể của quần thể không cố định mà thay đổi theo mùa, năm hoặc tùy theo điều kiện sống của môi trường.

D.Trong điều kiện môi trường bị giới hạn, đường cong tăng trưởng của quần thể có hình chữ S.

Câu 575 : Vi sinh vật sau đây có lối sống dị dưỡng là

A. Vi khuẩn chứa diệp lục

B. Tảo đơn bào

C. Vi khuẩn lam

D. Nấm

Câu 576 : Vì sao loài ưu thế đóng vai trò quan trọng trong quần xã?

A. Vì có số lượng cá thể nhiều, sinh khối lớn, sự cạnh tranh mạnh.

B. Vì có số lượng cá thể nhiều, sinh khối lớn, hoạt động mạnh.

C. Vì tuy có số lượng cá thể nhỏ, nhưng hoạt động mạnh.

D. Vì tuy có sinh khối nhỏ nhưng hoạt động mạnh.

Câu 577 : Hệ sinh thái nào sau đây là hệ sinh thái tự nhiên?

A. Cánh đồng.

B. Bể cá cảnh.

C. Rừng nhiệt đới.

D. Trạm vũ trụ.

Câu 583 : Cho các thông tin sau:

A. 1

B. 2

C. 3

D. 4

Câu 598 : Trong các bộ phận của rễ, bộ phận nào quan trọng nhất?

A. Miền lông hút hút nước và muối kháng cho cây.

B. Miền sinh trưởng làm cho rễ dài ra.

C. Chóp rễ che chở cho rễ.

D. Miền bần che chở cho các phần bên trong của rễ.

Câu 599 : Nhóm thực vật C3 được phân bố như thế nào?

A. Sống ở vùng nhiệt đới.

B. Chỉ sống ở vùng ôn đới và á nhiệt đới.

C. Phân bố rộng rãi trên thế giới.

D. Sống ở vùng sa mạc.

Câu 600 : Trong môi trường nuôi cấy, vi sinh có quá trình trao đổi chất mạnh mẽ nhất ở: 

 

B. Pha cân bằng động.

C. Pha luỹ thừa.

D. Pha suy vong.

Câu 601 : Trong lịch sử phát triển của sinh giới qua các đại địa chất, các nhóm linh trưởng phát sinh ở đại nào sau đây?

A. Đại nguyên sinh.

B. Đại cổ sinh.

C. Đại trung sinh.

D. Đại tân sinh.

Câu 602 : Tập tính bẩm sinh không có đặc điểm nào sau đây?

A. Có sự thay đối linh hoạt trong đời sống cá thể.

B. Thường rất bền vững và không thay đổi.

C. Là tập hợp các phản xạ không điều kiện diễn ra theo một trình tự nhất định.

D. Do kiểu gen quy định.

Câu 603 : Hoocmon Florigen kích thích sự ra hoa của cây được sinh ra ở:

A. Chồi nách.

B. Lá.

C. Đỉnh thân.

D. Rễ.

Câu 604 : Cấu trúc nào sau đây có tác dụng tạo nên hình dạng xác định cho tế bào động vật?

A. Mạng lưới nội chất.

B. Khung xương tế bào.

C. Bộ máy Gôngi.

D. Ti thể.

Câu 605 : Chất nào sau đây có thể được phân giải trong hoạt động hô hấp tế bào?

A. Cacbohidrat.

B. Protein.

C. Lipit.

D. Cả 3 chất trên.

Câu 606 : Bộ phận của sinh vật khó hoàn lại các chất cho chu trình sinh địa hóa của sinh quyển là

A. rễ và lá.

B. xương.

C. thân cây.

D. thịt và da.

Câu 607 : Quá trình tiêu hoá ở động vật chưa có cơ quan tiêu hoá chủ yếu diễn ra như thế nào?

A. Các enzim từ riboxom vào không bào tiêu hoá, thuỷ phân các chất hữu cơ có trong thức ăn thành những chất đơn giản mà cơ thể hấp thụ được.

B. Các enzim từ lizoxom vào không bào tiêu hoá, thuỷ phân các chất hữu cơ có trong thức ăn thành những chất đơn giản mà cơ thể hấp thụ được.

C. Các enzim từ peroxixom vào không bào tiêu hoá, thuỷ phân các chất hữu cơ có trong thức ăn thành những chất đơn giản mà cơ thể hấp thụ được.

D. Các enzim từ bộ máy gôngi vào không bào tiêu hoá, thuỷ phân các chất hữu cơ có trong thức ăn thành những chất đơn giản mà cơ thể hấp thụ được.

Câu 608 : Tiroxin có tác dụng gì đối với cơ thể?

A. Tăng cường quá trình sinh tổng hợp protein, do đó kích thích quá trình phân bào và tăng kích thước tế bào, vì vậy làm tăng cường sự sinh trưởng của cơ thể.

B. Kích thích chuyển hoá ở tế bào và kích thích quá trình sinh trưởng, phát triển bình thường của cơ thể.

C. Kích thích sự sinh trưởng và phát triển các đặc điểm sinh dục phụ ở con đực.

D. Kích thích sự sinh trưởng và phát triển các đặc điểm sinh dục phụ ở con cái.

Câu 609 : Quần xã sinh vật là

A. tập hợp nhiều quần thể sinh vật thuộc cùng loài, cùng sống trong một không gian xác định và chúng có mối quan hệ mật thiết, gắn bó với nhau.

