Trang chủ Đề thi & kiểm tra Địa lý 240 Bài thi thử TPTQG 2019 môn Địa lí cực hay có lời giải !!

240 Bài thi thử TPTQG 2019 môn Địa lí cực hay có lời giải !!

Câu 1 : Dân cư Đông Nam Á phân bố không đều tập trung chủ yếu ở

A. Đồng bằng châu thổ các con sông lớn, vùng ven biển và vùng đất đỏ Bazan 

B. Đồng bằng châu thổ các con sông lớn, vùng ven biển 

C. Vùng ven biển 

D. Đồng bằng châu thổ các con sông lớn

Câu 2 : Trâu, bò được nuôi nhiều ở các nước nào trong khu vực Đông Nam Á?

A. Việt Nam, Lào, Thái Lan, Cam-pu-chia

B. Việt Nam, In-đô-nê-xia, Thái Lan, Cam-pu-chia 

C. Việt Nam, In-đô-nê-xia, Lào, Cam-pu-chia

D. Việt Nam, In-đô-nê-xia, Thái Lan, Mi-an-ma.

Câu 3 : Vùng đất của nước ta gồm

A. phần đất liền giáp biển. 

B. phần được giới hạn bởi các đường biên giới và đường bờ biển. 

C. toàn bộ phần đất liền và các hải đảo. 

D. các hải đảo và vùng đồng bằng ven biển.

Câu 4 : Hiện tượng sạt lở bờ biển đã và đang đe dọa nhiều đoạn bờ biển nước ta, nhất là

A. dải bờ biển Bắc Bộ.

B. quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. 

C. ven biển Nam Trung Bộ.

D. dải bờ biển Trung Bộ.

Câu 5 : Điền từ còn thiếu vào chỗ trống:

A. Quảng Ngãi

B. Quảng Nam

C. Thừa Thiên

D. Quảng Bình

Câu 6 : Gió mùa đông và địa hình nhiều đồi núi không làm ảnh hưởng đến tính nhiệt đới của khí hậu và cảnh quan nước ta không phải vì lí do nào dưới đây?

A. Nước ta có nhiều đồi núi nhưng chủ yếu là đồi núi thấp. 

B. Dải hội tụ nhiệt đới hoạt động quá mạnh. 

C. Gió mùa đông chỉ hoạt động trong một thời gian ngắn. 

D. Ở miền Bắc các đợt không khí lạnh không liên tục.

Câu 7 : Phương hướng khai thác nguồn lợi hải sản vừa hiệu quả vừa góp phần bảo vệ chủ quyền biển đảo thiêng liêng của tổ quốc:

A. Đánh bắt xa bờ.

B. Đánh bắt ven bờ. 

C. Đẩy mạnh chế biến tại chỗ.

D. Trang bị vũ khí quân sự.

Câu 8 : Việc phát triển nền nông nghiệp tự cấp, tự túc dẫn đến

A. ngành chăn nuôi ngày càng phát triển.

B. dịch vụ nông nghiệp chiếm tỉ trọng thấp. 

C. giá trị ngành chăn nuôi lớn hơn trồng trọt.

D. ngành trồng trọt chiếm tỉ trọng thấp.

Câu 10 : Ngành nào sau đây không phải là ngành sản xuất của ngành công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng ở nước ta?

A. Rượu, bia và nước giải khát.

B. Giấy in, văn phòng phẩm. 

C. Dệt may.

D. Da giầy.

Câu 11 : Ở phía Nam, các nhà máy nhiệt điện chạy bằng than không phát triển vì

A. nằm xa nguồn nguyên liệu.

B. vốn đầu tư xây dựng ban đầu lớn. 

C. nhu cầu điện không cao như miền Nam.

D. gây ô nhiễm môi trường.

Câu 12 : Ý nghĩa quan trọng của tuyến giao thông quốc lộ 1A

A. tạo thuận lợi cho giao lưu khu vực và quốc tế. 

B. tạo mối liên hệ kinh tế-xã hội giữa các vùng trong nước. 

C. thúc đẩy sự phát triển kinh tế ở trung du và miền núi. 

D. nối liền hai đầu mối giao thông quan trọng của cả nước.

Câu 13 : Hoạt động nội thương của nước ta phát triển mạnh nhất ở vùng:

A. Đông Nam Bộ.

B. Duyên hải Nam Trung Bộ. 

C. Bắc Trung Bộ.

D. Đồng bằng sông Hồng.

Câu 14 : Đặc điểm nào dưới đây chứng minh nước ta là một nước đông dân?

A. Cơ cấu dân số theo nhóm tuổi biến đổi nhanh chóng. 

B. Dân cư phân bố đều giữa thành thị và nông thôn. 

C. Cơ cấu dân số trẻ. 

D. Tính đến năm 2006, dân số nước ta đứng thứ ba ở khu vực Đông Nam Á và đứng thứ 13 trong số hơn 200 quốc gia trên thế giới.

