Trang chủ Đề thi & kiểm tra Địa lý Đề luyện thi thử tốt nghiệp THPT môn Địa hay số 11 (có đáp án)

Đề luyện thi thử tốt nghiệp THPT môn Địa hay số 11 (có đáp án)

Câu 2 : Trong năm, khu vực nhận được lượng nhiệt lớn nhất từ Mặt Trời là

A. cực.

B. xích đạo.

C. vòng cực

D. chí tuyến.

Câu 3 : Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 22, cho biết ngành công nghiệp chế biến nào sau đây không có ở trung tâm công nghiệp Hạ Long năm 2007?

A. Chế biến lương thực

B. Chế biến thủy hải sản

C. Chế biến sản phẩm chăn nuôi

D. Chế biến chè, cà phê, thuốc lá

Câu 5 : Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 18, phần lớn diện tích đất trồng cây lương thực, thực phẩm và cây hàng năm của nước ta tập trung ở hai vùng là

A. Đồng bằng sông Cửu Long và Đông Nam Bộ.

B. Đồng bằng sông Hồng và Đông Nam Bộ.

C. Đồng bằng sông Hồng và Đồng bằng sông Cửu Long.

D. Đồng bằng sông Cửu Long và Duyên hải Nam Trung Bộ.

Câu 6 : Ở nước ta, nhóm tuổi nào có tỉ lệ sinh cao nhất?

A. Từ 35 tuổi đến 40 tuổi

B. Từ 18 tuổi đến 24 tuổi

C. Từ 24 tuổi đến 30 tuổi

D. Từ 30 tuổi đến 35 tuổi

Câu 7 : Hiện tượng sạt lở bờ biển đã và đang đe dọa nhiều đoạn bờ biển nước ta, nhất là

A. dải bờ biển Bắc Bộ.

B. quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.

C. ven biển Nam Trung Bộ.

D. dải bờ biển Trung Bộ.

Câu 9 : Than bùn tập trung nhiều nhất ở vùng nào sau đây

A. Duyên hải Nam Trung Bộ.

B. Đồng bằng sông Hồng,

C. Trung du và miền núi Bắc Bộ.

D. Đồng bằng sông Cửu Long.

Câu 10 : Vùng đất trong đê của Đồng bằng sông Hồng không được bồi tụ phù sa hàng năm do

A. địa hình cao, có nhiều núi sót

B. bề mặt đồng bằng bị chia cắt

C. sông ngòi ít phù sa

D. có đê ven sông ngăn lũ

Câu 11 : Biểu hiện nào sau đây không phải của cảnh quan thiên nhiên phần lãnh thổ phía Nam nước ta

A. Xuất hiện các loài thú lông dày, các loài cây chịu hạn

B. Sinh vật phần lớn thuộc vùng xích đạo và nhiệt đới

C. Có nhiều loài cây chịu hạn, rụng lá vào mùa khô

D. Động vật tiêu biểu là các loài thú lớn như voi, hổ, báo

Câu 13 : Biểu hiện nào sau đây không đúng với sự chuyển biến tích cực của cơ cấu thành phần kinh tế nước ta?

A. Tỉ trọng của kinh tế tư nhân có xu hướng tăng

B. Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài không có vai trò gì trong nền kinh tế.

C. Các ngành và lĩnh vực kinh tế then chốt vẫn do Nhà nước quản lí

D. Kinh tế Nhà nước vẫn giữ vai trò chủ đạo trong nền kinh tế.

Câu 14 : Căn cứ vào trang 8 của Atlat Địa lí Việt Nam , hãy cho biết dầu mỏ tập trung nhiều nhất ở nơi nào sau đây?

A. Thềm lục địa phía Bắc.

B. Thềm lục địa Bắc Trung Bộ.

C. Thềm lục địa phía Nam.

D. Thềm lục địa Nam Trung Bộ.

Câu 15 : Gió Tây khô nóng ở Trung Bộ và nam Tây Bắc nước ta có nguồn gốc từ khối khí

A. Bắc Ấn Độ Dương.

B. chí tuyến bán cầu Bắc

C. chí tuyến Thái Bình Dương

D. chí tuyến bán cầu Nam

Câu 16 : Đặc điểm nào sau đây quy định tính chất gió mùa của khí hậu nước ta?

A. Nước ta nằm trong vòng nội chí tuyến của nửa cầu Bắc.

B. Giáp biển Đông rộng lớn.

C. Nằm trong khu vực gió mùa châu Á.

D. Nước ta kéo dài, hẹp ngang.

Câu 17 : Ngành công nghiệp nào của Nhật Bản chiếm khoảng 40% giá trị hàng công nghiệp, xuất khẩu?

