Trang chủ Đề thi & kiểm tra Sinh học Đề luyện thi THPT Quốc gia môn Sinh năm 2021 số 8 (có đáp án)

Đề luyện thi THPT Quốc gia môn Sinh năm 2021 số 8 (có đáp án)

Câu 2 : Khi nói về đột biến số lượng nhiễm sắc thể, phát biểu nào sau đây đúng?

A. Tất cả các đột biến đa bội đều làm tăng hàm lượng ADN trong nhân tế bào.

B. Các đột biến thể một của cùng một loài đều có hàm lượng ADN ở trong các tế bào giống nhau.

C. Đột biến tam bội có thể được phát sinh trong nguyên phân, do tất cả các cặp nhiễm sắc thể đều không phân li.

D. Các thể đột biến lệch bội chỉ được phát sinh trong giảm phân.

Câu 3 : Trong thí nghiệm lai một cặp tính trạng của Menđen, nếu cho F2 giao phấn ngẫu nhiên với nhau thì tỉ lệ kiểu hình ở F3 được dự đoán là:

A. 8 hoa đỏ : 1 hoa trắng

B. 7 hoa đỏ : 9 hoa trắng

C. 3 hoa đỏ : 1 hoa trắng

D. 15 hoa đỏ : 1 hoa trắng

Câu 5 : Vì sao sự lan truyền xung thần kinh trên sợi có bao miêlin lại “nhảy cóc”?

A. Vì đảm bảo cho sự tiết kiệm năng lượng

B. Vì sự thay đổi tính thấm của màng không xảy ra tại các eo Ranvie

C. Vì tạo cho tốc độ truyền xung nhanh

D. Vì giữa các eo Ranvie, sợi trục bị bao bằng bao miêlin cách điện

Câu 6 : Khi nói về quá trình phát triển của sâu bướm, phát biểu nào sau đây là chính xác?

A. Hormon juvenin có tác động ức chế hoạt động của exdison và do đó ức chế sâu hóa nhộng.

B. Tyrosin tiết ra từ tuyến trước ngực có tác động gây ra đứt đuôi và thúc đẩy biến thái.

C. Hormone exdison được sản xuất từ thể allata có tác dụng thúc đẩy quá trình lột xác của sâu bướm

D. Sự phối hợp giữa exdison và tyrosin điều hòa quá trình lột xác và biến thái ở bướm

Câu 7 : Không bào trong đó chứa các chất khoáng, chất tan thuộc tế bào

A. Lông hủt của rễ cây.

B. Cánh hoa.

C. Đỉnh sinh trưởng.

D. Lá cây của một số loài cây.

Câu 8 : Vì sao tim hoạt động suốt đời không mệt mỏi?

A. Tính theo từng pha (tâm nhĩ co 0,1 giây, giãn 0,3 giây; tâm thất co 0,5 giây, giãn 0,3 giây) thời gian làm việc nhỏ hơn thời gian nghỉ; tính chung cả chu kì thời gian làm việc bằng thời gian nghỉ ngơi 0,4 giây.

B. Tính theo từng pha (tâm nhĩ co 0,7 giây, giãn 0,1 giây; tâm thất co 0,3 giây, giãn 0,5 giây) thời gian làm việc nhỏ hơn thời gian nghỉ; tính chung cả chu kì thời gian làm việc bằng thời gian nghỉ ngơi 0,4 giây.

C. Tính theo từng pha (tâm nhĩ co 0,1 giây, giãn 0,2 giây; tâm thất co 0,3 giây, giãn 0,5 giây) thời gian làm việc nhỏ hơn thời gian nghỉ; tính chung cả chu kì thời gian làm việc bằng thời gian nghỉ ngơi 0,4 giây.

D. Tính theo từng pha (tâm nhĩ co 0,1 giây, giãn 0,7 giây; tâm thất co 0,3 giây, giãn 0,5 giây) thời gian làm việc nhỏ hơn thời gian nghỉ; tính chung cả chu kì thời gian làm việc bằng thời gian nghỉ ngơi 0,4 giây.

Câu 9 : Khi nói về sự sinh trưởng và phát triển ở động vật, phát biểu nào dưới đây là sai?

A. Phát triển qua biến thái hoàn toàn có ở đa số các loài côn trùng (bướm, ruồi, ong ...).

B. Hầu hết các loài lưỡng cư đều phát triển qua biến thái không hoàn toàn.

C. Đa số động vật có xương sống phát triển không qua biến thái.

D. Biến thái là sự thay đổi đột ngột về hình thái, cấu tạo, sinh lý của động vật sau khi sinh ra hoặc nở từ trứng ra.

Câu 13 : Trên một mạch của phân tử ADN có tỉ lệ các loại nucleotit \frac{A+G}{T+X}=\frac{1}{2}. Tỉ lệ này ở mạch bổ sung của phân tử ADN nói trên là

$A 1= T 2, T 1= A 1, G 1= X 2, X 1= G 2$ nên nếu $( A 1+ G 1) /( T 1+ X 1)=0,5$ thì $( A 2+ G 2) /( T 2+ X 2)$

$=( T 1+ X 1) /( A 1+ G 1)=1 / 0,5=2,0$

A. 5,0

B. 0,5

C. 2,0

D. 0,2

Câu 14 : Nhóm thực vật nào sau đây thể hiện rõ nhất hiện tượng hướng tiếp xúc?

A. Các cây thân gỗ có kích thước lớn

B. Các cây dây leo hoặc các cây có tua cuốn

C. Các cây thủy sinh trôi nổi trong dòng nước

D. Các cây thân ngầm hoặc các cây thân bò

Câu 16 : Ví dụ nào sau đây phản ánh quan hệ kí sinh giữa các loài?