Câu 15 : Các đô thị ở nước ta phân bố chủ yếu ở:

A. miền Bắc.

B. vùng trung du và bán bình nguyên. 

C. vùng đồng bằng, ven biển.

D. miền Nam.

Câu 16 : Các cây công nghiệp hàng năm thích hợp với vùng đất cát pha ven biển vùng Bắc Trung Bộ là

A. lạc, mía, thuốc lá.

B. lạc, dâu tằm, bông.

C. dâu tằm, lạc, cói.

D. lạc, đậu tương, cói.

Câu 17 : Hiện nay để giải quyết vấn đề lũ ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long, biện pháp chủ yếu là

A. xây dựng hệ thống đê bao kiên cố.

B. trồng rừng phòng hộ. 

C. tránh lũ.

D. chủ động sống chung với lũ.

Câu 20 : Nội dung nào dưới đây, không phải sức ép của dân số đối với việc phát triển kinh tế - xã hội ở Đồng bằng sông Hồng?

A. Vấn đề giải quyết việc làm.

B. Vấn đề bất bình đẳng thu nhập. 

C. Vấn đề lương thực

D. Vấn đề tài nguyên, môi trường

Câu 21 : Về tự nhiên, khó khăn lớn nhất ảnh hưởng đến hoạt động của các nhà máy thủy điện ở Tây Nguyên là

A. tiềm năng thủy điện nhỏ.

B. diện tích rừng giảm nhanh. 

C. mùa mưa tập trung vào thu - đông. 

D. mùa khô kéo dài.

Câu 22 : Vai trò quan trọng nhất của công trình thuỷ lợi Dầu Tiếng là:

A. tưới nước cho diện tích canh tác của tỉnh Tây Ninh và huyện Củ Chi (TP Hồ Chí Minh). 

B. đảm bảo tiêu nước cho các tỉnh thượng nguồn sông Đồng Nai. 

C. đảm bảo cân bằng cho hệ sinh thái nông nghiệp. 

D. phát triển du lịch Dầu Tiếng hướng tới trở thành “Khu du lịch sinh thái”

Câu 23 : Nơi có thể trồng rau ôn đới và sản xuất hạt giống quanh năm là

A. Sa Pa (Lào Cai).

B. Mộc Châu (Sơn La). 

C. Mẫu Sơn (Lạng Sơn).

D. Đồng Văn (Hà Giang).

Câu 24 : Việc phát triển và bảo vệ vốn rừng ở Bắc Trung Bộ có vai trò cực kì quan trọng vì

A. là vùng chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của gió Tây khô nóng. 

B. ngành công nghiệp chế biến lâm sản của vùng rất phát triển. 

C. sông ngòi ngắn, dốc, rất dễ xảy ra lũ lụt. 

D. là vùng giàu tài nguyên rừng thứ hai của cả nước.

Câu 25 : So với khu vực Đông Bắc, khu vực Tây Bắc có mùa đông ngắn hơn là do nguyên nhân nào dưới đây?

A. Vị trí địa lí và ảnh hưởng của dãy Hoàng Liên Sơn. 

B. Không giáp biển. 

C. Địa hình núi cao là chủ yếu. 

D. Các dãy núi hướng vòng cung đón gió.

Câu 29 : Chọn đáp án B

A. Nghệ An; Quảng Bình

B. Thanh Hóa; Nghệ An 

C. Nghệ An, Hà Tĩnh

D. Quảng Bình; Thừa Thiên Huế

Câu 30 : Dựa vào trang 19, Atlat địa lí Việt Nam (phần cây công nghiệp), hãy kể tên vùng có tỉ lệ gieo trồng cây công nghiệp so với tổng diện tích gieo trồng đã sử dụng (trên 50%)?

A. Đồng bằng sông Hồng - Đồng bằng sông Cửu Long. 

B. Trung du và miền núi phía Bắc - Bắc Trung Bộ. 

C. Đông Nam Bộ - Tây Nguyên. 

D. Trung du và miền núi phía Bắc.

Câu 34 : Cho bảng số liệu

A. Biểu đồ cột

B. Biểu đồ kết hợp

C. Biểu đồ đường

D. Biểu đồ miền

Câu 35 : Dựa vào trang 19 Atlat Địa lí Việt Nam, em hãy cho biết hai tỉnh có diện tích trồng lúa (năm 2007) lớn nhất nước ta là

A. An Giang, Kiên Giang.

B. An Giang, Long An. 

C. Kiên Giang và Long An.

D. Kiên Giang, Đồng Tháp.

Câu 37 : Cho bảng số liệu sau:

A. Biểu đồ đường.

B. Biểu đồ tròn.

C. Biểu đồ cột.

D. Biểu đồ kết hợp.

Câu 38 : Cho biểu đồ sau:

A. Cơ cấu giá trị sản xuất ngành nông nghiệp nước ta năm 2005 và 2014. 

B. Tình hình sản xuất ngành nông nghiệp nước ta năm 2005 và 2014. 

C. Sự chuyển dịch cơ cấu giá trị sản xuất ngành nông nghiệp nước ta năm 2005 và 2014. 

D. Tình hình giá trị sản xuất ngành nông nghiệp nước ta năm 2005 và 2014.

Câu 39 : Cho bảng số liệu:

A. 1,356 lần.

B. 1,567 lần.

C. 1,425 lần.

D. 1,642 lần.

Câu 40 : Cho bảng số liệu:

A. biểu đồ cột chồng.

B. biểu đồ kết hợp.

C. biểu đồ miền.

D. biểu đồ tròn.

Câu 41 : Hiệp hội các nước Đông Nam Á có tên gọi tắt là:

A. ASEA.

B. ASEM

C. ASEAN

D. APEC.

Câu 42 : Thành tựu lớn nhất mà "Hiệp hội các nước Đông Nam Á" đạt được là:

A. 10/11 quốc gia trong khu vực trở thành thành viên của Hiệp hội. 

B. Các hoạt động văn hóa của khu vực phát triển mạnh. 

C. Tốc độ tăng trưởng kinh tế của tất cả các nước thành viên đều tăng rất nhanh. 

D. Các hoạt động thể thao của khu vực phát triển mạnh.

Câu 43 : Thế mạnh của vị trí địa lí nước ta trong khu vực Đông Nam Á sẽ được phát huy cao độ nếu biết kết hợp xây dựng các loại hình giao thông vận tải nào?