A. Công nghiệp chế tạo

B. Công nghiệp sản xuất điện tử

C. Công nghiệp xây dựng

D. Công nghiệp dệt

Câu 18 : Cà Ná và Sa Huỳnh là vùng sản xuất muối lí tưởng ở nước ta là vì

A. Có nhiều bãi cát trắng thích hợp cho việc làm muối.

B. Nghề muối đã trở thành nghề truyền thống lâu đời.

C. Ít bị thiên tai như bão lũ, lũ lụt; nước biển có độ mặn cao.

D. Vùng khô hạn, ít có sông lớn đổ ra.

Câu 19 : Loại môi trường phụ thuộc chặt chẽ vào sự tồn tại và phát triển của con người là

A. Môi trường nhân tạo.

B. Môi trường tự nhiên.

C. Môi trường xã hội

D. Môi trường địa lí

Câu 20 : Địa hình núi đá vôi phân bố nhiều nhất ở vùng núi

A. Vùng núi Trường Sơn Bắc

B. Vùng núi Đông Bắc

C. Vùng núi Tây Bắc

D. Vùng núi Trường Sơn Nam

Câu 21 : Biện pháp cải tạo đất nông nghiệp ở đồng bằng nước ta là

A. đào hồ kiểu vây cá.

B. trồng cây theo băng.

C. bón phân thích hợp.

D. làm ruộng bậc thang.

Câu 22 : Các nguồn nguyên liệu chủ yếu để sản xuất điện ở nước ta hiện nay là

A. Than, địa nhiệt, sức gió.

B. Than, dầu khí, thuỷ năng

C. Thuỷ triều, sức gió, thuỷ năng.

D. Thuỷ điện, điện nguyên tử.

Câu 23 : Mục đích chủ yếu của đẩy mạnh đánh bắt xa bờ ở nước ta là

A. khai thác và bảo vệ nguồn lợi, giữ vững chủ quyền vùng biển, hải đảo

B. khai thác và bảo vệ nguồn lợi, do thủy sản ven bờ ngày càng suy giảm.

C. tăng sản lượng, tạo việc làm và nâng cao chất lượng cuộc sống ngư dân.

D. tăng sản lượng, bảo vệ nguồn lợi, nâng cao thu nhập của người dân.

Câu 24 : Vùng chuyên môn hóa về lương thực, thực phẩm lớn nhất ở nước ta là:

A. Đồng bằng sông Hồng.

B. Đông Nam Bộ.

C. Tây Nguyên.

D. Đồng bằng sông Cửu Long.

Câu 26 : Những khó khăn chủ yếu làm tăng chi phí xây dựng và bảo dưỡng mạng lưới giao thông vận tải ở nước ta là

A. đội ngũ kĩ sư, công nhân kĩ thuật của ngành chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển của ngành

B. khí hậu nhiệt đới nóng ẩm quanh năm, ít sông lớn

C. địa hình nhiều đồi núi, khí hậu, dòng chảy phân hóa theo mùa

D. thiếu vốn đầu tư, cơ sở vật chất kĩ thuật của ngành còn yếu kém

Câu 27 : Đặc điểm thiên nhiên nào dưới đây không phải của miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ

A. Hệ sinh thái rừng ngập mặn phát triển

B. Nền nhiệt cao, biên độ nhiệt năm lớn

C. Khí hậu cận xích đạo gió mùa

D. Khí hậu phân mùa sâu sắc

Câu 28 : Chất lượng nguồn lao động nước ta ngày càng được nâng cao lên là nhờ:

A. mở thêm nhiều trung tâm đào tạo, hướng nghiệp

B. số lượng lao động làm việc trong các công ti liên doanh tăng lên

C. những thành tựu trong phát triển văn hóa, giáo dục và y tế

D. phát triển công nghiệp, dịch vụ ở nông thôn

Câu 29 : Rừng ngập mặn ven biển ở nước ta phát triển mạnh nhất ở

A. Nam Bộ

B. Bắc Bộ

C. Bắc Trung Bộ

D. Nam Trung Bộ

Câu 30 : Hệ thống đê điều khá vững chắc ở Đồng bằng sông Hồng đã làm cho đất phù sa trong đê:

A. ngày càng bị bạc màu.

B. thường xuyên bị thiếu nước.

C. thường xuyên được phù sa bồi đắp.

D. thường xuyên bị ngập úng.

Câu 31 : Ở khu vực đồng bằng thế mạnh để phát triển nông nghiệp là

A. trồng các cây lâu năm

B. trồng các cây ăn quả có nguồn gốc cận nhiệt, ôn đới

C. chăn nuôi các gia súc lớn

D. hình thành các vùng chuyên canh cây lương thực

Câu 32 : Hạn chế lớn nhất của Đồng bằng sông Hồng đối với phát triển công nghiệp là:

A. chất lượng lao động còn hạn chế

B. thiếu nguyên liệu sản xuất

C. cơ sở vật chất thiếu đồng bộ

D. người dân thiếu kinh nghiệp

Câu 33 : Cho biểu đồ:

BIỂU ĐỒ DIỆN TÍCH VÀ GIÁ TRỊ SẢN XUẤT CỦA NGÀNH TRỒNG CÂY CÔNG NGHIỆP Ở NƯỚC TA, GIAI ĐOẠN 2005 –2012.

