Trang chủ Đề thi & kiểm tra Sinh học Tổng hợp đề thi thử THPTQG môn Sinh Học có đáp án !!

Tổng hợp đề thi thử THPTQG môn Sinh Học có đáp án !!

Câu 3 : Gen được cấu tạo bởi loại đơn phân nào sau đây?

A. Glucozơ.

B. Axit amin.

C. Vitamin.

D. Nuclêôtit.

Câu 5 : Thành phần nào sau đây không thuộc cấu trúc của nhiễm sắc thể?

A. Tâm động.

B. Trình tự đầu mút.

C. Trình tự khởi đầu nhân đôi ADN.

D. Màng nhân tế bào.

Câu 6 : Quá trình nào sau đây sử dụng axit amin làm nguyên liệu?

A. Tổng hợp ARN.

B. Tổng hợp ADN.

C. Tổng hợp protein.

D. Tổng hợp mARN.

Câu 8 : Ở loài nào sau đây, giới đực có cặp nhiễm sắc thể XY?

A. Người.

B. Gà.

C. Bồ câu.

D. Vịt.

Câu 11 : Ở một loài thực vât, alen A quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với alen a quy định hoa trắng. Dựa vào tỉ lệ kiểu hình có thể khẳng định quần thể nào sau đây đang ở trạng thái cân bằng di truyền? 

A. Quần thể có 100% cây hoa trắng.

B. Quần thể có 50% cây hoa đỏ, 50% cây hoa trắng.

C. Quần thể có 100% cây hoa đỏ.

D. Quần thể có 75% cây hoa đỏ, 25% cây hoa trắng.

Câu 12 : Trong công nghệ gen, loại enzim nào sau đây được sử dụng để tạo ADN tái tổ hợp?

A. ADN polimeraza.

B. Ligaza.

C. ARN polimeraza.

D. Amylaza.

Câu 13 : Khi nói về di - nhập gen, phát biểu nào sau đây đúng?

A. Di – nhập gen có thể chỉ làm thay đổi tần số tương đối của các alen mà không làm thay đổi thành phần kiểu gen của quần thể.

B. Thực vật di - nhập gen thông qua sự phát tán của bào tử, hạt phấn, quả, hạt.

C. Di – nhập gen luôn luôn mang đến cho quần thể các alen mới.

D. Di – nhập gen thường làm thay đổi thành phần kiểu gen của quần thể theo một hướng xác định.

Câu 14 : Trong quá trình phát triển của thế giới sinh vật qua các đại địa chất, sinh vật ở kỉ Cacbon của đại Cổ sinh có đặc điểm:

A. Dương xỉ phát triển mạnh. Thực vật có hạt xuất hiện. Lưỡng cư ngự trị. Phát sinh bò sát.

B. Phân hoá cá xương. Phát sinh lưỡng cơ, côn trùng.

C. Cây hạt trần ngự trị. Phân hoá bò sát cổ. Cá xương phát triển. Phát sinh thú và chim.

D. Cây có mạch và động vật di cư lên cạn.

Câu 15 : Khi nói về đặc trưng cơ bản của quần thể, phát biểu nào sau đây đúng?

A. Các quần thể của cùng một loài thường có kích thước giống nhau.

B. Tỉ lệ nhóm tuổi thường xuyên ôn định, không thay đổi theo điều kiện môi trường.

C. Tỉ lệ giới tính thay đổi tùy thuộc vào từng loài, từng thời gian và điều kiện của môi trường sống.

D. Mật độ cá thể của quần thể thường được duy trì định, không thay đổi theo điều kiện của môi trường.

Câu 16 : Khi nói về độ đa dạng của quần xã, phát biểu nào sau đây đúng?

A. Độ đa dạng của quần xã thường được duy trì ổn định, không phụ thuộc điều kiện sống của môi trường.

B. Trong quá trình diễn thế nguyên sinh, độ đa dạng của quần xã giảm dần.

C. Quần xã có độ đa dạng càng cao thì cấu trúc của quần xã càng dễ bị biến động.

D. Độ đa dạng của quần xã càng cao thì luới thức ăn của quần xã càng phức tạp.

Câu 17 : Giai đoạn đường phân không sử dụng chất nào sau đây?

A. Glucôzơ.

B. NAD+.

C. ATP.

D. O2.

Câu 18 : Khi nói về sự thay đổi vận tốc máu trong hệ mạch, phát biểu nào sau đây đúng?

A. Giảm dần từ động mạch, đến mao mạch và thấp nhất ở tĩnh mạch.

B. Giảm dần từ động mạch đến mao mạch, tăng dần ở tĩnh mạch.

C. Tăng dần từ động mạch đến mao mạch, giảm dần ở tĩnh mạch.

D. Luôn giống nhau ở tất cả các vị trí trong hệ mạch.

Câu 19 : Trong cơ chế điều hòa hoạt động gen của opêron Lac, sự kiện nào sau đây thường xuyên diễn ra?

A. Một số phân tử lactôzơ liên kết với prôtêin ức chế.

B. Gen điều hòa R tổng hợp prôtêin ức chế.

C. Các gen cấu trúc Z, Y, A phiên mã tạo ra các phân tử mARN tương ứng.

D. ARN pôlimeraza liên kết với vùng khởi động của opêron Lac và tiến hành phiên mã.

Câu 20 : Khi nói về đột biến chuyển đoạn nhiễm sắc thể, phát biểu nào sau đây đúng?

A. Chuyển đoạn nhiễm sắc thể là chỉ chuyển cho nhau các đoạn trong nội bộ của một nhiễm sắc thể.

B. Chuyển đoạn lớn ở nhiễm sắc thể thường gây chết hoặc làm mất khả năng sinh sản ở sinh vật.

C. Chuyển đoạn không tương hỗ là một đoạn nhiễm sắc thể này chuyển sang nhiễm sắc thể khác và ngược lại.

D. Chuyển đoạn tương hỗ là một đoạn của nhiễm sắc thể hoặc cả một nhiễm sắc thể này sát nhập vào nhiễm sắc thể khác.

Câu 22 : Theo quan niệm tiến hóa hiện đại, khi nói về chọn lọc tự nhiên, phát biểu nào sau đây đúng?

A. Chọn lọc tự nhiên thực chất là quá trình phân hóa khả năng sống sót, khả năng sinh sản của các cá thể với các kiểu gen khác nhau trong quần thể, đồng thời tạo ra kiểu gen mới quy định kiểu hình thích nghi với môi trường.

B. Chọn lọc tự nhiên không chỉ đóng vai trò sàng lọc và giữ lại những cá thể có kiểu gen quy định kiểu hình thích nghi mà còn tạo ra các kiểu gen thích nghi, tạo ra các kiểu hình thích nghi.

C. Khi chọn lọc tự nhiên chỉ chống lại thể đồng hợp trội hoặc chỉ chống lại thể đồng hợp lặn thì sẽ làm thay đổi tần số alen nhanh hơn so với chọn lọc chống lại cả thể thể đồng hợp trội và cả thể đồng hợp lặn.

D. Chọn lọc tự nhiên đảm bảo sự sống sót và sinh sản ưu thế của những cá thể mang các đột biến trung tính qua đó làm biến đổi thành phần kiểu gen của quần thể.

Câu 28 : Lai hai cá thể (P) đều dị hợp về 2 cặp gen, thu được F1. Trong tổng số cá thể F1, số cá thể có kiểu gen đồng hợp lặn về cả 2 cặp gen trên chiếm tỉ lệ 4%. Cho biết hai cặp gen này cùng nằm trên một cặp nhiễm sắc thể thường và không xảy ra đột biến. Dự đoán nào sau đây phù hợp với phép lai trên?

A. Hoán vị gen đã xảy ra ở cả bố và mẹ với tần số 20%.

B. Hoán vị gen đã xảy ra ở cả bố và mẹ với tần số 16%.

C. Hoán vị gen chỉ xảy ra ở bố hoặc mẹ với tần số 10%.

D. Hoán vị gen đã xảy ra ở cả bố và mẹ với tần số 30%.

Câu 41 : Khi nói về quá trình vận chuyển các chất trong cây, phát biểu nào sau đây đúng?

A. Vận chuyển trong mạch gỗ là chủ động, còn trong mạch rây là bị động.

B. Dòng mạch gỗ luôn vận chuyển các chất vô cơ, dòng mạch rây luôn vận chuyển các chất hữu cơ.

C. Mạch gỗ vận chuyển đường gluco, mạch rây vận chuyển chất hữu cơ khác.

D. Mạch gỗ vận chuyển các chất từ rễ lên lá, mạch rây vận chuyển các chất từ lá xuống rễ.

Câu 42 : Ở động vật đơn bào, thức ăn được tiêu hoá bằng hình thức nào sau đây?

A. tiêu hoá nội bào.

B. tiêu hoá ngoại bào.

C. tiêu hoá ngoại bào và nội bào.

D. túi tiêu hoá.

Câu 45 : Khi nói về NST ở sinh vật nhân thực, phát biểu nào sau đây sai?

A. Mỗi loài có một bộ NST đặc trưng về số lượng, hình thái và cấu trúc.

B. NST được cấu tạo bởi 2 thành phần chính là: Prôtêin histôn và ADN.

C. Trong tế bào xôma của cơ thể lưỡng bội, NST tồn tại thành từng cặp nên được gọi là bộ 2n.

D. Số lượng NST càng nhiều thì loài đó càng tiến hóa.

Câu 48 : Khi nói về nhiễm sắc thể giới tính, phát biểu nào sau đây đúng?

A. Nhiễm sắc thể giới tính chỉ tồn tại trong tế bào sinh dục, không tồn tại trong tế bào xôma.

B. Trên nhiễm sắc thể giới tính, ngoài các gen quy định tính đực, cái thì còn có các gen quy định các tính trạng thường.

C. Ở tất cả các loài động vật, cá thể cái có cặp nhiễm sắc thể giới tính XX, cá thể đực có cặp nhiễm sắc thể giới tính XY.

D. Ở tất cả các loài động vật, nhiễm sắc thể giới tính chỉ gồm một cặp tương đồng, giống nhau giữa giới đực và giới cái.

Câu 50 : Cho biết mỗi gen quy định một tính trạng, alen trội là trội hoàn toàn, quá trình giảm phân không xảy ra đột biến. Theo lí thuyết, phép lai AaBbDdEE × aaBBDdee cho đời con có

A. 12 loại kiểu gen và 4 loại kiểu hình.

B. 4 loại kiểu gen và 6 loại kiểu hình.

C. 12 loại kiểu gen và 8 loại kiểu hình.

D. 8 loại kiểu gen và 4 loại kiểu hình.

Câu 53 : Theo Đacuyn, đối tượng chịu tác động trực tiếp của chọn lọc tự nhiên là

A. cá thể.

B. quần thể.

C. quần xã.

D. hệ sinh thái.

Câu 55 : Tập hợp sinh vật nào sau đây là quần thể sinh vật?

A. Tập hợp cây cỏ đang sinh sống trên một cánh đồng cỏ.

B. Tập hợp cá chép đang sinh sống ở Hồ Tây.

C. Tập hợp bướm đang sinh sống trong rừng Cúc phương.

D. Tập hợp chim đang sinh sống trong rừng Amazôn.

Câu 57 : Khi nói về mối quan hệ giữa hô hấp với quá trình trao đổi khoáng trong cây, phát biểu nào dưới đây sai?

A. Hô hấp tạo ra ATP để cung cấp năng lượng cho tất cả các quá trình hút khoáng.

B. Hô hấp tạo ra các sản phẩm trung gian để làm nguyên liệu đồng hoá các nguyên tố khoáng.

C. Hô hấp tạo ra các chất khử như FADH2, NADH để cung cấp cho quá trình đồng hoá các chất.

D. Quá trình hút khoáng sẽ cung cấp các nguyên tố để cấu thành các yếu tố tham gia quá trình hô hấp.

Câu 58 : Khi nói về mối quan hệ giữa huyết áp, tiết diện mạch máu và vận tốc máu, phát biểu nào sau đây sai?

A. Trong hệ thống động mạch, tổng tiết diện mạch tăng dần từ động mạch chủ đến tiểu động mạch nên vận tốc máu giảm dần.

B. Mao mạch có tổng tiết diện mạch lớn nhất nên huyết áp thấp nhất.

C. Trong hệ thống tĩnh mạch, tổng tiết diện mạch giảm dần từ tiểu tĩnh mạch đến tĩnh mạch chủ nên vận tốc máu tăng dần.

D. Vận tốc máu phụ thuộc sự chênh lệch huyết áp và tổng tiết diện mạch máu.

Câu 59 : Trong quá trình nhân đôi ADN ở tế bào nhân sơ, nhờ các enzim tháo xoắn, hai mạch đơn của phân tử ADN tách nhau tạo nên chạc hình chữ Y. Khi nói về cơ chế của quá trình nhân đôi ở chạc hình chữ Y, phát biểu nào sau đây sai?

A. Trên mạch khuôn 3’ → 5’ thì mạch mới được tổng hợp liên tục.

B. Enzim ADN pôlimeraza tổng hợp mạch mới theo chiều 5’ → 3’.

C. Trên mạch khuôn 5’ → 3’ thì mạch mới được tổng hợp ngắt quãng tạo nên các đoạn ngắn.

D. Enzim ADN pôlimeraza di chuyển trên mạch khuôn theo chiều 5’ → 3’.

Câu 60 : Khi nói về đột biến số lượng nhiễm sắc thể, phát biểu nào sau đây đúng?

A. Sự không phân li của 1 nhiễm sắc thể trong nguyên phân của tế bào xôma ở một cơ thể luôn tạo ra thể ba.

B. Thể lệch bội có hàm lượng ADN trong nhân tế bào tăng lên gấp bội so với dạng ban đầu.

C. Sử dụng cônsixin để ức chế quá trình hình thành thoi phân bào có thể gây đột biến đa bội ở thực vật.

D. Các thể đa bội đều không có khả năng sinh sản hữu tính.

Câu 62 : Theo quan niệm tiến hóa hiện đại, nhân tố nào sau đây có vai trò định hướng quá trình tiến hóa?

A. đột biến.

B. giao phối không ngẫu nhiên.

C. chọn lọc tự nhiên.

D. các yếu tố ngẫu nhiên.

Câu 63 : Kiểu phân bố nào sau đây chỉ có trong quần xã sinh vật mà không có trong quần thể sinh vật?

A. Phân bố đều.

B. Phân bố theo nhóm.

C. Phân bố theo chiều thẳng đứng.

D. Phân bố ngẫu nhiên.

Câu 64 : Mối quan hệ giữa hai loài nào sau đây là mối quan hệ kí sinh?

A. Cây tầm gửi và cây thân gỗ.

B. Cá ép sống bám trên cá lớn.

C. Hải quỳ và cua.

D. Chim sáo mỏ đỏ và linh dương.

Câu 67 : Ở 1 loài thực vật, alen A quy định thân cao trội hoàn toàn so với alen a quy định thân thấp. Thực hiện phép lai P: Aa × aa, thu được F1. Biết không xảy ra đột biến. Theo lí thuyết, phát biểu nào sau đây sai?

A. Lấy ngẫu nhiên 1 cây ở F1, xác suất thu được cây thân cao là 1/2.

B. Lấy ngẫu nhiên 1 cây thân cao ở F1, xác suất thu được cây thuần chủng là 1/3.

C. Lấy ngẫu nhiên 2 cây ở F1, xác suất để trong 2 cây này chỉ có 1 cây thân cao là 1/2.

D. Lấy ngẫu nhiên 3 cây ở F1, xác suất để trong 3 cây này chỉ có 1 cây thân cao là 3/8.

Câu 69 : Một quần thể sinh vật ngẫu phối, xét một gen có hai alen, alen A trội hoàn toàn so với alen a. Giả sử dưới tác động của chọn lọc tự nhiên, cấu trúc di truyền của quần thể này ở các thế hệ như sau:

A. Chọn lọc tự nhiên đang đào thải những kiểu gen dị hợp và đồng hợp lặn.

B. Chọn lọc tự nhiên đang đào thải các cá thể có kiểu hình trội.

C. Chọn lọc tự nhiên đang đào thải các cá thể có kiểu gen đồng hợp tử.

D. Chọn lọc tự nhiên đang đào thải các cá thể có kiểu hình lặn.

Câu 81 : Khử nitrát là quá trình

A. chuyển hóa NO2- thành NH4+.

B. chuyển hóa Nthành NH3.

C. chuyển hoá NO3- thành NH4+.

D. chuyển hóa NO3- thành N2.

Câu 82 : Những động vật nào sau đây có dạ dày 4 ngăn?

A. Trâu, cừu, dê.

B. Ngựa, thỏ, chuột, trâu.

C. Ngựa, thỏ, chuột.

D. Ngựa, thỏ, chuột, cừu, dê.

Câu 83 : Loại nuclêôtit nào sau đây không phải là đơn phân cấu tạo nên gen?

A. Ađênin.

B. Timin.

C. Uraxin.

D. Xitôzin.

Câu 85 : Loại đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể nào sau đây làm giảm số lượng gen trên nhiễm sắc thể?

A. Đột biến lặp đoạn.

B. Đột biến chuyển đoạn trên một nhiễm sắc thể.

C. Đột biến đảo đoạn.

D. Đột biến mất đoạn.

Câu 88 : Cho biết mỗi gen quy định một tính trạng, alen trội là trội hoàn toàn, quá trình giảm phân không xảy ra đột biến. Theo lí thuyết, phép lai AaBbDd × AaBbDd cho đời con có bao nhiêu kiểu gen, bao nhiêu kiểu hình?

A. 12 loại kiểu gen và 4 loại kiểu hình.

B. 4 loại kiểu gen và 6 loại kiểu hình.

C. 12 loại kiểu gen và 8 loại kiểu hình.

D. 27 loạikiểu gen và 8 loại kiểu hình.

Câu 93 : Quá trình tiến hóa nhỏ có đặc điểm:

A. Không làm thay đổi tần số alen của quần thể.

B. Diễn ra trên phạm vi rộng lớn, trong thời gian dài.

C. Có thể nghiên cứu bằng thực nghiệm.

D. Không cần sự tác động của các nhân tố tiến hóa.

Câu 94 : Trong lịch sử phát triển của thế giới sinh vật, thực vật có hoa bắt đầu xuất hiện ở giai đoạn nào sau đây?

A. Đầu đại Trung sinh.

B. Cuối đại Tân sinh.

C. Cuối đại Trung sinh.

D. Cuối đại Thái cổ.

Câu 96 : Bọ xít có vòi chích dịch từ cây mướp để sinh sống. Bọ xít và cây mướp thuộc mối quan hệ

A. hợp tác.

B. kí sinh - vật chủ.

C. hội sinh.

D. cộng sinh.

Câu 98 : Khi nói về đặc điểm của hệ tuần hoàn hở, phát biểu nào sau đây đúng?

A. Máu chảy trong động mạch dưới áp lực thấp, tốc độ máu chảy chậm.

B. Máu chảy trong động mạch dưới áp lực cao, tốc độ máu chảy nhanh.

C. Máu chảy trong động mạch dưới áp lực thấp, tốc độ máu chảy nhanh.

D. Máu chảy trong động mạch dưới áp lực cao, tốc độ máu chảy chậm.

Câu 99 : Đặc điểm nào sau đây chỉ có ở quá trình nhân đôi của ADN ở sinh vật nhân thực mà không có ở quá trình nhân đôi ADN của sinh vật nhân sơ?

A. Một mạch được tổng hợp gián đoạn, một mạch được tổng hợp liên tục.

B. Mạch pôlinuclêôtit được kéo dài theo chiều 5’ → 3’.

C. Trên mỗi phân tử ADN có nhiều điểm khởi đầu quá trình nhân đôi.

D. Diễn ra theo nguyên tắc bổ sung và nguyên tắc bán bảo tồn.

Câu 100 : Khi nói về đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể, phát biểu nào sau đây đúng?

A. Đột biến cấu trúc NST chỉ có thể xảy ra do tác nhân vật lí.

B. Đột biến cấu trúc NST xảy ra do rối loạn trong quá trình phân li và tổ hợp của nhiễm sắc thể.

C. Hội chứng Đao ở người là một loại đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể.

D. Lặp đoạn ở đại mạch làm tăng hoạt tính của enzim amilaza có ý nghĩa trong sản xuất rượu bia.

Câu 102 : Ví dụ nào sau đây là biểu hiện của cách li sau hợp tử?

A. Trong tự nhiên, loài sáo mỏ đen không giao phối với loài sáo mỏ vàng. Khi nuôi nhốt chung trong một lồng lớn thì người ta thấy hai loài này giao phối với nhau nhưng không sinh con.

B. Cừu có thể giao phối với dê tạo thành hợp tử nhưng hợp tử bị chết mà không phát triển thành phôi.

C. Voi châu Phi và voi châu Á phân bố ở hai khu vực khác nhau nên không giao phối với nhau.

D. Hai loài muỗi có tập tính giao phối khác nhau nên không giao phối với nhau.

Câu 104 : Trong không gian, các cá thể cùng loài không có kiểu phân bố nào sau đây?

A. Theo nhóm.

B. Phân tầng.

C. Đồng đều.

D. Ngẫu nhiên.

Câu 121 : Lông hút của rễ do tế bào nào sau đây phát triển thành?

A. Tế bào mạch gỗ ở rễ.

B. Tế bào mạch rây ở rễ.

C. Tế bào nội bì.

D. Tế bào biểu bì.

Câu 122 : Loài châu chấu có hình thức hô hấp nào sau đây?

A. Hô hấp bằng hệ thống ống khí.

B. Hô hấp bằng mang.

C. Hô hấp bằng phổi.

D. Hô hấp qua bề mặt cơ thể.

Câu 123 : Trong tế bào, cấu trúc nào sau đây có ADN?

A. Lục lạp.

B. Trung thể.

C. Màng tế bào.

D. Ribôxôm.

Câu 125 : Ở các loài sinh sản hữu tính, bộ NST của loài được duy trì ổn định nhờ những cơ chế nào sau đây?

A. Nguyên phân và thụ tinh.

B. Nguyên phân, giảm phân và thụ tinh.

C. Nhân đôi ADN và dịch mã.

D. Nhân đôi, phiên mã và dịch mã.

Câu 126 : Loại đột biến nào sau đây không làm thay đổi số lượng nhiễm sắc thể trong tế bào?

A. Đột biến tứ bội.

B. Đột biến đảo đoạn.

C. Đột biến tam bội.

D. Đột biến lệch bội.

Câu 132 : Phép lai nào sau đây thường được sử dụng để tạo ra ưu thế lai?

A. Lai khác dòng.

B. Lai phân tích.

C. Lai thuận nghịch.

D. Lai tế bào.

Câu 133 : Trong tự nhiên, đơn vị tổ chức cơ sở của loài là

A. nòi địa lí.

B. nòi sinh thái.

C. cá thể.

D. quần thể.

Câu 135 : Trong quần thể sinh vật không có mối quan hệ sinh thái nào sau đây?

A. Cạnh tranh.

B. Hội sinh.

C. Sinh vật ăn sinh vật.

D. Kí sinh.

Câu 136 : Trong các quần xã sinh vật sau đây, quần xã nào thường có sự phân tầng mạnh nhất?

A. Quần xã rừng mưa nhiệt đới.

B. Quần xã rừng lá rộng ôn đới.

C. Quần xã đồng cỏ.

D. Quần xã đồng ruộng có nhiều loài cây.

Câu 138 : Tâm nhĩ của những nhóm động vật nào sau đây có 2 ngăn?

A. Lưỡng cư, bò sát, sâu bọ.

B. Cá, thú, giun đất.

C. Lưỡng cư, chim, thú.

D. Chim, thú, sâu bọ, cá, ếch nhái.

Câu 139 : Khi nói về quá trình nhân đôi ADN, phát biểu nào sau đây đúng?

A. Trên mỗi phân tử ADN của sinh vật nhân sơ có nhiều điểm khởi đầu nhân đôi ADN.

B. Sự nhân đôi của ADN ti thể diễn ra độc lập với sự nhân đôi của ADN trong nhân tế bào.

C. Enzym ADN pôlimeraza làm nhiệm vụ tháo xoắn phân tử ADN và kéo dài mạch mới.

D. Tính theo chiều tháo xoắn, mạch mới bổ sung với mạch khuôn có chiều 3’ – 5’ được tổng hợp gián đoạn.

Câu 140 : Dạng đột biến nào sau đây chỉ làm thay đổi trình tự sắp xếp của các gen trên nhiễm sắc thể?

A. Đột biến lặp đoạn.

B. Đột biến đảo đoạn ngoài tâm động.

C. Đột biến chuyển đoạn tương hỗ.

D. Đột biến gen.

Câu 141 : Khi nói về hoán vị gen, phát biểu nào sau đây đúng?

A. Hoán vị gen xảy ra do sự tiếp hợp và trao đổi chéo giữa 2 crômatit cùng nguồn gốc trong cặp NST tương đồng, diễn ra vào kì đầu cuả giảm phân I.

B. Hoán vị gen chỉ xảy ra trong giảm phân của sinh sản hữu tính mà không xảy ra trong nguyên phân.

C. Tần số hoán vị gen phản ánh số lượng gen có trên NST.

D. Hoán vị gen tạo điều kiện cho các gen tổ hợp lại với nhau, làm phát sinh biến dị tổ hợp.

Câu 142 : Khi nói về tiến hoá nhỏ, phát biểu nào sau đây đúng?

A. Tiến hóa nhỏ diễn ra trong phạm vi tương đối rộng, thời gian tương đối dài.

B. Tiến hóa nhỏ diễn ra ở cấp độ cá thể, kết quả dẫn tới hình thành loài mới.

C. Có thể nghiên cứu tiến hóa nhỏ bằng các thực nghiệm khoa học.

D. Tiến hóa nhỏ là quá trình tiến hóa của các loài vi sinh vật.

Câu 144 : Diễn thế thứ sinh có đặc điểm nào sau đây?

A. Bắt đầu từ một môi trường chưa có sinh vật.

B. Được biến đổi tuần tự qua các quần xã trung gian.

C. Quá trình diễn thế luôn gắn liền với sự phá hại môi trường.

D. Kết quả cuối cùng luôn dẫn tới hình thành quần xã đỉnh cực.

Câu 145 : Giả sử một đoạn nhiễm sắc thể có 5 gen I, II, III, IV, V được phân bố ở 5 vị trí. Các điểm a, b, c, d, e, g là các điểm trên nhiễm sắc thể. Theo lí thuyết, phát biểu nào sau đây đúng?

A. Nếu đảo đoạn ae thì sẽ làm thay đổi trật tự sắp xếp của 4 gen.

B. Khi phiên mã, enzym ARN pôlymeraza sẽ trượt từ gen I đến hết gen V.

C. Nếu bị mất 1 cặp nuclêôtit ở vị trí b thì sẽ làm thay đổi cấu trúc của 4 gen.

D. Nếu xảy ra đột biến mất một cặp nuclêôtit ở gen II thì sẽ làm thay đổi cấu trúc của các gen II, III, IV và V.

Câu 146 : Để xác định giới hạn năng suất của một giống ngô, theo lí thuyết, người ta phải tiến hành theo phương thức nào sau đây?

A. Đem trồng các cây ngô có kiểu gen khác nhau ở các điều kiện khác nhau, sau đó theo dõi năng suất của mỗi cây.

B. Đem trồng các cây ngô có kiểu gen khác nhau ở trong cùng một môi trường, sau đó theo dõi năng suất của mỗi cây.

C. Đem trồng các cây ngô có kiểu gen giống nhau ở trong cùng một môi trường, sau đó theo dõi năng suất của mỗi cây.

D. Đem trồng các cây ngô có kiểu gen giống nhau ở các điều kiện khác nhau, sau đó theo dõi năng suất của mỗi cây.

Câu 147 : Cho biết mỗi gen quy định một tính trạng, alen trội là trội hoàn toàn và không xảy ra đột biến. Phép lai P: AaBbDd × AaBbDd, thu được F1. Theo lí thuyết, phát biểu nào sau đây ở F1 là đúng?

A. Lấy ngẫu nhiên một cá thể có 3 tính trạng trội, xác suất thu được cá thể thuần chủng là 1/9.

B. Lấy ngẫu nhiên một cá thể có 1 tính trạng trội, xác suất thu được cá thể thuần chủng là 1/27.

C. Lấy ngẫu nhiên 2 cá thể đều có 3 tính trạng trội, xác suất thu được 2 cá thể đều thuần chủng là 1/729.

D. Lấy ngẫu nhiên 2 cá thể đều có 2 tính trạng trội, xác suất thu được 2 cá thể thuần chủng là 1/9.

Câu 148 : Xét 4 quần thể của cùng một loài sống ở 4 hồ cá tự nhiên. Tỉ lệ % cá thể của mỗi nhóm tuổi ở mỗi quần thể như sau:

A. Quần thể số 1 thuộc dạng quần thể suy thoái.

B. Quần thể số 4 thuộc dạng quần thể ổn định.

C. Quần thể số 2 có kích thước đang tăng lên.

D. Quần thể số 3 có mật độ cá thể đang tăng lên.

Câu 159 : Đối với các loài thực vật ở cạn, nước được hấp thụ chủ yếu qua bộ phận nào sau đây?

A. Toàn bộ bề mặt cơ thể.

B. Lông hút của rễ.

C. Chóp rễ.

D. Khí khổng.

Câu 160 : Loài động vật nào sau đây có hệ tuần hoàn hở?

A. Ốc bươu vàng.

B. Bồ câu.

C. Rắn.

D. Cá chép.

Câu 163 : Nhiễm sắc thể trong tế bào sinh dưỡng

A. tồn tại thành từng cặp tương đồng giống nhau về hình thái, kích thước và trình tự các gen tạo thành bộ nhiễm sắc thể 2n.

B. tồn tại thành từng cặp tương đồng giống nhau về hình thái, kích thước và trình tự các gen tạo thành bộ nhiễm sắc thể n.

C. tồn tại thành từng chiếc tương đồng giống nhau về hình thái, kích thước và trình tự các gen tạo thành bộ nhiễm sắc thể 2n.

D. tồn tại thành từng cặp tương đồng khác nhau về hình thái, kích thước và trình tự các gen tạo thành bộ nhiễm sắc thể 2n.

Câu 169 : Một quần thể sinh vật có tần số A là 0,4. Nếu quần thể ở trạng thái cân bằng di truyền thì tỷ lệ kiểu gen là:

A. 0,16 AA : 0,48 Aa : 0,36 aa.

B. 0,16 aa : 0,48 Aa : 0,36 AA.

C. 0,48 AA : 0,16 Aa : 0,36 aa.

D. 0,4 AA : 0,6 aa.

Câu 171 : Theo quan niệm tiến hóa hiện đại, phát biểu nào sau đây đúng?

A. Mọi biến dị trong quần thể đều là nguyên liệu của quá trình tiến hóa.

B. Các quần thể sinh vật chỉ chịu tác động của chọn lọc tự nhiên khi điều kiện sống thay đổi.

C. Những quần thể cùng loài sống cách li với nhau về mặt địa lý mặc dù không có tác động của các nhân tố tiến hóa vẫn có thể dẫn đến hình thành loài mới.

D. Khi các quần thể khác nhau cùng sống trong một khu vực địa lý, các cá thể của chúng giao phối với nhau sinh con lai bất thụ thì có thể xem đây là dấu hiệu của cách li sinh sản.