A. Đường ô tô và đường sắt.

B. Đường ô tô và đường biển. 

C. Đường biển và đường sắt.

D. Đường hàng không và đường biển.

Câu 44 : Tổng diện tích của vùng đồng bằng ven biển miền Trung vào khoảng:

A. 15 000 km2.

B. 25 000 km2.

C. 20 000 km2.

D. 30 000 km2.

Câu 45 : Nguyên nhân gây trở ngại về mặt giao thông của vùng đồi núi là:

A. nhu cầu đi lại ở vùng núi ít. 

B. cơ sở hạ tầng thấp. 

C. mật độ dân cư thấp. 

D. địa hình bị chia cắt mạnh, nhiều sông suối, hẻm vực.

Câu 46 : Ở nước ta càng vào phía Nam khoảng cách giữa hai lần mặt trời lên thiên đỉnh có xu hướng: 

A. ngày càng ngắn lại.

B. ngày càng dài ra. 

C. thay đổi không đáng kể.

D. không có thay đổi.

Câu 47 : Nguyên nhân chính khiến cho diện tích rừng nước ta có xu hướng tăng trở lại trong những năm gần đây là do

A. đẩy mạnh trồng rừng và chính sách giao đất, giao rừng đến từng hộ nông dân. 

B. chiến tranh kết thúc. 

C. sự quan tâm của các cấp chính quyền. 

D. hạn chế tình trạng du canh du cư của đồng bào dân tộc.

Câu 48 : Hạn chế cơ bản của nền kinh tế nước ta hiện nay là

A. Nông nghiệp còn chiếm tỉ trọng cao trong cơ cấu tổng sản phẩm quốc nội 

B. Tốc độ tăng trưởng kinh tế không đều giữa các ngành 

C. Nông, lâm, ngư nghiệp là ngành có tốc độ tăng trưởng chậm nhất 

D. Kinh tế phát triển chủ yếu theo bề rộng, sức cạnh tranh còn yếu

Câu 49 : So với Đồng bằng sông Hồng, Đồng bằng sông Cửu Long có nhiều thuận lợi hơn trong việc phát triển ngành đánh bắt thuỷ sản, vì

A. có một mùa lũ kéo dài trong năm. 

B. có nguồn thuỷ, hải sản phong phú. 

C. người dân có nhiều kinh nghiệm trong cách đánh bắt thuỷ sản. 

D. công nghiệp chế biến thuỷ sản phát triển.

Câu 50 : Hiện nay, khai thác dầu khí là thế mạnh của vùng kinh tế nào ở nước ta?

A. Đồng bằng sông Cửu Long.

B. Đông Nam Bộ. 

C. Tây Nguyên.

D. Duyên hải Nam Trung Bộ.

Câu 51 : Sự phân chia các trung tâm công nghiệp thành 3 nhóm là dựa vào:

A. sự phân bố của các trung tâm trên phạm vi lãnh thổ 

B. vai trò của các trung tâm trong phân công lao động theo lãnh thổ 

C. hướng chuyên môn hoá và quy mô của các trung tâm 

D. quy mô và chức năng của các trung tâm

Câu 52 : Tuyến giao thông có ý nghĩa quan trọng hàng đầu trong việc phát triển kinh tế-xã hội ở nước ta là

A. các tuyến giao thông vận tải Bắc - Nam. 

B. tuyến đường sắt thống nhất Bắc - Nam. 

C. các tuyến đường ngang nối đồng bằng với trung du và miền núi. 

D. các tuyến vận tải chuyên môn hóa.

Câu 53 : Những khó khăn chủ yếu làm tăng chi phí xây dựng và bảo dưỡng mạng lưới giao thông vận tải ở nước ta là:

A. khí hậu nhiệt đới nóng ẩm quanh năm, ít sông lớn 

B. thiếu vốn đầu tư, cơ sở vật chất kĩ thuật của ngành còn yếu kém 

C. địa hình nhiều đồi núi, mạng lưới sông ngòi dày đặc. 

D. đội ngũ kĩ sư, công nhân kĩ thuật của ngành chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển của ngành

Câu 54 : Ở nước ta, nhóm tuổi nào có tỉ lệ sinh cao nhất?

A. Từ 35 tuổi đến 40 tuổi

B. Từ 18 tuổi đến 24 tuổi 

C. Từ 24 tuổi đến 30 tuổi

D. Từ 30 tuổi đến 35 tuổi

Câu 55 : Giải pháp quan trọng nhất để giải quyết vấn đề phân bố dân cư và nguồn lao động nước ta trong giai đoạn hiện nay là

A. đẩy mạnh xuất khẩu lao động.

B. phát triển các hoạt động kinh tế ở nông thôn. 

C. xây dựng chính sách chuyển cư phù hợp.

D. kìm hãm tốc độ gia tăng dân số.

Câu 56 : So với hai vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc và phía Nam, thì vùng kinh tế trọng điểm miền Trung có

A. tốc độ tăng GDP chậm nhất. 

B. quy mô về diện tích và dân số lớn nhất. 

C. quy mô lớn và nhiều lợi thế phát triển hơn. 

D. quy mô về diện tích và dân số nhỏ hơn nhưng tốc độ phát triển kinh tế nhanh nhất.

Câu 57 : Sông nào có lượng cát bùn lớn nhất nước ta?