B. tập hợp nhiều quần thể sinh vật thuộc các loài khác nhau, cùng sống trong một không gian xác định và chúng ít quan hệ với nhau.

C. tập hợp nhiều quần thể sinh vật thuộc hai loài khác nhau, cùng sống trong một không gian xác định và chúng có mối quan hệ mật thiết.

D. một tập hợp các quần thể sinh vật thuộc các loài khác nhau, cùng sống trong một không gian và thời gian nhất định, có mối quan hệ gắn bó với nhau như một thể thống nhất.

Câu 610 : Theo thuyết tiến hóa tổng hợp hiện đại, chọn lọc tự nhiên

A. trực tiếp tạo ra các tổ hợp gen thích nghi trong quần thể.

B. không tác động lên từng cá thể mà chỉ tác động lên toàn bộ quần thể.

C. vừa làm thay đổi tần số alen vừa làm thay đổi thành phần kiểu gen của quần thể.

D. chống lại alen lặn sẽ nhanh chóng loại bỏ hoàn toàn các alen lặn ra khỏi quần thể.

Câu 611 : Hệ tuần hoàn kín có ở động vật nào?

A. Chỉ có ở động vật có xương sống.

B. Mực ống, bạch tuộc, giun đốt và động vật có xương sống.

C. Chỉ có ở đa số động vật thân mềm và chân khớp.

D. Chỉ có ở mực ống, bạch tuộc, giun đốt, chân khớp.

Câu 612 : Cơ sở khoa học của uống thuốc tránh thai là

A. Làm giảm nồng độ Progesteron và Ostrogen trong máu gây ức chế ngược lên tuyến yên và vùng dưới đồi làm giảm tiết GnRH, FSH và LH nên trứng không chín và không rụng.

B. Làm tăng nồng độ Progesteron và Ostrogen trong máu gây ức chế ngược lên tuyến yên và vùng dưới đồi làm giảm tiết GnRH, FSH và LH nên trứng không chín và không rụng.

C. Làm tăng nồng độ Progesteron và Ostrogen trong máu gây ức chế ngược lên tuyến yên và vùng dưới đồi làm tăng tiết GnRH, FSH và LH nên trứng không chín và không rụng.

D. Làm giảm nồng độ Progesteron và Ostrogen trong máư gây ức chế ngược lên tuyên yên và vùng dưới đồi làm tăng tiết GnRH, FSH và LH nên trứng không chín và không rụng.

Câu 613 : Các bệnh cơ hội xuất hiện ở người bị nhiễm HIV vào giai đoạn nào sau đây?

A. Giai đoạn sơ nhiễm không triệu chứng.

B. Giai đoạn không triệu chứng.

C. Giai đoạn biểu hiện triệu chứng AIDS.

D. Cả 3 giai đoạn trên.

Câu 614 : Theo thuyết tiến hóa hiện đại, nhân tố tiến hóa nào sau đây không làm thay đổi tần số alen của quần thể?

A. Đột biến.

B. Di - nhập gen.

C. Chọn lọc tự nhiên.

D. Giao phối không ngẫu nhiên.

Câu 615 : Ví dụ về mối quan hệ cạnh tranh là

A. giun sán sống trong cơ thể lợn.

B. các loài cỏ dại và lúa cùng sống trên ruộng đồng.

C. vi khuẩn lam sống cùng với nấm.

D. thỏ và chó sói sống trong rừng.

Câu 616 : Hiệu suất sinh thái là gì?

A. Sự mất năng lượng qua các bậc dinh dưỡng.

B. Tỉ lệ phần trăm chuyển hóa năng lượng giữa các bậc dinh dưỡng.

C. Tỉ lệ phần trăm khối lượng giữa các bậc dinh dưỡng.

D. Tỉ lệ phần trăm cá thể giữa các bậc dinh dưỡng.

Câu 617 : Quần thể tự thụ phấn có vốn gen

A. rất đa dạng.

B. thích nghi cao.

C. kém đa dạng.

D. phong phú.

Câu 618 : Ở sinh vật nhân sơ, điều hòa hoạt động gen chủ yếu diễn ra ở giai đoạn

A. sau phiên mã.

B. phiên mã.

C. dịch mã.

D. sau dịch mã.

Câu 632 : Để xác định quy luật di truyền chi phối sự hình thành màu sắc hoa một nhà khoa học đã tiến hành các phép lai sau:

A. Cho cây hoa xanh ở phép lai 3 lai với dòng hoa trắng (1) hoặc (2) đời con đều cho 25% hoa xanh.

B. Nếu cho các cây hoa xanh ở phép lai 3 tự thụ phấn thì kiểu hình hoa trắng ở đời con chiếm 43,75%.

C. Màu sắc hoa được quy định bởi một gen có nhiều alen.

D. Tính trạng màu sắc hoa do gen ngoài nhân quy định.

Câu 635 : Phả hệ ở dưới đây mô tả sự di truyền hai bệnh ở người; bệnh P do một trong hai alen của một gen quy định; bệnh M do một trong 2 alen của một gen nằm ở vùng không tương đồng trên nhiễm sắc thể giới tính X quy định. Biết rằng không xảy ra đột biến.
 