Câu 173 : Trong quần thể, sự phân bố đồng đều có ý nghĩa:

A. Tăng khả năng khai thác nguồn sống tiềm tàng trong môi trường.

B. Tăng khả năng hỗ trợ giữa các cá thể trong quần thể.

C. Giảm cạnh tranh giữa các cá thể.

D. Giúp bảo vệ lãnh thổ cư trú.

Câu 175 : Khi nói về quá trình quang hợp, phát biểu nào sau đây đúng?

A. Quang hợp là một quá trình phân giải chất chất hữu cơ thành chất vô cơ dưới tác dụng của ánh sáng.

B. Quá trình quang hợp xảy ra ở tất cả các tế bào của cây xanh.

C. Quá trình quang hợp ở cây xanh luôn có pha sáng và pha tối.

D. Pha tối của quang hợp không phụ thuộc nhiệt độ môi trường.

Câu 176 : Khi nói về tiêu hóa ở động vật, phát biểu nào sau đây đúng?

A. Tất cả các loài động vật đều có tiêu hóa nội bào.

B. Tất cả các loài động vật có xương sống đều có ống tiêu hóa.

C. Tất cả các loài sống trong nước đều tiêu hóa ngoại bào.

D. Tiêu hóa nội bào chỉ có ở các loài động vật đơn bào.

Câu 177 : Các phân tử ADN ở trong nhân của cùng một tế bào sinh dưỡng thì

A. nhân đôi độc lập và diễn ra ở các thời điểm khác nhau.

B. có số lượng, hàm lượng ổn định và đặc trưng cho loài.

C. mang các gen không phân mảnh và tồn tại theo cặp alen.

D. có độ dài và số lượng nuclêôtit luôn bằng nhau.

Câu 178 : Khi nói về hoạt động của opêrôn Lac, phát biểu nào sau đây đúng?

A. Số lần phiên mã của gen điều hòa phụ thuộc vào hàm lượng glucôzơ trong tế bào.

B. Khi môi trường có lactôzơ, gen điều hòa không thực hiện phiên mã.

C. Nếu gen Z phiên mã 20 lần thì gen A cũng phiên mã 20 lần.

D. Khi môi trường có lactôzơ, protein ức chế bám lên vùng vận hành để ức chế phiên mã.

Câu 179 : Cho con đực thân đen thuần chủng giao phối với con cái thân xám thuần chủng (P), thu được F1 đồng loạt thân xám. Ngược lại, khi cho con đực thân xám thuần chủng giao phối với con cái thân đen thuần chủng (P), thu được F1 đồng loạt thân đen. Phát biểu nào sau đây đúng?

A. Gen quy định tính trạng nằm ở lục lạp.

B. Gen quy định tính trạng nằm trên NST thường.

C. Gen quy định tính trạng nằm trên NST giới tính.

D. Gen quy định tính trạng nằm ở bào quan ti thể.

Câu 180 : Khi nói về sự hình thành loài mới bằng con đường địa lý, phát biểu nào sau đây sai?

A. Hình thành loài bằng con đường địa lí là phương thức hình thành loài có ở cả động vật và thực vật.

B. Cách li địa lý là nhân tố tạo điều kiện cho sự phân hoá vốn gen giữa các quần thể trong loài.

C. Điều kiện địa lý là nguyên nhân trực tiếp gây ra những biến đổi tương ứng trên cơ thể sinh vật.

D. Quá trình hình thành loài mới cần có sự tham gia của các nhân tố tiến hóa.

Câu 181 : Khi nói về kích thước quần thể, phát biểu nào sau đây sai?

A. Kích thước tối thiểu là số lượng cá thể ít nhất mà quần thể cần có để duy trì và phát triển.

B. Kích thước tối đa là số lượng cá thể lớn nhất mà quần thể có thể có được, phù hợp với khả năng cung cấp nguồn sống của môi trường.

C. Kích của quần thể thường được duy trì ổn định, ít thay đổi theo thời gian.

D. Kích thước quần thể phụ thuộc vào tỉ lệ sinh sản, tỉ lệ tử vong, nhập cư và xuất cư.

Câu 182 : Các khu sinh học (Biôm) được sắp xếp theo thứ tự giảm dần độ đa dạng sinh học là:

A. Đồng rêu hàn đới → Rừng mưa nhiệt đới → Rừng rụng lá ôn đới (rừng lá rộng rụng theo mùa).

B. Đồng rêu hàn đới → Rừng rụng lá ôn đới (rừng lá rộng rụng theo mùa) →Rừng mưa nhiệt đới.

C. Rừng mưa nhiệt đới → Rừng rụng lá ôn đới (rừng lá rộng rụng theo mùa) → Đồng rêu hàn đới.

D. Rừng mưa nhiệt đới → Đồng rêu hàn đới → Rừng rụng lá ôn đới (rừng lá rộng rụng theo mùa).

Câu 186 : Một cơ thể đực có kiểu gen ABdEGaBdeG   giảm phân tạo giao tử. Biết quá trình giảm phân không xảy ra đột biến nhưng xảy ra hoán vị gen. Phát biểu nào sau đây sai?

A. Nếu chỉ có 1 tế bào giảm phân sinh ra tối đa 4 loại giao tử.

B. Có 3 tế bào giảm phân, trong đó cả 3 tế bào đều có hoán vị giữa E và e thì tỉ lệ các loại giao tử là như nhau.

C. Có 2 tế bào giảm phân, trong đó có 1 tế bào có hoán vị thì tỉ lệ giao tử là 3:3:1:1.

D. Có 5 tế bào giảm phân, trong đó cả 5 tế bào đều không xảy ra hoán vị thì tối đa tạo ra 4 loại giao tử.

Câu 199 : Cây xanh hấp thụ canxi ở dạng nào sau đây?

A. CaSO4.

B. Ca(OH)2.

C. Ca2+.

D. Ca.

Câu 200 : Loài động vật nào sau đây có hệ tuần hoàn hở?

A. Ốc bươu vàng.

B. Bồ câu.

C. Rắn.

D. Cá chép.

Câu 203 : Một nuclêôxôm có cấu trúc gồm

A. lõi 8 phân tử histôn được một đoạn ADN chứa 146 cặp nuclêôtit quấn quanh 1 (3/4) vòng.

B. phân tử histôn được quấn bởi một đoạn ADN dài 156 cặp nuclêôtit.

C. lõi là một đoạn ADN chứa 146 cặp nuclêôtit được bọc ngoài bởi 8 phân tử prôtêin histôn.

D. 9 phân tử histôn được quấn quanh bởi một đoạn ADN chứa 140 cặp nuclêôtit.

Câu 206 : Cho biết mỗi gen quy định một tính trạng, alen trội là trội hoàn toàn, quá trình giảm phân không xảy ra đột biến. Theo lí thuyết, phép lai AaBbDd × aaBBDd cho đời con có

A. 12 loại kiểu gen và 4 loại kiểu hình.

B. 4 loại kiểu gen và 6 loại kiểu hình.

C. 12 loại kiểu gen và 8 loại kiểu hình.

D. 8 loại kiểu gen và 4 loại kiểu hình.

Câu 208 : Loại biến dị nào sau đây không di truyền được cho đời sau?

A. Đột biến gen.

B. Đột biến NST.

C. Thường biến.

D. Biến dị tổ hợp.

Câu 210 : Phép lai nào sau đây được sử dụng để tạo ra ưu thế lai?

A. Lai khác dòng.

B. Lai phân tích.

C. Lai thuận nghịch.

D. Lai tế bào.

Câu 211 : Theo thuyết tiến hóa hiện đại, hiện tượng phát tán các giao tử giữa các quần thể cùng loài được gọi là

A. giao phối không ngẫu nhiên.

B. chọn lọc tự nhiên.

C. di - nhập gen.

D. đột biến.

Câu 212 : Theo lí thuyết, tập hợp sinh vật nào sau đây là một quần thể?

A. Cây hạt kín ở rừng Bạch Mã.

B. Chim ở Trường Sa.

C. Cá ở Hồ Tây.

D. Gà Lôi ở rừng Kẻ Gỗ.

Câu 214 : Nhóm thực vật nào sau đây có giai đoạn cố định CO2 vào ban đêm?

A. Thực vật C4.

B. Thực vật CAM.

C. Thực vật C3.

D. Thực vật bậc thấp.

Câu 215 : Khi nói về tiêu hóa của động vật, phát biểu nào sau đây đúng?

A. Tất cả các loài động vật đều có tiêu hóa nội bào.

B. Trong ống tiêu hóa của động vật vừa diễn ra tiêu hóa nội bào vừa diễn ra tiêu hóa ngoại bào.

C. Tất cả các loài động vật có xương sống đều tiêu hóa theo hình thức ngoại bào.

D. Tất cả các loài thú ăn cỏ đều có dạ dày 4 túi.

Câu 216 : Trong cơ chế điều hòa hoạt động gen của opêron Lac, sự kiện nào sau đây thường xuyên diễn ra?

A. Một số phân tử lactôzơ liên kết với prôtêin ức chế.

B. Gen điều hòa R tổng hợp prôtêin ức chế.

C. Các gen cấu trúc Z, Y, A phiên mã tạo ra các phân tử mARN tương ứng.

D. ARN pôlimeraza liên kết với vùng khởi động của opêron Lac và tiến hành phiên mã.

Câu 219 : Khi nói về các nhân tố tiến hóa theo thuyết tiến hóa hiện đại, phát biểu nào sau đây đúng?

A. Các yếu tố ngẫu nhiên làm thay đổi tần số alen của quần thể không theo một hướng xác định.

B. Di - nhập gen chỉ làm thay đổi tần số alen của các quần thể có kích thước nhỏ.

C. Giao phối không ngẫu nhiên luôn dẫn đến trạng thái cân bằng di truyền của quần thể.

D. Đột biến gen cung cấp nguyên liệu thứ cấp cho quá trình tiến hóa.

Câu 221 : Khi nói về chu trình tuần hoàn vật chất trong tự nhiên, phát biểu nào sau đây sai?

A. Nitơ từ môi trường thường được thực vật hấp thụ dưới dạng nitơ phân tử.

B. Cacbon từ môi trường đi vào quần xã dưới dạng cacbon đioxit.

C. Nước là một loại tài nguyên tái sinh.

D. Vật chất từ môi trường đi vào quần xã, sau đó trở lại môi trường.

Câu 222 : Một gen dài 3332 Å và có 2276 liên kết hidro. Mạch đơn thứ nhất của gen có 129A và 147 X. Theo lí thuyết, phát biểu nào sau đây đúng?

A. Gen có 316 nuclêôtit loại G và 664 nuclêôtit loại A.

B. Ở Mạch đơn thứ hai của gen có 517 nuclêôtit loại A.

C. Nếu gen nhân đôi 1 lần thì môi trường phải cung cấp 948 nuclêôtit loại X.

D. Ở mạch đơn thứ hai của gen, số nuclêôtit loại A ít hơn số nuclêôtit loại X.

Câu 227 : Khi nói về mối quan hệ giữa các cá thể cùng loài, phát biểu nào sau đây đúng?

A. Khi mật độ cá thể quá cao và nguồn sống khan hiếm thì sự cạnh tranh cùng loài giảm.

B. Cạnh tranh cùng loài giúp duy trì ổn định số lượng cá thể của quần thể, cân bằng với sức chứa của môi trường.

C. Cạnh tranh cùng loài làm thu hẹp ổ sinh thái của loài.

D. Sự gia tăng mức độ cạnh tranh cùng loài sẽ làm tăng tốc độ tăng trưởng của quần thể.

Câu 238 : Đặc điểm nào dưới đây không có ở cơ quan tiêu hóa của thú ăn thịt?

A. Dạ dày đơn.

B. Ruột ngắn.

C. Răng nanh phát triển.

D. Manh tràng phát triển.

Câu 240 : Thoát hơi nước qua cutin có đặc điểm nào sau đây?

A. Vận tốc lớn và không được điều chỉnh.

B. Vận tốc lớn và được điều chỉnh.

C. Vận tốc bé và không được điều chỉnh.

D. Vận tốc bé và được điều chỉnh.

Câu 241 : Nhiễm sắc thể (NST) được cấu trúc bởi 2 thành phần chính là:

A. ADN và ARN.

B. ADN và prôtêin histôn.

C. ARN và prôtêin histôn.

D. ADN và prôtêin trung tính.

Câu 248 : Biết A quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với a quy định hoa trắng; các quần thể đang ở trạng thái cân bằng di truyền. Quần thể có tỉ lệ kiểu hình nào sau đây có tần số kiểu gen Aa lớn nhất?

A. Quần thể có tỉ lệ 3 cây hoa đỏ : 1 cây hoa trắng.

B. Quần thể có tỉ lệ 100% cây hoa đỏ.

C. Quần thể có tỉ lệ 1 cây hoa đỏ : 1 cây hoa trắng.

D. Quần thể có tỉ lệ 5 cây hoa đỏ : 3 cây hoa trắng.

Câu 249 : Phương pháp nào sau đây có thể tạo ra được giống mới mang bộ nhiễm sắc thể song nhị bội?

A. Gây đột biến gen.

B. Công nghệ gen.

C. Cấy truyền phôi.

D. Lai tế bào sinh dưỡng.

Câu 250 : Khi nói về bằng chứng giải phẫu so sánh, phát biểu nào sau đây sai?

A. Cơ quan tương đồng là những cơ quan có cùng kiểu cấu tạo.

B. Cơ quan tương đồng là những cơ quan có cùng nguồn gốc.

C. Cơ quan tương đồng là những cơ quan có nguồn gốc khác nhau.

D. Cơ quan thoái hoá cũng là cơ quan tương đồng.

Câu 252 : Đặc trưng nào sau đây không phải là đặc trưng của quần thể sinh vật?

A. Mật độ.

B. Tỉ lệ đực/cái.

C. Loài đặc trưng.

D. Thành phần nhóm tuổi.

Câu 254 : Khi nói về tuần hoàn của người, phát biểu nào sau đây đúng?

A. Thời gian nghỉ của tâm nhĩ dài hơn thời gian nghỉ của tâm thất.

B. Cơ tim nhận được máu từ động mạch khi tâm thất co nhiều hơn so với khi tâm thất giãn.

C. Khi tâm thất co, máu sẽ di chuyển đến tế bào cơ tim để cung cấp cho tim.

D. Ở pha giản chung thì tâm nhĩ co còn tâm thất không co.

Câu 255 : Chất nào sau đây là sản phẩm của pha tối?

A. C6H12O6.

B. CO2.

C. ATP.

D. O2.

Câu 256 : Phát biểu nào sau đây đúng?

A. Một mã di truyền có thể mã hoá cho một hoặc một số axít amin.

B. Đơn phân cấu trúc của ARN gồm 4 loại nuclêôtít là A, T, G, X.

C. Ở sinh vật nhân thực, axít amin mở đầu cho chuỗi pôlipeptit là mêtiônin.

D. Phân tử mARN và rARN đều có cấu trúc mạch kép.

Câu 259 : Nhân tố nào sau đây làm xuất hiện các alen mới trong quần thể?

A. Đột biến và di-nhập gen.

B. Đột biến và chọn lọc tự nhiên.

C. Đột biến và yếu tố ngẫu nhiên.

D. Chọn lọc tự nhiên và di nhập gen.

Câu 260 : Con người đã sử dụng loài ong mắt đỏ để tiêu diệt sâu đục thân lúa. Đây là ví dụ thể hiện mối quan hệ sinh thái nào sau đây?

A. Khống chế sinh học.

B. Cạnh tranh khác loài.

C. Cạnh tranh cùng loài.

D. Hỗ trợ cùng loài.

Câu 263 : Giả sử một đoạn nhiễm sắc thể có 5 gen I, II, III, IV, V được phân bố ở 5 vị trí. Các điểm a, b, c, d, e, g là các điểm trên nhiễm sắc thể. Theo lí thuyết, phát biểu nào sau đây đúng?

A. Nếu tần số hoán vị giữa gen I và gen III bằng 30% thì tần số hoán vị giữa gen I và gen V sẽ bé hơn 30%.

B. Khi gen II phiên mã 5 lần thì gen V có thể chưa phiên mã lần nào.

C. Nếu chiều dài các gen bằng nhau thì chiều dài của các phân tử mARN do các gen quy định cũng bằng nhau.

D. Đột biến đảo đoạn ce sẽ làm thay đổi mức độ hoạt động của tất cả các gen trên NST này.

Câu 278 : Rễ cây xanh hấp thụ lưu huỳnh ở dạng nào sau đây?

A. H2SO4.

B. SO2.

C. SO3.

D. SO42-.

Câu 279 : Khi lượng nước trong cơ thể giảm thì sẽ dẫn đến hiện tượng nào sau đây?

A. Áp suất thẩm thấu tăng và huyết áp giảm.

B. Áp suất thẩm thấu tăng và huyết áp tăng.

C. Áp suất thẩm thấu giảm và huyết áp tăng.

D. Áp suất thẩm thấu giảm và huyết áp giảm.

Câu 280 : Gen là một đoạn phân tử ADN có chức năng

A. cấu tạo nên cơ thể.

B. cấu tạo nên protein.

C. mang thông tin quy định cấu trúc một chuỗi pôlipeptit hoặc một loại ARN.

D. mang thông tin quy định cấu trúc nên NST.

Câu 281 : Thể đột biến là

A. những cơ thể mang đột biến đã biểu hiện thành kiểu hình.

B. những cơ thể mang đột biến gen hoặc đột biến NST.

C. những cơ thể mang đột biến trội hoặc đột biến lặn.

D. những cơ thể mang đột biến nhưng chưa được biểu hiện ra kiểu hình.

Câu 282 : Khi nói về NST ở sinh vật nhân thực, phát biểu nào sau đây sai?

A. Bộ NST của loài đặc trưng về hình dạng, số lượng, kích thước và cấu trúc.

B. Số lượng NST của mỗi loài không phản ánh mức độ tiến hóa của loài.

C. Trong tế bào của cơ thể, NST luôn tồn tại thành từng cặp tương đồng.

D. NST được cấu tạo từ chất nhiễm sắc bao gồm 2 thành phần chính là ADN và protein histôn.

Câu 284 : Cho cây hoa đỏ tự thụ phấn, đời con có tỷ lệ 9 cây hoa đỏ: 3 cây hoa hồng: 3 cây hoa vàng: 1 cây hoa trắng. Tính trạng màu hoa di truyền theo quy luật nào sau đây?

A. Tương tác át chế.

B. Tương tác bổ sung.

C. Tương tác cộng gộp.

D. Phân li độc lập, trội hoàn toàn.

Câu 286 : Ở người, gen nằm ở vị trí nào sau đây thì sẽ di truyền theo dòng mẹ?

A. Trên nhiễm sắc thể thường.

B. Trên nhiễm sắc thể giới tính X.

C. Trên nhiễm sắc thể giới tính Y.

D. Trong ti thể.

Câu 290 : Trong quá trình tiến hóa, các yếu tố ngẫu nhiên có vai trò nào sau đây?

A. Làm thay đổi thành phần kiểu gen và tần số tương đối của các alen theo một hướng xác định.

B. Có thể loại bỏ hoàn toàn một alen nào đó ra khỏi quần thể.

C. Hình thành các đặc điểm thích nghi mới trên các cơ thể sinh vật.

D. Làm tăng tăng tính đa dạng di truyền của quần thể.

Câu 291 : Từ thí nghiệm của Milơ và Urây (năm 1953) cho phép rút ra kết luận nào sau đây?

A. Có thể tổng hợp chất hữu cơ từ các các chất hữu cơ bằng con đường hóa học.

B. Có thể tổng hợp chất vô cơ từ các chất hữu cơ bằng con đường hóa học.

C. Có thể tổng hợp chất vô cơ từ các chất vô cơ bằng con đường hóa học.

D. Có thể tổng hợp chất hữu cơ từ các chất vô cơ bằng con đường hóa học.

Câu 292 : Giun kí sinh trong ruột lợn. Môi trường sống của loài giun này là loại môi trường nào sau đây?

A. Môi trường nước.

B. Môi trường sinh vật.

C. Môi trường đất.

D. Môi trường trên cạn.

Câu 293 : Khi nói về lưới thức ăn, phát biểu nào sau đây đúng?

A. Lưới thức ăn là một chuỗi thức ăn gồm nhiều loài sinh vật có các mắt xích chung.

B. Trong lưới thức ăn, tất cả các loài sinh vật đều được xếp cùng một bậc dinh dưỡng.

C. Lưới thức ăn là tập hợp gồm tất cả các chuỗi thức ăn có các mắt xích chung.

D. Lưới thức ăn thể hiện mối quan hệ về nơi ở giữa các loài sinh vật.

Câu 294 : Khi nói về hô hấp của hạt thóc được bảo quản trong kho, phát biểu nào sau đây sai?

A. Độ ẩm của hạt càng cao thì cường độ hô hấp càng cao.

B. Nhiệt độ môi trường càng cao thì cường độ hô hấp càng tăng.

C. Nồng độ CO2 càng cao thì cường độ hô hấp càng giảm.

D. Nồng độ Ocàng giảm thì cường độ hô hấp càng giảm.

Câu 296 : Cơ chế truyền đạt thông tin di truyền ở cấp độ phân tử được thể hiện bằng sơ đồ

A. ADN --> mARN --> prôtêin --> tính trạng.

B. ADN --> mARN --> prôtêin.

C. ADN --> mARN --> prôtêin --> tính trạng

D. ADN --> prôtêin --> tính trạng.

Câu 297 : Ở vi khuẩn E.coli, giả sử có 5 chủng đột biến sau đây. Khi môi trường có đường lactôzơ, các gen cấu trúc Z, Y, A ở chủng nào sau đây vẫn không phiên mã?

A. Chủng bị đột biến ở gen Y nhưng không làm thay đổi cấu trúc của phân tử protein do gen này quy định tổng hợp.

B. Chủng bị đột biến ở vùng khởi động (P) của opêron Lac làm cho vùng P không liên kết được với ARN polimeraza.

C. Chủng bị đột biến ở gen Z làm cho phân tử mARN của gen này mất khả năng dịch mã.

D. Chủng bị đột biến ở gen A làm thay đổi cấu trúc và chức năng của protein do gen này quy định tổng hợp.

Câu 299 : Tiến hóa nhỏ diễn ra trong phạm vi tổ chức sống nào sau đây?

A. Cá thể.

B. Tế bào.

C. Quần thể.

D. Quần xã.

Câu 300 : Kích thước tối thiểu của quần thể là

A. giới hạn lớn nhất về số lượng cá thể mà quần thể có thể đạt được, phù hợp với sức chứa của môi trường.

B. số lượng cá thể ít nhất mà quần thể cần có để duy trì sự tồn tại và phát triển.

C. số lượng các cá thể (hoặc khối lượng, hoặc năng lượng) phân bố trong khoảng không gian của quần thể.

D. khoảng không gian nhỏ nhất mà quần thể cần có để duy trì và phát triển.

Câu 301 : Khi nói về diễn thế sinh thái, phát biểu nào sau đây sai?

A. Diễn thế là quá trình phát triển thay thế của quần xã sinh vật này bằng quần xã khác.

B. Diễn thế nguyên sinh được bắt đầu từ một quần xã ổn định.

C. Song song với quá trình diễn thế sẽ kéo theo sự biến đổi của điều kiện ngoại cảnh.

D. Con người có thể dự đoán được chiều hướng của quá trình diễn thế.

Câu 303 : Đột biến đảo đoạn nhiễm sắc thể có thể dẫn tới hệ quả nào sau đây?

A. Làm giảm hoặc làm gia tăng số lượng gen trên NST.

B. Làm cho một gen nào đó đang hoạt động có thể ngừng hoạt động.

C. Làm thay đổi số lượng NST của tế bào.

D. Làm thay đổi chiều dài của phân tử ADN cấu trúc nên NST đó.

Câu 304 : Một số tế bào của cơ thể có kiểu gen aaBbDdXeY giảm phân tạo tinh trùng. Biết không phát sinh đột biến. Theo lí thuyết, phát biểu nào sau đây đúng?

A. Nếu có 1 tế bào giảm phân thì có thể sinh ra 8 loại giao tử với tỉ lệ bằng nhau.

B. Nếu có 2 tế bào giảm phân thì sẽ sinh ra 2 loại tinh trùng hoặc 4 loại tinh trùng.

C. Nếu có 4 tế bào giảm phân thì cho tối thiểu 4 loại tinh trùng, tối đa 8 loại tinh trùng.

D. Nếu có 8 tế bào giảm phân thì có thể tạo tối thiểu 4 loại tinh trùng hoặc 8 loại tinh trùng.

Câu 305 : Một loài thực vật, Cho các cây P tự thụ phấn, thu được F1 có kiểu hình phân li theo tỉ lệ: 56,25% cây hoa đỏ : 37,5% cây hoa hồng : 6,25% cây hoa trắng. Biết rằng không xảy ra đột biến. Theo lí thuyết, phát biểu nào sau đây đúng?

A. F1 có 5 loại kiểu gen quy định kiểu hình hoa hồng.

B. Trong tổng số cây hoa đỏ ở F1, số cây không thuần chủng chiếm tỉ lệ 8/9.

C. Cho tất cả các cây hoa hồng ở F1 giao phấn với tất cả các cây hoa đỏ ở F1, thu được F2 có số cây hoa trắng chiếm tỉ lệ 1/9.

D. Cho tất cả các cây hoa hồng ở F1 giao phấn với cây hoa trắng, thu được F2 có kiểu hình phân li theo tỉ lệ: 1 cây hoa đỏ : 2 cây hoa hồng : 1 cây hoa trắng.

Câu 318 : Nguyên tố nào sau đây là thành phần cấu trúc của diệp lục?

A. Magie.

B. Sắt.

C. Molipden.

D. Thủy ngân.

Câu 319 : Loài động vật nào sau đây có hệ tuần hoàn kép?

A. Châu chấu.

B. Rắn hổ mang.

C. Cá chép.

D. Giun đất.

Câu 321 : Thành phần nào sau đây không thuộc cấu trúc của opêrôn Lac?

A. Gen cấu trúc Z.

B. Gen cấu trúc Y.

C. Gen điều hòa R.

D. Gen cấu trúc Z.

Câu 322 : Một nuclêôxôm có cấu trúc gồm

A. lõi 8 phân tử histôn được một đoạn ADN chứa 146 cặp nuclêôtit quấn quanh (7/4) vòng.

B. phân tử histôn được quấn bởi một đoạn ADN dài 156 cặp nuclêôtit.

C. lõi là một đoạn ADN chứa 146 cặp nuclêôtit được bọc ngoài bởi 8 phân tử prôtêin histôn.

D. 9 phân tử histôn được quấn quanh bởi một đoạn ADN chứa 140 cặp nuclêôtit.

Câu 325 : Phép lai nào sau đây cho đời con có nhiều loại kiểu gen nhất?

A. Ee × Ee.

B. AaBB × aaBB.

C.ABaB×ABaB.

D. XDX× XDY

Câu 329 : Trong kĩ thuật di truyền, người ta thường sử dụng những loại thể truyền nào sau đây để chuyển gen vào tế bào vi khuẩn?

A. Plasmit hoặc nhiễm sắc thể nhân tạo.

B. Plasmit hoặc ARN.

C. Plasmit hoặc virut.

D. Plasmit hoặc enzim cắt giới hạn.

Câu 330 : Hình thành loài mới bằng con đường địa lí thường chủ yếu gặp ở nhóm sinh vật nào sau đây?

A. Động vật bậc thấp, thường có đời sống cố định.

B. Các loài vi sinh vật có tốc độ sinh sản nhanh.

C. Động vật và thực vật sinh sản vô tính.

D. Động vật di cư và thực vật phát tán mạnh.

Câu 331 : Trong lịch sử phát triển của thế giới sinh vật, thứ tự xuất hiện của các đại là

A. Tân sinh → Trung sinh → Thái cổ → Cổ sinh → Nguyên sinh.

B. Thái cổ → Nguyên sinh → Cổ sinh → Trung sinh → Tân sinh.

C. Nguyên sinh → Thái cổ → Cổ sinh → Tân sinh → Trung sinh.

D. Nguyên sinh → Thái cổ → Cổ sinh → Trung sinh → Tân sinh.

Câu 333 : Khi nói về ảnh hưởng của ánh sáng đến quang hợp, phát biểu nào sau đây đúng?

A. Tất cả các loại tia sáng đều tác động đến quang hợp với cường độ như nhau.

B. Cùng một cường độ ánh sáng giống nhau thì tất cả các tia sáng đều có tác động đến quang hợp với cường độ như nhau.

C. Khi cường độ ánh sáng vượt qua điểm bảo hòa thì cường độ quang hợp sẽ tỉ lệ thuận với cường độ ánh sáng.

D. Các tia sáng xanh tím kích thích tổng hợp protein và axit amin.

Câu 334 : Trong tự nhiên, nguồn năng lượng của hệ sinh thái có nguồn gốc từ:

A. Năng lượng thủy triều.

B. Năng lượng mặt trời.

C. Năng lượng gió.

D. Năng lượng hoá học.

Câu 335 : Khi nói về tiêu hóa ở các loài động vật, phát biểu nào sau đây đúng?

A. Tất cả các loài động vật có túi tiêu hóa đều có tiêu hóa cơ học.

B. Tiêu hóa cơ học là quá trình biến đổi các phân tử hữu cơ phức tạp thành các chất hữu cơ đơn giản.

C. Ở người, tiêu hóa cơ học chỉ diễn ra ở miệng và dạ dày.

D. Ở người, tiêu hóa hóa học chủ yếu diễn ra ở ruột non.

Câu 336 : Khi nói về quá trình nhân đôi ADN ở sinh vật nhân thực, phát biểu nào sau đây đúng?

A. Chuỗi pôlinuclêôtit được kéo dài theo chiều từ 3’ đến 5’.

B. Nếu có mặt chất 5-BU thì có thể sẽ gây đột biến thay thế cặp G-X thành cặp A-T.

C. Chỉ diễn ra trong nhân tế bào.

D. Enzim ADN pôlimeraza không tham gia tháo xoắn phân tử ADN.

Câu 339 : Khi nói về chọn lọc tự nhiên theo quan niệm hiện đại, phát biểu nào sau đây sai?

A. Chọn lọc tự nhiên tác động trực tiếp lên từng alen, làm thay đổi tần số kiểu gen của quần thể.

B. Chọn lọc tự nhiên quy định chiều hướng và nhịp điệu biến đổi thành phần kiểu gen của quần thể.

C. Thực chất của chọn lọc tự nhiên là sự phân hóa khả năng sống sót và khả năng sinh sản của các cá thể với các kiểu gen khác nhau trong quần thể.

D. Chọn lọc tự nhiên không tạo ra kiểu gen thích nghi và cũng không tạo ra kiểu hình thích nghi.

Câu 341 : Quan hệ sinh thái nào sau đây không phải là quan hệ cạnh tranh?

A. Cây tranh nhau giành ánh sáng, dinh dưỡng, có thể làm cây yếu bị đào thải, dẫn đến sự tỉa thưa ở 1 cây (cành lá kém xum xuê), hoặc ở cả quần thể làm mật độ giảm.

B. Các cây mọc thành nhóm (rặng, bụi, rừng) chịu gió bão và sống tốt hơn cây sống riêng.

C. Khi thiếu thức ăn, nơi ở, các động vật dọa nạt nhau (bằng tiếng hú, động tác) làm cho cá thể yếu hơn bị đào thải hay phải tách đàn.

D. Ở một số loài, việc bảo vệ nơi sống, nhất là vào mùa sinh sản làm cho mỗi nhóm có lãnh thổ riêng, một số phải di cư đến nơi khác.