A. Sông Hồng.

B. Sông Đà. 

C. Sông Thái Bình.

D. Sông Tiền và sông Hậu.

Câu 58 : Ở Tứ giác Long Xuyên, biện pháp hàng đầu để làm thay đổi đất phèn bị ngập nước là:

A. sử dụng nước ngọt của sông Hậu.

B. sử dụng nước ngọt của sông Tiền. 

C. bón vôi, ém phèn.

D. phát triển rừng tràm trên đất phèn.

Câu 59 : Vùng có diện tích gò đồi tương đối lớn là điều kiện thuận lợi để vùng Duyên hải Nam Trung Bộ phát triển:

A. trồng cây công nghiệp hàng năm.

B. chăn nuôi: bò, dê,cừu. 

C. trồng cây công nghiệp lâu năm.

D. trồng cây lương thực.

Câu 60 : Điểm tương đồng về đặc trưng khí hậu của Đồng bằng sông Hồng và Đồng bằng sông Cửu Long là:

A. Thời kì hoạt động của bão tố.

B. Tính chất nóng ẩm, mưa nhiều quanh năm. 

C. Chế độ mưa lũ chia làm hai mùa.

D. Có nền nhiệt độ cao quanh năm.

Câu 61 : Ngành sản xuất được coi là ngành kinh tế mũi nhọn của Duyên hải Nam Trung Bộ là

A. khai thác và chế biến gỗ lâm sản.

B. kinh tế biển. 

C. chăn nuôi gia súc lớn và gia cầm.

D. cây công nghiệp hàng năm.

Câu 62 : Biện pháp nào sau đây không phù hợp với việc cải tạo tự nhiên ở Đồng bằng sông Cửu Long?

A. Tăng cường khai phá rừng ngập mặn nhằm mở rộng diện tích nuôi trồng thủy sản. 

B. Đẩy mạnh khai thác các nguồn lợi từ mùa lũ. 

C. Chia ruộng thành các ô nhỏ nhằm thuận tiện cho việc thau chua, rửa mặn. 

D. Lai tạo các giống lúa chịu phèn, chịu mặn.

Câu 63 : Nguyên nhân quan trọng nhất làm cho Đồng bằng Sông Cửu Long trở thành vùng nuôi trồng thủy sản lớn nhất cả nước?

A. Cơ sở vật chất kĩ thuật tốt.

B. Thành tựu của thủy lợi hóa. 

C. Trữ lượng thủy sản lớn.

D. Lao động có trình độ cao.

Câu 64 : Điểm giống nhau cơ bản nhất của giải pháp phát triển kinh tế giữa Bắc Trung Bộ và Trung du miền núi Bắc Bộ là

A. chăn nuôi gia súc kết hợp phát triển kinh tế biển. 

B. trồng và chế biến cây ăn quả, cây dược liệu, rau quả cận nhiệt. 

C. khai thác, chế biến khoáng sản và thủy điện. 

D. kết hợp mô hình nông - lâm ở miền núi, mô hình nông - lâm - ngư nghiệp ở ven biển.

Câu 68 : Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 26, các tỉnh thuộc Trung du và miền núi Bắc Bộ có mỏ đồng là

A. Lai Châu, Lạng Sơn, Hà Giang.

B. Lào Cai, Sơn La, Bắc Giang. 

C. Thái Nguyên, Bắc Kạn, Phú Thọ.

D. Cao Bằng, Hòa Bình, Tuyên Quang.

Câu 69 : Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 13, hãy cho biết dãy núi Hoành Sơn thuộc khu vực đồi núi nào?

A. Tây Bắc.

B. Đông Bắc.

C. Trường Sơn Nam.

D. Trường Sơn Bắc.

Câu 70 : Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 14, hãy cho biết lát cắt địa hình A – B đi theo hướng

A. Đông Nam – Tây Bắc

B. Tây Bắc – Đông Nam

C. Bắc – Nam

D. Đông – Tây

Câu 72 : Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 8, hãy cho biết tỉnh nào sau đây có mỏ sắt?

A. Quảng Bình.

B. Hà Tĩnh.

C. Ninh Bình.

D. Cà Mau.

Câu 73 : Biểu đồ sau thể hiện nội dung nào?

A. Tốc độ tăng trưởng về diện tích, sản lượng, năng suất lúa của nước ta trong thời gian từ 1990 đến 2005. 

B. Tỉ trọng diện tích, sản lượng và năng suất lúa của nước ta từ năm 1990 đến năm 2005. 

C. Sự chuyển dịch cơ cấu diện tích, sản lượng và năng suất lúa của nước ta từ năm 1990 đến năm 2005. 

D. Tình hình phát triển cây lương thực của nước ta trong giai đoạn từ năm 1990 đến năm 2005

Câu 74 : Cho biểu đồ:

A. Tỉ trọng ngành trồng trọt trong nền kinh tế nước ta năm 1990 và năm 2000 

B. Tình hình phát triển các loại cây trồng của nước ta năm 1990 và năm 2000. 

C. Cơ cấu các nhóm cây trồng trong ngành trồng trọt nước ta năm 1990 và năm 2000. 

D. Tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất ngành trồng trọt của nước ta năm 1990 và năm 2000.

Câu 75 : Căn cứ vào bản đồ chăn nuôi Atlat Địa lí Việt Nam trang 19, hãy tính giá trị thực tế của ngành chăn nuôi gia súc năm 2007?