A. Người số (4), số (5) và số (8) chắc chắn có kiểu gen giống nhau.

B. Xác định được chính xác kiểu gen của 10 người trong phả hệ.

C. Xác suất sinh con thứ nhất là con gái và chỉ bị bệnh P của cặp (13) - (14) là 112

D. Xác suất người số (7) mang kiểu gen dị hợp tử về 2 cặp gen là 23

Câu 636 : Đặc điểm cấu tạo nào của khí khổng thuận lợi cho quá trình đóng mở

A. Mép (vách) trong của tế bào dày, mép ngoài mỏng.

B. Mép (vách) trong và mép ngoài của tế bào rất dày.

C. Mép (vách) trong và mép ngoài của tế bào đều rất mỏng.

D. Mép (vách) trong của tế bào rất mỏng, mép ngoài dày.

Câu 637 : Ở mỗi bậc dinh dưỡng, phần lớn năng lượng bị tiêu hao do

A. hô hấp, tạo nhiệt cơ thể sinh vật.

B. các chất thải (phân động vật, chất bài tiết).

C. các bộ phận rơi rụng ở thực vật ( lá cây rụng, cue, rễ).

D. các bộ phận rơi rụng ở vật (rụng lông và lột xác ở động vật).

Câu 639 : pha tối diễn ra ở vị trí nào trong lục lạp?

A. Ở màng ngoài

B. Ở màng trong

C. Ở chất nền

D. Ở ticolait

Câu 640 : Trong lịch sử phát triển của sinh giới qua các đại địa chất, loài người xuất hiện ở mốc thời gian nào?

A. Đại cổ sinh

B. Đại tân sinh

C. Đại trung sinh

D. Đại nguyên sinh

Câu 641 : Chất trung gian hóa học nằm ở bộ phận nào của xinap

A. Màng trước xinap

B. Chùy xinap

C. Màng sau xinap

D. Khe xinap

Câu 642 : Bệnh/ hội chứng truyền nhiễm sau đây không lây truyền qua đường hô hấp là:

A. Bệnh SARS

B. Hội chứng ADIS

C. Bệnh lao

D. Bệnh cúm 

Câu 643 : Máu chảy trong hệ tuần hoàn hở như thế nào

A. Máu chảy trong động mạch duới áp lực lớn, tốc độ máu chảy cao.

B. Máu chảy trong động mạch duới áp lực thấp, tốc độ máu chảy chậm.

C. Máu chảy trong động mạch duới áp lực thấp, tốc độ máu chảy nhanh.

D. Máu chảy trong động mạch duới áp lực cao, tốc độ máu chảy chậm.

Câu 644 : Biện pháp nào làm tăng hiệu quả thụ tinh nhất

A. Thay đổi các yếu tố môi trường

B. Thụ tinh nhân tạo

C. Nuôi cấy phôi

D. Sử dụng hóc môn hoặc chất kích thích tổng hợp.

Câu 645 : Biểu hiện sinh trưởng của sinh vật ở pha cân bằng là

A. số được sinh ra nhiều hơn số chết đi

B. số chất đi nhiều hơn só đuợc sinh ra

C. số đuợc sinh ra bằng với số chết đi

D. chỉ có chết mà không có sinh ra

Câu 646 : Tính đa dạng về loài quần xã là

A. mức độ phong phú về số lượng loài trong quần xã và số lượng cá thể của mỗi loài.

B. mật độ cá thể của từng loài trong quần xã.

C. tỉ lệ % số địa điểm bắt gặp một loài trong tổng số địa điểm quan sát.

D. số loài đóng vai trò quan trọng trong quần xã.

Câu 647 : Trong một hệ sinh thái

A. năng lượng được truyền theo một chiều từ sinh vật sản xuất qua các bậc dinh dưỡng tới môi trường và được sinh vật sản xuất tái sử dụng.

B. vật chất và năng lượng được truyền theo một chiều từ sinh vật sản xuất qua các bậc dinh dưỡng tới môi trường và không được tái sử dụng.

C. vật chất và năng lượng được truyền theo một chiều từ sinh vật sản xuất qua các bậc dinh dưỡng tới môi trường và được sinh vật tái sử dụng.

D. năng lượng được truyền theo một chiều từ sinh vật sản xuất qua các bậc dinh dưỡng tới môi trường và không được sinh vật tái sử dụng.

Câu 648 : Phitocrom là:

A. sắc tố cảm nhận quang chu kì và cảm nhận ánh sáng, có bản chất là protein và chứa trong các loại hạt cần ánh sáng để nảy mầm.

B. sắc tố cảm nhận quang chu kì và cảm nhận ánh sáng, có bản chất là phi protein và chứa trong các loại hạt cần ánh sáng để nảy mầm.

C. sắc tố cảm nhận quang chu kì và cảm nhận ánh sáng, có bản chất là protein và chứa các lá cần ánh sáng để quang hợp.

D. sắc tố cảm nhận quang chu kì nhưng không cảm nhận ánh sáng, có bản chất là protein và chứa các hạt cần ánh sáng để nảy mầm.

Câu 649 : Các ví dụ nào sau đây thuộc cơ chế cách li sau hợp tử?