Câu 344 : Cho biết mỗi gen quy định một tính trạng, alen trội là trội hoàn toàn và không xảy ra đột biến. Cho phép lai (P): AabbDdEe × AabbDdEe, thu được F1. Biết không xảy ra đột biến. Theo lí thuyết, phát biểu nào sau đây đúng?

A. Ở F1 có 27 kiểu gen, 16 kiểu hình.

B. Lấy ngẫu nhiên một cá thể ở F1, xác suất thu được cá thể có 3 tính trạng trội là 27/64.

C. Lấy ngẫu nhiên một cá thể có kiểu hình trội về 2 tính trạng, xác suất thu được cá thể thuần chủng là 1/3.

D. Lấy ngẫu nhiên một cá thể có kiểu hình trội về 3 tính trạng, xác suất thu được cá thể thuần chủng là 1/9.

Câu 357 : Đối với các loài thực vật ở cạn, nước được hấp thụ chủ yếu qua bộ phận nào sau đây?

A. Toàn bộ bề mặt cơ thể.

B. Lông hút của rễ.

C. Chóp rễ.

D. Khí khổng.

Câu 358 : Nhóm động vật nào sau đây hô hấp bằng hệ thống ống khí?

A. Côn trùng.

B. Tôm, cua.

C. Ruột khoang.

D. Trai sông.

Câu 359 : Loại đột biến nào sau đây làm tăng 1 liên kết hidro?

A. Đột biến thêm 1 cặp G-X.

B. Đột biến mất 1 cặp A-T.

C. Đột biến thay thế 1 cặp A-T bằng 1 cặp G-X.

D. Đột biến thay thế 1 cặp G-X bằng 1 cặp A-T.

Câu 361 : Loại đột biến NST nào sau đây làm tăng hàm lượng ADN trong nhân tế bào?

A. Đột biến tam bội.

B. Đột thể một.

C. Đột biến thể không.

D. Đột biến mất đoạn.

Câu 364 : Kiểu gen nào sau đây là kiểu gen đồng hợp?

A. ABabDd.

B. ABabDD.

C. ababDd.

D. AbAbDD.

Câu 366 : Ở cừu, AA quy định có sừng, aa quy định không sừng, Aa quy định có sừng ở đực, không sừng ở cái. Kiểu hình nào sau đây có 2 loại kiểu gen?

A. Cừu đực có sừng.

B. Cừu đực không sừng.

C. Cừu cái có sừng.

D. Cừu cái không sừng thuần chủng.

Câu 368 : Phương pháp nào sau đây sẽ cho phép tạo ra được giống mới mang đầy đủ vật chất di truyền của cả hai giống bố mẹ.

A. Phương pháp dung hợp tế bào trần khác loài.

B. Phương pháp kĩ thuật di truyền.

C. Phương pháp gây đột biến kết hợp với chọn lọc.

D. Phương pháp nhân bản vô tính bằng kỹ thuật chuyển nhân.

Câu 369 : Theo quan niệm tiến hóa hiện đại, chọn lọc tự nhiên tác động trực tiếp lên

A. kiểu gen của cơ thể.

B. các alen của kiểu gen.

C. các alen có hại trong quần thể.

D. kiểu hình của cơ thể.

Câu 371 : Nhân tố sinh thái nào sau đây là nhân tố vô sinh?

A. Độ ẩm.

B. Cạnh tranh cùng loài.

C. Cạnh tranh khác loài.

D. Vật kí sinh.

Câu 372 : Trong một hệ sinh thái, nhóm sinh vật nào sau đây được xếp vào sinh vật sản xuất?

A. Động vật bậc thấp.

B. Động vật bậc cao.

C. Thực vật.

D. Động vật ăn mùn hữu cơ.

Câu 373 : Khi nói về quá trình hô hấp ở thực vật, phát biểu nào sau đây đúng?

A. Nếu không có O2 thì một phân tử glucôzơ chỉ giải phóng được 2ATP.

B. Tất cả mọi quá trình hô hấp đều giải phóng năng lượng ATP.

C. Tất cả mọi quá trình hô hấp đều diễn ra trong ti thể.

D. Tất cả mọi quá trình hô hấp đều trải qua giai đoạn đường phân.

Câu 374 : Khi lượng nước trong cơ thể tăng lên so với bình thường, phát biểu nào sau đây là đúng?

A. Áp suất thẩm thấu giảm, huyết áp tăng.

B. Áp suất thẩm thấu tăng, huyết áp tăng.

C. Áp suất thẩm thấu giảm, huyết áp giảm.

D. Áp suất thẩm thấu tăng, huyết áp giảm.

Câu 375 : Loại enzim nào sau đây có khả năng tháo xoắn một đoạn phân tử ADN?

A. ADN polimeraza.

B. ARN polimeraza.

C. Ligaza.

D. Recstrictaza.

Câu 377 : Khi nói về mối quan hệ giữa kiểu gen, môi trường và kiểu hình, phát biểu nào sau đây sai?

A. Kiểu hình của một cơ thể không chỉ phụ thuộc vào kiểu gen mà còn phụ thuộc vào môi trường.

B. Sự biến đổi về kiểu hình do tác động của điều kiện môi trường được gọi là thường biến.

C. Kiểu hình là kết quả của sự tương tác giữa kiểu gen với môi trường.

D. Các cá thể có kiểu gen giống nhau sống ở các môi trường khác nhau vẫn luôn có kiểu hình giống nhau.

Câu 378 : Khi nói về quá trình hình thành loài bằng con đường lai xa và đa bội hóa, phát biểu nào sau đây đúng?

A. Quá trình hình thành loài diễn ra trong một thời gian rất dài, trải qua nhiều giai đoạn trung gian chuyển tiếp.

B. Loài mới luôn có bộ nhiễm sắc thể với số lượng lớn hơn bộ nhiễm sắc thể của loài gốc.

C. Quá trình hình thành loài mới không chịu sự tác động của chọn lọc tự nhiên.

D. Xảy ra chủ yếu ở những loài động vật có tập tính giao phối phức tạp.

Câu 380 : Khi nói về đặc trưng của quần xã, phát biểu nào sau đây đúng?

A. Tất cả các quần xã sống ở vùng khí hậu nhiệt đới thường có thành phần loài giống nhau.

B. Trong quần xã, thường chỉ có sự phân tầng của các loài thực vật mà không có sự phân tầng của các loài động vật.

C. Trong quá trình diễn thế sinh thái, độ đa dạng về loài của quần xã thường vẫn được duy trì ổn định ổn định theo thời gian.

D. Trong cùng một quần xã, nếu điều kiện môi trường càng thuận lợi thì độ đa dạng của quần xã càng cao.

Câu 381 : Một gen dài 3332 Å và có 2276 liên kết hidro. Mạch đơn thứ nhất của gen có 129A và 147 X. Theo lí thuyết, phát biểu nào sau đây đúng?

A. Gen có 316 nuclêôtit loại G và 664 nuclêôtit loại A.

B. Ở Mạch đơn thứ hai của gen có 517 nuclêôtit loại A.

C. Nếu gen nhân đôi 1 lần thì môi trường phải cung cấp 948 nuclêôtit loại X.

D. Ở mạch đơn thứ hai của gen, số nuclêôtit loại A ít hơn số nuclêôtit loại X.

Câu 382 : Một loài có bộ nhiễm sắc thể 2n = 4 được kí hiệu là: ABDabdMNPmnp. Có một thể đột biến có bộ nhiễm sắc thể được kí hiệu là ABDabNdMPmnp. Theo lí thuyết, phát biểu nào sau đây sai?

A. Loại đột biến này không làm tăng số lượng nhiễm sắc thể có trong tế bào.

B. Loại đột biến này được sử dụng để chuyển gen từ loài này sang loài khác.

C. Loại đột biến này là nguyên liệu của quá trình tiến hóa, chọn giống.

D. Loại đột biến này thường chỉ xảy ra ở động vật mà ít gặp ở thực vật.

Câu 383 : Phép lai P: AbaBXdXd × AbaBXDY, thu được F1. Cho biết mỗi gen quy định một tính trạng, alen trội là trội hoàn toàn và không xảy ra đột biến. Theo lí thuyết, phát biểu nào sau đây về F1 là đúng?

A. Nếu không xảy ra hoán vị gen thì có tối đa 16 loại kiểu gen, 9 loại kiểu hình.

B. Nếu chỉ có hoán vị gen ở quá trình giảm phân của cơ thể cái thì có tối đa 14 loại kiểu gen, 6 loại kiểu hình.

C. Nếu xảy ra hoán vị gen ở cả đực và cái thì có tối đa 30 loại kiểu gen, 12 loại kiểu hình.

D. Nếu chỉ có hoán vị gen ở quá trình giảm phân của cơ thể đực thì có tối đa 24 loại kiểu gen, 12 loại kiểu hình.

Câu 397 : Khi nói về bón phân, phát biểu nào sau đây đúng?

A. Các loài cây khác nhau có nhu cầu phân bón khác nhau.

B. Cùng một loài cây, tất cả các giai đoạn phát triển đều cần được bón phân với hàm lượng như nhau.

C. Bón càng nhiều phân thì cây sinh trưởng càng nhanh.

D. Lượng phân cần phải bón cho cây không phụ thuộc vào đặc điểm của đất mà chỉ phụ thuộc vào loài cây.

Câu 398 : Tiêu hoá là quá trình

A. làm biến đổi thức ăn thành các chất hữu cơ.

B. biến đổi các chất đơn giản thành các chất phức tạp đặc trưng cho cơ thể.

C. biến đổi thức ăn thành các chất dinh dưỡng và tạo ra năng lượng ATP.

D. biến đổi các chất dinh dưỡng có trong thức ăn thành những chất đơn giản mà cơ thể hấp thụ được.

Câu 399 : Quá trình dịch mã diễn ra ở loại bào quan nào sau đây?

A. Ribôxôm.

B. Nhân tế bào.

C. Lizôxôm.

D. Bộ máy Gôngi.

Câu 400 : Trong quá trình dịch mã, anti côđon nào sau đây khớp bổ sung với côđon 5’AUG3’?

A. 3’UAX5’.

B. 3’AUG5’.

C. 5’UAX3’.

D. 5’AUG3’.

Câu 401 : Một đoạn phân tử ADN mang thông tin quy định cấu trúc của một loại tARN được gọi là

A. gen.

B. bộ ba đối mã.

C. mã di truyền.

D. axit amin.

Câu 402 : Khi nói về NST ở sinh vật nhân thực, phát biểu nào sau đây sai?

A. Nhiễm sắc thể ở sinh vật nhân thực có một trình tự khởi đầu nhân đôi, ngoài ra còn có trình tự nucleotit có tác dụng bảo vệ và trình tự nucleotit đặc biệt gọi là tâm động.

B. Nhiễm sắc thể ở sinh vật nhân thực có nhiều trình tự khởi đầu nhân đôi, ngoài ra còn có trình tự nucleotit có tác dụng bảo vệ và trình tự nucleotit đặc biệt gọi là tâm động.

C. Nhiễm sắc thể ở sinh vật nhân sơ chỉ là phân tử ADN trần, dạng vòng mạch kép.

D. Đơn vị cơ bản theo chiều dọc của nhiễm sắc thể ở sinh vật nhân thực là nuclêôxôm.

Câu 403 : Khi nói về các gen nằm trên một nhiễm sắc thể, phát biểu nào sau đây đúng?

A. Di truyền phân li độc lập với nhau.

B. Là những gen cùng alen với nhau.

C. Luôn cùng quy định một tính trạng.

D. Di truyền cùng nhau theo từng nhóm liên kết.

Câu 405 : Ở một loài thực vật, để xác định quy luật di truyền của tính trạng màu hoa người ta đã tiến hành 3 phép lai thu được kết quả như sau:

A. tương tác cộng gộp.

B. trội không hoàn toàn.

C. trội hoàn toàn.

D. tương tác bổ sung.

Câu 406 : Ở một loài động vật, tính trạng X do gen a quy định. Trong trường hợp nào sau đây, lai thuận và lai nghịch cho kết quả khác nhau và đời con sinh ra luôn có kiểu hình giống mẹ?

A. Gen (a) nằm trên nhiễm sắc thể thường.

B. Gen (a) nằm trên nhiễm sắc thể giới tính X.

C. Gen (a) nằm trên nhiễm sắc thể giới tính Y.

D. Gen (a) nằm ở ty thể.

Câu 409 : Một đột biến có hại và chỉ sau một thế hệ đã bị chọn lọc tự nhiên loại ra khỏi quần thể khi nó là

A. đột biến gen trội.

B. đột biến gen lặn.

C. đột biến gen đa alen.

D. đột biến gen ở tế bào chất.

Câu 411 : Chỉ số nào sau đây phản ánh mật độ của quần thể?

A. Tỉ lệ đực/cái.

B. Tỉ lệ các nhóm tuổi.

C. Lượng cá thể được sinh ra.

D. Tổng số cá thể/diện tích môi trường.

Câu 412 : Tháp sinh thái nào sau đây luôn có đáy rộng, đỉnh hẹp

A. Tháp năng lượng.

B. Tháp khối lượng.

C. Tháp số lượng.

D. Tháp năng lượng và khối lượng.

Câu 414 : Khi nói về tiêu hóa ở đột vật, phát biểu nào sau đây đúng?

A. Động vật càng phát triển thì vừa có tiêu hóa ngoại bào, vừa có tiêu hóa nội bào.

B. Động vật đơn bào chỉ có hình thức tiêu hóa ngoại bào.

C. Tất cả các loài thú ăn cỏ đều có quá trình tiêu hóa sinh học.

D. Tiêu hóa cơ học chỉ xảy ra ở các loài có túi tiêu hóa.

Câu 415 : Khi nói về đột biến nhiễm sắc thể, phát biểu nào sau đây đúng?

A. Đột biến lệch bội xảy ra phổ biến ở động vật, ít gặp ở thực vật.

B. Thể đột biến tam bội thường không có khả năng sinh sản hữu tính.

C. Đột biến mất đoạn nhiễm sắc thể thường không làm thay đổi hình thái nhiễm sắc thể.

D. Đột biến đảo đoạn nhiễm sắc thể thường không làm thay đổi cấu trúc nhiễm sắc thể.

Câu 416 : Ở loài sinh sản hữu tính, bộ NST được duy trì ổn định qua các thế hệ nhờ sự kết hợp giữa các cơ chế

A. phân bào nguyên phân và giảm phân.

B. phân li và tổ hợp của các cặp NST.

C. giảm phân và thụ tinh.

D. nguyên phân, giảm phân và thụ tinh.

Câu 417 : Trong trường hợp mỗi cặp tính trạng do một cặp gen quy định và trội hoàn toàn, không xảy ra đột biến. Đời con của phép lai AaBbDd × AabbDD có tối đa bao nhiêu loại kiểu gen, bao nhiêu loại kiểu hình?

A. 16 loại kiểu gen, 4 loại kiểu hình.

B. 16 loại kiểu gen, 8 loại kiểu hình.

C. 12 loại kiểu gen, 4 loại kiểu hình.

D. 12 loại kiểu gen, 8 loại kiểu hình.

Câu 418 : Nhân tố tiến hóa nào sau đây làm tăng tính đa dạng di truyền của quần thể?

A. Đột biến.

B. Chọn lọc tự nhiên.

C. Các yếu tố ngẫu nhiên.

D. Giao phối không ngẫu nhiên.

Câu 420 : Hoạt động nào sau đây không góp phần vào việc sử dụng bền vững tài nguyên thiên nhiên?

A. Sử dụng tiết kiệm nguồn nước.

B. Xây dựng hệ thống các khu bảo tồn thiên nhiên.

C. Tăng cường sử dụng các phương tiên giao thông công cộng.

D. Tăng cường khai thác các nguồn tài nguyên tái sinh và không tái sinh.

Câu 424 : Một loài thực vật, thân cao trội hoàn toàn so với thân thấp, hoa đỏ trội hoàn toàn so với hoa trắng. Cho cây thân cao, hoa đỏ (P) tự thụ phấn, thu được F1 có 2000 cây, trong đó có 180 cây thân thấp, hoa đỏ. Biết không xảy ra đột biến nhưng xảy ra hoán vị gen ở cả hai giới với tần số bằng nhau. Theo lí thuyết, phát biểu nào sau đây đúng?

A. Đời F1 có 1320 cây thân cao, hoa đỏ.

B. Tần số hoán vị gen 40%.

C. Nếu cho cây P lai phân tích thì sẽ thu được đời con có số cây thân cao, hoa đỏ chiếm 20%.

D. Nếu cho cây P giao phấn với cây thân thấp, hoa đỏ dị hợp thì sẽ thu được đời con có số cây thân cao, hoa trắng chiếm 30%.

Câu 438 : Loài động vật nào sau đây có hệ tuần hoàn đơn?

A. Chim bồ câu.

B. Cá chép.

C. Rắn hổ mang.

D. Ngựa.

Câu 439 : Đoạn mạch thứ nhất của gen có trình tự các các nuclêôtit là

A. 3’-ATGTAXXGTAGG-5’.

B. 5’-ATGTAXXGTAGG-3’.

C. 3’-TAXATGGXATXX-5’.

D. 5’-TAXATGGXATXX-3’.

Câu 441 : Mức độ cấu trúc nào sau đây của nhiễm sắc thể có đường kính 30nm?

A. Sợi nhiễm sắc.

B. Vùng xếp cuộn (siêu xoắn).

C. Sợi cơ bản.

D. Crômatit.

Câu 446 : Phép lai nào sau đây cho đời con có ít loại kiểu gen nhất?

A. Ee × Ee.

B. AaBB × aaBB.

C.ABaB×ABaB

D. XDXd × XDY.

Câu 449 : Khi nói về bằng chứng giải phẩu so sánh, phát biểu nào sau đây sai?

A. Cánh của chim và cánh của bướm là những cơ quan tương đồng.

B. Cơ quan tương đồng là bằng chứng chứng tỏ nguồn gốc chung của các loài.

C. Cơ quan thoái hoá là một trường hợp của cơ quan tương đồng.

D. Cơ quan tương tự phản ánh sự tiến hoá đồng quy.

Câu 450 : Trong quá trình phát sinh và phát triển của sự sống trên Trái Đất, thứ tự xảy ra các giai đoạn tiến hóa là

A. Tiến hóa hóa học → Tiến hóa tiền sinh học → Tiến hóa sinh học.

B. Tiến hóa hóa học → Tiến hóa sinh học → Tiến hóa tiền sinh học.

C. Tiến hóa tiền sinh học → Tiến hóa sinh học → Tiến hóa hóa học.

D. Tiến hóa sinh học → Tiến hóa tiền sinh học → Tiến hóa hóa học.

Câu 451 : Nhân tố sinh thái nào sau đây là nhân tố vô sinh?

A. Ánh sáng.

B. Con người.

C. Cạnh tranh cùng loài.

D. Cạnh tranh khác loài.

Câu 453 : Khi nói về quá trình hô hấp hiếu khí ở thực vật, phát biểu nào sau đây đúng?

A. Quá trình hô hấp luôn làm phân giải chất hữu cơ.

B. Quá trình hô hấp sẽ bị ức chế nếu nồng độ CO2 quá thấp.

C. Ở hạt khô, nếu được tăng độ ẩm thì sẽ giảm cường độ hô hấp của hạt.

D. Quá trình hô hấp thường hấp thu nhiệt.

Câu 454 : Khi nói về tiêu hóa ở chim bồ câu, phát biểu nào sau đây đúng?

A. Quá trình tiêu hóa chỉ diễn ra ở trong ống tiêu hóa.

B. Dạ dạy tuyến nằm giữa dạ dày cơ và ruột non.

C. Tiêu hóa hóa học chủ yếu diễn ra ở dạ dày cơ.

D. Dạ dày tuyến là cơ quan dự trữ thức ăn.

Câu 456 : Khi nói về quá trình phiên mã của sinh vật nhân thực, phát biểu nào sau đây đúng?

A. Chuỗi pôlinuclêôtit được kéo dài theo chiều từ 3/ đến 5/.

B. Hai gen ở vị trí gần nhau trên một nhiễm sắc thể thì sẽ có số lần phiên mã bằng nhau.

C. Chỉ diễn ra trong nhân tế bào.

D. Sử dụng 4 loại nuclêôtit làm nguyên liệu cho quá trình tổng hợp.

Câu 457 : Có 3 tế bào sinh tinh của cơ thể có kiểu gen Ab/aB giảm phân tạo giao tử. Biết không có đột biến. Theo lí thuyết, phát biểu nào sau đây đúng?

A. Nếu không có tế bào nào xảy ra hoán vị gen thì tối đa sẽ tạo ra 4 loại giao tử.

B. Nếu chỉ có 2 tế bào xảy ra hoán vị thì sẽ tạo ra 4 loại giao tử với tỉ lệ 3:3:2:2.

C. Nếu chỉ có 1 tế bào xảy ra hoán vị gen thì sẽ tạo ra 4 loại giao tử với tỉ lệ 5:5:1:1.

D. Luôn tạo ra giao tử AB.

Câu 458 : Khi nói về chọn lọc tự nhiên, phát biểu nào sau đây sai?

A. Chọn lọc tự nhiên chống lại alen trội làm thay đổi tần số alen nhanh hơn chọn lọc chống lại alen lặn.

B. Chọn lọc tự nhiên là nhân tố quy định chiều hướng tiến hoá của sinh giới.

C. Chọn lọc tự nhiên làm giảm tính đa dạng di truyền của quần thể.

D. Chọn lọc tự nhiên tác động trực tiếp lên alen, qua nhiều thế hệ sẽ chọn lọc được kiểu gen.

Câu 459 : Khi nói về kích thước của quần thể sinh vật, phát biểu nào sau đây sai?

A. Kích thước quần thể dao động từ giá trị tối thiểu tới giá trị tối đa và sự dao động này khác nhau giữa các loài.

B. Kích thước quần thể là khoảng không gian cần thiết để quần thể tồn tại và phát triển.

C. Kích thước tối đa là giới hạn lớn nhất về số lượng cá thể mà quần thể có thể đạt được, phù hợp với sức chứa của môi trường.

D. Kích thước tối thiểu là số lượng cá thể ít nhất mà quần thể cần có để duy trì và phát triển.

Câu 460 : Khi nói về nhóm sinh vật phân giải của hệ sinh thái, phát biểu nào sau đây sai?

A. Các sinh vật sử dụng nguồn sống bằng cách phân giải các chất hữu cơ.

B. Là những loài sống kí sinh hoặc phân huỷ các xác chết.

C. Phân giải vật chất thành các chất đơn giản để trả lại cho môi trường.

D. Cung cấp nguồn dinh dưỡng cho sinh vật sản xuất.

Câu 464 : Cho biết mỗi gen quy định một tính trạng, alen trội là trội hoàn toàn và không xảy ra đột biến. Cho phép lai (P): AabbDDEe × AabbDDEe, thu được F1. Biết không xảy ra đột biến. Theo lí thuyết, phát biểu nào sau đây đúng?

A. Ở F1 có 9 kiểu gen, 8 kiểu hình.

B. Lấy ngẫu nhiên một cá thể ở F1, xác suất thu được cá thể có 3 tính trạng trội là 27/64.

C. Lấy ngẫu nhiên một cá thể có kiểu hình trội về 2 tính trạng, xác suất thu được cá thể thuần chủng là 1/9.

D. Lấy ngẫu nhiên một cá thể có kiểu hình trội về 3 tính trạng, xác suất thu được cá thể thuần chủng là 1/9.

Câu 472 :  

A. 1.

B. 4.

C. 2.

D. 3.

Câu 477 : Nước và ion khoáng được di chuyển từ rễ lên lá nhờ hệ mạch nào sau đây?

A. Mạch gỗ.

B. Mạch rây.

C. Cả mạch gỗ và mạch rây.

D. Mạch rây và tế bào kèm.

Câu 478 : Trong hệ dẫn truyền tim, xung được lan truyền theo chiều nào sau đây?

A. Nút nhĩ thất → Bó Hiss →Nút xoang nhĩ → Mạng Puôc kinh.

B. Bó Hiss → Nút xoang nhĩ → Nút nhĩ thất → Mạng Puôc kinh.

C. Mạng Puôc kinh → Nút xoang nhĩ → Nút nhĩ thất → Bó Hiss.

 

Câu 479 : Quá trình dịch mã diễn ra ở vị trí nào sau đây?

A. Tế bào chất.

B. Nhân tế bào.

C. Màng nhân.

D. Màng tế bào.

Câu 483 : Kiểu gen nào sau đây là kiểu gen không thuần chủng?

A. aaBB.

B. aabb.

C. AaBb.

D. AAbb.

Câu 484 : Khi nói về đặc điểm di truyền của gen ngoài nhiễm sắc thể, phát biểu nào sau đây đúng?

A. Gen ngoài nhiễm sắc thể thường tồn tại thành cặp alen.

B. Gen ngoài nhiễm sắc thể có cấu trúc là một đoạn ADN xoắn kép.

C. Gen ngoài nhiễm sắc thể thường không quy định tính trạng.

D. Gen ngoài nhiễm sắc thể thường được phân chia đồng đều cho tế bào con.

Câu 488 : Loại enzim nào sau đây được sử dụng để tạo ADN tái tổ hợp?

A. Ligaza và ADNpolimeraza.

B. Ligaza và restrictaza.

C. ADNpolimeraz và restrictaza.

D. Ligaza và ARNpolimeraza.

Câu 489 : Các yếu tố ngẫu nhiên có đặc điểm nào sau đây?

A. Có thể tạo ra alen mới làm đa dạng vốn gen của quần thể.

B. Thường làm thay đổi tần số alen theo một chiều hướng xác định.

C. Có thể loại bỏ hoàn toàn một alen nào đó ra khỏi quần thể.

D. Luôn làm tăng tần số alen lặn, giảm tần số alen trội.

Câu 490 : Cây có mạch phát sinh ở đại nào?

A. Đại Cổ sinh.

B. Đại Nguyên sinh.

C. Đại Trung Sinh.

D. Đại Thái cổ.

Câu 491 : Nhân tố sinh thái nào sau đây là nhân tố vô sinh?

A. Độ pH.

B. Vật kí sinh.

C. Vật ăn thịt.

D. Hỗ trợ cùng loài.

Câu 492 : Mèo và chuột là mối quan hệ gì?

A. Cộng sinh.

B. Hợp tác.

C. Cạnh tranh.

D. Sinh vật ăn sinh vật.

Câu 494 : Trong quá trình tiêu hóa ở cừu, thức ăn sau khi được đưa đến dạ lá sách thì sẽ di chuyển theo con đường nào sau đây?

A. Lá sách → Múi khế → Tổ ong → Ruột non → Ruột già.

B. Lá sách → Tổ ong → Ruột non → Manh tràng → Ruột già.

C. Lá sách → Múi khế → Ruột non → Ruột già.

D. Lá sách → Tổ ong → Ruột non → Ruột già.

Câu 498 : Khi nói về vai trò của chọn lọc tự nhiên, phát biểu nào sau đây đúng?

A. Chọn lọc tự nhiên có vai trò hình thành các kiểu gen thích nghi, qua đó tạo ra các kiểu hình thích nghi.

B. Chọn lọc tự nhiên có vai trò sàng lọc và làm tăng số lượng cá thể có kiểu hình thích nghi đã có sẵn trong quần thể.

C. Chọn lọc tự nhiên có vai trò tạo ra tổ hợp gen thích nghi, sàng lọc và loại bỏ cá thể có kiểu hình không thích nghi.

D. Chọn lọc tự nhiên có vai trò tạo ra các alen mới làm xuất hiện các kiểu gen thích nghi.

Câu 499 : Về mặt sinh thái, sự phân bố các cá thể cùng loài một cách đồng đều trong môi trường có ý nghĩa:

A. Hỗ trợ lẫn nhau để chống chọi với điều kiện bất lợi của môi trường.

B. Tăng cường cạnh tranh nhau dẫn tới làm tăng tốc độ tiến hóa của loài.

C. Giảm sự cạnh tranh gay gắt giữa các cá thể trong quần thể.

D. Tăng khả năng khai thác nguồn sống tiềm tàng từ môi trường.

Câu 500 : Khi nói về chuỗi thức ăn và lưới thức ăn trong hệ sinh thái trên cạn, phát biểu nào sau đây đúng?

A. Trong cùng một hệ sinh thái, các chuỗi thức ăn có số lượng mắt xích dinh dưỡng giống nhau.

B. Trong cùng một lưới thức ăn, bậc dinh dưỡng cấp 1 luôn có tổng sinh khối lớn nhất.

C. Trong một chuỗi thức ăn, mỗi bậc dinh dưỡng có thể có nhiều loài khác nhau.

D. Lưới thức ăn là một cấu trúc đặc trưng, nó có tính ổn định và không thay đổi trước các tác động của môi trường.

Câu 519 : Ở tế bào nhân thực, quá trình nhân đôi ADN diễn ra ở vị trí nào sau đây?

A. Nhân tế bào, ti thể, lục lạp.

B. Màng tế bào.

C. Màng nhân.

D. Trung thể.

Câu 520 : Trong quá trình nhân đôi ADN, quá trình nào sau đây không xảy ra?

A. A của môi trường liên kết với T mạch gốc.

B. T của môi trường liên kết với A mạch gốc.

C. U của môi trường liên kết với A mạch gốc.

D. G của môi trường liên kết với X mạch gốc.

Câu 522 : Nhiễm sắc thể trong tế bào sinh dưỡng

A. tồn tại thành từng cặp tương đồng giống nhau về hình thái, kích thước và trình tự các gen tạo thành bộ nhiễm sắc thể 2n.

B. tồn tại thành từng cặp tương đồng giống nhau về hình thái, kích thước và trình tự các gen tạo thành bộ nhiễm sắc thể n.

C. tồn tại thành từng chiếc tương đồng giống nhau về hình thái, kích thước và trình tự các gen tạo thành bộ nhiễm sắc thể 2n.

D. tồn tại thành từng cặp tương đồng khác nhau về hình thái, kích thước và trình tự các gen tạo thành bộ nhiễm sắc thể 2n.

Câu 523 : Kiểu gen nào sau đây là kiểu gen thuần chủng?

A. AaBb.

B. AABb.

C. AAbb.

D. aaBb.

Câu 526 : Trong quá trình giảm phân, sự tiếp hợp và trao đổi chéo giữa các cromatit xảy ra ở kì nào?

A. Kì đầu của giảm phân I.

B. Kì đầu của giảm phân II.

C. Kì giữa của giảm phân I.

D. Kì giữa của giảm phân II.

Câu 528 : Thành tựu nào sau đây là của công nghệ tế bào?

A. Tạo giống dâu tằm có lá to.

B. Tạo giống cừu sản xuất protein người.

C. Tạo cừu Đôly.

D. Tạo giống lợn có ưu thế lai cao.

Câu 533 : Trong thí nghiệm phát hiện hô hấp bằng việc thải khí CO2, phát biểu nào sau đây sai?

A. Rót nước từ từ từng ít một qua phểu vào bình chứa hạt để nước đẩy khí CO2 vào ống nghiệm.

B. CO2 sẽ phản ứng Ca(OH)tạo nên kết tủa CaCO3 làm đục nước vôi trong.

C. Nếu thay hạt đang nảy mầm bằng hạt khô thì nước vôi trong không bị vẫn đục.

D. Nếu tiến hành thí nghiệm trong điều kiện nhiệt độ thấp thì lượng CO2 được thải ra càng lớn.

Câu 534 : Khi nói về đặc điểm tiêu hóa ở động vật, phát biểu nào sau đây đúng?