A. 21 021,12 tỉ đồng.

B. 45 285,47 tỉ đồng.

C. 57 812,14 tỉ đồng.

D. 18 536,68 tỉ đồng.

Câu 76 : Cho bảng số liệu

A. 346,4 kg/người.

B. 432,3 kg/người.

C. 436,6 kg/người.

D. 512,7 kg/người.

Câu 77 : Cho biểu đồ

A. Quy mô dân số và tỉ lệ gia tăng dân số nước ta giai đoạn 1960 – 2011 đều giảm 

B. Quy mô dân số và tỉ lệ gia tăng dân số nước ta giai đoạn 1960 – 2011 đều tăng 

C. Quy mô dân số tăng, tỉ lệ gia tăng dân số nước ta giai đoạn 1960 – 2011 giảm 

D. Quy mô dân số giảm, tỉ lệ gia tăng dân số nước ta giai đoạn 1960 – 2011 lại tăng

Câu 78 : Cho biểu đồCăn cứ vào biểu đồ, hãy cho biết nhận xét nào sau đây là đúng về sự thay đổi về tỉ trọng trong cơ cấu lao động phân theo nhóm tuổi ở nước ta giai đoạn 2005 – 2015?

A. Từ 15 – 24 tuổi và từ 25 – 49 giảm.

B. Từ 25 – 49 tuổi và từ 50 trở lên tăng. 

C. Từ 15 – 24 tuổi giảm, từ 25 – 49 tuổi tăng.

D. Từ 15 – 24 tuổi tăng, từ 25 – 49 giảm.

Câu 79 : Cho biểu đồ:

A. Các nhóm ngành trong sản xuất lâm nghiệp có xu hướng tăng nhưng mạnh mẽ nhất là trong lĩnh vực khai thác lâm sản. 

B. Giá trị sản xuất các ngành chênh lệch lớn. 

C. Giá trị sản xuất các nhóm ngành không có sự biến động nhiều đặc biệt là ngành dịch vụ lâm nghiệp. 

D. Dịch vụ lâm nghiệp và khai thác lâm sản có xu hướng tăng.

Câu 82 : Trung du miền núi Bắc Bộ có tỉnh nào giáp biển?

A. Lạng Sơn.

B. Bắc Giang.

C. Quảng Ninh.

D. Thái Nguyên.

Câu 83 : Các bãi cát ven biển chứa lượng lớn khoáng sản gì?

A. Thiếc.

B. Kẽm.

C. Vàng.

D. Titan.

Câu 84 : Cảnh quan rừng nhiệt đới ẩm gió mùa phát triển trên đồi núi thấp là kiểu cảnh quan chiếm ưu thế của nước ta vì:

A. nước ta nằm trong khu vực châu Á gió mùa.

B. nước ta nằm tiếp giáp Biển Đông. 

C. nước ta nằm hoàn toàn trong vùng nội chí tuyến.

D. đồi núi thấp chiếm 85% diện tích lãnh thổ.

Câu 85 : Ở khu vực trung tâm của khu vực Tây Bắc địa hình chủ yếu là:

A. đồng bằng.

B. sơn nguyên và cao nguyên. 

C. vùng trũng.

D. núi cao.

Câu 86 : Giải pháp tốt nhất trong việc sử dụng tài nguyên thiên nhiên nước ta trong giai đoạn hiện nay và tương lai là

A. đầu tư công nghệ khai thác hiện đại. 

B. cần nâng cao ý thức người dân trong việc bảo vệ tài nguyên thiên nhiên. 

C. có chiến lược sử dụng hợp lí tài nguyên thiên nhiên. 

D. sử dụng hợp lí đi đôi với việc bảo vệ và tái tạo tài nguyên thiên nhiên.

Câu 87 : Trong khu vực nông – lâm – thủy sản, tỉ trọng ngành thủy sản có xu hướng tăng chủ yếu là do

A. nguồn tài nguyên thủy sản phong phú đang được chú trọng khai thác. 

B. các ngành nông nghiệp, lâm nghiệp ít được chú trọng đầu tư hơn. 

C. trang thiết bị phục vụ hoạt động khai thác thủy sản ngày càng hiện đại. 

D. đã chiếm lĩnh được các thị trường tiềm năng, đem lại hiệu quả kinh tế cao.

Câu 88 : Yếu tố tự nhiên quan trọng nhất ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố ngành đánh bắt thủy sản ở nước ta?