A. (1), (3)

B. (1), (4)

C. (2), (4)

D. (2), (3)

Câu 650 : Loại tế bào sau đây có chứa nhiều lizôxôm nhất là

A. Tế bào cơ.

B. Tế bào hồng cầu.

C. Tế bào bạch cầu.

D. Tế bào thần kinh.

Câu 651 : Ở người, thời gian mỗi chu kì hoạt động của tim trung bình là

A. 0,1 giây, trong đó tâm nhĩ co 0,2 giây, tâm thất co 0,3 giây, thời gian giãn chung là 0,5 giây.

B. 0,8 giây, trong đó tâm nhĩ co 0,1 giây, tâm thất co 0,3 giây, thời gian giãn chung là 0,4 giây.

C. 0,12 giây, trong đó tâm nhĩ co 0,2 giây, tâm thất co 0,4 giây, thời gian giãn chung là 0,6 giây.

D. 0,6 giây, trong đó tâm nhĩ co 0,1 giây, tâm thất co 0,2 giây, thời gian giãn chung là 0,6 giây.

Câu 652 : Quá trình oxi tiếp tục axit piruvic xảy ra ở

A. Màng ngoài của ti thể.

B. Trong chất nền của ti thể.

C. Trong bộ máy Gôngi.

D. Trong các riboxom.

Câu 653 : Không bào trong đó chứa các chất khoáng, chất tan thuộc tế bào

A. Lông hủt của rễ cây.

B. Cánh hoa.

C. Đỉnh sinh trưởng.

D. Lá cây của một số loài cây.

Câu 654 : Đối với quá trình tiến hóa, chọn lọc tự nhiên có vai trò?

A. Tạo ra các alen mới, làm thay đổi tần số alen theo một hướng xác định.

B. Cung cấp các biến dị di truyền làm phong phú vốn gen của quần thể.

C. Là nhân tố làm thay đổi tần số alen không theo môt hướng xác định.

D. Là nhân tố làm thay đổi tần số alen theo một hướng xác định.

Câu 655 : Một khu rừng rậm bị chặt phá quá mức, dần mất cây to, cây bụi và có chiếm ưu thế, động vật hiếm dần. Đây là một ví dụ về

A. diễn thế nguyên sinh.

B. diễn thế thứ sinh.

C. diễn thế phân hủy.

D. diễn thế nguyên sinh hoặc diễn thế thứ sinh.

Câu 656 : Vi khuẩn lưu huỳnh có vai trò nào sau đây?

A. Góp phần bổ sung O2 cho khí quyển.

B. Làm tăng H2S trong môi trường sống.

C. Cung cấp O2 cho quang hợp.

D. Góp phần làm sạch môi trường nước.

Câu 657 : Sinh vật nào dưới đây có hoạt động tổng hợp cacbonhiđrat khác với các sinh vật còn lại?

A. Cây xanh.

B. Táo.

C. Vi khuẩn sắt.

D. Vi khuẩn diệp lục.

Câu 658 : Trong kì trung gian giữa 2 lần phân bào rất khó quan sát nhiễm sắc thể vì

A. nhiễm sắc thể chưa tự nhân đôi.

B. nhiễm sắc thể tháo xoắn hoàn toàn, tồn tại dưới dạng sợi rất mảnh.

C. nhiễm sắc thể ra khỏi nhân và phân tán trong thế bào chất.

D. nhiễm sắc thể tương đồng chưa liên kết thành từng cặp.

Câu 659 : Bệnh nào sau đây không phải do virut gây ra?

A. Bại liệt.

B. Lang ben.

C. Viêm gan B.

D. Quai bị.

Câu 660 : Ở nấm rơm, bào tử sinh sản được chứa ở

A. trên nấm sợi.

B. mặt dưới của mũ nấm.

C. mặt trên của mũ.

D. phía dưới sợi nấm.

Câu 661 : Loại sắc tố nào sau đây hấp thụ được ánh sáng là

A. Clorophin.

B. Carotenoit.

C. Phicobilin.

D. Cả 3 sắc tố trên

Câu 662 : Cho các hiện tượng sau:

A. 1

B. 2

C. 3

D. 4

Câu 665 : Trong việc tạo ưu thế lai, để tìm ra các tổ hợp lai có giá trị cao nhất người ta sử dụng phương pháp lai thuận nghịch giữa các dòng thuần chủng nhầm

A. xác định được các gen nằm trên nhiễm sắc thể thường và trên nhiễm sắc thể giới tính.

B. đánh giá được vai trò của các gen liên kết với giới tính.

C. đánh giá được vai trò của các gen trong nhóm gen liên kết.

D. đánh giá được vai trò của tế bào chất lên sự biểu hiện tính trạng.

Câu 666 : Cho các hiện tượng sau:

A. 1

B. 2

C. 3

D. 4

Câu 668 : Xét các loại đột biến sau:

A. 2

B. 3

C. 4

D. 5

Câu 677 : Con đường thoát hơi nước qua khí khổng có đặc điểm là:

A. Vận tốc lớn, được điều chính bằng việc đóng, mở khí khổng.

B. Vận tốc nhỏ, được điều chỉnh bằng việc đóng, mở khí khổng.

C. Vận tốc lớn, không được điều chỉnh bằng việc đóng, mở khí khổng.

D. Vận tốc nhỏ, không được điều chỉnh.

Câu 678 : Trong đại Cổ sinh, dương xỉ phát triển mạnh ở kỉ?