A. Tất cả các loài thú ăn thực vật đều có dạ dày 4 ngăn.

B. Ở thú ăn thịt, thức ăn là thịt được tiêu hóa cơ học và hóa học trong dạ dày giống như ở người.

C. Ruột non ở thú ăn thịt thường dài hơn so với ruột non ở thú ăn thực vật.

D. Ở động vật có ống tiêu hóa, thức ăn được tiêu hóa nội bào.

Câu 538 : Khi nói về nhân tố tiến hóa, phát biểu nào sau đây đúng?

A. Giao phối không ngẫu nhiên không chỉ làm thay đổi tần số alen mà còn làm thay đổi thành phần kiểu gen của quần thể.

B. Chọn lọc tự nhiên thực chất là quá trình phân hóa khả năng sống sót và khả năng sinh sản của các cá thể với các kiểu gen khác nhau trong quần thể.

C. Chọn lọc tự nhiên tác động trực tiếp lên kiểu gen, qua đó làm thay đổi tần số alen của quần thể.

D. Yếu tố ngẫu nhiên là nhân tố duy nhất làm thay đổi tần số alen của quần thể ngay cả khi không xảy ra đột biến và không có chọn lọc tự nhiên.

Câu 539 : Khi nói về cấu trúc tuổi của quần thể, phát biểu nào sau đây đúng?

A. Ở tất cả các quần thể, nhóm tuổi đang sinh sản luôn có số lượng cá thể nhiều hơn nhóm tuổi sau sinh sản.

B. Khi số lượng cá thể của nhóm tuổi sau sinh sản ít hơn số lượng cá thể của nhóm tuổi trước sinh sản thì quần thể đang phát triển.

C. Quần thể sẽ diệt vong nếu số lượng cá thể ở nhóm tuổi trước sinh sản ít hơn số lượng cá thể ở nhóm tuổi đang sinh sản.

D. Cấu trúc tuổi của quần thể thường thay đổi theo chu kì mùa. Ở loài nào có vùng phân bố rộng thì thường có cấu trúc tuổi phức tạp hơn loài có vùng phân bố hẹp.

Câu 544 : Một loài động vật, mỗi gen quy định một tính trạng, alen trội là trội hoàn toàn. Tiến hành phép lai P: ♀ × ♂ , thu được F1 có kiểu hình lặn về cả 3 tính trạng chiếm tỉ lệ 2,25%. Biết không xảy ra đột biến nhưng xảy ra hoán vị gen ở cả hai giới với tần số bằng nhau. Theo lí thuyết, phát biểu nào sau đây sai?

A. Khoảng cách giữa gen A và gen B là 40cM.

B. F1 có tối đa 30 loại kiểu gen, 8 loại kiểu hình.

C. F1 có kiểu hình mang 1 tính trạng trội và 2 tính trạng lặn chiếm 16,5%.

D. Trong số các cá thể có kiểu hình mang 3 tính trạng trội, cá thể thuần chủng chiếm tỉ lệ 3/59.

Câu 557 : Trong thí nghiệm tách chiết sắc tố quang hợp từ lá cây, phát biểu nào sau đây đúng?

A. Muốn tách chiết diệp lục thì phải sử dụng lá vàng hoặc sử dụng các loại củ có màu.

B. Sử dụng benzen để bảo quản sắc tố, ngăn cản sắc tố tách ra khỏi tế bào lá.

C. Muốn tách chiết diệp lục thì phải ngâm các mẫu lá trong dung môi thích hợp từ 10 giờ đến 25 giờ.

D. Sử dụng cồn hoặc axeton để tách chiết diệp lục ra khỏi lá.

Câu 558 : Cơ quan hô hấp của nhóm động vật nào dưới đây thường có hiệu quả trao đổi khí đạt hiệu suất cao nhất?

A. Phổi của chim.

B. Phổi và da của ếch nhái.

C. Phổi của bò sát.

D. Bề mặt da của giun đất.

Câu 559 : Côđon nào sau đây mang tín hiệu kết thúc quá trình dịch mã?

A. 5'AXX3'.

B. 5'UAA3'.

C. 5'AGG3'.

D. 5'AGX3'.

Câu 561 : Loại đột biến nào sau đây làm thay đổi cấu trúc của nhiễm sắc thể?

A. Đột biến tam bội.

B. Đột biến lệch bội.

C. Đột biến tứ bội.

D. Đột biến đảo đoạn.

Câu 567 : Một quần thể đang ở trạng thái cân bằng di truyền có tần số alen A = 0,2. Cấu trúc di truyền của quần thể là:

A. 0,2AA : 0,4Aa : 0,4aa.

B. 0,04AA : 0,32Aa : 0,64aa.

C. 0,04AA : 0,48Aa : 0,48aa.

D. 0,64AA : 0,32Aa : 0,04aa.

Câu 568 : Trong công nghệ gen, loại enzim nào sau đây được sử dụng để mở vòng plasmit?

A. ADN polimeraza.

B. Restrictaza.

C. ARN polimeraza.

D. Ligaza.

Câu 569 : Theo thuyết tiến hóa hiện đại, nhân tố tiến hóa nào sau đây có thể làm cho một alen dù có lợi cũng có thể bị loại bỏ hoàn toàn khỏi quần thể?

A. Giao phối không ngẫu nhiên.

B. Đột biến.

C. Các yếu tố ngẫu nhiên.

D. Chọn lọc tự nhiên.

Câu 570 : Bằng chứng trực tiếp chứng minh quá trình tiến hoá của sinh vật là

A. bằng chứng giải phẫu so sánh.

B. bằng chứng tế bào học.

C. bằng chứng sinh học phân tử.

D. bằng chứng hoá thạch.

Câu 573 : Trong môi trường khí hậu nhiệt đới, hiệu suất quang hợp (gam chất khô/m2 lá/ ngày) ở thực vật C3 thấp hơn nhiều so với hiệu suất quang hợp của thực vật C4. Giải thích nào sau đây sai?

A. Thực vật C4 có điểm bão hoà ánh sáng thấp hơn thực vật C3.

B. Điểm bão hoà nhiệt độ của cây Ccao hơn cây C3.

C. Thực vật Ccó hô hấp sáng, còn thực vật C4 thì không.

D. Thực vật Ccó 2 loại lục lạp thực hiện 2 chức năng: cố định CO2 sơ cấp và tổng hợp chất hữu cơ.

Câu 574 : Khi nói về tuần hoàn của người, phát biểu sau đây đúng?

A. Nếu nhịn thở thì sẽ làm tăng nhịp tim.

B. Vận tốc máu ở mao mạch thường nhanh hơn ở tĩnh mạch.

C. Tâm nhĩ co sẽ bơm máu vào động mạch.

D. Tâm thất co sẽ bơm máu lên tâm nhĩ.

Câu 575 : Dạng đột biến nào sau đây không làm thay trình tự sắp xếp của các gen trên nhiễm sắc thể?

A. Đột biến mất đoạn.

B. Đột biến gen.

C. Đột biến chuyển đoạn tương hỗ.

D. Đột biến đảo đoạn ngoài tâm động.

Câu 577 : Một loài thực vật, alen A quy định thân cao trội hoàn toàn so với alen a quy định thân thấp; alen B quy định quả ngọt trội hoàn toàn so với alen b quy định quả chua. Cho cây thân cao, quả ngọt (P) tự thụ phấn, thu được F1 gồm 4 loại kiểu hình, trong đó có 21% số cây thân cao, quả chua. Biết rằng không xảy ra đột biến. Theo lí thuyết, phát biểu nào sau đây đúng?

A. F1 có tối đa 5 loại kiểu gen đồng hợp tử về cả 2 cặp gen.

B. Ở F1, có 3 loại kiểu gen cùng quy định kiểu hình thân thấp, quả ngọt.

C. Trong tổng số cây thân cao, quả ngọt ở F1, có 2/27 số cây có kiểu gen đồng hợp tử về cả 2 cặp gen.

D. Quá trình giảm phân ở cây P đã xảy ra hoán vị gen với tần số 20%.

Câu 579 : Khi nói về kích thước của quần thể sinh vật, phát biểu nào sau đây đúng?

A. Kích thước quần thể giảm xuống dưới mức tối thiểu thì quần thể dễ dẫn tới diệt vong.

B. Kích thước quần thể không phụ thuộc vào mức sinh sản và mức tử vong của quần thể.

C. Kích thước quần thể luôn ổn định, không phụ thuộc vào điều kiện sống của môi trường.

D. Kích thước quần thể là khoảng không gian cần thiết để quần thể tồn tại và phát triển.

Câu 580 : Khi nói về điểm khác nhau cơ bản giữa hệ sinh thái nhân tạo và hệ sinh thái tự nhiên, phát biểu nào sau đây đúng?

A. Hệ sinh thái nhân tạo thường có độ đa dạng sinh học cao hơn hệ sinh thái tự nhiên.

B. Hệ sinh thái nhân tạo thường có khả năng tự điều chỉnh cao hơn hệ sinh thái tự nhiên.

C. Hệ sinh thái nhân tạo thường có lưới thức ăn phức tạp hơn hệ sinh thái tự nhiên.

D. Hệ sinh thái nhân tạo thường kém ổn định hơn hệ sinh thái tự nhiên.

Câu 596 : Cho sơ đồ phả hệ sau:

A. 1.

B. 2.

C. 4.

D. 3.

Câu 597 : Sắc tố tham gia trực tiếp vào chuyển hóa quang năng thành hóa năng trong sản phẩm quang hợp ở cây xanh là:

A. Diệp lục a.

B. Diệp lục b.

C. Diệp lục a, b.

D. Diệp lục a, b và carôtenôit.

Câu 598 : Một cây Cvà một cây C4 được đặt trong cùng một chiếc chuông thuỷ tinh kín dưới ánh sáng. Nồng độ CO2 thay đổi thế nào trong chuông thuỷ tinh?

A. không thay đổi

B. giảm đến điểm bù CO2 của cây C3

C. giảm đến điểm bù CO2 của cây C4

D. giảm tới dưới điểm bù CO2 của cây C4

Câu 599 : Hô hấp sáng:

A. Chỉ xảy ra ở thực vật C4

B. Bao gồm các phản ứng xảy ra ở vi thể

C. Làm giảm sản phẩm quang hợp

D. Sử dụng enzym PEP – cacboxylaza

Câu 600 : Một nhà Sinh học đã phát hiện ra rằng ở những thực vật đột biến không có khả năng hình thành chất tạo vòng đai Caspari thì những thực vật đó:

A. không có khả năng cố định Nitơ

B. không có khả năng vận chuyển nước hoặc các chất khoáng lên lá

C. có khả năng tạo áp suất cao ở rễ so với các cây khác

D. không có khả năng kiểm tra lượng nước và các chất khoáng hấp thụ

Câu 601 : Quá trình khử Nitrat ( NO3):

A. thực hiện chỉ ở thực vật

B. thực hiện ở ty thể

C. thực hiện bởi enzym nitrogenaza

D. bao gồm phản ứng khử nitrit  → nitrat

Câu 602 : Trong các nốt sần ở rễ, các vi khuẩn cố định nitơ lấy từ cây chủ:

A. nitơ hoà tan trong nhựa cây

B. oxy hòa tan trong nhựa cây

C. nitrat

D. đường

Câu 603 : Thực vật chịu hạn mất một lượng nước tối thiểu bởi vì:

A. Sử dụng con đường CAM

B. Giảm độ dày của lớp cutin lá

C. Vòng caspary phát triển giữa lá và cành

D. Có khoảng chứa nước lớn trong lá

Câu 604 : Trong quang hợp của thực vật C4

A. APG là sản phẩm cố định CO2 đầu tiên

B. Rubisco xúc tác cho quá trình trên

C. Axit 4C được hình thành bởi PEP -cacboxylaza ở tế bào bao bó mạch

D. Quang hợp xảy ra trong điều kiện nồng độ CO2 thấp hơn so với thực vật C3

Câu 605 : Một cây ngày dài có độ dài đêm tới hạn là 9 giờ sẽ ra hoa . Hỏi chu kỳ nào dưới đây sẽ làm cho cây này không ra hoa:

A. 16 h sáng / 8 h tối

B. 14 h sáng / 10 h tối

C. 15, 5 h sáng / 8, 5 h tối

D. 4 h sáng / 8 h tối / 4 h sáng / 8 h tối

Câu 606 : Cấu tạo ngoài của lá có những đặc điểm nào thích nghi với chức năng hấp thụ được nhiều ánh sáng:

A. Có cuống lá.

B. Có diện tích bề mặt lớn.

C. Phiến lá mỏng.

D. Các khí khổng lập trung chủ yếu ở mặt dưới của lá nên không chiếm mất diện tích hấp thụ ánh sáng.

Câu 607 : Trong quá trình hình thành túi phôi ở thực vật có hoa có mấy lần phân bào?

A. 1 lần giảm phân, 1 lần nguyên phân.

B. 1 lần giảm phân, 2 lần nguyên phân.

C. 1 lần giảm phân, 3 lần nguyên phân.

D. 1 lần giảm phân, 4 lần nguyên phân.

Câu 608 : Biện pháp cho thụ tinh nhân tạo đạt sinh sản cao và dễ đạt được mục đích chọn lọc những đặc điểm mong muốn ở con đực giống?

A. Sử dụng hoocmôn hoặc chất kích thích tổng hợp.

B. Thụ tinh nhân tạo bên trong cơ thể.

C. Nuôi cấy phôi.

D. Thụ tinh nhân tạo bên ngoài cơ thể.

Câu 609 : Cơ sở khoa học của uống thuốc tránh thai là:

A. Làm tăng nồng độ Prôgestêrôn và  giảm nồng độ ơstrôgen trong máu gây ức chế ngược lên tuyến yên và vùng dưới đồi làm giảm tiết GnRH, FSH và LH nên trứng không chín và không rụng.

B. Làm tăng nồng độ Prôgestêrôn và ơstrôgen trong máu gây ức chế ngược lên tuyến yên và vùng dưới đồi làm giảm tiết GnRH, FSH và LH nên trứng không chín và không rụng.

C. Làm giảm nồng độ Prôgestêrôn và ơstrôgen trong máu gây ức chế ngược lên tuyến yên và vùng dưới đồi làm tăng tiết GnRH, FSH và LH nên trứng không chín và không rụng.

D. Làm giảm nồng độ Prôgestêrôn và ơstrôgen trong máu gây ức chế ngược lên tuyến yên và vùng dưới đồi làm giảm tiết GnRH, FSH và LH nên trứng không chín và không rụng.

Câu 610 : Chu trình canvin xảy ra ở đâu

A. Tế bào chất

B. Chất nền lục lạp

C. Màng tylacoit

D. Màng tế bào

Câu 612 : Để chuyển một gen của người vào tế bào vi khuẩn E-coli nhằm tạo ra nhiều sản phẩm của gen người trong tế bào vi khuẩn người ta phải lấy mARN của gen người cần chuyển, cho phiên mã ngược thành ADN rồi mới gắn ADN này vào plasmit và chuyển vào vi khuẩn. Vì nếu không làm như vậy thì

A. gen của người có kích thước lớn không đưa vào được tế bào vi khuẩn.

B. gen của người sẽ không thể dịch mã được trong tế bào vi khuẩn.

C. sản phẩm được tổng hợp từ của gen của người sẽ không bình thường và không có giá trị sử dụng.

D. gen của người sẽ không thể phiên mã được trong tế bào vi khuẩn.

Câu 614 : Nguyên nhân dẫn tới phân li ổ sinh thái của các loài trong quần xã có thể là

A. Mỗi loài ăn một loại thức ăn khác nhau

B. Mỗi loài kiếm ăn ở vị trí khác nhau

C. Mỗi loài kiếm ăn vào một thời gian khác nhau trong ngày

D. Tất cả các khả năng trên

Câu 615 : Điều nào sau đây là không đúng về quy luật hoán vị gen:

A. Tần số hoán vị gen được tính bằng tỉ lệ phần trăm số cá thể có tái tổ hợp gen.

B. Tần số hoán vị gen được tính bằng tỉ lệ phần trăm số cá thể có kiểu hình khác bố mẹ.

C. Tần số hoán vị giữa 2 gen không bao giờ vượt quá 50%.

D. Hai gen nằm càng gần nhau thì tần số trao đổi chéo càng thấp.

Câu 616 : Lai ruồi giấm cái thuần chủng mắt tím, thân nâu với ruồi đực thuần chủng mắt đỏ, thân đen người ta thu được F1 tất cả đều có mắt đỏ, thân nâu. Cho các con ruồi F1 giao phối ngẫu nhiên với nhau người ta thu được đời F2 với tỉ lệ phân li kiểu hình như sau: 860 ruồi mắt đỏ, thân nâu: 428 ruồi mắt tím, thân nâu: 434 ruồi mắt đỏ, thân đen. Điều giải thích nào dưới đây về kết quả của phép lai trên là đúng?

A. Gen qui định màu mắt và gen qui định màu thân liên kết hoàn toàn với nhau.

B. Gen qui định màu mắt và gen qui định màu thân liên kết không hoàn toàn với nhau. Tần số hoán vị gen giữa hai gen là 10%.

C. Gen qui định màu mắt và gen qui định màu thân liên kết không hoàn toàn với nhau.

D. Gen qui định màu mắt và gen qui định màu thân liên kết với nhau. Không thể tính được chính xác tần số hoán vị gen giữa hai gen này.

Câu 617 : Hiện tượng hoán vị gen và phân li độc lập có đặc điểm chung:

A. Làm hạn chế xuất hiện biến dị tổ hợp.

B. Các gen phân li ngẫu nhiên và tổ hợp tự do.

C. Các gen không alen với nhau cũng phân bố trên một NST.

D. Làm xuất hiện biến dị tổ hợp.

Câu 618 : Cho các cơ thể có kiểu gen dị hợp giao phối với nhau tạo ra 4 loại kiểu hình, trong đó loại kiểu hình lặn chiếm 0,09. Chọn đáp án đúng để cho kết quả trên:

A. P có kiểu gen ABab, f = 40% xảy ra cả 2 bên.

B. P có kiểu gen AbaB, f = 36% xảy ra ở 1 bên.

C. P có kiểu gen AbaB, f = 40%.

D. Cả B hoặc C.

Câu 620 : Phát biểu không đúng về các nhân tố tiến hoá theo thuyết tiến hoá tổng hợp là

A. Đột biến luôn làm phát sinh các đột biến có lợi.

B. Đột biến và giao phối không ngẫu nhiên tạo nguồn nguyên liệu tiến hoá.

C. Chọn lọc tự nhiên xác định chiều hướng và nhịp điệu tiến hoá.

D. Đột biến làm thay đổi tần số các alen rất chậm.

Câu 621 : Thành tựu nào sau đây không phải là do công nghệ gen?

A. Tạo ra cây bông mang gen kháng được thuốc trừ sâu.

B. Tạo ra cừu Đôly.

C. Tạo giống cà chua có gen sản sinh etilen bị bất hoạt, làm quả chậm chín.

D. Tạo vi khuẩn sản xuất insulin chữa bệnh đái tháo đường ở người.

Câu 622 : Tại một nhà hộ sinh, người ta nhầm lẫn 2 đứa trẻ sơ sinh với nhau. Trường hợp nào sau đây không cần biết nhóm máu của người cha mà vẫn có thể xác định được đứa trẻ nào là con của người mẹ nào ?

A. Hai người mẹ có nhóm máu AB và nhóm máu O, hai đứa trẻ có nhóm máu O và nhóm máu AB.

B. Hai người mẹ có nhóm máu B và nhóm máu O, hai đứa trẻ có nhóm máu O và nhóm máu B.

C. Hai người mẹ có nhóm máu A và nhóm máu B, hai đứa trẻ có nhóm máu B và nhóm máu A.

D. Hai người mẹ có nhóm máu A và nhóm máu O, hai đứa trẻ có nhóm máu O và nhóm máu A.

Câu 625 : Điều nào không đúng với chỉ số ADN?

A. Dùng để xác định tội phạm, tìm ra thủ phạm trong các vụ án.

B. Chỉ số ADN có tính chuyên biệt cá thể rất cao.

C. Chỉ số ADN là trình tự lặp lại của 1 đoạn nucleotit trên ADN chứa mã di truyền.

D. Dùng để xác định mối quan hệ huyết thống.

Câu 627 : Lừa lai với ngựa sinh ra con la không có khả năng sinh sản. Hiện tượng này biểu hiện cho

A. Cách li trước hợp tử.

B. Cách li sau hợp tử.

C. Cách li tập tính.

D. Cách li mùa vụ.

Câu 628 : Ở ruồi giấm phân tử protein biểu hiện tính trạng đột biến mắt trắng so với phân tử protein biểu hiện tính trạng đột biến mắt đỏ kém một axit amin và có 2 axit amin mới. Những biến đổi xảy ra trong gen quy định mắt đỏ là

A. Mất 3 cặp nucleôtit nằm gọn trong 1 bộ ba mã hóa.

B. Mất 3 cặp nucleôtit nằm trong 3 bộ ba mã hóa kế tiếp nhau.

C. Mất 2 cặp nucleôtit nằm trong 2 bộ ba mã hóa kế tiếp nhau.

D. Mất 3 cặp nucleôtit nằm trong 2 bộ ba mã hóa kế tiếp nhau.

Câu 629 : Các nhân tố tiến hoá không làm phong phú vốn gen của quần thể là

A. Giao phối không ngẫu nhiên, chọn lọc tự nhiên.

B. Đột biến, biến động di truyền.

C. Di nhập gen, chọn lọc tự nhiên.

D. Đột biến, di nhập gen.

Câu 630 : Nguyên nhân làm cho tính trạng do gen nằm trong tế bào chất di truyền theo một cách thức rất đặc biệt là

A. Giao tử cái đóng góp lượng gen nằm trong tế bào chất cho hợp tử nhiều hơn so với giao tử đực.

B. Giao tử đực không đóng góp gen nằm trong tế bào chất cho hợp tử.

C. ADN trong tế bào chất thường là dạng mạch vòng.

D. Gen nằm trong tế bào chất của giao tử cái luôn trội hơn so với gen trong giao tử đực.

Câu 633 : Giả sử một quần thể động vật ngẫu phối đang ở trạng thái cân bằng di truyền về một gen có hai alen (A trội hoàn toàn so với a). Sau đó, con người đã săn bắt phần lớn các cá thể có kiểu hình trội về gen này. Cấu trúc di truyền của quần thể sẽ thay đổi theo hướng

A. tần số alen A và alen a đều giảm đi.

B. tần số alen A và alen a đều không thay đổi.

C. tần số alen A giảm đi, tần số alen a tăng lên.

D. tần số alen A tăng lên, tần số alen a giảm đi.

Câu 634 : Trong tế bào sinh dưỡng của một người thấy có 47 NST. Đó là:

A. Hội chứng dị bội.

B. Hội chứng Đao.

C. Thể ba nhiễm.

D. Hội chứng Tơcnơ.

Câu 635 : Trong quá trình phát triển của sinh vật trên trái đất. Đặc điểm nổi bật của hệ động vật ở kỷ Tam điệp thuộc đại Trung sinh là:

A. bò sát khổng lồ chiếm ưu thế tuyệt đối, xuất hiện những đại diện đầu tiên của lớp chim.

B. một số lưỡng cư đầu cứng thích nghi hẳn với đời sống ở cạn, trở thành những bò sát đầu tiên.

C. bò sát phát triển nhanh, xuất hiện bò sát răng thú có bộ răng phân hóa thành răng cửa, răng nanh, răng hàm.

D. phân hóa bò sát cổ, cá xương phát triển, phát sinh thú và chim.

Câu 637 : Sự hút khoáng thụ động của tế bào lông hút phụ thuộc vào

A. hoạt động trao đổi chất

B. chênh lệch nồng độ ion

C. hoạt động thẩm thấu

D. cung cấp năng lượng

Câu 638 : Kiểu gen nào dưới đây là thuần chủng?

A. AAbbCCDD

B. aabbCcdd

C. AabbCcdd

D. aaBbCcDD

Câu 639 : Hai loại enzim được sử dụng trong kỹ thuật chuyển gen là:

A. ADN pôlimeraza và ARN pôlimeraza

B. enzim thảo xoắn và restrictaza

C. ADN pôlimeraza và ligaza

D. enzim restrictaza và ligaza

Câu 641 : Theo thuyết tiến hóa hiện đại, nhân tố nào sau đây không phải là nhân tố tiến hóa?

A. Giao phối ngẫu nhiên

B. Di - nhập gen

C. Đột biến

D. Chọn lọc tự nhiên

Câu 642 : Động vật nào dưới đây phát triển qua biến thái không hoàn toàn?

A. Cào cào

B. Ễnh ương

C. Ong

D. Ruồi

Câu 643 : Enzim nào sau đây tham gia vào quá trình tổng hợp ARN?

A. Restrictaza

B. ARN pôlimeraza

C. ADN pôlimeraza

D. Ligaza

Câu 644 : Vì sao thực vật C4 có năng suất cao hơn thực vật C1?

A. Tận dụng được nồng độ CO2.

B. Nhu cầu nước thấp.

C. Tận dụng được ánh sáng cao.

D. Không có hô hấp sáng.

Câu 645 : Cơ quan quang hợp chủ yếu của thực vật là

A. lá

B. thân

C. rễ

D. hoa

Câu 646 : Trong một cung phản xạ, đường cảm giác có chức năng gì?

A. Dẫn truyền xung thần kinh từ trung ương thần kinh về bộ phận tiếp nhận kích thích

B. Dẫn truyền xung thần kinh từ bộ phận tiếp nhận kích thích đến trung ương thần kinh

C. Dẫn truyền xung thần kinh từ bộ phận tiếp nhận kích thích đến bộ phận thực hiện phản ứng

D. Dẫn truyền xung thần kinh từ trung ương thần kinh về bộ phận thực hiện phản ứng

Câu 647 : Hình ảnh dưới đây minh hoạ tập tính nào của động vật?

A. Quen nhờn

B. Học ngầm

C. Bẩm sinh

D. In vết

Câu 649 : Một quần thể sinh vật ngẫu phối đang chịu tác động của chọn lọc tự nhiên, xét một gen cỏ hai alen, alen A là trội hoàn toàn so với alen a. Cấu trúc di truyền ở các thế hệ như sau:

A. Chọn lọc tự nhiên đang loại bỏ các kiểu gen đồng hợp và giữ lại những kiểu gen dị hợp

B. Chọn lọc tự nhiên đang loại bỏ những kiểu gen dị hợp và đồng hợp lặn

C. Các cá thể mang kiểu hình trội đang bị chọn lọc tự nhiên loại bỏ dần

D. Các cá thể mang kiểu hình lặn đang bị chọn lọc tự nhiên loại bỏ dần

Câu 653 : Mối quan hệ nào dưới đây không có loài nào có lợi?

A. Vật chủ - vật kí sinh

B. Hội sinh

C. Ức chế - cảm nhiễm

D. Sinh vật này ăn

Câu 655 : Ở người, alen H quy định máu đông bình thường, alen h quy định máu khó đông nằm trên NST giới tính X không có alen tương ứng trên Y. Một gia đình bố mẹ đều bình thường, sinh con trai bị bệnh máu khó đông và bị hội chứng Clailentơ. Nhận định nào sau đây là đúng?

A. Mẹ XHXH, bố XhY, đột biến lệch bội xảy ra trong phát sinh giao tử của mẹ

B. Mẹ XHXh, bố XHY, đột biến lệch bội xảy ra trong phát sinh giao tử của bố

C. Mẹ XHXh, bô' XHY, đột biến lệch bội xảy ra trong phát sinh giao tử của mẹ

D. Mẹ XHXH, bố XHY, đột biến lệch bội xảy ra trong phát sinh giao tử của bố

Câu 656 : Khi nói về sự hình thành loài mới bằng con đường địa lí, kết luận nào sau đây sai?

A. Cách li địa lí là nhân tố tạo điều kiện cho sự phân hoá trong loài

B. Điều kiện địa lí là nguyên nhân trực tiếp gây ra những biến đổi trên cơ thể sinh vật

C. Sự hình thành nơi địa lí là bước trung gian để hình thành loài mới

D. Là phương thức hình thành loài có ở cả động vật và thực vật

Câu 659 : Hình ảnh bên đây minh hoạ cho bộ nhiễm sắc thế của một người bệnh. Người này là:

A. là người phụ nữ bị mắc hội chứng Đao

B. là nam giới mắc hội chứng Đao

C. là phụ nữ mắc bệnh ung thư máu

D. là nam giới mắc bệnh ung thư máu

Câu 660 : Kiểu gen nào dưới đây cho ít loại giao tử nhất?

A. AabbDd

B. AaBbdd

C. AABBdd

D. Aabbdd.

Câu 661 : Trong các hình thức sinh sản dưới đây, hình thức nào là tiến hóa nhất?

A. Đẻ con

B. Đẻ trứng thai

C. Đẻ trứng

D. Thụ tinh ngoài

Câu 664 : Thể đột biến là

A. tập hợp các gen trong cơ thể đột biến

B. cá thể mang gen đột biến đã biểu hiện ra kiểu hình

C. tập hợp các dạng đột biến của cơ thể

D. cá thể mang gen đột biến chưa biểu hiện ra kiểu hình

Câu 667 : Những đặc trung nào dưới đây là đặc trưng cơ bản của quần xã?

A. 1, 2, 3, 4

B. 2, 3, 5, 6

C. 3, 4, 5, 6

D. 1, 2, 3, 6

Câu 668 : Trường hợp nào dưới đây phản ánh mối quan hệ hội sinh?

A. Cây dương xỉ sống bám trên thân cây gỗ lón

B. Nấm và vi khuẩn lam sống cùng nhau tạo nên dạng sống mới, đó là địa y

C. Vi khuẩn lam sống trong nốt sần của rễ cây lạc

D. Động vật nguyên sinh sống trong ruột mối

Câu 677 : Nitơ được rễ cây hấp thụ ở dạng:

A. NH4+ và NO3-

B. NO2-, NH4+ và NO3-

C. N2, NO2-, NH4+ và NO3-

D. NH3, NH4+ và NO3

Câu 678 : Sự đóng chủ động của khí khổng diễn ra khi nào?

A. Khi cây ở ngoài sáng.

B. Khi cây ở trong tối.

C. Khi lượng axit abxixic (ABA) giảm đi.

D. Khi cây ở ngoài sáng và thiếu nước

Câu 679 : Con đường thoát hơi nước qua bề mặt lá (qua cutin) có đặc điểm là:

A. Vận tốc nhỏ, được điều chỉnh bằng việc đóng, mở khí khổng.

B. Vận tốc lớn, không được điều chỉnh bằng việc đóng, mở khí khổng.

C. Vận tốc nhỏ, không được điều chỉnh.

D. Vận tốc lớn, được điều chỉnh bằng việc đóng, mở khí khổng.

Câu 680 : Độ ẩm không khí liên quan đến quá trình thoát hơi nước ở lá như thế nào?

A. Độ ẩm không khí càng cao, sự thoát hơi nước không diễn ra.

B. Độ ẩm không khí càng thấp, sự thoát hơi nước càng yếu.

C. Độ ẩm không khí càng thấp, sự thoát hơi nước càng mạnh.

D. Độ ẩm không khí càng cao, sự thoát hơi nước càng mạnh.

Câu 681 : Sự thoát hơi nước qua lá có ý nghĩa gì đối với cây?

A. Làm cho không khí ẩm và dịu mát nhất là trong những ngày nắng nóng.

B. Làm cho cây dịu mát không bị đốt cháy dưới ánh mặt trời.

C. Tạo ra sức hút để vận chuyển nước và muối khoáng từ rễ lên lá.

D. Làm cho cây dịu mát không bị đốt cháy dưới ánh mặt trời và tạo ra sức hút để vận chuyển nước và muối khoáng từ rễ lên lá.