A. Vi khuẩn sống trong nốt sần rễ đậu

B. Chim sáo đậu trên lưng trâu rừng

C. Động vật nguyên sinh sống trong ruột mối

D. Cây tầm gửi sống trên thân cây gỗ

Câu 17 : Trong quá trình phiên mã, ARN-polimeraza sẽ tương tác với vùng nào để làm gen tháo xoắn?

A. Vùng mã hoá.

B. Vùng vận hành.

C. Vùng khởi động.

D. Vùng kết thúc.

Câu 18 : Trong 64 bộ ba mã di truyền, có 3 bộ ba không mã hoá cho axit amin nào. Các bộ ba đó là:

A. UAG, UAA, UGA.

B. UUG, UGA, UAG.

C. UUG, UAA, UGA.

D. UGU, UAA, UAG.

Câu 19 : Theo thuyết tiến hóa hiện đại, nhân tố đột biến có vai trò nào sau đây?

A. Quy định chiều hướng tiến hóa

B. Làm thay đổi tần số alen mà không làm thay đổi thành phần kiểu gen của quần thể.

C. Tạo ra các alen mới làm phong phú vốn gen của quần thể

D. Cung cấp nguồn nguyên liệu thứ cấp cho quá trình tiến hóa

Câu 21 : Điểm khác nhau giữa ADN ở tế bào nhân sơ và ADN ở tế bào nhân thực(TBNT) là:

A. ADN ở tế bào nhân sơ chỉ có một chuỗi polinucleotit còn ADN ở tế bào nhân thực gồm hai chuỗi polinucleotit.

B. ADN ở tế bào nhân sơ có dạng mạch vòng còn ADN ở tế bào nhân thực có dạng mạch thẳng.

C. Đơn phân của ADN trong nhân của tế bào nhân thực là A, T, G, X còn đơn phân của ADN trong nhân của tế bào nhân sơ là A, U, G, X

D. Các bazo nito giữa hai mạch của ADN trong nhân ở tế bào nhân thực liên kết theo nguyên tắc bổ sung còn các bazo nito của tế bào nhân sơ không liên kết theo nguyên tắc bổ sung.

Câu 24 : Bộ nhiễm sắc thể có mặt trong sự hình thành túi phôi ở thực vật có hoa như thế nào?

A. Tế bào mẹ, đại bào tử, tế bào đối cực, tế bào kèm đều mang 2n; tế bào trứng, nhân cực đều mang n.

B. Tế bào mẹ mang 2n; đại bào tử, tế bào đối cực, tế bào kèm, tế bào trứng đều n còn nhân cực mang 2n.

C. Tế bào mẹ, đại bào tử mang 2n; tế bào đối cực, tế bào kèm, tế bào trứng, nhân cực đều mang n.

D. Tế bào mẹ, đại bào tử mang, tế bào đối cực đều mang 2n; tế bào kèm, tế bào trứng, nhân cực đều mang n.

Câu 25 : Cách nhận biết rõ rệt nhất thời điểm cần bón phân là:

A. Căn cứ vào dấu hiệu bên ngoài của quả mới ra.

B. Căn cứ vào dấu hiệu bên ngoài của thân cây.

C. Căn cứ vào dấu hiệu bên ngoài của hoa

D. Căn cứ vào dấu hiệu bên ngoài của lá cây

Câu 26 : Theo thuyết tiến hóa hiện đại, nhân tố nào sau đây không phải là nhân tố tiến hóa?

A. Giao phối ngẫu nhiên.

B. Di – nhập gen.

C. Đột biến.

D. Chọn lọc tự nhiên.

Câu 29 : Khi nói về tập tính của động vật, phát biểu nào sau đây sai?

A. Cơ sở của tập tính là các phản xạ

B. Nhờ tập tính mà động vật thích nghi với môi trường và tồn tại.

C. Tập tính học được là chuỗi phản xạ không điều kiện.

D. Tập tính của động vật có thể chia làm 2 loại.

Câu 32 : Trên một mạch của gen có 150 ađênin và 120 timin. Gen nói trên có 20% guanin. Số lượng từng loại nuclêôtit của gen là:

$B.Trên một mạch của gen có 150 ađênin và 120 timin. Gen nói trên có 20% guanin. Số lượng từng loại nuclêôtit của gen là A = T = 270; G = X = 180

A. A = T = 180; G = X = 270

B. A = T = 270; G = X = 180

C. A = T = 360; G = X = 540

D. A = T = 540; G = X = 360

Câu 33 : Đặc điểm nào sau đây chỉ có ở quá trình tự nhân đôi ADN ở sinh vật nhân thực?

A. Các đoạn Okazaki được nối lại với nhau nhờ enzim nối ligaza

B. Diễn ra theo nguyên tắc bổ sung

C. Xảy ra ở nhiều điểm trong mỗi phân tử ADN tạo ra nhiều đơn vị nhân đôi (tái bản)

D. Diễn ra theo nguyên tắc bán bảo tồn

Câu 35 : Loại sắc tố nào sau đây hấp thụ được ánh sáng là

A. Clorophin.

B. Carotenoit.

C. Phicobilin.

D. Cả 3 sắc tố trên

Câu 36 : Florigen kích thích sự ra hoa của cây được sinh ra ở

A. Đỉnh thân.

B. Chồi nách

C. Lá.

D. Rễ.

Câu 38 : Sản phẩm của pha sáng gồm có:

A. ATP, NADPH và $O _{2}$

B. ATP, NADPH và $CO _{2}$

C. ATP, NADP $^{+}$ và $O _{2}$

D. ATP, NADPH

Lời giải có ở chi tiết câu hỏi nhé! (click chuột vào câu hỏi).

Copyright © 2021 HOCTAP247