A. Silua.

B. Pecmi.

C. Cacbon (Than đá).

D. Cambri.

Câu 680 : Vì sao chuỗi thức ăn trong hệ sinh thái không dài?

A. Do năng lượng mất quá lớn qua các bậc dinh dưỡng.

B. Do năng lượng mặt trời được sử dụng quá ít trong quang hợp.

C. Do năng lượng bị hấp thụ nhiều ở mỗi bậc dinh dưỡng.

D. Do năng lượng bị hấp thụ nhiều ở sinh vật sản xuất.

Câu 681 : Thực vật C được phân bố như thế nào?

A. Phân bố rộng rãi trên thế giới, chủ yếu ở vùng ôn đới và cận nhiệt đới.

B. Sống ở vùng ôn đới và cận nhiệt đới.

C. Sống ở vùng nhiệt đới.

D. Sống ở vùng sa mạc.

Câu 682 : Đặc điểm nổi bật của hệ động, thực vật trên đảo đại dương là gì?

A. Có toàn các loài du nhập từ các nơi khác đến.

B. Giống với hệ động, thực vật ở vùng lục địa gần nhất.

C. Có toàn những loài đặc hữu.

D. Có hệ động, thực vật nghèo nàn hơn đảo lục địa.

Câu 683 : Hóa chất nào sau đây có tác dụng ức chế sự sinh trưởng của vi sinh vật?

A. Protein.

B. Polisaccarit.

C. Monosaccarit.

D. Phenol.

Câu 684 : Diễn biến của hệ tuần hoàn kín diễn ra như thế nào?

A. Tim → Động mạch → Tĩnh mạch → Mao mạch → Tim.

B. Tim → Động mạch → Mao mạch → Tĩnh mạch → Tim.

C. Tim → Mao mạch → Động mạch → Tĩnh mạch → Tim.

D. Tim → Tĩnh mạch → Mao mạch → Động mạch → Tim.

Câu 685 : Trong các chùy xinap có các bóng chứa chất trung gian hóa học, chất trung gian hóa học phổ biến nhất ở động vật có vú là:

A. Axetincolin và đopamin.

B. Axetincolin và Serotonin.

C. Serotonin và Norađrenalin.

D. Axetincolin và Norađrenalin.

Câu 686 : Những bệnh truyền nhiễm sau đây lây qua đường tình dục?

A. (1),(2).

B. (1), (3).

C. (1), (2), (3).

D. (2), (3).

Câu 687 : Mối liên hệ giữa Phitôcrôm Pđ  và Pđx như thế nào?

A. Hai dạng chuyển hóa lẫn nhau dưới sự tác động của ánh sáng.

B. Hai dạng không chuyển hóa lẫn nhau dưới sự tác động của ánh sáng.

C. Chỉ dạng Pđ chuyển hóa sang dạng Pđx dưới sự tác động của ánh sáng.

D. Chỉ dạng Pđx chuyển hóa sáng dạng Pđdưới sự tác động của ánh sáng.

Câu 688 : Tụy tiết ra những hoocmôn tham gia vào cơ chế cân bằng nội môn nào?

A. Điều hòa hấp thụ nước ở thận.

B. Duy trì nồng độ glucozơ bình thường trong máu.

C. Điều hòa hấp thụ Na+ ở thận.

D. Điều hòa pH máu.

Câu 689 : Đặc điểm cấu tạo có ở giới thực vật mà không có ở giới nấm là:

A. Tế bào có thành xenlulozơ và chứa nhiều lục lạp.

B. Cơ thể đa bào.

C. Tế bào có nhân chuẩn.

D. Tế bào có thành phần chất kitin.

Câu 690 : Nội dung nào sau đây đúng khi nói về thành phần hóa học chính của màng sinh chất?

A. Một lớp photphorit và các phân tử protein.

B. Hai lớp photphorit và các phân tử protein.

C. Một lớp photphorit và không có protein.

D. Hai lớp photphorit và không có protein.

Câu 691 : Vật chất trong chu trình sinh địa hóa được sinh vật sử dụng:

A. Một lần.

B. Hai lần.

C. Ba lần.

D. Lặp đi lặp lại nhiều lần.

Câu 692 : Điều hòa ngược âm tính diễn ra trong quá tình sinh tinh trùng khi

A. Nông độ GnRH cao.

B. Nồng độ Testôstêron cao.

C. Nồng độ Testôstêron giảm.

D. Nồng độ FSH và LH giảm.

Câu 693 : Trong hoạt động hô hấp tế nào, nước được tạo ra trong giai đoạn nào sau đây?

A. Đường phân.

B. Oxi hóa axit piruvic.

C. Chu trình Crep.

D. Chuỗi truyền electron hô hấp.

Câu 695 : Diều ở các động vật được hình thành từ bộ phận nào của ống tiêu hóa?