Câu 682 : Trật tự các giai đoạn trong chu trình canvin là:

A. Khử APG thành ALPG → cố định CO2 → tái sinh RiDP (ribulôzơ 1,5 - điphôtphat).

B. Cố định CO2→ tái sinh RiDP (ribulôzơ 1,5 - điphôtphat) → khử APG thành ALPG.

C. Khử APG thành ALPG → tái sinh RiDP (ribulôzơ 1,5 - điphôtphat) → cố định CO2.

D. Cố định CO2 → khử APG thành ALPG → tái sinh RiDP (ribulôzơ 1,5 - điphôtphat) → cố định CO2.

Câu 683 : Vì sao lá cây có màu xanh lục?

A. Vì diệp lục a hấp thụ ánh sáng màu xanh lục.

B. Vì diệp lục b hấp thụ ánh sáng màu xanh lục.

C. Vì nhóm sắc tố phụ (carootênôit) hấp thụ ánh sáng màu xanh lục.

D. Vì hệ sắc tố không hấp thụ ánh sáng màu xanh lục.

Câu 684 : Sự trao đổi nước ở thực vật C4 khác với thực vật C3 như thế nào?

A. Nhu cầu nước thấp hơn, thoát hơi nước nhiều hơn.

B. Nhu cầu nước cao hơn, thoát hơi nước cao hơn.

C. Nhu cầu nước thấp hơn, thoát hơi nước ít hơn.

D. Nhu cầu nước cao hơn, thoát hơi nước ít hơn.

Câu 685 : Nhiệt độ tối ưu cho hô hấp trong khoảng:

A. 25oC → 30 oC.

B. 30 oC → 35 oC.

C. 20 oC → 25 oC.

D. 35 oC → 40 oC.

Câu 686 : Các nếp gấp của niêm mạc ruột, trên đó có các lông ruột và các lông cực nhỏ có tác dụng gì?

A. Làm tăng nhu động ruột.

B. Làm tăng bề mặt hấp thụ.

C. Tạo điều kiện thuận lợi cho tiêu hoá hoá học.

D. Tạo điều kiện cho tiêu hoá cơ học.

Câu 687 : Chứng huyết áp cao biểu hiện khi:

A. Huyết áp cực đại lớn quá 150mmHg và kéo dài.

B. Huyết áp cực đại lớn quá 160mmHg và kéo dài.

C. Huyết áp cực đại lớn quá 140mmHg và kéo dài.

D. Huyết áp cực đại lớn quá 130mmHg và kéo dài.

Câu 688 : Vì sao ta có cảm giác khát nước?

A. Do áp suất thẩm thấu trong máu tăng.

B. Do áp suất thẩm thấu trong máu giảm.

C. Vì nồng độ glucôzơ trong máu tăng.

D. Vì nồng độ glucôzơ trong máu giảm.

Câu 689 : Tạo giống cây trồng bằng công nghệ tế bào không gồm phương pháp

A. nuôi cấy hạt phấn, lai xôma.

B. Lai lợn Ỉ và các giống lợn ngoại nhập.

C. Chọn dòng tế bào xôma có biến dị.

D. nuôi cấy tế bào thực vật Invitro tạo mô sẹo.

Câu 692 : Gen A có chiều dài 2754 Ao bị đột biến mất 3 cặp nucleotit ở vị trí nucleotit thứ 21; 23; 26 và trở thành gen a. Chuỗi polypeptit được mã hóa bởi gen a so với chuỗi polypeptit được mã hóa bởi gen A

A. có 2 axit amin mới.

B. mất 1 axit amin.

C. mất 1 axit amin và có tối đa 1 axit amin đổi mới.

D. mất 1 axit amin và có tối đa 2 axit amin đổi mới.

Câu 699 : Cho các thành tựu sau:

A. 3

B. 4

C. 5

D. 6

Câu 700 : Cho biết mỗi gen quy định một tính trạng, alen trội là trội hoàn toàn, không xảy ra đột biến nhưng xảy ra hoán vị gen ở cả bố và mẹ. Theo lí thuyết, phép lai P:  cho đời con có số loại kiểu gen và kiểu hình tối đa là:

A. 24 loại kiểu gen, 8 loại kiểu hình

B. 32 loại kiểu gen, 8 loại kiểu hình

C. 28 loại kiểu gen, 12 loại kiểu hình

D. 28 loại kiểu gen, 8 loại kiểu hình

Câu 702 : Cho giao phấn giữa cây hoa đỏ thuần chủng với cây hoa trắng được F1 toàn hoa đỏ, cho F1 tự thụ phấn thì kiểu hình ở F2 là 3 hoa đỏ: 1 hoa trắng. Cách lai nào sau đây không xác định được kiểu gen của cây hoa đỏ ở F2?

A. Lai cây hoa đỏ ở F2 với cây hoa đỏ ở P.

B. Lai cây hoa đỏ ở F2 với cây F1.

C. Lai phân tích cây hoa đỏ ở F2.

D. Cho cây hoa đỏ ở F2 tự thụ phấn.

Câu 707 : Vây cá mập, vây cá ngư long và vây cá voi là ví dụ về bằng chứng

A. cơ quan thoái hóa.

B. phôi sinh học.

C. cơ quan tương đồng.

D. cơ quan tương tự.

Câu 710 : Điểm chung giữa di truyền độc lập và di truyền liên kết không hoàn toàn là

A. làm giảm khả năng xuất hiện biến dị tổ hợp.

B. các gen không alen cùng nằm trên 1 cặp NST tương đồng.

C. tạo nguồn biến dị di truyền cung cấp nguyên liệu cho tiến hóa và chọn giống.

D. đảm bảo sự di truyền bền vững của từng nhóm tính trạng.

Câu 711 : Bộ ba đối mã (anti côđon) của tARN vận chuyển axit amin metiônin là

A. 5'XAU3'

B. 3'XAU5'

C. 3'AUG5'

D. 5'AUG3'

Câu 712 : Để tạo giống cây trồng có kiểu gen đồng hợp tử về tất cả các cặp gen, người ta sử dụng phương pháp nào sau đây?

A. Lai khác dòng

B. Công nghệ gen

C. lai tế bào xôma khác loài

D. Nuôi cây hạt phấn sau đó lưỡng bội hóa

Câu 713 : Trong quá trình phát sinh sự sống trên Trái Đất, sự kiện nào sau đây không diễn ra trong giai đoạn tiến hóa hóa học?

A. Từ các chất vô cơ hình thành nên các chất hữu cơ đơn giản

B. Hình thành nên các tế bào sơ khai (tế bào nguyên thủy)

C. Các axit amin liên kết với nhau tạo nên các chuỗi pôlipeptit đơn giản

D. Các nuclêôtit liên kết với nhau tạo nên các phân tử axit nuclêic

Câu 714 : Biện pháp nào sau đây không có tác dụng bảo vệ tài nguyên rừng

A. ngăn chặn thực hiện nạn phá rừng, tích cực trồng rừng

B. xây dựng hệ thống các khu bảo vệ thiên nhiên

C. vận động đồng bào dân tộc sống trong rừng định canh, định cư

D. chống xói mòn, khô hạn, ngập úng và chống mặn cho đất

Câu 715 : Đặc trưng di truyền của một quần thể giao phối được thể hiện ở

A. nhóm tuổi và tỉ lệ giới tính của quần thể.

B. số lượng cá thể và mật độ cá thể.

C. số loại kiểu hình khác nhau trong quần thể.

D. tần số alen và tần số kiểu gen.

Câu 716 : Khi nói về nhân tố tiến hóa, phát biểu nào sau đây đúng?

A. Giao phối không ngẫu nhiên không chỉ làm thay đổi tần số alen mà còn làm thay đổi thành phần kiểu gen của quần thể

B. Chọn lọc tự nhiên thực chất là quá trình phân hóa khả năng sống sót và khả năng sinh sản của các cá thể với các kiểu gen khác nhau trong quần thể

C. Chọn lọc tự nhiên tác động trực tiếp lên kiểu gen, qua đó làm thay đổi tần số alen của quần thể

D. Yếu tố ngẫu nhiên là nhân tố duy nhất làm thay đổi tần số alen của quần thể ngay cả khi không xảy ra đột biến và không có chọn lọc tự nhiên

Câu 717 : Dạng động vật nào sau đây có hệ tuần hoàn hở?

A. Cá

B. Khỉ

C. Sứa

D. Chim

Câu 719 : Quá trình hình thành một quần xã ổn định từ một hòn đảo mới được hình thành giữa biển, được gọi là

A. diễn thế dưới nước

B. diễn thế thứ sinh

C. diễn thế nguyên sinh

D. diễn thế trên cạn

Câu 720 : Hai dạng thể truyền phổ biến và quan trọng được sử dụng trong kỹ thuật ADN tái tổ hợp là

A. thể thực khuẩn và plasmit

B. vi khuẩn và virus

C. plasmid và vi khuẩn

D. thể thực khuẩn và vi khuẩn

Câu 722 : Kiểu tương tác mà các gen đóng góp một phần như nhau vào sự hình thành tính trạng là

A. Tương tác át chế

B. Tương tác bổ sung

C. Tương tác cộng gộ

D. Tác động đa hiệu

Câu 725 : Hô hấp ở động vật là

A. quá trình tiếp nhận O2 và CO2 của cơ thể từ môi trường sống và giải phóng ra năng lượng

B. tập hợp những quá trình, trong đó cơ thể lấy O2 từ bên ngoài vào để ôxi hoá các chất trong tế bào và giải phóng năng lượng cho các hoạt động sống, đồng thời thải CO2 ra ngoài

C. quá trình tế bào sử dụng các chất khí như O2, CO2 để tạo ra năng lượng cho các hoạt động sống

D. quá trình trao đổi khí giữa cơ thể và môi trường, đảm bảo cho cơ thể có đầy đủ O2 và CO2 cung cấp cho các quá trình ôxi hóa các chất trong tế bào

Câu 726 : Những biện pháp nào sau đây góp phần phát triển bền vững tài nguyên thiên nhiên?

A. (1), (2), (5).

B. (2), (3), (5).

C. (1), (3), (4).

D. (2), (4), (5).

Câu 727 : Quan sát hình ảnh dưới đây và cho biết, mức xoắn 1, mức xoắn 2, mức xoắn 3 có đường kính lần lượt là:

A. 11 mm, 30 mm, 300 mm

B. 11Ao, 30Ao, 300Ao

C. 11μm, 30μ, 300μ

D. 11 nm, 30 nm, 300 nm

Câu 729 : Cấp tổ chức cao nhất và lớn nhất của sự sống là gì?

A. Quần xã

B. Quần thể

C. Sinh quyển

D. Tế bào

Câu 730 : Khi nói về quá trình dịch mã, phát biểu nào sau đây sai?

A. Axit amin mở đầu chuỗi pôlipeptit ở sinh vật nhân thực là mêtiônin

B. Trên mỗi phân tử mARN có thể có nhiều ribôxôm cùng tham gia dịch mã

C. Anticodon của mỗi phân tử tARN khớp bổ sung vói côđon tưong ứng trên phân tử mARN

D. Ribôxôm dịch chuyển trên phân tử mARN theo chiều 3'--> 5'

Câu 732 : Loài người xuất hiện vào kỉ địa chất nào?

A. Đệ tam

B. Đệ tứ

C. Jura

D. Tam điệp

Câu 733 : Tại sao xung thần kinh được dẫn truyền trong một cung phản xạ chỉ theo một chiều?

A. Vì các nơron trong cung phản xạ liên hệ với nhau qua xináp, mà xináp chỉ cho xung thần kinh đi theo một chiều

B. Vì các nơron trong cung phản xạ liên hệ với nhau không qua xináp nên chỉ dẫn truyền chỉ theo một chiều

C. Vì áp lực trong cung phản xạ lớn nên chỉ dẫn truyền theo một chiều

D. Vì áp lực trong cung phản xạ nhỏ nên chỉ dẫn truyền theo một chiều

Câu 735 : Thông tin nào dưới đây của thuyết tiến hoá hiện đại?

A. Quần thể sinh vật có xu hướng duy trì kích thước không đổi trừ khi có những biến đổi bất thường về môi trường

B. Quần thể được xem là đơn vị tiến hoá cơ sở vì nó là đơn vị tồn tại thực trong tự nhiên và là đơn vị sinh sản

C. Chọn lọc tự nhiên là sự phân hoá về khả năng sống sót và khả năng sinh sản của các cá thể trong quần thể

D. Đối tượng tác động của chọn lọc tự nhiên là các các thể trong quần thể

Câu 737 : Đặc điểm nào dưới đây chỉ có ở thụ tinh trong?

A. Con đực xuất tinh dịch lên trứng của con cái

B. Chỉ diễn ra trong môi trường nước

C. Chỉ diễn ra ở trên cạn

D. Xảy ra quá trình giao phối

Câu 738 : Nhóm nhân tố tiến hoá có thể làm phong phú thêm vốn gen của quần thể là

A. đột biến, giao phối không ngẫu nhiên

B. CLTN, các yếu tố ngẫu nhiên

C. đột biến, di - nhập gen

D. giao phối không ngẫu nhiên, di - nhập gen.

Câu 739 : Quần xã sinh vật nào sau đây thường có lưới thức ăn phức tạp nhất?

A. Quần xã rừng mưa nhiệt đới

B. Quần xã rừng lá kim phương Bắc

C. Quần xã rừng rụng lá ôn đới

D. Quần xã đồng rêu hàn đới

Câu 740 : Ví dụ nào sau đây minh họa mối quan hệ cạnh tranh khác loài?

A. Giun đũa sống trong ruột lợn

B. Tảo giáp nở hoa gây độc cho tôm, cá trong cùng một môi trường

C. Thỏ ăn cà rốt

D. Cá mè và cá trôi cùng ăn một loại thức ăn trong ao nuôi

Câu 742 : Khi nói về cơ chế hình thành loài, phát biểu nào sau đây sai?

A. Môi trường địa lí khác nhau là nguyên nhân chính làm phân hóa vốn gen của các quần thể

B. Hình thành loài bằng cách li tập tính xảy ra đối với các loài động vật sinh sản hữu tính

C. Hình thành loài bằng con đường lai xa kèm đa bội hóa thường xảy ra đối với các loài thực vật

D. Hình thành loài bằng cách li địa lí giúp chúng ta giải thích tại sao trên các đảo đại dương hay tồn tại các loài đặc hữu

Câu 745 : Tập hợp sinh vật nào dưới đây được xem là quần thể?

A. Tập hợp cây thân leo trong rừng mưa nhiệt đới.

B. Các cây cỏ ven rừng.

C. Tập hợp các con kiến sống trong vườn.

D. Đàn cá chép sống ở Hồ Tây.

Câu 746 : Khi nói về giới hạn sinh thái, điều nào sau đây là sai?

A. Ở cơ thể còn non có giới hạn sinh thái hẹp hơn so với cơ thể trưởng thành

B. Những loài có giới hạn sinh thái càng hẹp thì có vùng phân bố càng rộng

C. Loài sống ở vùng xích đạo có giới hạn sinh thái về nhiệt độ hẹp hơn loài sống ở vùng cực

D. Cơ thể sinh vật sinh trường tốt nhất ở khoảng thuận lợi của giới hạn sinh thái

Câu 747 : Khi nói về cơ chế điều hoà sinh trứng, phát biểu nào sau đây sai?

A. FSH kích thích nang trứng phát triển và tiết ra ơstrôgen

B. LH làm trứng chín, rụng và tạo thành thể vàng

C. Trứng chín và rụng diễn ra theo chu kì

D. Khi nồng độ prôgestêrôn và ơstrôgen trong máu giảm xuống, cả vùng dưới đồi và tuyến giáp đều bị ức chế nên giảm tiết GnRH, FSH và LH

Câu 749 : Một quần thể có thành phần kiểu gen là 0,25AA : 0,5Aa : 0,25aa. Nhận định nào sau đây là không đúng khi nói về quần thể trên?

A. Quần thể trên thuộc nhóm sinh vật nhân thực

B. Quần thể đang ở trạng thái cân bằng di truyền

C. Tần số tương đối của hai alen trong quần thể là A/a = 0,5/0,5

D. Tần số alen A và của quần thể sẽ luôn thay đổi qua các thế hệ

Câu 757 : Nơi nước và các chất hoà tan đi qua trước khi vào mạch gỗ của rễ là:

A. Tế bào lông hút

B. Tế bào nội bì

C. Tế bào biểu bì

D. Tế bào vỏ

Câu 758 : Vai trò của Nitơ đối với thực vật là:

A. Thành phần của axit nuclêôtit, ATP, phôtpholipit, côenzim; cần cho nở hoa, đậu quả, phát triển rễ.

B. Chủ yếu giữ cân bằng nước và ion trong tế bào, hoạt hoá enzim, mở khí khổng.

C. Thành phần của thành tế bào, màng tế bào, hoạt hoá enzim.

D. Thành phần của prôtêin và axít nuclêic.

Câu 759 : Diễn biến nào dưới đây không có trong pha sáng của quá trình quang hợp?

A. Quá trình tạo ATP, NADPH và giải phóng ôxy.

B. Quá trình khử CO2.

C. Quá trình quang phân li nước.

D. Sự biến đổi trạng thái của diệp lục (từ dạng bình thường sang dạng kích thích).

Câu 760 : Về bản chất pha sáng của quá trình quang hợp là:

A. Pha ôxy hoá nước để sử dụng H+, CO2 và điện tử cho việc hình thành ATP, NADPH, đồng thời giải phóng O2 vào khí quyển.

B. Pha ôxy hoá nước để sử dụng H+ và điện tử cho việc hình thành ADP, NADPH, đồng thời giải phóng O2 vào khí quyển.

C. Pha ôxy hoá nước để sử dụng H+ và điện tử cho việc hình thành ATP, NADPH, đồng thời giải phóng O2 vào khí quyển.

D. Pha khử nước để sử dụng H+ và điện tử cho việc hình thành ATP, NADPH, đồng thời giải phóng O2 vào khí quyển.

Câu 761 : Năng suất kinh tế là:

A. Toàn bộ năng suất sinh học được tích luỹ trong các cơ quan chứa các sản phẩm có giá trị kinh tế đối với con người của từng loài cây.

B. 2/3 năng suất sinh học được tích luỹ trong các cơ quan chứa các sản phẩm có giá trị kinh tế đối với con người của từng loài cây.

C. 1/2 năng suất sinh học được tích luỹ trong các cơ quan chứa các sản phẩm có giá trị kinh tế đối với con người của từng loài cây.

D. Một phần của năng suất sinh học được tích luỹ trong các cơ quan chứa các sản phẩm có giá trị kinh tế đối với con người của từng loài cây.

Câu 762 : Chức năng nào sau đây không đúng với răng của thú ăn thịt?

A. Răng cửa gặm và lấy thức ăn ra khỏi xương

B. Răng cửa giữ thức ăn.

C. Răng nanh cắn và giữ mồi.

D. Răng cạnh hàm và răng ăn thịt lớn cắt thịt thành những mảnh nhỏ.

Câu 763 : Vì sao nồng độ O2 khi thở ra thấp hơn so với hít vào phổi?

A. Vì một lượng O2 còn lưu giữ trong phế nang.

B. Vì một lượng O2 còn lưu giữ trong phế quản.

C. Vì một lượng O2 đã ô xy hoá các chất trong cơ thể.

D. Vì một lượng O2 đã khuếch tán vào máu trước khi ra khỏi phổi.

Câu 764 : Ở sâu bọ, hệ tuần hoàn hở chỉ thực hiện chức năng nào?

A. Vận chuyển dinh dưỡng.

B. Vận chuyển các sản phẩm bài tiết.

C. Tham gia quá trình vận chuyển khí trong hô hấp.

D. Vận chuyển dinh dưỡng,và sản phẩm bài tiết.

Câu 765 : Khi không có ánh sáng, cây non mọc như thế nào?

A. Mọc vống lên và có màu vàng úa.

B. Mọc bình thường và có màu xanh.

C. Mọc vống lên và có màu xanh.

D. Mọc bình thường và có màu vàng úa.

Câu 766 : Điểm khác biệt của sự lan truyền xung thần kinh trên sợi trục có bao miêlin so với sợi trục không có bao miêlin là:

A. Dẫn truyền theo lối “nhảy cóc”, chậm và ít tiêu tốn năng lượng.

B. Dẫn truyền theo lối “nhảy cóc”, chậm chạp và tiêu tốn nhiều năng lượng.

C. Dẫn truyền theo lối “nhảy cóc”, nhanh và ít tiêu tốn năng lượng.

D. Dẫn truyền theo lối “nhảy cóc”, nhanh và tiêu tốn nhiều năng lượng.

Câu 767 : Sự phối hợp của những loại hoocmôn nào có tác động làm cho niêm mạc dạ con dày, phồng lên, tích đầy máu trong mạch chẩn bị cho sự làm tổ của phôi trong dạ con?

A. Prôgestêron và Ơstrôgen.

B. Hoocmôn kích thích nang trứng, Prôgestêron.

C. Hoocmôn tạo thể vàng và hoocmôn Ơstrôgen.

D. Hoocmôn thể vàng và Prôgestêron.

Câu 768 : Tại sao tắm vào lúc ánh sáng yếu có lợi cho sự sinh trưởng và phát triển của trẻ nhỏ?

A. Vì tia tử ngoại làm cho tiền vitamin D biến thành vitamin D có vai trò chuyển hoá Na để hình thành xương.

B. Vì tia tử ngoại làm cho tiền vitamin D biến thành vitamin D có vai trò chuyển hoá Ca để hình thành xương.

C. Vì tia tử ngoại làm cho tiền vitamin D biến thành vitamin D có vai trò chuyển hoá K để hình thành xương.

D. Vì tia tử ngoại làm cho tiền vitamin D biến thành vitamin D có vai trò ô xy hoá để hình thành xương.

Câu 769 : Khi cho một thứ cây hoa đỏ tự thụ phấn, thế hệ con thu được 135 cây hoa đỏ : 105 cây hoa trắng. Màu hoa di truyền theo qui luật nào ?

A. Tương tác cộng gộp.

B. Tương tác bổ sung.

C. Qui luật phân li của MenĐen.

D. Tương tác át chế.

Câu 770 : Trong 1 thí nghiệm lai ruồi giấm con cái cánh dài, mắt đỏ x đực cánh ngắn, mắt trắng F1: 100% cánh dài-mắt đỏ.

A. AAXBXB và aaXbY

B. AaXBXB và aaXbY

C. AAXBXb và aaXbY

D. AAXBXB và aaXBY

Câu 771 : Theo quan niệm hiện đại, thực chất của tiến hoá nhỏ:

A. Là quá trình hình thành loài mới.

B. Là quá trình hình thành các đơn vị tiến hoá trên loài.

C. Là quá trình làm biến đổi cấu trúc di truyền của quần thể.

D. Là quá trình tạo ra nguồn biến dị di truyền của quần thể.

Câu 772 : Trường hợp nào sau đây là cơ quan tương đồng:

A. Ngà voi và sừng tê giác.

B. Cánh chim và cánh côn trùng.

C. Cánh dơi và tay người.

D. Vòi voi và vòi bạch tuột.

Câu 774 : Xét một phần của chuỗi polipeptit có trình tự axit amin như sau:

A. Thêm 3 cặp nucleotit.

B. Thay thế 1 cặp nucleotit.

C. Mất 3 cặp nucleotit.

D. Mất 1 cặp nucleotit.

Câu 775 : Đặc trưng di truyền của một quần thể giao phối được thể hiện ở

A. nhóm tuổi và tỉ lệ giới tính của quần thể.

B. số lượng cá thể và mật độ cá thể.

C. số loại kiểu hình khác nhau trong quần thể.

D. tần số alen và tần số kiểu gen.

Câu 776 : Ưu thế nổi bật của lai tế bào sinh dưỡng (Xôma) trong công nghệ tế bào thực vật là:

A. Tạo ra giống cây có kiểu gen đồng hợp về tất cả các gen.

B. Tạo giống mới mang đặc điểm của hai loài mà bằng cách tạo giống thông thường không thể tạo ra.

C. Nhân nhanh được nhiều cây quí hiếm.

D. Tạo ra những giống cây trồng biến đổi gen.

Câu 778 : Trường hợp nào sau đây được xem là lai thuận nghịch ?

A. ♂AA × ♀aa và ♂Aa × ♀aa

B. ♂AA × ♀aa và ♂AA × ♀aa.

C. ♂AA × ♀aa và ♂aa × ♀AA.

D. ♂Aa × ♀Aa và ♂Aa × ♀AA.

Câu 779 : Một đoạn phân tử ADN có tổng số 3000 nuclêôtit và 3900 liên kết hiđrô. Đoạn ADN này:

A. có 300 chu kì xoắn.

B. có 600 Ađênin.

C. có 6000 liên kết photphođieste.

D. dài 0,408 µm.

Câu 782 : Kết quả nào sau đây không phải do hiện tượng tự thụ phấn và giao phối cận huyết?

A. Tạo ra dòng thuần.

B. Tạo ra ưu thế lai.

C. Hiện tượng thoái hóa giống.

D. tỉ lệ đồng hợp tăng tỉ lệ dị hợp giảm.

Câu 783 : Đặc điểm không đúng về ung thư là

A. Ung thư có thể còn do đột biến cấu trúc NST.

B. Nguyên nhân gây ung thư ở mức phân tử đều liên quan đến biến đổi cấu trúc ADN.

C. Mọi sự phân chia không kiểm soát của tế bào cơ thể đều dẫn đến hình thành ung thư.

D. Ung thư là một loại bệnh do 1 số tế bào cơ thể phân chia không kiểm soát dẫn đến hình thành khối u và sau đó di căn.

Câu 784 : Biện pháp nào sau đây không có tác dụng bảo vệ tài nguyên rừng

A. ngăn chặn thực hiện nạn phá rừng, tích cực trồng rừng

B. xây dựng hệ thống các khu bảo vệ thiên nhiên

C. vận động đồng bào dân tộc sống trong rừng định canh, định cư

D. chống xói mòn, khô hạn, ngập úng và chống mặn cho đất

Câu 793 : Dạng đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể nào sau đây có thể làm cho hai alen của một gen cùng nằm trên một nhiễm sắc thể đơn?

A. Chuyển đoạn trong một nhiễm sắc thể.

B. Đảo đoạn.

C. Mất đoạn.

D. Lặp đoạn.

Câu 796 : Từ một phôi bò có kiểu gen Aabb, bằng quy trình cấy truyền phôi đã tạo ra 10 con bò. Những con bò này có

A. kiểu hình hoàn toàn khác nhau.

B. giới tính giống hoặc khác nhau.

C. khả năng giao phối với nhau.

D. mức phản ứng giống nhau.

Câu 799 : Khi lai hai thứ bí ngô quả tròn thuần chủng với nhau thu được F1, gồm toàn bí ngô quả dẹt, cho F1 tự thụ phấn thu được F2 có tỉ lệ kiểu hình là 9 quả dẹt: 6 quả tròn : 1 quả dài. Có thể kết luận hình dạng bí ngô chi phối bởi

A. quy luật tương tác át chế

B. quy luật di truyền tương tác cộng gộp

C. quy luật di truyền tương tác bổ sung

D. quy luật di truyền phân li độc lập

Câu 801 : Khi nói về cơ chế điều hoà sinh tinh, phát biểu nào sau đây sai?

A. FSH kích thích ống sinh tinh sản xuất tinh trùng.

B. LH kích thích tế bào kẽ tiết ra hoocmôn testostêrôn.

C. Ống sinh tinh sản sinh ra tinh trùng.

D. Khi nồng độ testostêrôn trong máu giảm xuống, cả vùng dưới đồi và tuyến yên đều bị ức chế nên giảm tiết GnRH, FSH và LH.

Câu 802 : Các giai đoạn của hô hấp tế bào diễn ra theo trật tự nào?

A. Chuỗi truyền electron hô hấp --> chu trình Crep --> đường phân

B. Đường phân --> chuỗi truyền electron hô hấp --> chu trình Crep

C. Chu trình Crep --> đường phân --> chuỗi truyền electron hô hấp

D. Đường phân --> chu trình Crep --> chuỗi truyền electron hô hấp

Câu 804 : Sắp xếp đúng trình tự tiến hoá từ thấp đến cao của tổ chức thần kinh

A. ngành Ruột khoang --> ngành Giun dẹp ngành Giun Tròn --> ngành Giun đốt

B. ngành Giun dẹp --> ngành Ruột khoang  --> ngành Giun Tròn --> ngành Giun đốt

C. ngành Giun dẹp --> ngành Giun Tròn --> ngành Giun đốt ngành --> Ruột khoang

D. ngành Ruột khoang --> ngành Giun dẹp --> ngành Giun đốt --> ngành GiunTròn

Câu 805 : Hạt được hình thành từ

A. hạt phấn đã nảy mầm

B. bầu nhụy

C. chi nhị

D. noãn đã được thụ tinh

Câu 806 : Điểm khác nhau cơ bản giữa gen cấu trúc và gen điều hoà là

A. về cấu trúc gen

B. về vị trí phân bố của gen

C. về khả năng phiên mã của gen

D. về chức năng của prôtêin do gen tổng hợp

Câu 807 : Các chất hữu cơ trong cây chủ yếu được tạo nên từ

A. H2O

B. CO2

C. các chất khoáng

D. nitơ

Câu 808 : Các dạng cây trồng tam bội như dưa hấu, nho thường không hạt do

A. không có khả năng sinh giao tử bình thường

B. không có cơ quan sinh dục đực

C. không có cơ quan sinh dục cái

D. cơ chế xác định giới tính bị rối loạn

Câu 810 : Nhân tố nào sau đây không phải là nhân tố chủ yếu chi phối sự ra hoa?

A. Tuổi cây

B. Xuân hoá

C. Quang chu kì

D. Kích thước của thân

Câu 813 : Trong cơ chế duy trì nồng độ glucôzơ máu, bộ phận thực hiện là

A. tế bào tụy

B. gan

C. tim

D. thận

Câu 814 : Yếu tố nào sau đây không phải là yếu tố hình thành lên điện thế nghỉ ở động vật?

A. Sự phân bố ion ở hai bên màng của tế bào và sự di chuyển của ion qua màng tế bào

B. Tính thấm có chọn lọc của màng tế bào đối với ion (cổng ion mở hay đóng)

C. Bơm Na-K

D. Khi tế bào thần kinh bị kích thích

Câu 815 : Khi nói về sự biến động số lượng cá thể của quần thể sinh vật, phát biểu nào sau đây sai?

A. Trong những nhân tố sinh thái vô sinh, nhân tố khí hậu có ảnh hường thường xuyên và rõ rệt nhất tới sự biến động số lượng cá thể của quần thể

B. Hươu và nai là những loài ít có khả năng bảo vệ vùng sống nên khả năng sống sót của con non phụ thuộc rất nhiều vào số lượng kẻ thù ăn thịt

C. Ở chim, sự cạnh tranh nơi làm tổ ảnh hưởng tới khả năng sinh sản của các cá thể trong quần thể

D. Hổ và báo là những loài có khả năng bảo vệ vùng sống nên sự cạnh tranh để bảo vệ vùng sống không ảnh hưởng tới số lượng cá thể trong quần thể

Câu 816 : Hoạt động nào dưới đây là sai khi nói về ứng dụng của con người vào những hiểu biết về ổ sinh thái?