A. Chế độ thủy văn.

B. Nguồn lợi thủy sản.

C. Địa hình đáy biển.

D. Điều kiện khí hậu.

Câu 89 : Giữa các vùng lãnh thổ hiện nay có tình trạng mất cân đối về điện năng, giải pháp khắc phục trước mắt là:

A. Xây dựng các nhà máy nhiệt điện sử dụng khí đồng hành. 

B. Xây dựng nhà máy điện nguyên tử. 

C. Sử dụng đường dây tải điện siêu cao áp 500KV Bắc - Nam. 

D. Nâng cấp và xây dựng mới các nhà máy thuỷ điện.

Câu 90 : Trong cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp phân theo nhóm ngành của nước ta, ngành chiếm tỉ trọng lớn nhất là

A. công nghiệp chế biến. 

B. công nghiệp khai thác. 

C. các ngành công nghiệp trọng điểm. 

D. công nghiệp sản xuất phân phối điện, khí đốt, nước.

Câu 92 : Thị trường xuất nhập khẩu của nước ta hiện nay có đặc điểm

A. Hoa Kì là thị trường xuất khẩu lớn nhất, Trung Quốc là thị trường nhập khẩu lớn nhất. 

B. các nước ASEAN là thị trường xuất khẩu lớn nhất, Hoa Kì là thị trường nhập khẩu lớn nhất. 

C. thị trường xuất khẩu trùng khớp với thị trường nhập khẩu. 

D. Hoa Kì là thị trường xuất khẩu lớn nhất còn châu Á là thị trường nhập khẩu lớn nhất.

Câu 93 : Nhận định nào dưới đây không đúng với đặc điểm lao động nước ta?

A. Chất lượng lao động ngày càng được nâng lên. 

B. Lực lượng lao động có trình độ cao chiếm đa số lao động nước ta. 

C. Đội ngũ công nhân kĩ thuật lành nghề còn thiếu nhiều. 

D. Nguồn lao động dồi dào, tăng nhanh.

Câu 94 : Đặc điểm không đúng về dân cư nước ta

A. gia tăng dân số giảm, cơ cấu dân số trẻ. 

B. dân cư phân bố đồng đều giữa thành thị và nông thôn. 

C. dân số đông, có nhiều thành phần dân tộc. 

D. dân số có sự biến đổi nhanh chóng về cơ cấu nhóm tuổi.

Câu 95 : Đặc điểm nào sau đây không đúng với cây ăn quả ở Đông Nam Bộ:

A. có cả cây nhiệt đới lẫn cận nhiệt đới. 

B. sản xuất chủ yếu theo hình thức kinh tế hộ gia đình. 

C. mang đậm nền sản xuất hàng hoá. 

D. sản phẩm chủ yếu cung cấp trong nước và xuất khẩu.

Câu 96 : Ở Đồng bằng sông Hồng tập trung nhiều di tích, lễ hội, các làng nghề truyền thống là do

A. có nhiều dân tộc anh em cùng chung sống. 

B. chính sách đầu tư phát triển của Nhà nước. 

C. có lịch sử khai thác lâu đời với nền sản xuất phát triển. 

D. nền kinh tế phát triển nhanh.

Câu 97 : Nguyên nhân chính nào để nước ta cần phải hình thành các vùng kinh tế trọng điểm?

A. Để các vùng kinh tế tự phát triển riêng 

B. Vì nước ta chưa có các vùng kinh tế trọng điểm 

C. Để thu hút nhà đầu nước ngoài vào Việt Nam nhiều hơn 

D. Tạo ra những tam giác kinh tế phát triển tạo động lực cho khu vực và cả nước

Câu 98 : Nhận định nào dưới đây không chính xác về đặc điểm của phần hạ châu thổ ở Đồng bằng sông Cửu Long

A. gồm có các giồng đất ven sông, các cồn cát duyên hải, các bãi bồi ven sông. 

B. đất dễ bị nhiễm mặn vào mùa khô. 

C. thấp hơn so với phần thượng châu thổ. 

D. ít chịu tác động của thuỷ triều.

Câu 99 : Khó khăn lớn nhất trong việc sử dụng hợp lý đất đai ở Đồng bằng Sông Cửu Long là

A. diện tích đất chưa sử dụng còn nhiều. 

B. diện tích rừng ngập mặn bị suy giảm. 

C. thiếu nước ngọt vào mùa khô. 

D. diện tích đất nhiễm phèn, nhiễm mặn lớn.

Câu 100 : Điểm khác nhau cơ bản của khí hậu Đông Nam Bộ so với khí hậu Tây Nguyên tác động đến phát triển kinh tế?

A. Nam Bộ có khí hậu nóng và điều hòa hơn.

B. Nam Bộ có nhiệt độ trung bình năm thấp 

C. Nam Bộ có hai mùa mưa khô đối lập.

D. Tây Nguyên có mưa lệch sang thu đông.

Câu 101 : Nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng xâm nhập mặn xảy ra hàng năm ở Đồng bằng sông Cửu Long là do

A. mùa khô kéo dài sâu sắc (từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau).

 B. có nhiều cửa sông đổ ra biển. 

C. phá rừng ngập mặn để nuôi tôm. 

D. phát triển hệ sinh thái rừng ngập mặn.

Câu 102 : Ngành thủy sản ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long phát triển thuận lợi hơn Đồng bằng sông Hồng là do

A. có nguồn thủy sản phong phú và diện tích mặt nước nuôi trồng lớn. 

B. công nghiệp chế biến phát triển hơn. 

C. có một mùa lũ trong năm, nguồn lợi thủy sản trong mùa lũ rất lớn. 

D. người dân có kinh nghiệm đánh bắt và nuôi trồng thủy sản hơn.

Câu 103 : Biện pháp nào không được thực hiện để giải quyết cơ sở năng lượng cho vùng Đông Nam Bộ?