A. Tuyến nước bọt.

B. Khoang miệng.

C. Dạ dày.

D. Thực quản.

Câu 696 : Ở sâu bọ, hệ tuần hoàn hở thể hiện chứ năng:

A. Vận chuyển chất dinh dưỡng.

B. Vận chuyển các sản phẩm bài tiết.

C. Tham gia quá trình vận chuyển khí trong hô hấp.

D. Vận chuyển chất dinh dưỡng và các sản phẩm bài tiết.

Câu 697 : Điều không đúng với sự hấp thụ thụ động các ion khoảng ở rễ là các ion khoáng

A. Hòa tan trong nước và vào rễ theo dòng nước.

B. Hút bám trên bề mặt của keo đất và trên bề mặt rễ, trao đổi với nhau khi có sự tiếp xúc giữa rễ và dung dịch đất (hút bám trao đổi).

C. Thẩm thấu theo sự chêch lệch nồng độ từ cao đến thấp.

D. Khuếch tán theo sự chênh lệch nồng độ từ cao đến thấp.

Câu 699 : Kết quả quan trọng nhất của pha sáng quang hợp là:

A. Các điện tử được giải phóng từ phân li nước.

B. Sắc tố quang hợp hấp thụ năng lượng.

C. Sự giải phóng oxi.

D. Sự tạo thành ATP và NADPH.

Câu 700 : Hợp chất nào sau đây không được dùng diệt khuẩn trong bệnh viện?

A. Kháng sinh.

B. Cồn.

C. Iốt.

D. Các hợp chất kim loại.

Câu 703 : Cho một số bệnh, tật di truyền ở người:

A. 3.

B. 4.

C. 5.

D. 6.

Câu 706 : Cho các phát biểu sau về đột biến đa bội:

A. 1.

B. 2.

C. 3.

D. 4.

Câu 717 : Nước và các ion khoáng xâm nhập vào mạch gỗ của rễ theo con đường?

A. Con đường gian bào.

B. Con đường tế bào chất.

C. Con đường kênh protein.

D. Con đường gian bào và con đường tế bào chất.

Câu 718 : Động vật nào sau đây là động vật nhai lại?

A. Trâu.

B. Ngựa.

C. Thỏ.

D. Chó.

Câu 719 : Loài thực vật nào sau đây có mức độ thoát hơi nước nhỏ nhất?

A. Xương rồng.

B. Ngô.

C. Me.

D. Lúa.

Câu 721 : Ở sinh vật nhân sơ, bộ ba nào sau đây là bộ ba mã hóa axit amin?

A. 5’UAA3’

B. 5’XXX3’

C. 5’UAG3’

D. 5’UGA3’

Câu 727 : Cho các kiểu biến động số lượng cá thể của quần thể sau:

A. (1), (2).

B. (1), (4).

C. (1), (2), (3).

D. (1), (2), (4).

Câu 728 : Khu sinh học (biôm) nào sau đây có độ phong phú về thành phần loài sinh vật nhất?

A. Rừng lá kim phương Bắc.

B. Rừng lá rụng ôn đới.

C. Rừng Địa Trung Hải.

D. Rừng rậm nhiệt đới.

Câu 729 : Sắc tố nào sau đây tham gia trực tiếp vào chuyển hóa quang năng thành hóa năng trong sản phẩm quang hợp ở cây xanh?

A. Diệp lục a

B. Diệp lục b

C. Diệp lục a, b

D. Diệp lục a, b và carôtenôit

Câu 730 : Khi nói về nồng độ đường huyết trong máu, phát biểu nào sau đây sai?

A. Nồng độ đường huyết ở người bình thường ở mức 0,1%.

B. Sau bữa ăn nhiều tinh bột, nồng độ đường huyết tăng.

C. Gan có vai trò điều hòa đường huyết.

D. Hoocmôn glucagon có tác dụng hạ đường huyết.

Câu 731 : Xét trong một tế bào, dạng đột biến nào sau đây làm tăng số loại alen của một gen?

A. Đột biến chuyển đoạn giữa các nhiễm sắc thể không tương đồng.

B. Đột biến đa bội.

C. Đột biến lặp đoạn nhiễm sắc thể.

D. Đột biến gen.

Câu 734 : Cho các phát biểu sau nhân tố tiến hóa theo thuyết tiến hóa hiện đại, phát biểu nào sau đây là sai?

A. Chọn lọc tư nhiên tác động trực tiếp lên kiểu hình, gián tiếp làm biến đổi tần số kiểu gen của quần thể.

B. Di - nhập gen không phải là nhân tố định hướng chiều tiến hóa.

C. Quần thể kích thước càng lớn thì các yếu tố ngẫu nhiên càng dễ làm thay đổi tần số alen của quần thể.

D. Đột biến là nhân tố tiến hóa duy nhất tạo ra nguồn nguyên liệu sơ cấp.

Câu 735 : Phát biểu nào sau đây khi nói về kích thước của quần thể sinh vật là đúng?

A. Kích thước quần thể dao động từ giá trị tối thiểu tới giá trị tối đa và sự dao động này là giống nhau giữa các loài.

B. Kích thước tối đa là giới hạn cuối cùng về số lượng mà quần thể có thể đạt được, phù hợp với khả năng cung cấp nguồn sống của môi trường.

C. Khi thiếu thức ăn, nơi ở hoặc điều kiện khí hậu không thuận lợi dẫn đến cạnh tranh làm cho mức sinh sản của quần thể tăng.