A. Trồng xen các loại cây ưa bóng và cây ưa sáng trong cùng một khu vườn

B. Khai thác vật nuôi ở độ tuổi càng cao để thu được năng suất càng cao

C. Trồng các loại cây đúng thời vụ

D. Nuôi ghép các loài cá ở các tầng nước khác nhau trong một ao nuôi

Câu 817 : Cho chuỗi thức ăn: Tảo lục đơn bào          --> Tôm --> Cá rô --> Chim bói cá. Khi tìm hiểu về chuỗi thức ăn trên, phát biểu nào sau đây là sai?

A. Đây là chuỗi thức ăn bắt đầu bằng sinh vật tự dưỡng.

B. Chuỗi thức ăn trên có bậc dinh dưỡng cao nhất là cấp 4.

C. Vật ăn thịt sơ cấp là cá rô.

D. Chim bói cá là sinh vật tiêu thụ bậc 2.

Câu 820 : Trong quá trình tiến hóa nhỏ, sự cách li có vai trò

A. làm thay đổi tần số alen từ đó hình thành loài mới

B. góp phần thúc đẩy sự phân hóa kiểu gen của quần thể gốc

C. xóa nhòa những khác biệt về vốn gen giữa 2 quần thể đã phân li

D. tăng cường sự khác nhau về kiểu gen giữa các loài, các họ

Câu 821 : Khi nói về vai trò của các yếu tố ngẫu nhiên trong tiến hóa, phát biếu nào dưới đây là sai?

A. Một alen dù có lợi cũng có thể bị loại khỏi quần thể, và một alen có hại cũng có thể trở nên phổ biến trong quần thể

B. Ngay cả khi không có đột biến, không có CLTN, không có di nhập gen thì tần số các alen cũng có thể bị thay đổi bởi các yếu tố ngẫu nhiên

C. Sự biến đổi ngẫu nhiên về tần số các alen thường xảy ra với các quần thể có kích thước lớn

D. Các yếu tố ngẫu nhiên làm thay đổi tần số các alen không theo hướng xác định

Câu 822 : Một gen có số nuclêôtit loại A gấp 3 lần số nuclêôtit loại X. Gen có 140 chu kì xoắn, Số nuclêôtit mỗi loại của gen

A. A =T = 350; G = X = 1050

B. = T = 1050; G = X = 350

C. A = T = 700; G = X = 700

D. A = T = 360; G = X = 1040

Câu 824 : Trường hợp nào dưới đây được xem là một quần thể sinh vật?

A. Những con gà trong lồng gà ngoài chợ.

B. Những con cá sống trong một dòng sông.

C. Những cây cọ phân bố tại một quả đồi ở Phú Thọ.

D. Các cá thể cá sấu sống ở hai khu vực khác nhau.

Câu 830 : Giả sử lưới thức ăn đơn giản của một ao nuôi cá như sau:

A. Làm tăng số lượng loài (D) trong ao

B. Loại bỏ hoàn toàn loài (B) ra khỏi

C. Hận chế số lượng loài (A) có trong ao

D. Thà thêm loài (E) vào ao

Câu 837 : Khi tế bào khí khổng trương nước thì:

A. Vách (mép) mỏng căng ra, vách (mép) dày co lại làm cho khí khổng mở ra.

B. Vách dày căng ra, làm cho vách mỏng căng theo nên khí khổng mở ra.

C. Vách dày căng ra làm cho vách mỏng co lại nên khí khổng mở ra.

D. Vách mỏng căng ra làm cho vách dày căng theo nên khí khổng mở ra.

Câu 838 : Sự thoát hơi nước qua lá có ý nghĩa gì đối với cây?

A. Làm cho không khí ẩm và dịu mát nhất là trong những ngày nắng nóng.

B. Làm cho cây dịu mát không bị đốt cháy dưới ánh mặt trời.

C. Tạo ra sức hút để vận chuyển nước và muối khoáng từ rễ lên lá.

D. Làm cho cây dịu mát không bị đốt cháy dưới ánh mặt trời và tạo ra sức hút để vận chuyển nước và muối khoáng từ rễ lên lá.

Câu 839 : Pha tối diễn ra ở vị trí nào trong lục lạp?

A. Ở màng ngoài.

B. Ở màng trong.

C. Ở chất nền.

D. Ở tilacôit.

Câu 840 : Ý nào dưới đây không đúng với ưu điểm của thực vật C4 so với thực vật C3?

A. Cường độ quang hợp cao hơn.

B. Nhu cầu nước thấp hơn, thoát hơi nước ít hơn.

C. Năng suất cao hơn.

D. Thích nghi với những điều kiện khí hậu bình thường.

Câu 841 : Nơi diễn ra sự hô hấp mạnh nhất ở thực vật là:

A. Ở rễ

B. Ở thân

C. Ở lá

D. Ở quả

Câu 842 : Ý nào dưới đây không đúng với ưu thế của ống tiêu hoá so với túi tiêu hoá?

A. Dịch tiêu hoá không bị hoà loãng

B. Dịch tiêu hoá được hoà loãng

C. Ống tiêu hoá được phân hoá thành các bộ phận khác nhau tạo cho sự chuyển hoá về chức năng

D. Có sự kết hợp giữa tiêu hoá hoá học và cơ học

Câu 843 : Máu chảy trong hệ tuần hoàn hở như thế nào?

A. Máu chảy trong động mạch dưới áp lực lớn, tốc độ máu chảy cao.

B. Máu chảy trong động mạch dưới áp lực thấp, tốc độ máu chảy chậm.

C. Máu chảy trong động mạch dưới áp lực thấp, tốc độ máu chảy nhanh.

D. Máu chảy trong động mạch dưới áp lực cao, tốc độ máu chảy chậm.

Câu 844 : Máu trao đổi chất với tế bào ở đâu?

A. Qua thành tĩnh mạch và mao mạch.

B. Qua thành mao mạch.

C. Qua thành động mạch và mao mạch.

D. Qua thành động mạch và tĩnh mạch.

Câu 845 : Ý nào không đúng với cảm ứng của ruột khoang?

A. Cảm ứng ở toàn bộ cơ thể.

B. Toàn bộ cơ thể co lại khi bị kích thích.

C. Tiêu phí nhiều năng lượng.

D. Hệ thần kinh dạng lưới.

Câu 846 : Phương án nào không phải là đặc điểm của sự lan truyền xung thần kinh trên sợi trục có bao miêlin?

A. Dẫn truyền theo lối “nhảy cóc” từ eo Ranvie này chuyển sang eo Ranvie khác.

B. Sự thay đổi tính chất màng chỉ xảy ra tại các eo.

C. Dẫn truyền nhanh và ít tiêu tốn năng lượng.

D. Nếu kích thích tại điểm giữa sợi trục thì lan truyền chỉ theo một hướng.

Câu 847 : Khi trời rét thì động vật biến nhiệt sinh trưởng và phát triển chậm là vì:

A. Thân nhiệt giảm làm cho sự chuyển hoá trong cơ thể rối loạn, dẫn đến chết.

B. Thân nhiệt giảm làm cho sự chuyển hoá trong cơ thể mạnh tạo nhiều năng lượng để chống rét.

C. Thân nhiệt giảm làm cho sự chuyển hoá trong cơ thể giảm, sinh sản tăng.

D. Thân nhiệt giảm, các quá trình chuyển hoá trong cơ thể giảm, thậm chí bị rối loạn; các hoạt động sống của động vật như sinh sản, kiếm ăn... giảm.

Câu 848 : Thời gian rụng trứng trung bình vào ngày thứ mấy trong chu kì kinh nguyệt ở người?

A. Ngày thứ 25

B. Ngày thứ 13

C. Ngày thứ 12

D. Ngày thứ 14

Câu 851 : Theo quan niệm của Đacuyn về chọn lọc tự nhiên, phát biểu nào sau đây không đúng?

A. Mặt chủ yếu của chọn lọc tự nhiên là phân hóa về khả năng sống sót và khả năng sinh sản của các cá thể trong quần thể.

B. Đối tượng tác động của chọn lọc tự nhiên là các cá thể trong quần thể.

C. Kết quả của chọn lọc tự nhiên là hình thành nên loài sinh vật có các đặc điểm thích nghi với môi trường.

D. Chọn lọc tự nhiên dẫn đến hình thành các quần thể có nhiều cá thể mang các kiểu gen quy định các đặc điểm thích nghi với môi trường.

Câu 854 : Câu nào sau đây không chính xác khi nói về vai trò của các yếu tố ngẫu nhiên trong tiến hóa

A. Một alen dù có lợi cũng có thể bị loại khỏi quần thể, và một alen có hại cũng có thể trở nên phổ biến trong quần thể

B. Ngay cả khi không có đột biến, không có CLTN, không có di nhập gen thì tần số các alen cũng có thể bị thay đổi bởi các yếu tố ngẫu nhiên

C. Sự biến đổi ngẫu nhiên về tần số các alen thường xảy ra với các quần thể có kích thước lớn

D. Các yếu tố ngẫu nhiên làm thay đổi tần số các alen không theo hướng xác định

Câu 856 : Phát biểu không đúng về sự phát sinh sự sống trên Trái Đất là:

A. Sự xuất hiện sự sống gắn liền với sự xuất hiện phức hợp đại phân tử prôtêin và axit nuclêic có khả năng tự nhân đôi và dịch mã.

B. Nhiều bằng chứng thực nghiệm thu được đã ủng hộ quan điểm cho rằng các chất hữu cơ đầu tiên trên trái đất được hình thành bằng con đường tổng hợp hóa học.

C. Chọn lọc tự nhiên chỉ tác động ở giai đoạn tiến hóa tiền sinh học tạo nên các tế bào sơ khai và sau đó hình thành tế bào sống đầu tiên.

D. Một số bằng chứng khoa học cho rằng vật chất di truyền đầu tiên có lẽ là ARN mà không phải là ADN.

Câu 858 : CLTN làm thay đổi tần số alen của vi khuẩn nhanh hơn so với quần thể sinh vật nhân thực lưỡng bội vì

A. Vật chất di truyền của vi rút là ARN cấu tạo mạch đơn nên dễ bị thay đổi.

B. Sinh vật nhân thực lưỡng bội các gen tồn tại thành từng cặp nên không bị biến đổi.

C. Vì vi khuẩn có bộ gen không ổn định mà thường xuyên thay đổi do tác động của môi trường.

D. Các alen của các gen khác nhau đều biểu hiện ngay ở kiểu hình.

Câu 859 : Quần thể là đơn vị tiến hoá cơ sở vì:

A. 1, 3, 4.

B. 1, 2, 3.

C. 2, 4, 5.

D. 3, 4, 5.

Câu 861 : Quá trình tự nhân đôi của ADN có các đặc điểm:

A. 1, 2, 3, 4, 5.

B. 1, 2, 4, 5, 6.

C. 1, 3, 4, 5, 6.

D. 1, 2, 3, 4, 6.

Câu 862 : Các nhân tố làm phá vỡ cân bằng di truyền của quần thể giao phối là:

A. 1, 2, 3, 4. 5.

B. 1, 2, 3,4, 6.

C. 1, 2, 4, 5. 6.

D. 1, 3, 4, 5, 6.

Câu 863 : Lai chuột lông màu vàng với chuột lông đen người ta thu được tỉ lệ phân li kiểu hình là 1 vàng: 1 đen. Lai chuột lông vàng với chuột lông vàng người ta thu được chuột con với tỷ lệ phân li kiểu hình là 2 vàng: 1 đen. Giải thích nào nêu dưới đây về kết quả của các phép lai trên là đúng?

A. Có hiện tượng gen gây chết nằm trên NST thường hoặc NST giới tính.

B. Màu lông chuột chịu sự tác động nhiều của môi trường.

C. Màu lông chuột di truyền liên kết với giới tính.

D. Alen quy định lông vàng là gen đa hiệu khi ở thể đồng hợp.

Câu 865 : Ở sinh vật nhân thực, đột biến luôn luôn là đột biến trung tính

A. xảy ra ở vùng mã hóa của gen, ở các đoạn exon

B. xảy ra ở vùng mã hóa của gen, ở các đoạn intron

C. xảy ra ở vùng kết thúc của gen

D. xảy ra ở vùng điều hòa của gen

Câu 868 : Dạng đột biến nào sau đây chỉ làm thay đổi hình thái của NST chứ không làm thay đổi số lượng gen có trên NST.

A. Đột biến mất, hoặc thêm hoặc thay thế một cặp nuclêôtít ở trên gen

B. Đột biến lặp đoạn và đột biến mất đoạn NST

C. Đột biến đảo đoạn qua tâm động

D. D. Đột biến chuyển đoạn tương hỗ

Câu 870 : Nhóm sinh vật nào không có mặt trong quần xã thì dòng năng lượng và chu trình trao đổi các chất trong tự nhiên vẫn diễn ra bình thường?

A. Sinh vật phân giải, sinh vật sản xuất.

B. Động vật ăn thực vật, động vật ăn động vật.

C. Động vật ăn động vật, sinh vật sản xuất.

D. Sinh vật sản xuất, sinh vật ăn động vật.

Câu 871 : Dòng năng lượng trong hệ sinh thái được thực hiện qua

A. quan hệ dinh dưỡng của các sinh vật trong chuỗi thức ăn

B. quan hệ dinh dưỡng giữa các sinh vật cùng loài trong quần xã

C. quan hệ dinh dưỡng của các sinh vật cùng loài và khác loài

D. quan hệ dinh dưỡng và nơi ở của các sinh vật trong quần xã

Câu 873 : Cơ thể mang cặp NST tương đồng kí hiệu là Aa. Nếu 8% số tế bào cơ thể trong lần phân bào II của giảm phân, tất cả tế bào con của chúng đều bị rối loạn NST không phân ly, thì sẽ tạo ra các loại giao tử, gồm:

A. 2 loại giao tử (n): A = a = 42%; 2 loại giao tử (n+1): AA = aa = 8%

B. 2 loại giao tử (n): A = a = 46%; 2 loại giao tử (n+1): AA = aa = 2%; 1 loại giao tử (n-1): O = 4%

C. 2 loại giao tử (n): A = a = 46%; 2 loại giao tử (n+1): AA = aa = 4%

D. 2 loại giao tử (n): A = a = 46%; 1 loại giao tử (n+1): Aa = 4%; 1 loại giao tử (n-1): O = 4%

Câu 875 : Quần thể là đơn vị tiến hoá cơ sở vì quần thể

A. là đơn vị tồn tại, sinh sản của loài trong tự nhiên, đa hình về kiểu gen và kiểu hình, cấu trúc di truyền ổn định, cách ly tương đối với các quần thể khác trong loài, có khả năng biến đổi vốn gen dưới tác dụng của các nhân tố tiến hoá.

B. là đơn vị tồn tại, sinh sản của loài trong tự nhiên, đa hình về kiểu gen và kiểu hình.

C. có cấu trúc di truyền ổn định, cách ly tương đối với các quần thể khác trong loài, có khả năng biến đổi vốn gen dưới tác dụng của các nhân tố tiến hoá.

D. là đơn vị tồn tại, sinh sản của loài trong tự nhiên, là hệ gen kín, không trao đổi gen với các loài khác.

Câu 877 : Nhóm nào dưới đây gồm những động vật có hệ tuần hoàn kín?

A. Mực ống, bạch tuộc, chim bồ câu, ếch giun.

B. Giun đất, ốc sên, cua, sóc.

C. Thủy tức, mực ống, sứa flược, san hô.

D. Tôm, sán lông, trùng giày, ghẹ.

Câu 878 : Phương pháp chọn giống nào sau đây thường áp dụng cho cả động vật và thực vật?

A. Gây đột biến

B. Tạo giống dựa trên nguồn biến dị tổ hợp

C. Dung hợp tế bào trần

D. Cấy truyền phôi

Câu 879 : Ở sinh vật nhân thực, quá trình nào sau đây không xảy ra trong nhân tế bào?

A. Nhân đôi nhiễm sắc thể.

B. Tổng hợp chuỗi pôlipeptit.

C. Tổng hợp ARN.

D. Nhân đôi ADN.

Câu 880 : Sản phẩm pha sáng dùng trong pha tối của quang hợp là gì?

A. ATP, NADPH

B. NADPH, O2

C. ATP, NADPH và O2

D. ATP và CO2

Câu 881 : Khi nói về tập tính của động vật, phát biểu nào sau đây sai?

A. Cơ sở của tập tính là các phản xạ.

B. Tập tính của động vật có thể chia làm 2 loại.

C. Nhờ tập tính mà động vật thích nghi với môi trường và tồn tại.

D. Tập tính học được là chuỗi phản xạ không điều kiện.

Câu 882 : Phát biểu nào sau đây nói về đột biến số lượng NST là sai?

A. Trong lần nguyên phân đầu tiền của hợp tử, nếu một số cặp NST không phân li thì tạo lên thể tứ bội.

B. Đột biến dị đa bội chỉ được phát sinh ở các con lai khác loài.

C. Thể đa bội thường gặp ở thực vật và ít gặp ở động vật.

D. Ở một số loài, thể đa bội có thể thy trong tự nhiên và có thể được tạo ra bằng thực nghiệm.

Câu 885 : Giai đoạn quang hợp thực sự tạo nên C6H12O6 ở cây mía là giai đoạn nào sau đây?

A. Quang phân li nước

B. Chu trình Canvin

C. Pha sáng

D. Pha tối

Câu 887 : Rễ cây trên cạn hấp thụ nước và ion khoáng chủ yếu qua thành phần cấu tạo nào của r?

A. Đỉnh sinh trưởng.

B. Rễ chính.

C. Miền sinh trưởng.

D. Miền lông hút.

Câu 888 : Hai loại ion nào dưới đây đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong việc duy trì điện thế màng?

A. Na+ và K+

B. Mg2+ và Ba2+

C. Na+ và Ca2+

D. Mg2+ và K+

Câu 889 : Trong một gia đình, mẹ có kiểu gen XBXb, bố có kiểu gen XBY sinh được con gái có kiểu gen XBXbXb. Biết rằng quá trình giảm phân ở bố và mẹ đều không xảy ra đột biến gen và đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể. Kết luận nào sau đây là đúng về quá trình giảm phân của bố và mẹ?

A. Trong giảm phân II, ở bố nhiễm sắc thể giới tính không phân li, ở mẹ giảm phân bình thường.

B. Trong giảm phân I, ở mẹ nhiễm sắc thể giới tính không phân li, ở bố giảm phân bình thường.

C. Trong giảm phân II, ở mẹ nhiễm sắc thể giới tính không phân li, ở bố giảm phân bình thường.

D. Trong giảm phân I, ở bố nhiễm sắc thể giới tính không phân li, ở mẹ giảm phân bình thường.

Câu 890 : Theo thuyết tiến hoá hiện đại, nhân tố nào dưới đây không được xem là nhân tố tiến hoá?

A. Các yếu tố ngẫu nhiên

B. Chọn lọc tự nhiên

C. Giao phối ngẫu nhiên

D. Giao phối không ngẫu nhiên

Câu 891 : Bằng chứng tiến hóa nào sau đây là bằng chứng sinh học phân tử?

A. Prôtêin của các loài sinh vật đều cấu tạo từ 20 loại axit amin.

B. Xương tay của người tương đồng với cấu trúc chi trước của mèo.

C. Tất cả các loài sinh vật đều được cấu tạo từ tế bào.

D. Xác sinh vật sống trong các thời đại trước được bảo quản trong các lớp băng.

Câu 892 : Phát biểu nào sau đây đúng khi nói về đột biến gen?

A. Đột biến gen có thể xảy ra  cả tế bào sinh dưỡng và tế bào sinh dục.

B. Gen đột biến luôn được di truyền cho thế hệ sau.

C. Đột biến gen làm thay đổi tần số alen nhưng không làm thay đổi thành phần kiểu gen của quần thể.

D. Đột biến gen cung cấp nguyên liệu thứ cấp cho quá trình tiến hóa.

Câu 893 : Tập hợp nào sau đây không được xem là một quần thể sinh vật?

A. Rừng cây thông nhựa phân bố tại vùng núi Đông Bắc Việt Nam.

B. Tập hợp các cá thể gà Tam Hoàng trong một vườn nuôi.

C. Tập hợp các cá thể cá chép sống chung trong một ao.

D. Tập hợp những con chim bồ câu sống ở miền nam và miền bắc.

Câu 896 : Sắc tố tiếp nhận ánh sáng trong phản ứng quang chu kì của thực vật là:

A. diệp lục a

B. carôtenôit

C. phitôcrôm

D. diệp lục b

Câu 899 : Ví dụ nào sau đây minh họa mối quan hệ hỗ trợ cùng loài?

A. Bồ nông xếp thành hàng đi kiếm ăn bắt được nhiều cá hơn bồ nông đi kiếm ăn riêng rẽ.

B. Các con báo đực tranh giành con cái trong mùa sinh sản.

C. Hải quỳ và cua.

D. Cây phong lan bám trên thân cây gỗ trong rừng.

Câu 900 : Một quần xã sinh vật có độ đa dạng càng cao thì

A. Số lượng cá thể của mỗi loài càng lớn.

B. Lưới thức ăn của quần xã càng phức tạp.

C. Ổ sinh thái của mỗi loài càng rộng.

D. Số lượng loài trong quần xã càng giảm.

Câu 906 : Nhóm sinh vật nào dưới đây có những đại diện có lối sống kí sinh?

A. 1, 2, 3, 4

B. 1, 2, 3

C. 1, 2, 4

D. 2, 3, 4

Câu 916 : Cho lưới thức ăn sau:

A. 3

B. 2

C. 1

D. 4

Câu 917 : Nước được vận chuyển ở thân chủ yếu:

A. Qua mạch rây theo chiều từ trên xuống.

B. Từ mạch gỗ sang mạch rây.

C. Từ mạch rây sang mạch gỗ.

D. Qua mạch gỗ.

Câu 918 : Độ ẩm không khí liên quan đến quá trình thoát hơi nước ở lá như thế nào?

A. Độ ẩm không khí càng cao, sự thoát hơi nước không diễn ra.

B. Độ ẩm không khí càng thấp, sự thoát hơi nước càng yếu.

C. Độ ẩm không khí càng thấp, sự thoát hơi nước càng mạnh.

D. Độ ẩm không khí càng cao, sự thoát hơi nước càng mạnh.

Câu 919 : Sự biểu hiện triệu chứng thiếu sắt của cây là:

A. Gân lá có màu vàng và sau đó cả lá có màu vàng.

B. Lá nhỏ có màu vàng.

C. Lá non có màu lục đậm không bình thường.

D. Lá nhỏ, mềm, mầm đỉnh bị chết.

Câu 920 : Dung dịch bón phân qua lá phải có:

A. Nồng độ các muối khoáng thấp và chỉ bón khi trời không mưa.

B. Nồng độ các muối khoáng thấp và chỉ bón khi trời mưa bụi.

C. Nồng độ các muối khoáng cao và chỉ bón khi trời không mưa.

D. Nồng độ các muối khoáng cao và chỉ bón khi trời mưa bụi

Câu 921 : Nhóm thực vật C3 được phân bố như thế nào?

A. Phân bố rộng rãi trên thế giới, chủ yếu ở vùng ôn đới và nhiệt đới.

B. Chỉ sống ở vùng ôn đới và á nhiệt đới.

C. Sống ở vùng nhiệt đới.

D. Sống ở vùng sa mạc

Câu 922 : Vì sao lá cây có màu xanh lục?

A. Vì diệp lục a hấp thụ ánh sáng màu xanh lục.

B. Vì diệp lục b hấp thụ ánh sáng màu xanh lục.

C. Vì nhóm sắc tố phụ (carootênôit) hấp thụ ánh sáng màu xanh lục.

D. Vì hệ sắc tố không hấp thụ ánh sáng màu xanh lục.

Câu 923 : Thực vật C4 khác với thực vật C3 ở điểm nào?

A. Cường độ quang hợp, điểm bão hoà ánh sáng, điểm bù CO2 thấp.

B. Cường độ quang hợp, điểm bão hoà ánh sáng cao, điểm bù CO2 thấp.

C. Cường độ quang hợp, điểm bão hoà ánh sáng cao, điểm bù CO2 cao.

D. Cường độ quang hợp, điểm bão hoà ánh sáng thấp, điểm bù CO2 cao.

Câu 924 : Các kiểu hướng động dương của rễ là:

A. Hướng đất, hướng nước, hướng sáng.

B. Hướng đất, ướng sáng, huớng hoá.

C. Hướng đất, hướng nước, huớng hoá.

D. Hướng sáng, hướng nước, hướng hoá.

Câu 925 : Ứng động khác cơ bản với hướng động ở đặc điểm nào?

A. Tác nhân kích thích không định hướng.

B. Có sự vận động vô hướng.

C. Không liên quan đến sự phân chia tế bào.

D. Có nhiều tác nhân kích thích.

Câu 926 : Những động vật sinh trưởng và phát triển qua biến thái hoàn toàn là:

A. Cá chép, gà, thỏ, khỉ.

B. Cánh cam, bọ rùa, bướm, ruồi.

C. Bọ ngựa, cào cào, tôm, cua.

D. Châu chấu, ếch, muỗi.

Câu 927 : Nếu tuyến yên sản sinh ra quá ít hoặc quá nhiều hoocmôn sinh trưởng ở giai đoạn trẻ em sẽ dẫn đến hậu quả:

A. Chậm lớn hoặc ngừng lớn, trí tuệ kém.

B. Các đặc điểm sinh dục phụ nữ kém phát triển.

C. Người bé nhỏ hoặc khổng lồ.

D. Các đặc điểm sinh dục nam kém phát triển.

Câu 929 : Những cây ăn quả lâu năm người ta thường chiết cành. Điều nào sau đây là không đúng:

A. Dễ trồng và ít công chăm sóc.

B. Dễ nhân giống nhanh và nhiều.

C. để tránh sâu bệnh gây hại.

D. Rút ngắn thời gian sinh trưởng, sớm thu hoạch và biết trước đặc tính của quả.

Câu 930 : Điều nào sau đây chưa chính xác khi nói về đột biến gen (ĐBG)?

A. Đa số ĐBG khi đã phát sinh sẽ được nhân lên và truyền lại thế hệ sau.

B. Xét ở mức độ phân tử, đa số đột biến điểm thường vô hại do tính thoái hóa của mã di truyền.

C. Đột biến điểm là 1 dạng của ĐBG, liên quan đến 1 vài cặp nucleotit trong gen.

D. Đa số các dạng ĐBG là dạng thay thế cặp nucleotit.

Câu 931 : Một nhà khoa học tiến hành nghiên cứu về 2 quần thể bọ cánh cứng trong 1 khu vườn. Một thời gian sau đó, ông ta đi đến kết luận 2 quần thể trên thuộc 2 loài khác nhau. Quan sát nào sau đây khiến ông đi đến kết luận trên?

A. Bọ đực chấm cam có thể giao phối với cả bọ cái chấm cam và bọ cái chấm đen nhưng bọ đực chấm đen chỉ giao phối với bọ cái giống nó.

B. Khi tiếp cận con cái, bọ đực chấm đen thường rung cánh để thu hút bạn tình trong khi bọ đực chấm cam thường đem con mồi mà nó bắt được đến cho con cái.

C. Những con bọ thuộc 2 quần thể trên thường giao phối vào những thời điểm khác nhau trong ngày.

D. Những con bọ con được sinh ra bởi sự thụ tinh giữa 2 cá thể thuộc 2 quần thể trên thường có sức sống kém và chết trước tuổi trưởng thành.

Câu 932 : Khi nói về lịch sử phát triển sinh giới qua các đại địa chất, kết luận nào sau đây đúng?

A. Trái đất đã trải qua 3 lần băng hà.

B. Hóa thạch sinh vật nhân sơ cổ nhất được tìm thấy ở đại Nguyên sinh.

C. Động vật phát sinh ở kỉ Ocđôvic.

D. Bò sát cổ tuyệt diệt ở đại Cổ sinh.

Câu 933 : Khi giao phấn giữa hai cây cùng loài, người ta thu được F1 có tỉ lệ như sau: 70% thân cao, quả tròn : 20% thân thấp, quả bầu dục : 5% thân cao, quả bầu dục : 5% thân thấp, quả tròn.

A. ABab×ABab, hoán vị gen xảy ra một bên với tần số 20%.

B. ABAb×abab, hoán vị gen xảy ra một bên với tần số 20%.

C. ABab×ABab, hoán vị gen xảy ra hai bên với tần số 20%.

D. abaB×ABab, hoán vị gen xảy ra hai bên với tần số 20%.

Câu 934 : Nếu kết quả của phép lai thuận và lai nghịch mà khác nhau thì kết luận nào dưới đây là đúng?

A. Gen quy định tính trạng nằm trên NST giới tính Y

B. Gen quy định tính trạng nằm trên NST giới tính X

C. Gen quy định tính trạng nằm trong ti thể

D. Gen quy định tính trạng nằm trên NST giới tính hoặc trong ti thể.

Câu 936 : Một gen lặn có hại có thể biến mất hoàn toàn khỏi quần thể bởi:

A. Đột biến ngược

B. Di - nhập gen

C. Yếu tố ngẫu nhiên

D. Chọn lọc tự nhiên

Câu 939 : Để chuyển một gen của người vào tế bào vi khuẩn E-coli nhằm tạo ra nhiều sản phẩm của gen người trong tế bào vi khuẩn người ta phải lấy mARN của gen người cần chuyển, cho phiên mã ngược thành ADN rồi mới gắn ADN này vào plasmit và chuyển vào vi khuẩn. Vì nếu không làm như vậy thì

A. gen của người có kích thước lớn không đưa vào được tế bào vi khuẩn.

B. gen của người sẽ không thể dịch mã được trong tế bào vi khuẩn.

C. sản phẩm được tổng hợp từ của gen của người sẽ không bình thường và không có giá trị sử dụng.

D. gen của người sẽ không thể phiên mã được trong tế bào vi khuẩn.

Câu 940 : Việc đưa ADN tái tổ hợp vào tế bào nhận là vi khuẩn E-coli trong kỹ thuật chuyển gen nhằm mục đích:

A. Làm tăng hoạt tính của gen được ghép

B. Để ADN tái tổ hợp kết hợp với nhân của vi khuẩn

C. Để gen được ghép tái bản nhanh nhờ tốc độ sinh sản mạnh của vi khuẩn E-coli

D. Để kiểm tra hoạt động của ADN tái tổ hợp

Câu 941 : Lai con bọ cánh cứng có cánh màu nâu với con đực có cánh màu xám người ta thu được F1 tất cả đều có màu cánh màu xám. Cho các con F1 giao phối ngẫu nhiên với nhau, người ta thu được F2 với tỷ lệ phân li kiểu hình như sau: 70 con cái có cánh màu nâu, 74 con cái có cánh màu xám,. 145 con đực có cánh màu xám. Từ kết quả lai này, kết luận nào được rút ra sau đây là đúng?

A. Cơ chế xác định giới tính ở loài bọ cánh cứng này là XX - con đực, XY - con cái và gen quy định màu cánh nằm trên NST X, NST Y không có alen tương ứng.

B. Cơ chế xác định giới tính ở loài bọ cánh cứng này là XX - con cái; XY - con đực và gen quy định màu cánh nằm trên NST X, NST Y không có alen tương ứng.

C. Cơ chế xác định giới tính ở loài bọ cánh cứng này là XX - con đực, XY - con cái và gen quy định màu cánh nằm trên NST thường.

D. Cơ chế xác định giới tính ở loài bọ cánh cứng này là XX - con cái ; XY - con đực và gen quy định màu cánh nằm trên NST thường.