A. xây dựng các công trình thuỷ điện trong vùng. 

B. đường dây cao áp 500 KV chuyển từ Hoà Bình vào. 

C. phát triển điện tuốc bin khí và nhiệt điện chạy bằng dầu. 

D. nhập khẩu điện từ Campuchia và đông bắc Thái Lan.

Câu 104 : Việc phát triển và bảo vệ vốn rừng ở Bắc Trung Bộ có vai trò cực kì quan trọng vì

A. sông ngòi ngắn, dốc, rất dễ xảy ra lũ lụt. 

B. là vùng chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của gió Tây khô nóng. 

C. là vùng giàu tài nguyên rừng thứ hai của cả nước. 

D. ngành công nghiệp chế biến lâm sản của vùng rất phát triển.

Câu 106 : Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 9, hãy cho biết khu vực nào chịu ảnh hưởng cua gió Tây khô nóng rõ nét nhất ở Việt Nam?

A. Tây Bắc

B. Duyên hải Nam Trung Bộ. 

C. Đồng bằng sông Hồng.

D. Bắc Trung Bộ.

Câu 111 : Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 8, hãy cho biết tỉnh nào sau đây có mỏ sắt?

A. Ninh Bình.

B. Hà Tĩnh.

C. Cà Mau.

D. Quảng Bình.

Câu 115 : Cho bảng số liệu:

A. Số khách du lịch đến Đông Nam Á nhiều hơn số khách đến Tây Nam Á. 

B. Mức chi tiêu bình quân của mỗi lượt du khách quốc tế đến Đông Nam Á là 725,6 USD. 

C. Mức chi tiêu bình quân của mỗi lượt du khách quốc tế đến Tây Nam Á là 1745,9 USD. 

D. Mức chi tiêu của khách du lịch đến Tây Nam Á nhiều hơn khách du lịch đến Đông Nam Á.

Câu 116 : Cho bảng số liệu: Tình hình sản xuất lúa nước ta thời kì 1999 – 2010.

A. Biểu đồ đường.

B. Biểu đồ hình cột.

C. Biểu đồ hình tròn.

D. Biểu đồ kết hợp.

Câu 117 : Cho bảng số liệu:

A. Biểu đồ kết hợp.

B. Biểu đồ tròn. 

C. Biểu đồ cột nhóm.

D. Biểu đồ miền.

Câu 118 : Cho bảng số liệu:

A. 1,9 %

B. 2,0%

C. 4,03%

D. 5,5%

Câu 119 : Cho biểu đồ:

A. Hàng dệt may có tốc độ tăng trưởng nhanh thứ 2 trong giai đoạn 2000 – 2014 

B. Hàng thủy sản có tốc độ tăng chậm hơn so với 2 mặt hàng còn lại 

C. Hàng điện tử luôn có tốc độ tăng trưởng cao nhất trong giai đoạn 2000 – 2014 

D. Nếu chỉ tính trong giai đoạn 2000 – 2010 thì hàng dệt may đạt tốc độ tăng trưởng cao nhất

Câu 120 : Trong các yếu tố phục vụ cho phát triển kinh tế thì Đông Nam Á có lợi thế về

A. khí hậu điều hòa

B. nguồn nhân lực

C. đồng bằng màu mỡ

D. biển

Câu 121 : Việc thiết lập khu vực tự do thương mại ASEAN nhằm các mục tiêu sau:

A. Thoát khỏi ảnh hưởng của các nước ngoài khu vực 

B. Hạn chế bớt sự đầu tư của nước ngoài vào khu vực 

C. Tận dụng thế mạnh thị trường nội địa của từng nước 

D. Cắt giảm thuế quan, tự do hóa thương mại trong nội bộ khối

Câu 122 : Nước ta nằm ở vị trí tiếp giáp giữa lục địa và đại dương, là nơi tiếp giáp của vành đai sinh khoáng nào?

A. Thái Bình Dương và Á – Âu.

B. Thái Bình Dương và Nam Á. 

C. Á – Âu.

D. Thái Bình Dương và Địa Trung Hải.

Câu 123 : Loại khoáng sản nào dưới đây có tiềm năng vô tận ở Biển Đông nước ta?

A. Dầu mỏ.

B. Titan.

C. Muối biển. 

D. Khí tự nhiên.

Câu 124 : Kiểu thời tiết điển hình của khu vực Nam Bộ và Tây Nguyên vào thời kì hoạt động của gió mùa Đông Bắc ở nước ta là

A. nắng nóng, trời nhiều mây.

B. nắng, thời tiết ổn định, tạnh ráo. 

C. nắng, nóng mưa nhiều.

D. nắng, ít mây, mưa nhiều.

Câu 125 : Hệ thống sông lớn duy nhất ở nước ta có dòng chảy đổ sang Trung Quốc là

A. sông Kì Cùng – Bằng Giang.

B. sông Thái Bình. 

C. sông Mê Công.

D. sông Hồng.

Câu 126 : Nguyên nhân chính khiến cho diện tích rừng nước ta có xu hướng tăng trở lại trong những năm gần đây là do

A. sự quan tâm của các cấp chính quyền. 

B. chiến tranh kết thúc. 

C. hạn chế tình trạng du canh du cư của đồng bào dân tộc. 

D. đẩy mạnh trồng rừng và chính sách giao đất, giao rừng đến từng hộ nông dân.

Câu 127 : Vấn đề có ý nghĩa chiến lược quan trọng trong quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước là