D. Kích thước quần thể không bao giờ thấp hơn mức tối thiểu.

Câu 737 : Khi nói về quá trình quang hợp ở thực vật, phát biểu nào sau đây đúng?

A. Toàn bộ sản phẩm của pha sáng là nguyên liệu cho pha tối.

B. Nhờ năng lượng ATP, quá trình quang phân li nước diễn ra và tạo ra O2

C. Pha tối diễn ra trong chất nền (stroma) của lục lạp.

D. Axit amin, lipit là sản phẩm trực tiếp của chu trình Canvin.

Câu 741 : Một quần thể thực vật ngẫu phối thế hệ xuất phát đang ở trạng thái cân bằng di truyền có tần số alen A = 0,6. Biết rằng alen A trội hoàn toàn so với alen a. Theo lí thuyết, nhận định nào sau đây đúng?

A. Chỉ khi có nhân tố đột biến thì quần thể mới xuất hiện kiểu gen mới.

B. Ở F2, trong các cá thể mang kiểu hình trội thì những cá thể mang kiểu gen dị hợp chiếm trên 50%.

C. Nếu quần thể chỉ chịu tác động của nhân tố đột biến thì tần số alen của quần thể luôn được duy trì ổn định qua các thế hệ.

D. Nếu quần thể chuyển sang tự thụ phấn thì sau một thế hệ tần số alen A = 0,7.

Câu 757 : Loại bằng chứng nào là bằng chứng tiến hóa trực tiếp?

A. Hóa thạch.

B. Cơ quan tương tự.

C. Cơ quan tương đồng.

D. Cơ quan thoái hóa.

Câu 760 : Quá trình phát sinh sinh vật qua các đại địa chất, bò sát cổ bị tuyệt diệu ở kỉ nào?

A. Kỉ Jura.

B. Kỉ Triat.

C. Kỉ Đệ tam.

D. Kỉ Kreta.

Câu 761 : Cho các nhân tố sau :

A. 1.

B. 3.

C. 2.

D. 4.

Câu 763 : Trong bảng mã di truyền, người ta thấy rằng có 4 loại mã di truyền cùng mã quy định tổng hợp axit amin prolin là 5’XXU3’; 5’XXA3’; 5’XXX3’; 5’XXG3’. Từ thông tin này cho thấy việc thay đổi ribonucleotit nào trên mỗi bộ ba thường không làm thay đổi cấu trúc của axit amin tương ứng trên chuỗi polipeptit?

A. Thay đổi vị trí của tất cả các ribonucleotit trên một bộ ba.

B. Thay đổi ribonucleotit đầu tiên trong mỗi bộ ba.

C. Thay đổi ribonucleotit thứ ba trong mỗi bộ ba.

D. Thay đi ribonucleotit thứ hai trong mỗi bộ ba.

Câu 764 : Quá trình cô định nitơ ở các vi khuẩn cố định nitơ tự do phụ thuộc vào loại enzim

A. đecacboxilaza.

B. đeaminaza.

C. nitrogenaza.

D. peroxiđaza.

Câu 769 : Đặc điểm nào không phải của sự di truyền ngoài nhân?

A. Kết quả lai thuận và lai nghịch khác nhau, trong đó con lai thường mang tính trạng của mẹ, nghĩa là di truyn theo dòng mẹ.

B. Tính trạng do gen trong tế bào chất quy định vẫn sẽ tồn tại khi thay thế nhân tế bào bằng một nhân có cu trúc di truyền khác.

C. Nếu kết quả của phép lai thuận và nghịch khác nhau, con lai luôn có kiểu hình giống mẹ thì gen quy định tính trạng nghiên cứu nằm ở ngoài nhân.

D. Sự phân li kiểu hình ở đời con đối với các tính trạng do gen nằm trong tế bào chất quy định rất đơn giản.

Câu 770 : Cho các nhận định sau :

A. 4.

B. 1.

C. 3.

D. 2.

Câu 772 : Dạng đột biến nào sau đây làm thay đổi lôcut của gen trên nhiễm sắc thể?

A. Đột biến đa bội hóa và đột biến lệch bội.

B. Đột biến lệch bội và đột biến đảo đoạn.

C. Đột biến chuyển đoạn và đảo đoạn.

D. Đột biến gen và đột biến lệch bội.

Câu 773 : Cho các phát biểu sau :

A. 3.

B. 2.

C. 4.

D. 1.

Câu 775 : Đặc điểm nào dưới đây không có ở tế bào nhân sơ?

A. Vật chất di truyền chủ yếu trong nhân là ARN.

B. Không có hệ thống nội màng.

C. Bên ngoài thành tế bào thường được bao bọc bởi một lớp vỏ nhầy.

D. Chứa riboxom.

Câu 778 : Điều nào không đúng khi cho rằng “đa số các loài đơn tính giao phối, nhiễm sắc thể giới tính”?

A. Chỉ tồn tại trong tế bào sinh dục của cơ thể.

B. Chỉ gồm một cặp, tương đồng ở giới này thì không tương đồng ở giới kia.

C. Không chỉ mang gen quy định giới tính mà còn mang gen quy định tính trạng thường.

D. Của các loài thú, ruồi giấm con đực là XY con cái là XX.

Câu 779 : Đặc điểm không phải là ưu thế của sinh sản hữu tính so với sinh sản vô tính thực vật là

A. Có khả năng thích nghi với những điều kiện môi trường biến đổi.

B. Tạo được nhiều biến dị làm nguyên liệu cho quá trình chọn giống và tiến hóa.

C. Duy trì ổn định những tính trạng tốt về mặt di truyền.

D. Hình thức sinh sản phổ biến.

Câu 780 : Trong cơ chế điều hòa hoạt động gen ở sinh vật nhân sơ, vai trò của gen điều hòa là gì?