Câu 943 : Từ một quần thể của một loài cây được tách ra thành hai quần thể riêng biệt. Hai quần thể này chỉ trở thành hai loài khác nhau trong trường hợp nào nêu dưới đây?

A. Giữa chúng có sự khác biệt đáng kể về các đặc điểm hình thái.

B. Giữa chúng có sự khác biệt đáng kể về thời gian ra hoa.

C. Giữa chúng có sự sai khác về thành phần kiểu gen.

D. Giữa chúng có sự khác biệt về tần số alen.

Câu 944 : Cho các phát biểu sau:

A. 1

B. 2

C. 3

D. 4

Câu 946 : Nhằm củng cố những tính trạng mong muốn ở cây trồng, người ta thường sử dụng phương pháp

A. lai khác dòng kép

B. lai khác dòng đơn

C. lai khác thứ

D. tự thụ phấn

Câu 947 : Số gen ở bộ đơn bội của người hơn 1000 lần số gen của vi khuẩn, nhưng số gen cấu trúc chỉ hơn 10 lần là do

A. Người có cấu trúc phức tạp nên cần nhiều gen

B. Người có cấu trúc phức tạp nên cần nhiều gen,vi khuẩn đơn bào đơn giản nên số loại prôtêin ít

C. Người chuyên hoá cao, cần nhiều gen điều hoà

D. Vi khuẩn đơn bào đơn giản nên số loại prôtêin ít

Câu 948 : Một quần thể ngẫu phối, ở thế hệ xuất phát có thành phần kiểu gen là:

A. Tần số alen trội và tần số alen lặn có xu hướng bằng nhau.

B. Alen lặn có xu hướng bị loại bỏ hoàn toàn khỏi quần thể.

C. Tần số alen trội và tần số alen lặn có xu hướng không thay đổi.

D. Alen trội có xu hướng bị loại bỏ hoàn toàn khỏi quần thể.

Câu 949 : Cho các phát biểu sau:

A. 6

B. 5

C. 4

D. 3

Câu 951 : Các sinh vật chuyển đời sống từ dưới nước lên cạn vào kỷ nào, đại nào?

A. Kỷ Cambri, đại Cổ sinh

B. Kỷ Tam điệp, đại Trung Sinh

C. Kỷ Silua, đại Cổ sinh

D. Kỷ Giura, đại Trung sinh

Câu 952 : Emzim nào dưới đây cần phải tham gia đầu tiên vào quá trình tổng hợp ADN

A. Ligaza

B. ARN pôlimeraza

C. Endonucleaza

D. ADN poplimeraza

Câu 953 : Ở hệ sinh thái dưới nước, các loài giáp xác ăn thực vật phù du nhưng sinh khối của quần thể giáp xác lại luôn lớn hơn sinh khối của quần thể thực vật phù du. Nhận xét nào sau đây đúng?

A. Tốc độ sinh sản của giáp xác nhanh hơn so với thực vật phù du.

B. Tháp sinh khối của hệ sinh thái này có dạng đáy nhỏ đỉnh lớn.

C. Hệ sinh thái này là một hệ sinh thái kém ổn định.

D. Tháp sinh khối của hệ sinh thái này có dạng đáy lớn đỉnh nhỏ

Câu 954 : Trong nghiên cứu di truyền ở người, phương pháp giúp phát hiện ra nhiều bệnh tật phát sinh do đột biến số lượng nhiễm sắc thể nhất là

A. nghiên cứu phả hệ.

B. nghiên cứu di truyền tế bào.

C. nghiên cứu di truyền phân tử.

D. nghiên cứu trẻ đồng sinh.

Câu 956 : Bằng chứng quan trọng nhất để chứng minh quan hệ họ hàng gần gũi giữa người và các loài thuộc bộ linh trưởng là:

A. các loài đều dùng chung mã di truyền.

B. mức độ giống nhau về ADN và prôtêin.

C. bằng chứng hình thái, giải phẫu sinh lý.

D. bằng chứng về đặc điểm tay 5 ngón.

Câu 957 : Chu trình cố định CO2 ở nhóm thực vật C4 và CAM giống nhau ở đặc điểm nào sau đây?

A. Chu trình Canvin xảy ra ở tế bào mô giậu

B. Sản phẩm đầu tiên của pha tối là APG

C. Có sự tham gia của 2 loại lục lạp

D. Chất nhận CO2 đầu tiên là PEP

Câu 959 : Trong cơ chế điều hòa hoạt động của Ôperon Lac ở vi khuẩn E.Coli gen điều hòa có vai trò

A. trực tiếp kiểm soát hoạt động của gen cấu trúc.

B. hoạt hóa enzim phân giải Lactozơ.

C. tổng hợp prôtêin cấu tạo nên enzim phân giải Lactozo.

D. tổng hợp prôtêin ức chế.

Câu 960 : Không thuộc thành phần Opêron, nhưng có vai trò quyết định hoạt động của Opêron là:

A. Vùng khởi động.

B. Gen cấu trúc.

C. Gen điều hòa.

D. Vùng vận hàng.

Câu 961 : Theo thuyết tiến hóa hiện đại, các yếu tố ngẫu nhiên và giao phối không ngẫu nhiên có chung đặc điểm nào sau đây?

A. Cung cấp nguồn biến dị sơ cấp cho quá trình tiến hóa.

B. Chỉ làm thay đổi tần số alen của quần thể.

C. Có thể làm giảm sự đa dạng di truyền của quần thể.

D. Quy định chiều hướng tiến hóa.

Câu 962 : Trong lịch sử phát sinh phát triển của sự sống trên Trái Đất, cây hạt trần ngự trị ở

A. kỉ Than đá thuộc Cổ sinh.

B. kỉ Pecmi thuộc đại Cổ sinh.

C. k Jura thuộc đại Trung sinh.

D. kỉ Tam điệp thuộc đại Trung sinh.

Câu 963 : Trường hợp nào dưới đây là cơ quan tương đồng?

A. Mang của cá và mang của tôm.

B. Chân của loài chuột chũi và chân của loài dế trũi.

C. Gai của cây hoa hồng và gai của cây xương rồng.

D. Gai của cây xương rồng và tua cuốn ở cây đậu Hà Lan.

Câu 964 : Đặc điểm nào sau đây không phải là đặc điểm chung của nguyên phân và giảm phân?

A. Có sự nhân đôi NST ở kì trung gian.

B. Có quá trình biến đổi hình thái của NST.

C. Đều là cơ chế giúp ổn định vật chất di truyền qua các thế hệ.

D. Có sự tiếp hợp và trao đổi chéo giữa các NST tương đồng.

Câu 965 : Tập tính nào dưới đây là tập tính bẩm sinh?

A. Vẹt bắt chước tiếng người.

B. Cá heo làm xiếc.

C. Cá ngoi lên mặt nước đớp mồi khi nghe thấy tiếng kẻng.

D. Trẻ vừa sinh ra đã biết bú mẹ.

Câu 967 : Để tạo thành dòng thực vật thuần chủng tuyệt đối một cách nhanh chóng nhất người ta thường sử dụng phương pháp nào dưới đây?

A. Phương pháp nuôi cấy mô tế bào thông qua mô sẹo.

B. Phương pháp nuôi cấy hạt phấn, lưỡng bội hóa.

C. Phương pháp tự thụ phấn liên tiếp qua nhiều thế hệ.

D. Phương pháp dung hợp tế bào trần.

Câu 968 : Động vật nào dưới đây có quá trình tiêu hóa chủ yếu là tiêu hóa nội bào?

A. Trùng roi xanh, ngựa.

B. Trùng đế giày, chim.

C. Trùng roi xanh, trùng đế giày, trùng biến hình.

D. Trùng biến hình, hổ.

Câu 969 : Ở thực vật, hình thức nào sau đây không phải sinh sản vô tính?

A. Sinh sản bằng bào tử.

B. Sinh sản bằng củ.

C. Chiết cành.

D. Nảy chồi.

Câu 970 : Hình ảnh dưới đây khiến em liên tưởng đến sự tác động của nhân tố tiến hoá nào?

A. Giao phối ngẫu nhiên.

B. Các yếu tố ngẫu nhiên.

C. Di - nhập gen.

D. Chọn lọc tự nhiên.

Câu 971 : Hình thức và mức độ phản ứng của động vật được quyết định bởi

A. dây thần kinh.

B. cơ hoặc tuyến nội tiết.

C. cơ quan thụ cảm.

D. hệ thần kinh

Câu 973 : Kiểu phân bố cá thể trong quần thể thường xảy ra khi điều kiện môi trường không đồng nhất là:

A. phân bố theo nhóm.

B. phân bố đồng đều.

C. phân bố theo chiêu thẳng đứng.

D. phân bố ngẫu nhiên.

Câu 975 : Khi mất loài nào sau đây thì cấu trúc của quần xã bị thay đổi mạnh nhất?

A. Loài đặc trưng.

B. Loài ưu thế.

C. Loài ngẫu nhiên.

D. Loài thứ yếu.

Câu 979 : Hệ thần kinh và các nhân tố môi trường ảnh hưởng đến sự sinh tinh và sinh trứng thông qua

A. hệ nội tiết.

B. hệ tuần hoàn.

C. hệ sinh dục.

D. hệ thần kinh.

Câu 980 : Sinh trưởng và phát triển ở động vật gồm

A. sinh trưởng và phát triển không qua biến thái.

B. sinh trưởng và phát triển qua biến thái.

C. sinh trưởng và sinh sản vô tính.

D. sinh trưởng, phát triên không qua biến thái và qua biến thái.

Câu 982 : Phát biểu nào sau đây về mối quan hệ hỗ trợ giữa các loài trong quần xã là sai?

A. Quan hệ hỗ trợ bao gồm quan hệ công sinh, hội sinh và hợp tác.

B. Trong mối quan hệ hỗ trợ mỗi loài đều được hưởng lợi.

C. Một số mối quan hệ hỗ trợ có thể không mang tính thiết yếu đối với sự tồn tại của loài.

D. Trong mối quan hệ hỗ trợ, các loài đều không bị hại.

Câu 983 : Cho các đặc trưng sau đây, đặc trưng nào không phải là đặc trưng của quần xã?

A. Độ đa dạng.

B. Độ thường gặp.

C. Loài ưu thế.

D. Tỉ lệ giới tính.

Câu 986 : Một quần th ban đầu có cấu trúc di truyền là 0,1AA : 0,8Aa : 0,laa. Sau 3 thế hệ tự thụ thì cấu trúc di truyền của quần thể đó là:

A. 0,10AA : 0,8Aa : 0,10aa.

B. 0,35AA : 0,30Aa : 0,35aa.

C. 0,25AA : 0,5Aa : 0,25aa.

D. 0,45AA : 0,1 Aa : 0,45aa.

Câu 994 : Một loài thực vật, alen A quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với alen a quy định hoa trắng; alen B quy định quả ngọt trội hoàn toàn so với alen b quy định quả chua. Cho cây hoa đỏ, quả ngọt giao phấn với cây hoa trắng, quả ngọt (P), thu được F1 gồm 4 loại kiểu

A. Khoảng cách giữa gen A và gen B là 30 cM.

B. F1 có 15% số cây hoa đỏ, quả ngọt.

C. F1 có 25% số cây hoa trắng, quả ngọt.

D. F1 có 3 loại kiểu gen quy định kiểu hình hoa đỏ, quả ngọt.

Câu 997 : Lực đóng vai trò chính trong quá trình vận chuyển nước ở thân là:

A. Lực đẩy của rể (do quá trình hấp thụ nước).

B. Lực hút của lá do (quá trình thoát hơi nước).

C. Lực liên kết giữa các phân tử nước.

D. Lực bám giữa các phân tử nước với thành mạch dẫn.

Câu 998 : Độ ẩm đất liên quan chặt chẽ đến quá trình hấp thụ nước của rễ như thế nào?

A. Độ ẩm đất khí càng thấp, sự hấp thụ nước càng lớn.

B. Độ đất càng thấp, sự hấp thụ nước bị ngừng.

C. Độ ẩm đất càng cao, sự hấp thụ nước càng lớn.

D. Độ ẩm đất càng cao, sự hấp thụ nước càng ít.

Câu 999 : Sự biểu hiện triệu chứng thiếu đồng của cây là:

A. Lá non có màu lục đậm không bình thường.

B. Lá nhỏ, mềm, mầm đỉnh bị chết.

C. Lá nhỏ có màu vàng.

D. Gân lá có màu vàng và sau đó cả lá có màu vàng.

Câu 1000 : Cách nhận biết rõ rệt nhất thời điểm cần bón phân là:

A. Căn cứ vào dấu hiệu bên ngoài của quả mới ra.

B. Căn cứ vào dấu hiệu bên ngoài của thân cây.

C. Căn cứ vào dấu hiệu bên ngoài của hoa.

D. Căn cứ vào dấu hiệu bên ngoài của lá cây.

Câu 1001 : Vai trò nào dưới đây không phải của quang hợp?

A. Tích luỹ năng lượng.

B. Tạo chất hữu cơ.

C. Cân bằng nhiệt độ của môi trường.

D. Điều hoà nhiệt độ của không khí.

Câu 1002 : Các tilacôit không chứa:

A. Hệ các sắc tố.

B. Các trung tâm phản ứng.

C. Các chất chuyền điện tử.

D. enzim cácbôxi hoá.

Câu 1003 : Thận có vai trò quan trọng trong cơ chế cân bằng nội môi nào?

A. Điều hoá huyết áp.

B. Cơ chế duy trì nồng độ glucôzơ trong máu.

C. Điều hoà áp suất thẩm thấu.

D. Điều hoá huyết áp và áp suất thẩm thấu.

Câu 1004 : Cây non mọc thẳng, cây khoẻ, lá xanh lục do điều kiện chiếu sáng như thế nào?

A. Chiếu sáng từ hai hướng.

B. Chiếu sáng từ ba hướng.

C. Chiếu sáng từ một hướng.

D. Chiếu sáng từ nhiều hướng.

Câu 1005 : Khi không có ánh sáng, cây non mọc như thế nào?

A. Mọc vống lên và có màu vàng úa.

B. Mọc bình thường và có màu xanh.

C. Mọc vống lên và có màu xanh.

D. Mọc bình thường và có màu vàng úa.

Câu 1006 : Những động vật sinh trưởng và phát triển qua biến thái không hoàn toàn là:

A. Cá chép, gà, thỏ, khỉ.

B. Cánh cam, bọ rùa, bướm, ruồi.

C. Bọ ngựa, cào cào, tôm, cua

D. Châu chấu, ếch, muỗi.

Câu 1007 : Hậu quả đối với trẻ em khi thiếu tirôxin là:

A. Các đặc điểm sinh dục phụ nam kém phát triển.

B. Các đặc điểm sinh dục phụ nữ kém phát triển.

C. Người nhỏ bé hoặc khổng lồ.

D. Chậm lớn hoặc ngừng lớn, trí tuệ kém.

Câu 1008 : Cần phải cắt bỏ hết lá ở cành ghép là vì:

A. Để tránh gió, mưa làm lay cành ghép.

B. Để tập trung nước nuôi các cành ghép.

C. Để tiết kiệm nguồn chất dinh dưỡng cung cấp cho lá.

D. Loại bỏ sâu bệnh trên lá cây.

Câu 1010 : Ở một loài thú, khi cho lai giữa cá thể cái thuần chủng chân cao, lông dài với cá thể đực chân thấp, lông ngắn thu được F1 toàn chân cao, lông dài. Cho các con F1 giao phối với nhau thu được F2 như sau:

A. Hai cặp gen quy định hai tính trạng chiều cao chân và chiều dài lông nằm trên nhiễm sắc thể × không có alen tương ứng trên Y hoặc nằm trên nhiễm sắc thể × có alen tương ứng trên Y.

B. Hai cặp gen quy định hai tính trạng chiều cao chân và chiều dài lông nằm trên nhiễm sắc thể × không có alen tương ứng trên Y.

C. Hai cặp gen quy định hai tính trạng chiều cao chân và chiều dài lông nằm trên nhiễm sắc thể × không có alen tương ứng trên Y hoặc nằm trên nhiễm sắc thể thường.

D. Hai cặp gen quy định hai tính trạng chiều cao chân và chiều dài lông nằm trên nhiễm sắc thể × có alen tương ứng trên Y.

Câu 1011 : Điều gì sẽ xảy ra nếu gen điều hoà của Opêron Lac ở vi khuẩn bị đột biến tạo ra sản phẩm có cấu hình không gian bất thường?

A. Opêron Lac sẽ chỉ hoạt động quá mức bình thường khi môi trường có lactôza.

B. Opêron Lac sẽ không họat động ngay cả khi môi trường có lactôza.

C. Opêron Lac sẽ hoạt động ngay cả khi môi trường không có lactôza.

D. Opêron Lac sẽ không hoạt động bất kể môi trường có loại đường nào.

Câu 1012 : Thể tam bội ở thực vật có thể được hình thành bằng cách nào trong số các cách dưới đây?

A. Gây đột biến ở hợp tử

B. Lai giống

C. Xử lý hạt giống bằng chất cônsixin

D. Làm hỏng thoi vô sắc của tế bào ở đỉnh sinh trưởng của cây

Câu 1014 : Trong một nhà hộ sinh, người ta nhầm lẫn 2 bé, Bé I có nhóm máu O, bé II có nhóm máu AB- Cặp bố mẹ I cùng có nhóm AB; cặp bố mẹ II người bố có nhóm A, mẹ có nhóm B- Hãy xác định bố mẹ của 2 bé.

A. Cặp bố mẹ I là bố mẹ của bé II, cặp bố mẹ II là của bé I

B. Cặp bố mẹ II là bố mẹ của bé II, cặp bố mẹ I là của bé I

C. Hai cặp bố mẹ đều không phải là bố mẹ của 2 bé

D. Không xác định được

Câu 1015 : Mô tả nào dưới đây về quá trình dịch mã là đúng?

A. Quá trình tổng hợp chuỗi pôlipeptit chỉ thực sự được bắt đầu khi tARN có bộ ba đối mã là AUG liên kết được với bộ ba khởi đầu trên mARN.

B. Quá trình dịch mã chỉ kết thúc khi tARN mang một axit quan đặc biệt gắn vào với bộ ba kết thúc trên mARN.

C. Quá trình tổng hợp chuỗi pôlipeptit chỉ thực sự được bắt đầu khi tARN có bộ ba đối mã là UAX liên kết được với bộ ba khởi đầu trên mARN.

D. Quá trình dịch mã chỉ kết thúc khi tARN mang bộ ba đối mã đến khớp vào với bộ ba kết thúc trên mARN.

Câu 1016 : Điều nào dưới đây không đúng khi nói đột biến gen được xem là nguyên liệu chủ yếu của quá trình tiến hóa?

A. Mặc dù đa số là có hại trong những điều kiện mới hoặc tổ hợp gen thích hợp nó có thể có lợi.

B. Phổ biến hơn đột biến NST.

C. Ít ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức sống và sự sinh sản của cơ thể.

D. Luôn tạo ra được các tổ hợp gen thích nghi.

Câu 1018 : Lai ruồi giấm mắt đỏ tươi thuần chủng với ruồi đực có mắt trắng thuần chủng người ta thu được 100% ruồi cái F1 có mắt đỏ tía và 100%. ruồi đực F1 có mắt đỏ tươi. Cho ruồi F1 giao phối ngẫu nhiên với nhau người ta thu được F2 với tỉ lệ phân li kiểu hình : 3/8 số ruồi F2 có mắt ở tía, 3/8 số ruồi F2 có mắt đỏ tươi và 2/8 số ruồi F2 có mắt trắng. Kết luận nào được rút ra từ kết quả của phép lai trên là đúng ?

A. Màu mắt của ruồi giấm đo 2 gen khác nhau cùng nằm trên NST giới tính × quy định.

B. Màu mắt của ruồi giấm do 1 gen nằm trên NST giới tính × quy định.

C. Màu mắt của ruồi giấm do 1gen nằm trên NST giới tính × và một gen nằm trên NST thường tương tác với nhau theo kiểu tương tác bổ sung.

D. Màu mắt của ruồi giấm do 1 gen nằm trên NST giới tính × và một gen nằm trên NST thường quy định.

Câu 1020 : Các bước trong phương pháp phân tích cơ thể lai của Menđen gồm:

A. 3, 2, 1, 4.

B. 3, 2, 4, 1.

C. 2, 1, 3, 4.

D. 2, 3, 4, 1.

Câu 1021 : Điều gì sẽ xảy ra nếu một protein ức chế của một operon cảm ứng bị đột biến làm cho nó không còn khả năng dính vào trình tự vận hành?

A. Các gen của operon được phiên mã liên tục.

B. Một cơ chất trong con đường chuyển hóa được điều khiển bởi operon đó được tích lũy.

C. Sự phiên mã các gen của operon giảm đi.

D. Nó sẽ liên kết vĩnh viễn vào promoter.

Câu 1022 : Nhóm sinh vật nào không có mặt trong quần xã thì dòng năng lượng và chu trình trao đổi các chất trong tự nhiên vẫn diễn ra bình thường?

A. Sinh vật phân giải, sinh vật sản xuất.

B. Động vật ăn thực vật, động vật ăn động vật.

C. Động vật ăn động vật, sinh vật sản xuất.

D. Sinh vật sản xuất, sinh vật ăn động vật.

Câu 1024 : Dòng năng lượng trong hệ sinh thái được thực hiện qua

A. quan hệ dinh dưỡng của các sinh vật trong chuỗi thức ăn

B. quan hệ dinh dưỡng giữa các sinh vật cùng loài trong quần xã

C. quan hệ dinh dưỡng của các sinh vật cùng loài và khác loài

D. quan hệ dinh dưỡng và nơi ở của các sinh vật trong quần xã

Câu 1025 : Trong một quần xã sinh vật càng có độ đa dạng loài cao, mối quan hệ sinh thái càng chặt chẽ thì

A. quần xã có cấu trúc càng ổn định vì lưới thức ăn phức tạp, một loài có thể dùng nhiều loài khác làm thức ăn.

B. quần xã dễ dàng xảy ra diễn thế do tác động của nhiều loài trong quần xã làm cho môi trường thay đổi nhanh.

C. quần xã có cấu trúc ít ổn định vì có số lượng lớn loài ăn thực vật làm cho các quần thể thực vật biến mất dần.

D. quần xã có xu hướng biến đổi làm cho độ đa dạng thấp và từ đó mối quan hệ sinh thái lỏng lẻo hơn vì thức ăn trong môi trường cạn kiệt dần.

Câu 1026 : Một tác nhân hoá học là chất đồng đẳng của Timin có thể gây ra dạng đột biến nào sau đây khi nó thấm vào trong tế bào ở giai đoạn ADN đang tiến hành tự nhân đôi?

A. Đột biến 2 phân tử Timin trên cùng đoạn mạch ADN gắn nối với nhau.

B. Đột biến thêm cặp A - T.

C. Đột biến mất cặp A - T.

D. Đột biến thay thế cặp A-T bằng cặp G - X.

Câu 1029 : Ví dụ nào sau đây phản ánh quan hệ hội sinh giữa 2 loài?

A. Cây tầm gửi sống trên thân cây gỗ.

B. Cây phong lan bám trên thân cây gỗ.

C. Chim sáo đậu trên lưng trâu rừng.

D. Vi khuẩn lam sống trong nốt sần rễ đậu.

Câu 1030 : Sự cạnh tranh giữa các cá thể cùng loài sẽ làm

A. giảm số lượng cá thể của quần thể đảm bảo cho số lượng cá thể của quần thể tương ứng với khả năng cung cấp nguồn sống của môi trường.

B. suy thoái quần thể do các cá thể cùng loài tiêu diệt lẫn nhau làm quần thể có nguy cơ bị tiêu diệt.

C. tăng số lượng cá thể của quần thể, tăng cường hiệu quả nhóm giúp tăng cường khả năng thích nghi với môi trường của quần thể.

D. tăng mật độ cá thể của quần thể, khai thác tối đa nguồn sống của môi trường, tăng cường khả năng thích ứng của các cá thể của loài với môi trường.

Câu 1031 : Câu nào sau đây giải thích về ưu thế lai là đúng?

A. Chỉ có một số tổ hợp lai giữa các cặp bố mẹ nhất định mới có ưu thế lai cao.

B. Lai 2 dòng thuần với nhau sẽ luôn cho ra ưu thế lai cao.

C. Lai 2 dòng thuần khác xa nhau về khu vực địa lí sẽ luôn cho ra ưu thế lai cao.

D. Người ta không sử dụng con lai có ưu thế cao làm giống vì con lai không đồng nhất về kiểu hình.

Câu 1033 : Trên một cây to có nhiều loài chim sinh sống, có loài sống trên cao, có loài sống dưới thấp, hình thành

A. các quần thể khác nhau

B. các ổ sinh thái khác nhau

C. các quần xã khác nhau

D. các sinh cảnh khác nhau

Câu 1035 : Khi một quần xã bị nhiễm thuốc trừ sâu, bậc dinh dưỡng bị ảnh hưởng nghiêm trọng nhất là:

A. Sinh vật sản xuất, ví dụ các loài thực vật.

B. Sinh vật tiêu thụ bậc một, ví dụ châu chấu.

C. Sinh vật tiêu thụ bậc hai, ví dụ động vật ăn côn trùng.

D. Các loài ăn thịt đầu bảng, ví dụ diều hâu.

Câu 1036 : Nội dung cơ bản của định luật Hac đi - Van bec là trong quần thể giao phối tự do:

A. tần số tương đối của các alen thuộc mỗi gen có xu hướng duy trì ổn định qua các thế hệ.

B. tỉ lệ các loại kiểu gen trong quần thể có xu hướng duy trì ổn định qua các thế hệ.

C. tỉ lệ các loại kiểu hình trong quần thể có xu hướng duy trì ổn định qua các thế hệ.

D. tỉ lệ kiểu gen đồng hợp bằng tỉ lệ kiểu gen dị hợp.

Câu 1037 : Nhóm vi khuẩn nào dưới đây thường hoạt động trong môi trường kị khí?

A. Vi khuẩn nitrat hóa.

B. Vi khuẩn phản nitrat hóa.

C. Vi khuẩn amôn hóa.

D. Vi khuẩn cố định nitơ.

Câu 1038 : Ở vi khuẩn, axit amin đầu tiên được đưa đến ribôxôm trong quá trình dịch mã là:

A. valin.

B. mêtiônin.

C. foocmin mêtiônin.

D. alanin.

Câu 1041 : Hình ảnh dưới đây minh họa cho tác động của nhân tố tiến hóa nào?

A. Giao phối ngẫu nhiên.

B. Đột biến.

C. Di – nhập gen.

D. Chọn lọc tự nhiên.

Câu 1044 : Loại sinh vật nào có vai trò phân giải các chất?

A. Thực vật.

B. Động vật ăn thực vật.

C. Động vật ăn động vật.

D. Vi khuẩn.

Câu 1045 : Ở động vật nhai lại, dạ dày được chia làm 4 ngăn

A. dạ cỏ, dạ tổ ong, dạ lá sách, dạ múi khế.

B. dạ cỏ, dạ tổ ong, dạ lá sách, diều.

C. dạ tổ ong, dạ lá sách, dạ múi khế, mề.

D. dạ tổ ong, dạ lá sách, dạ múi khế, dạ dày tuyến.

Câu 1047 : Ở sinh vật nhân thực, mARN trưởng thành là loại mARN

A. được tạo ra sau khi cắt bỏ các đoạn intron khỏi mARN sơ khai.

B. được tạo ra trực tiếp từ mạch khuôn của phân từ ADN mẹ.

C. sau khi được tổng hợp thì nó cuộn xoắn để thực hiện chức năng sinh học.

D. được tạo ra sau khi cắt bỏ các đoạn êxôn khỏi mARN sơ khai.

Câu 1048 : Theo quan niệm của thuyết tiến hoá tổng hợp, phát biểu nào dưới đây về chọn lọc tự nhiên là sai?

A. Trong một qun th đa hình thì CLTN đảm bảo sự sống sót và sinh sản ưu thế của những cá thể mang nhiều đột biến trung tính, qua đó làm biến đổi thành phần kiểu gen của quần thể.

B. Mặt chủ yếu của CLTN là sự phân hoá khả năng sinh sản của nhng kiu gen khác nhau trong quần thể.

C. CLTN làm cho tần số của các alen trong mỗi gen biến đổi theo hướng xác định.

D. CLTN không chỉ tác động với từng gen riêng rẽ mà tác động với toàn bộ kiểu gen, không chỉ tác động với từng cá thể riêng rẽ mà còn đối với cả quần thể.

Câu 1049 : Trong lịch sử phát triển của sinh giới trên Trái Đất, dương xỉ phát triển mạnh ở

A. kỉ Cacbon.

B. kỉ Phấn trắng.

C. kỉ Jura.

D. kỉ Silua.

Câu 1050 : Trong tự nhiên, những loài không di động hoặc ít di động dễ chịu ảnh hưởng của dạng cách li nào sau đây?

A. Cách li sinh sản.

B. Cách li địa lí.

C. Cách li sinh thái.

D. Cách li di truyền.

Câu 1051 : Khi nói về cơ chế di truyền ở cấp độ phân tử, phát biểu nào sau đây đúng?

A. Dịch mã là quá trình dịch trình tự các côđon trên mARN thành trình tự các axit amin trong chuỗi pôlipeptit.

B. Quá trình dịch mã có sự tham gia của các nuclêôtit tự do.

C. Trong quá trình nhân đôi ADN, cả hai mạch mới đều được tổng hợp liên tục.

D. Quá trình phiên mã cần có sự tham gia của enzim ADN pôlimeraza.

Câu 1053 : Nội nhũ của hạt cây Một lá mầm có bộ nhiễm sắc thể

A. tam bội.

B. t bội.

C. đơn bội.

D. lưỡng bội.

Câu 1054 : Nhiều loại bệnh ung thư xuất hiện là do gen tiền ung thư bị đột biến chuyển thành gen ung thư. Khi bị đột biến, gen này hoạt động mạnh hơn và tạo ra quá nhiều sản phẩm làm tăng tốc độ phân bào dẫn đến khối u tăng sinh quá mức mà cơ thể không kiểm soát được. Những gen ung thư loại này thường là:

A. gen trội và không di truyền được vì chúng xuất hiện ở tế bào sinh dưỡng.

B. gen lặn và di truyền được vì chúng xuất hiện  tế bào sinh dục.

C. gen trội và di truyền được vì chúng xuất hiện ở tế bào sinh dục.

D. gen lặn và không di truyền được vì chúng xuất hiện ở tế bào sinh dưỡng.

Câu 1055 : Các kiểu hướng động dương của rễ là:

A. hướng đất, hướng nước, hướng hoá.

B. hướng sáng, hướng nước, hướng hoá.

C. hướng đất, hướng sáng, hướng hoá.

D. hướng đất, hướng nước, hướng sáng.

Câu 1056 : Biết rằng không có đột biến xảy ra và các gen trội lặn hoàn toàn. Tính theo lý thuyết. Phép lai: AaBb (vàng, trơn) x aabb (xanh, nhăn) sẽ cho kết quả kiểu hình:

A. 9 vàng, trơn : 3 vàng, nhăn : 3 xanh, trơn : 1 xanh, nhăn

B. 3 vàng, trơn : 3 vàng, nhăn : 1 xanh, trơn : 1 xanh, nhăn

C. 3 vàng, trơn : 3 xanh, trơn : 1 vàng, nhăn : 1 xanh, nhăn

D. 1 vàng, trơn : 1 vàng, nhăn : 1 xanh, trơn : 1 xanh, nhăn

Câu 1058 : Ví dụ nào dưới đây phản ánh mối quan hệ hỗ trợ?