Cho biểu đồ:BIỂU ĐỒ DIỆN TÍCH VÀ GIÁ TRỊ SẢN XUẤT CỦA NGÀNH TRỒNG CÂY CÔNG hình ảnh

Căn cứ vào biểu đồ, hãy cho biết nhận xét nào sau đây đúng nhất về diện tích và giá trị sản xuất của ngành trồng cây công nghiệp ở nước ta giai đoạn 2005 -2012.

A. Diện tích cây công nghiệp lâu năm và hàng năm đều tăng, giá trị sản xuất lại giảm

B. Diện tích cây công nghiệp lâu năm và hàng năm đều giảm, giá trị sản xuất lại tăng

C. Diện tích cây công nghiệp lâu năm tăng, cây hàng năm giảm, giá trị sản xuất tăng liên tục

D. Diện tích cây công nghiệp lâu năm tăng, cây hàng năm giảm, giá trị sản xuất tăng không ổn định

Câu 34 : Biện pháp quan trọng nhất để khai thác tốt hơn tiềm năng tự nhiên cho sản xuất lương thực Đồng bằng sông Cửu Long là

A. giải quyết tốt vấn đề thủy lợi.

B. tăng cường bảo vệ rừng ngập mặn.

C. chuyển đổi cơ cấu mùa vụ.

D. phát triển công nghiệp chế biến.

Câu 35 : Đâu là điểm khác nhau chủ yếu giữa các nhà máy nhiệt điện ở Đồng bằng sông Hồng và các nhà máy nhiệt điện ở Đông Nam Bộ?

A. Các nhà máy ở Đông Nam Bộ có quy mô lớn hơn.

B. Nhà máy nhiệt điện ở sông Hồng nằm gần vùng nguyên liệu, còn nhà máy nhiệt điện ở Đông Nam Bộ nằm gần thị trường tiêu thụ.

C. Nhiệt điện ở Đồng bằng sông Hồng chạy bằng than, nhiệt điện ở Đông Nam Bộ chạy bằng dầu khí.

D. Các nhà máy ở Đồng bằng sông Hồng được xây dựng sớm hơn các nhà máy ở Đông Nam Bộ.

Câu 36 : Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 24, cho biết vùng nào ở nước ta đứng đầu về tổng mức bán lẻ hàng hóa?

A. Duyên hải Nam Trung Bộ

B. Đồng bằng sông Cửu Long

C. Đồng bằng sông Hồng

D. Đông Nam Bộ

Câu 37 : Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 14, các cao nguyên xếp theo thứ tự từ bắc vào nam như sau:

A. Kon Tum, Pleiku, Đắk Lắk, Mơ Nông, Di Linh

B. Kon Tum, Pleiku, Mơ Nông, Đắk Lắk, Di Linh

C. Kon Tum, Đắk Lắk, Pleiku, Mơ Nông, Di Linh

D. Kon Tum, Pleiku, Đắk Lắk, Di Linh, Mơ Nông

Câu 38 : CƠ CẤU GDP PHÂN THEO KHU VỰC KINH TẾ NƯỚC TA GIAI ĐOẠN 1990- 2013

(Đơn vị: %)



CƠ CẤU GDP PHÂN THEO KHU VỰC KINH TẾ NƯỚC TA GIAI ĐOẠN 1990- 2013(Đơn vị: %)Theo hình ảnh

Theo bảng trên, hãy cho biết nhận xét nào sau đây không đúng về sự chuyển dịch cơ cấu GDP phân theo khu vực kinh tế của nước ta giai đoạn 1990 - 2013?

A. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa

B. Tỉ trọng ngành dịch vụ hiện nay chiểm cao nhất trong cơ cấu GDP của cả nước

C. Tỉ trọng của công nghiệp và xây dựng tăng nhanh nhất trong cơ cấu GDP

D. Khu vực nông - lâm - ngư nghiệp vẫn chiếm tỉ trọng lớn nhất nhưng đang có xu hướng giảm

Câu 39 : Cho biểu đồ:

NHIỆT ĐỘ, LƯỢNG MƯA TRUNG BÌNH THÁNG CỦA HÀ NỘI

Cho biểu đồ:NHIỆT ĐỘ, LƯỢNG MƯA TRUNG BÌNH THÁNG CỦA HÀ NỘICăn cứ vào biểu đồ, hình ảnh

Căn cứ vào biểu đồ, cho biết nhận xét nào sau đây đúng với đặc điểm khí hậu Hà Nội?

A. Lượng mưa tháng cao nhất gấp 19 lần tháng thấp nhất.

B. Lượng mưa trung bình năm trên 2000mm.

C. Biên độ nhiệt trung bình năm khoảng 12,50C.

D. Nhiệt độ trung bình năm khoảng 20,50C.

Lời giải có ở chi tiết câu hỏi nhé! (click chuột vào câu hỏi).

Copyright © 2021 HOCTAP247