A. Nơi tiếp xúc với enzim ARN polimeraza.

B. Mang thông tin quy định protein điều hòa.

C. Mang thông tin quy định enzim ARN polimeraza.

D. Nơi liên kết với protein điều hòa.

Câu 781 : Phương pháp nào sau đây không làm tăng lượng chất chu chuyển trong nội bộ hệ sinh thái nông nghiệp?

A. Sử dụng lại các rác thải hữu cơ.

B. Tăng cường sử dụng đạm sinh học.

C. Hạn chế sự mất mát chất dinh dưỡng ra khỏi hệ sinh thái.

D. Tăng cường sử dụng các thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ.

Câu 782 : Vai trò của kali đối với thực vật là

A. Thành phần của protein và axit nucleic.

B. Chủ yếu giữ cân bằng nước và ion trong tế bào, hoạt hóa enzim, mở khí khổng.

C. Thành phần của axit nucleotit, ATP, photpholipit, coenzim, cần cho nở hoa, đậu quả, phát triển rễ.

D. Thành phần của thành tế bào, màng tế bào, hoạt hóa enzim.

Câu 786 : Trong một hồ tương đối giàu chất dinh dưỡng đang trong trạng thái cân bằng, người ta thả vào đó một số loài cá ăn động vật nổi để tăng sản phẩm thu hoạch, nhưng hồ lại trở nên dư thừa các chất dinh dưỡng, làm cá chết hàng loạt. Nguyên nhân chủ yếu do

A. Cá thải thêm phân vào nước gây ô nhiễm.

B. Cá làm đục nước hồ, cản trở quá trình quang hợp của tảo.

C. Cá khai thác quá mức động vật nổi.

D. Cá gây xáo động nước hồ, ức chế sự sinh trưởng và phát triển của tảo.

Câu 788 : Ở người già, khi huyết áp cao dễ bị xuất huyết não là do

A. mạch bị xơ cứng, máu bị ứ đọng, đặc biệt các mạch ở não, khi huyết áp cao dễ làm vỡ mạch.

B. mạch bị xơ cứng, tính đàn hồi kém, đặc biệt các mạch ở não, khi huyết áp cao dễ làm vỡ mạch.

C. mạch bị xơ cứng nên không co bóp được, đặc biệt các mạch ở não, khi huyết áp cao dễ bị làm vỡ mạch.

D. thành mạch dày lên, tính đàn hồi kém đặc biệt là các mạch ở não, khi huyết áp cao dễ làm vỡ mạch.

Câu 789 : Pha log là tên gọi khác của giai đoạn nào sau đây?

A. Pha tiềm phát.

B. Pha lũy thừa.

C. Pha cân bằng.

D. Pha suy vong.

Câu 790 : Sự phân tầng trong quần xã có vai trò chủ yếu là

A. Làm tăng số luợng loài, giúp điều chỉnh số luợng cá th trong quần xã để duy trì trạng thái cân bng trong qun xã.

B. Tăng cường sự hỗ trợ giữa các loài, giúp số lượng cá thể của mỗi loài trong quần xã đều tăng.

C. Đảm bảo cho các cá thể phân bố đồng đều, giúp quần xã duy trì trạng thái ổn định lâu dài.

D. Làm giảm mức độ cạnh tranh giữa các loài, nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn sống của môi trường.

Câu 791 : Những sinh vật rộng nhiệt nhất phân bố ở

A. Trên mặt đất vùng xích đạo nóng ẩm quanh năm.

B. Trên mặt đất vùng ôn đới ấm áp trong mùa hè, băng tuyết trong mùa đông.

C. Trong tầng nước sâu.

D. Bắc và Nam Cực băng giá.

Câu 792 : Cho biết ở Việt Nam, Cá chép phát triển mạnh ở khoảng nhiệt độ 25:35°CKhi nhiệt độ xuống dưới 2°C hoặc cao hơn  44°C thì cá bị chết. Cá Rô phi phát triển mạnh ở khoảng nhiệt độ 25:35°C khi nhiệt độ xuống dưới 5,6°C hoặc cao hơn 42°C thì cá bị chết. Trong các nhận định sau đây, nhận định nào là không đúng?

A. Mỗi loài cá này đều có hai khoảng chống chịu về nhiệt độ.

B. Giới hạn sinh thái về nhiệt độ của hai loài cá này có thể thay đồi theo giai đoạn phát triển hoặc trạng thái sinh lí của cơ thể.

C. Cá Chép có giới hạn sinh thái rộng hơn cá Rô phi nên vùng phân bố của cá chép thường rộng hơn.

D. Giới hạn sinh thái về nhiệt độ của hai loài cá này có thể thay đổi theo điều kiện môi trường.

Lời giải có ở chi tiết câu hỏi nhé! (click chuột vào câu hỏi).

Copyright © 2021 HOCTAP247