A. Cỏ dại và lúa trên cùng một cánh đồng.

B. Chuột và mèo sống trong cùng một khu rừng.

C. Rận sống bám trên da trâu, bò.

D. Chim mỏ đỏ và linh dương.

Câu 1059 : Hậu quả thường xảy ra đối với trẻ em khi thiếu iôt là:

A. các đặc điểm sinh dục phụ nam kém phát triển.

B. các đặc điểm sinh dục phụ ở nữ kém phát triển.

C. người nhỏ bé hoặc khổng lồ.

D. chậm lớn hoặc ngừng lớn, trí tuệ kém.

Câu 1060 : Dựa vào kiểu phân bố đặc trưng, em hãy cho biết trường hợp nào dưới đây không cùng nhóm với những trường hợp còn lại?

A. Phân bố của thông trong rừng thông.

B. Phân bố của chim hải âu khi làm tổ.

C. Phân bố của các loài sò sống trong phù sa vùng triều.

D. Phân bố của những con dã tràng cùng nhóm tuổi trên bãi triều.

Câu 1061 : Quần thể sinh vật có thành phần kiểu gen nào sau đây đang ở trạng thái cân bằng di truyền?

A. QT1: 0,3AA : 0,4Aa : 0,3aa.

B. QT2: 0,25AA : 0,5Aa : 0,25aa.

C. QT3: 0,5AA : 0,5aa.

D. QT4: 0,15AA : 0,45Aa : 0,4aa.

Câu 1063 : Con đường cố định CO2 của thực vật CAM và thực vật C4 khác nhau chủ yếu ở

A. chất tham gia và sản phẩm tạo thành.

B. không gian và thời gian diễn ra.

C. sản phẩm ổn định đầu tiên.

D. chất nhận CO2

Câu 1071 : Nghiên cứu phả hệ sau về một bệnh di truyền ở người dưới đây:

A. Bệnh do gen lặn nằm trên NST X (không có alen tương ứng trên NST Y) qui định.

B. Bệnh do gen trội nằm trên NST thường qui định.

C. Bệnh do gen lặn nằm trên NST thường qui định.

D. Bệnh do gen trội nằm trên NST X (không có alen tương ứng trên NST Y) qui định.

Câu 1076 : Khi tế bào khí khổng trương nước thì:

A. Vách (mép ) mỏng căng ra, vách (mép) dày co lại làm cho khí khổng mở ra.

B. Vách dày căng ra, làm cho vách mỏng căng theo nên khi khổng mở ra.

C. Vách dày căng ra làm cho vách mỏng co lại nên khí khổng mở ra.

D. Vách mỏng căng ra làm cho vách dày căng theo nên khí khổng mở ra.

Câu 1077 : Đặc điểm cấu tạo của tế bào lông hút ở rễ cây là:

A. Thành tế bào mỏng, có thấm cutin, chỉ có một không bào trung tâm lớn.

B. Thành tế bào dày, không thấm cutin, chỉ có một không bào trung tâm lớn.

C. Thành tế bào mỏng, không thấm cutin, chỉ có một không bào trung tâm nhỏ.

D. Thành tế bào mỏng, không thấm cutin, chỉ có một không bào trung tâm lớn.

Câu 1078 : Nguyên nhân trước tiên làm cho cây không ưa mặn mất khả năng sinh trưởng trên đất có độ mặn cao là:

A. Các phân tử muối ngay sát bề mặt đất gây khó khăn cho các cây con xuyên qua mặt đất.

B. Các ion khoáng là độc hại đối với cây.

C. Thế năng nước của đất là quá thấp.

D. Hàm lượng oxy trong đất là quá thấp.

Câu 1079 : Đặc điểm nào dưới đây không có ở thú ăn cỏ?

A. Dạ dày 1 hoặc 4 ngăn.

B. Ruột dài.

C. Manh tràng phát triển.

D. Ruột ngắn.

Câu 1080 : Động vật đơn bào hay đa bào có tổ chức thấp (ruột khoang, giun tròn, giun dẹp) có hình thức hô hấp như thế nào?

A. Hô hấp bằng mang.

B. Hô hấp bằng phổi.

C. Hô hấp bằng hệ thốnh ống khí.

D. Hô hấp qua bề mặt cơ thể.

Câu 1081 : Sự thông khí trong các ống khí của côn trùng thực hiện được nhờ:

A. Sự co dãn của phần bụng.

B. Sự di chuyển của chân.

C. Sự nhu động của hệ tiêu hoá.

D. Vận động của các phần cơ thể.

Câu 1082 : Ứng động nào là ứng động không sinh trưởng?

A. Ứng động đóng mở khí khổng.

B. Ứng động quấn vòng.

C. Ứng động nở hoa.

D. Ứng động thức ngủ của lá.

Câu 1083 : Ý nào không đúng đối với phản xạ?

A. Phản xạ chỉ có ở những sinh vật có hệ thần kinh.

B. Phản xạ được thực hiện nhờ cung phản xạ.

C. Phản xạ được coi là một dạng điển hình của cảm ứng.

D. Phản xạ là khái niệm rộng hơn cảm ứng.

Câu 1084 : Tuổi của cây một năm được tính theo:

A. Số lóng

B. Số lá

C. Số chồi nách

D. Số cành

Câu 1085 : Trong thiên nhiên cây tre sinh sản bằng:

A. Rễ phụ.

B. Lóng.

C. Thân rễ.

D. Thân bò.

Câu 1090 : Trong lịch sử phát triển của sinh giới qua các đại địa chất, các nhóm linh trưởng phát sinh ở:

A. kỉ Jura của đại Trung sinh

B. kỉ Đệ Tam (thứ ba) của đại Tân sinh

C. kỉ Đệ Tứ (Thứ tư) của đại Tân sinh

D. kỉ Krêta (Phấn trắng) của đại Trung Sinh

Câu 1091 : Trong chọn giống vật nuôi, người ta thường không tiến hành:

A. gây đột biến nhân tạo.

B. tạo các giống thuần chủng.

C. lai kinh tế.

D. lai khác giống.

Câu 1094 : Theo quan điểm tiến hoá hiện đại, khi nói về chọn lọc tự nhiên, phát biểu nào sau đây không đúng?

A. Chọn lọc tự nhiên chống lại alen trội có thể nhanh chóng làm thay đổi tần số alen của quần thể.

B. Chọn lọc tự nhiên làm xuất hiện các alen mới và các kiểu gen mới trong quần thể.

C. Chọn lọc tự nhiên tác động trực tiếp lên kiểu hình và gián tiếp làm biến đổi tần số kiểu gen.

D. Chọn lọc tự nhiên không thể loại bỏ hoàn toàn một alen lặn có hại ra khỏi quần thể.

Câu 1095 : Quá trình hình thành một quần xã ổn định từ một hòn đảo mới được hình thành giữa biển, được gọi là

A. Diễn thế dưới nước

B. Diễn thế thứ sinh

C. Diễn thế nguyên sinh

D. Diễn thế trên cạn

Câu 1097 : Đơn vị bị biến đổi trong gen đột biến là:

A. 1 hoặc một số axit amin

B. 1 hoặc 1 số nu

C. Một cặp nuclêôtit

D. 1 hoặc một số nuclêôxôm

Câu 1098 : Các loài sâu ăn lá thường có màu xanh lục lẫn với màu xanh của lá, nhờ đó mà khó bị chim ăn sâu phát hiện và tiêu diệt. Theo sinh học hiện đại, đặc điểm thích nghi này được hình thành do:

A. chọn lọc tự nhiên tích luỹ các đột biến màu xanh lục xuất hiện ngẫu nhiên trong quần thể sâu.

B. khi chuyển sang ăn lá, sâu tự biến đổi màu cơ thể để thích nghi với môi trường.

C. chọn lọc tự nhiên tích luỹ các biến dị cá thể màu xanh lục qua nhiều thế hệ.

D. ảnh hưởng trực tiếp của thức ăn là lá cây có màu xanh làm biến đổi màu sắc cơ thể sâu.

Câu 1099 : Yếu tố quan trọng nhất chi phối đến cơ chế tự điều chỉnh số lượng cá thể của quần thể là:

A. Mức sinh sản

B. Nguồn thức ăn từ môi trường

C. Mức tử vong

D. Sức tăng trưởng của các cá thể

Câu 1100 : Ứng dụng sự thích nghi của cây trồng đối với nhân tố ánh sáng, người ta đã trồng xen các loài cây theo trình tự:

A. Cây ưa bóng trồng trước, cây ưa sáng trồng sau.

B. Cây ưa sáng trồng trước, cây ưa bóng trồng sau.

C. Cây ưa ẩm trồng trước, cây chịu hạn trồng sau.

D. Cây ưa lạnh trồng trước, cây ưa nhiệt trồng sau.

Câu 1102 : Các cá thể trong quần thể có quan hệ sinh thái nào sau đây?

A. 1,3,4

B. 1,4,5

C. 1,4

D. 1,2,3,4

Câu 1104 : Tài nguyên nào không phải là tài nguyên năng lượng vĩnh cửu?

A. Bức xạ mặt trời

B. Năng lượng gió

C. Năng lượng thuỷ triều

D. Dầu lửa

Câu 1106 : Phát biểu nào sau đây không đúng về vai trò của quá trình giao phối trong tiến hóa?

A. Giao phối tạo ra alen mới trong quần thể.

B. Giao phối góp phần làm tăng tính đa dạng di truyền.

C. Giao phối làm trung hòa tính có hại của đột biến.

D. Giao phối cung cấp nguyên liệu thứ cấp cho chọn lọc tự nhiên.

Câu 1109 : Trong quần thể người có một số thể đột biến sau:

A. 1, 4, 7 và 8.

B. 1, 3, 7, 9.

C. 1,2,4,5.

D. 4, 5, 6, 8.

Câu 1112 : Trong quá trình tiến hóa nhỏ, sự cách li có vai trò:

A. Làm thay đổi tần số alen từ đó hình thành loài mới.

B. Góp phần thúc đẩy sự phân hóa kiểu gen của quần thể gốc.

C. Xóa nhòa những khác biệt về vốn gen giữa 2 quần thể đã phân li.

D. Tăng cường sự khác nhau về kiểu gen giữa các loài , các họ.

Câu 1113 : Trình tự các gen trong 1 opêron Lac như sau:

A. Gen điều hoà (R) → vùng vận hành (O) → các gen cấu trúc: gen Z - gen Y – gen

B. Gen điều hoà (R)→ vùng khởi động (P) → vùng vận hành (O) → các gen cấu trúc

C. Vùng khởi động (P) → vùng vận hành (O) → các gen cấu trúc: gen Z - gen Y - gen A

D. Vùng vận hành (O) → vùng khởi động (P) → các gen cấu trúc: gen Z - gen Y - gen A

Câu 1114 : Nhân tố tiến hoá làm thay đổi tần số alen không theo hướng xác định là:

A. di nhập gen, đột biến, các yếu tố ngẫu nhiên

B. Chọn lọc tự nhiên, di nhập gen, giao phối không ngẫu nhiên

C. Giao phối không ngẫu nhiên, chọn lọc tự nhiên

D. Đột biến, giao phối không ngẫu nhiên, di nhập gen

Câu 1115 : Đột biến mất đoạn khác với chuyển đoạn không tương hỗ ở chỗ:

A. làm NST bị thiếu gen, đa số có hại cho cơ thể.

B. làm NST ngắn bớt đi vài gen.

C. đoạn bị đứt ra không gắn vào NST khác.

D. đoạn bị đứt chỉ gồm một số cặp nuclêôtit.

Câu 1116 : Axit amin mêtiônin được mã hoá bởi bộ ba

A. 3' GUA 5'.

B. 3' AUA 5'.

C. 3' AUG 5'.

D. 5'GUA 3'.

Câu 1117 : Trong lịch sử phát triển của sinh giới trên trái đất, thực vật có hoa xuất hiện ở

A. kỉ Triat.

B. kỉ Phấn trắng.

C. kỉ Cacbon.

D. kỉ Jura.

Câu 1120 : Tác nhân có vai trò quan trọng nhất trong việc đẩy nước từ mạch gỗ của rễ lên mạch gỗ của thân là gì?

A. Áp suất rễ

B. Thoát hơi nước ở lá

C. Lực liên kết giữa các phân tử nước với nhau và với thành mạch gỗ

D. Sự chênh lệch nồng độ các chất tan ở chóp rễ và ở lá

Câu 1121 : Thành tựu nào sau đây là ứng dụng của tạo giống bằng công nghệ tế bào?

A. Tạo giống bông và giống đậu tương mang gen kháng thuốc diệt cỏ của thuốc lá cành Petunia.

B. Tạo ra giống cây trồng lưỡng bội có kiểu gen đồng hợp tử về tất cả các gen.

C. Tạo ra giống cừu sản sinh prôtêin huyết thanh của người trong sữa.

D. Tạo giống pomato từ khoai tây và cà chua.

Câu 1122 : Hoocmôn ra hoa có tên gọi là gì?

A. Xitôkinin

B. Carôtenôit

C. Florigen

D. Phitôcrôm

Câu 1123 : Theo quan điểm hiện đại, phát biểu nào sau đây đúng về chọn lọc tự nhiên?

A. Chọn lọc tự nhiên tác động trực tiếp lên kiểu hình và gián tiếp làm biến đổi tần số kiểu gen, qua đó làm biến đổi tần số alen của quần thể.

B. Chọn lọc tự nhiên chống lại alen lặn làm biến đổi tần số alen của quần thể nhanh hơn so với chọn lọc chống lại alen trội.

C. Chọn lọc tự nhiên làm xuất hiện các alen mới và làm thay đổi tần số alen của quần thể.

D. Chọn lọc tự nhiên có thể làm biến đổi tần số alen một cách đột ngột không theo một hướng xác định.

Câu 1124 : Khi nói về quá trình hình thành loài khác khu vực địa lí, phát biểu nào sau đây đúng?

A. Hình thành loài khác khu vực địa lí không chịu sự tác động của chọn lọc tự nhiên.

B. Hình thành loài khác khu vực địa lí chỉ gặp ở các loài động vật ít di chuyển.

C. Hình thành loài khác khu vực địa lí thường diễn ra một cách chậm chạp qua nhiều giai đoạn trung gian chuyển tiếp.

D. Cách li địa lí là nhân tố trực tiếp tạo ra các alen mới làm phân hóa vốn gen của các quần thể bị chia cắt.

Câu 1126 : Ở người, thể vàng tiết ra hoocmôn sinh dục nào?

A. Prôgestêrôn và testostêrôn.

B. Prôgestêrôn và ơstrôgen.

C. Tetostêrôn và ơstrôgen.

D. Insulin và glucagôn.

Câu 1127 : Ưu thế nổi bật của hình thức sinh sản hữu tính là:

A. có nhiều cá thể tham gia vào cơ chế sinh sản.

B. cơ thể con không phụ thuộc nhiều vào cơ thể mẹ.

C. tạo nhiều biến dị là cơ sở cho tính đa dạng và tiềm năng thích nghi.

D. số lượng cá thể con được tạo ra nhiều

Câu 1128 : Cây nào dưới đây sinh sản sinh dưỡng bằng thân rễ?

A. Rau má

B. Gừng

C. Củ đậu

D. Khoai lang

Câu 1130 : Nhân tố sinh thái nào sau đây là nhân tố vô sinh?

A. Nhiệt độ môi trường

B. Quan hệ cộng sinh

C. Sinh vật này ăn sinh vật khác

D. Sinh vật kí sinh - sinh vật chủ

Câu 1131 : Dạng phôtpho nào sau đây có thể được hấp thụ vào trong cơ thể thực vật?

A. H3PO4

B. Phôtpho tự do

C. Hợp chất chứa phôtpho

D. PO43-; H2PO4-

Câu 1132 : Khi nói về các nhân tố tiến hóa theo thuyết tiến hóa hiện đại, phát biểu nào sau đây sai?

A. Các yếu tố ngẫu nhiên làm thay đổi tần số alen của quần thể không theo một chiều hướng nhất định.

B. Đột biến cung cấp nguồn biến dị sơ cấp cho quá trình tiến hóa.

C. Giao phối không ngẫu nhiên là nhân tố định hướng quá trình tiến hóa.

D. Di - nhập gen có thể làm phong phú vốn gen của quần th.

Câu 1133 : Thành phần cu tạo nên của opêron Lac bao gm

A. vùng vận hành (O) và một nhóm gen cu trúc.

B. vùng khởi động (P), vùng vận hành (O) và một nhóm gen cấu trúc.

C. vùng khởi động (P), vùng vận hành (O), một nhóm gen cấu trúc và gen điều hoà (R).

D. một vùng khởi động (P) và một nhóm gen cấu trúc.

Câu 1134 : Để duy trì điện thế nghỉ, bơm Na - K sẽ

A. vận chuyển K+ từ phía trong đưa ra phía ngoài màng tế bào.

B. vận chuyn K+ từ phía ngoài đưa vào phía trong màng tế bào.

C. vận chuyển Na+ từ phía ngoài đưa vào phía trong màng tế bào.

D. vận chuyển Kvà Natừ phía ngoài đưa vào phía trong màng tế bào.

Câu 1135 : Trường hợp nào sau đây được xem là quần thể sinh vật ?

A. Những con cá chép Koi sống trong một hồ nước.

B. Những con chim s cùng đậu trên một cành cây.

C. Những con ong cùng kiếm mật trong một vườn hoa.

D. Những con gà cùng được vận chuyn trong một chuyến xe.

Câu 1136 : Khi nói về mối quan hệ dinh dưỡng giữa các loài trong quần xã, phát biểu nào sau đây sai?

A. Trong mối quan hệ hỗ trợ, ít nhất có một loài được hưởng lợi.

B. Trong mối quan hệ đối kháng, ít nhất có một loài bị hại.

C. Tất cả các loài trong quần xã đều có mối liên hệ qua lại mt thiết với nhau.

D. Mối quan hệ cạnh tranh khác loài được xem là một trong những động lực của quá trình

Câu 1138 : Phát biểu nào sau đây là sai khi nói về hệ sinh thái?

A. Quần xã càng đa dạng thì lưới thức ăn càng phức tạp.

B. Loài có kích thước quần thể càng lớn thì kích thước của mỗi cá thể trong loài càng bé.

C. Chuỗi thức ăn càng dài thì mức năng lượng mà mắt xích đứng cuối thu được càng thấp.

D. Mật độ quần thể càng cao thì mối quan hệ hỗ trợ cùng loài càng được tăng cường.

Câu 1139 : Trong quá trình truyền tin qua xináp, điện thế hoạt động ở màng sau xuất hiện khi nào?

A. Khi các bóng chứa chất trung gian hoá học ở màng trước bị vỡ.

B. Khi chất trung gian hoá học lọt vào khe xináp.

C. Khi chất trung gian hoá học gắn vào các thụ thể ở màng sau.

D. Khi xung thần kinh truyền đến màng trước xináp.

Câu 1140 : Khi nói về sự sinh trưởng và phát triển ở động vật, phát biểu nào dưới đây là sai?

A. Phát triển qua biến thái hoàn toàn có ở đa số các loài côn trùng (bướm, ruồi, ong ...).

B. Hầu hết các loài lưỡng cư đều phát triển qua biến thái không hoàn toàn.

C. Đa số động vật có xương sống phát triển không qua biến thái.

D. Biến thái là sự thay đổi đột ngột về hình thái, cấu tạo, sinh lý của động vật sau khi sinh ra hoặc nở từ trứng ra.

Câu 1141 : Trong phân tử AND, theo nguyên tắc bổ sung về mặt số lượng đơn phân trường hợp nào sau đây là sai?

A. A + G = T + X

B. A = T; G =  X

C. A + G + T = A + X + T

D. A + X + T = G + X + T

Câu 1148 : Cho lưới thức ăn như hình dưới đây.

A. 3.

B. 4.

C. 5.

D. 2.

Câu 1154 : Ở một loài thực vật, kiểu gen (A-B-) quy định hoa đỏ ; (A-bb), (aaB-) và (aabb) quy định hoa trắng. Cho phép lai P: AAaaBb x AaBb. Biết rằng quá trình giảm phân và thụ tinh diễn ra bình thường. Theo lý thuyết kết quả nào phù hợp với phép lai trên?

A. Tỉ lệ giao tử đực của P là : 4 : 4 : 2 : 2 :1.

B. Tỉ lệ phân li kiểu hình ở F1 là 25 đỏ : 11 trắng.

C. Tỉ lệ phân li kiểu gen ở F1 là 10:10 : 5 :5 :5 :5: 2 :2 :1:1:1:1.

D. Tỉ lệ phân li kiểu hình ở F1 là 33 đỏ : 13 trắng

Câu 1156 : Khi tế bào khí khổng mất nước thì:

A. Vách (mép) mỏng hết căng ra làm cho vách dày duỗi thẳng nên khí khổng đóng lại.

B. Vách dày căng ra làm cho vách mỏng cong theo nên khí khổng đóng lại.

C. Vách dày căng ra làm cho vách mỏng co lại nên khí khổng đóng lại.

D. Vách mỏng căng ra làm cho vách dày duỗi thẳng nên khí khổng khép lại.

Câu 1157 : Axit abxixic (ABA) tăng lên là nguyên nhân gây ra:

A. Việc đóng khí khổng khi cây ở ngoài sáng.

B. Việc mở khí khổng khi cây ở ngoài sáng.

C. Việc đóng khí khổng khi cây ở trong tối.

D. Việc mở khí khổng khi cây ở trong tối.

Câu 1158 : Tác dụng chính của kỹ thuật nhổ cây con đem cấy là gì?

A. Bố trí thời gian thích hợp để cấy.

B. Tận dụng được đất gieo khi ruộng cấy chưa chuẩn bị kịp.

C. Không phải tỉa bỏ bớt cây con sẽ tiết kiệm được giống.

D. Làm đứt chóp rễ và miền sinh trưởng kích thích sự ra rễ con để hút được nhiều nước và muối khoáng cho cây.

Câu 1159 : Vì sao sau khi bón phân, cây sẽ khó hấp thụ nước?

A. Vì áp suất thẩm thấu của đất giảm.

B. Vì áp suất thẩm thấu của rễ tăng.

C. Vì áp suất thẩm thấu của đất tăng.

D. Vì áp suất thẩm thấu của rễ giảm.

Câu 1160 : Đặc điểm tiêu hoá ở thú ăn thịt là:

A. Vừa nhai vừa xé nhỏ thức ăn.

B. Dùng răng xé nhỏ thức ăn rồi nuốt.

C. Nhai thức ăn trước khi nuốt.

D. Chỉ nuốt thức ăn.

Câu 1161 : Vì sao lưỡng cư sống được nước và cạn?

A. Vì nguồn thức ăn ở hai môi trường đều phong phú.

B. Vì hô hấp bằng da và bằng phổi.

C. Vì da luôn cần ẩm ướt.

D. Vì chi ếch có màng, vừa bơi, vừa nhảy được ở trên cạn

Câu 1162 : Vì sao ở cá, nước chảy từ miệng qua mang theo một chiều?

A. Vì quá trình thở ra và vào diễn ra đều đặn.

B. Vì cửa thềm miệng và nắp mang hoạt động nhịp nhàng.

C. Vì nắp mang chỉ mở một chiều.

D. Vì cá bơi ngược dòng nước.

Câu 1163 : Những ứng động nào sau đây là ứng động sinh trưởng?

A. Hoa mười giờ nở vào buổi sáng, khí khổng đóng mở.

B. Hoa mười giờ nở vào buổi sáng, hiện tượng thức ngủ của chồi cây bàng.

C. Sự đóng mở của lá cây trinh nữ khí khổng đóng mở.

D. Lá cây họ đậu xoè ra và khép lại, khí khổng đóng mở.

Câu 1164 : Ý nào không đúng với cảm ứng của ruột khoang?

A. Cảm ứng ở toàn bộ cơ thể.

B. Toàn bộ cơ thể co lại khi bị kích thích.

C. Tiêu phí nhiều năng lượng.

D. Tiêu phí ít năng lượng.

Câu 1165 : Hậu quả đối với trẻ em khi thiếu tirôxin là:

A. Các đặc điểm sinh dục phụ nam kém phát triển.

B. Các đặc điểm sinh dục phụ nữ kém phát triển.

C. Người nhỏ bé hoặc khổng lồ.

D. Chậm lớn hoặc ngừng lớn, trí tuệ kém

Câu 1166 : Các nhân tố môi trường có ảnh hưởng rõ nhất vào giai đoạn nào trong quá trình phát sinh cá thể người?

A. Giai đoạn phôi thai.

B. Giai đoạn sơ sinh.

C. Giai đoạn sau sơ sinh.

D. Giai đoạn trưởng thành

Câu 1167 : Bộ phận thực hiện trong cơ chế duy trì cân bằng nội môi là:

A. Thụ thể hoặc cơ quan thụ cảm.

B. Trung ương thần kinh.

C. Tuyến nội tiết.

D. Các cơ quan dinh dưỡng như: thận, gan, tim, mạch máu…

Câu 1168 : Nhiệt độ môi trường tăng, ảnh hưởng như thế nào đến tốc độ sinh trưởng, tuổi phát dục của động vật biến nhiệt?

A. Tốc độ sinh trưởng tăng, thời gian phát dục rút ngắn.

B. Tốc độ sinh trưởng giảm, thời gian phát dục kéo dài.

C. Tốc độ sinh trưởng tăng, thời gian phát dục kéo dài.

D. Tốc độ sinh trưởng giảm, thời gian phát dục giảm.

Câu 1169 : Môi trường sống không đồng nhất và thường xuyên thay đổi, loại quần thể nào sau đây có khả năng thích nghi cao nhất?

A. Quần thể có kích thước lớn và sinh sản giao phối

B. Quần thể có kích thước nhỏ và sinh sản giao phối

C. Quần thể có kích thước lớn và sinh sản tự phối

D. Quần thể có kích thước nhỏ và sinh sản vô tính

Câu 1172 : Phát biểu nào sau đây không phải là quan niệm của Đacuyn?

A. Ngoại cảnh thay đổi chậm chạp, sinh vật có khả năng thích ứng kịp thời.

B. Loài mới được hình thành dần dần qua nhiều dạng trung gian dưới tác dụng của chọn lọc tự nhiên theo con đường phân li tính trạng.

C. Chọn lọc tự nhiên tác động thông qua đặc tính biến dị và di truyền của sinh vật.

D. Toàn bộ sinh giới ngày nay là kết quả quá trình tiến hóa từ một nguồn gốc chung.

Câu 1176 : 1. Trộn 2 loại ADN với nhau và cho tiếp xúc với enzim ligaza để tạo ADN tái tổ hợp.

A. 1,2,3,4,5,6

B. 2,4,1,3,5,6

C. 2,4,1,5,3,6

D. 2,4,1,3,6,5

Câu 1178 : Trong diễn thế sinh thái, dạng sinh vật nào sau đây có vai trò quan trọng nhất đối với việc hình thành quần xã mới?

A. Vi sinh vật

B. Sinh vật sống hoại sinh

C. Hệ thực vật

D. Hệ động vật

Câu 1179 : Đột biến mất một cặp nucleotit trên gen có thể do:

A. do chất 5-BU trong qúa trình nhân đôi.

B. acridin chèn vào mạch khuôn của gen ban đầu.

C. acridin chèn vào mạch mới đang tổng hợp ADN.

D. acridin chèn vào mạch mới đang tổng hợp ARN.

Câu 1180 : Theo thuyết tiến hóa trung tính, trong sự đa hình cân bằng:

A. có sự thay thế hoàn toàn một alen lặn bằng một alen trội, làm cho quần thể đồng nhất về kiểu hình.

B. có sự thay thế hoàn toàn một alen trội bằng một alen lặn, làm cho quần thể có vốn gen đồng nhất.

C. không có sự thay thế hoàn toàn một alen này bằng một alen khác, mà là sự duy trì ưu thế các thể dị hợp về một hoặc một số cặp alen nào đó.

D. không có sự thay thế hoàn toàn một alen này bằng một alen khác, mà là sự duy trì ưu thế các thể đồng hợp về một số cặp alen nào đó.

Câu 1183 : Cho các thông tin về diễn thế sinh thái như sau :

A. (3) và (4).

B. (1) và (2).

C. (2) và (3).

D. (1) và (4).

Câu 1184 : Ưu điểm của phương pháp lai tế bào là:

A. tạo ra được những thể khảm mang đặc tính giữa thực vật với động vật.

B. tạo ra được những thể khảm mang đặc tính của những loài rất khác nhau.

C. tạo ra được giống mới mang đặc điểm của cả 2 loài rất khác xa nhau mà bằng cách tạo giống thông thường không thể thực hiện được.

D. tạo ra những cơ thể có nguồn gen khác xa nhau hay những thể khảm mang đặc tính của những loài rất khác nhau thậm chí giữa động vật và thực vật.

Câu 1187 : Các hình thức chọn lọc nào diễn ra khi điều kiện sống thay đổi:

A. chọn lọc vận động , chọn lọc giới tính.

B. chọn lọc phân hóa , chọn lọc ổn định.

C. chọn lọc vận động , chọn lọc ổn định.

D. chọn lọc phân hóa , chọn lọc vận động

Câu 1191 : Khi nói về bệnh ung thư ở người, phát biểu nào sau đây là đúng?

A. Những gen ung thư xuất hiện trong tế bào sinh dưỡng di truyền được qua sinh sản hữu tính.

B. Sự tăng sinh của các tế bào sinh dưỡng luôn dẫn đến hình thành các khối u ác tính.

C. Bệnh ung thư thường liên quan đến các đột biến gen và đột biến nhiễm sắc thể.

D. Trong hệ gen của người, các gen tiền ung thư đều là những gen có hại.

Câu 1192 : Đặc điểm không phải của cá thể tạo ra do nhân bản vô tính là

A. mang các đặc điểm giống hệt cá thể mẹ đã mang thai và sinh ra nó.

B. thường có tuổi thọ ngắn hơn so với các cá thể cùng loài sinh ra bằng phương pháp tự nhiên.

C. được sinh ra từ một tế bào xôma, không cần có sự tham gia của nhân tế bào sinh dục.

D. có kiểu gen giống hệt cá thể cho nhân.

Câu 1193 : Theo F.Jacôp và J.Mônô, trong mô hình cấu trúc của opêron Lac, vùng vận hành (operator) là

A. vùng mang thông tin mã hóa cấu trúc prôtêin ức chế, prôtêin này có khả năng ức chế quá trình phiên mã

B. trình tự nuclêôtit đặc biệt, tại đó prôtêin ức chế có thể liên kết làm ngăn cản sự phiên mã

C. nơi mà ARN pôlimeraza bám vào và khởi đầu phiên mã tổng hợp nên ARN thông tin

D. vùng khi họat động sẽ tổng hợp nên prôtêin, prôtêin này tham gia vào quá trình trao đổi chất của tế bào hình thành nên tính trạng

Câu 1194 : Tự thụ phấn bắt buộc đối với cây giao phấn chéo có thể dẫn đến điều gì:

A. Thế hệ con có nhiều kiểu gen đồng hợp tử

B. Thế hệ con có nhiều kiểu gen dị hợp tử

C. Thế hệ con giảm sức sống

D. Thế hệ con có nhiều kiểu gen đồng hợp tử và có thể bị giảm sức sống

Câu 1195 : Các bộ ba khác nhau bởi:

A. 2 và 3

B. 1, 2 và 3

C. 1 và 4

D. 3 và 4

Lời giải có ở chi tiết câu hỏi nhé! (click chuột vào câu hỏi).

Copyright © 2021 HOCTAP247