A. duy trì nhịp độ tăng trưởng kinh tế cao và ổn định. 

B. Nâng cao tốc độ tăng trưởng kinh tế và bảo vệ môi trường. 

C. Chuyển dịch cơ cấu theo hướng tích cực. 

D. xác định cơ cấu kinh tế hợp lí và thúc đẩy sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế.

Câu 128 : Hiện nay, khả năng cạnh tranh của sản phẩm cây công nghiệp nước ta trên thị trường xuất khẩu còn hạn chế chủ yếu, vì:

A. mạng lưới giao thông yếu kém đã hạn chế khâu vận chuyển. 

B. công nghiệp chế biến còn nhỏ bé, công nghệ chậm đổi mới. 

C. chất lượng lao động chưa đáp ứng được yêu cầu sản xuất. 

D. thị trường xuất khẩu còn nhỏ, lẻ chưa được mở rộng.

Câu 129 : Các ngành công nghiệp sản xuất ôtô, xe máy, điện tử dân dụng được xếp vào nhóm ngành công nghiệp:

A. công nghiệp sản xuất công cụ lao động. 

B. công nghiệp chế biến và sản xuất hàng tiêu dùng. 

C. công nghiệp vật liệu 

D. công nghiệp năng lượng

Câu 130 : Sự phân chia các trung tâm công nghiệp thành 3 nhóm là dựa vào:

A. sự phân bố của các trung tâm trên phạm vi lãnh thổ 

B. hướng chuyên môn hoá và quy mô của các trung tâm 

C. quy mô và chức năng của các trung tâm 

D. vai trò của các trung tâm trong phân công lao động theo lãnh thổ

Câu 131 : Tuyến giao thông có ý nghĩa quan trọng hàng đầu trong việc phát triển kinh tế-xã hội ở nước ta là

A. tuyến đường sắt thống nhất Bắc - Nam. 

B. các tuyến giao thông vận tải Bắc - Nam. 

C. các tuyến vận tải chuyên môn hóa. 

D. các tuyến đường ngang nối đồng bằng với trung du và miền núi.

Câu 132 : Thị trường xuất nhập khẩu của nước ta hiện nay có đặc điểm

A. các nước ASEAN là thị trường xuất khẩu lớn nhất, Hoa Kì là thị trường nhập khẩu lớn nhất. 

B. Hoa Kì là thị trường xuất khẩu lớn nhất, Trung Quốc là thị trường nhập khẩu lớn nhất. 

C. Hoa Kì là thị trường xuất khẩu lớn nhất còn châu Á là thị trường nhập khẩu lớn nhất. 

D. thị trường xuất khẩu trùng khớp với thị trường nhập khẩu.

Câu 133 : Đặc điểm nào dưới đây chứng minh nước ta là một nước đông dân?

A. Dân cư phân bố đều giữa thành thị và nông thôn. 

B. Cơ cấu dân số theo nhóm tuổi biến đổi nhanh chóng. 

C. Cơ cấu dân số trẻ. 

D. Tính đến năm 2006, dân số nước ta đứng thứ ba ở khu vực Đông Nam Á và đứng thứ 13 trong số hơn 200 quốc gia trên thế giới.

Câu 134 : Trong thời kì Pháp thuộc, chức năng chính của đô thị nước ta là gì?

A. Hành chính và dịch vụ

B. Hành chính và quân sự 

C. Thương mại và quân sự

D. Thương mại và dịch vụ

Câu 135 : Lĩnh vực chiếm tỉ trọng cao nhất trong cơ cấu kinh tế biển của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ là

A. khai thác chế biển than.

B. khai thác và nuôi trồng thủy sản. 

C. giao thông vận tải biển.

D. du lịch biển – đảo.

Câu 136 : Trở ngại lớn nhất đối với các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long trong sản xuất nông nghiệp là:

A. bão với sức tàn phá lớn.

B. khô hạn kéo dài. 

C. lũ lụt thường xuyên.

D. sự xâm nhập của thuỷ triều vào vùng nội địa.

Câu 137 : Hiện nay để giải quyết vấn đề lũ ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long, biện pháp chủ yếu là

A. tránh lũ.

B. trồng rừng phòng hộ. 

C. xây dựng hệ thống đê bao kiên cố.

D. chủ động sống chung với lũ.

Câu 138 : Điều kiện nào sau đây thuận lợi cho nuôi trồng thủy sản nước ngọt ở Đồng bằng sông Cửu Long?

A. Có hệ thống sông ngòi, kênh rạch chằng chịt.

B. Có nhiều cửa sông. 

C. Có nhiều bãi triều rộng.

D. Có các cánh rừng ngập mặn.

Câu 139 : Hoạt động khai thác thủy sản ở Duyên hải Nam Trung Bộ có điều kiện phát triển mạnh là do nguyên nhân nào dưới đây?

A. Ít thiên tai xảy ra.

B. Hệ thống sông ngòi dày đặc. 

C. Biển có nhiều bãi tôm, bãi cá.

D. Lao động có trình độ cao.

Câu 142 : Vùng thượng châu thổ và hạ châu thổ ở Đồng bằng sông Cửu Long đều có đặc điểm:

A. chịu tác động của sóng biển và thủy triều.

B. những vùng trũng bị ngập nước vào mùa mưa. 

C. đất phù sa bị nhiễm mặn.

D. độ cao trung bình từ 2- 4m.

Câu 143 : Ngành đánh bắt thuỷ sản của Đông Nam Bộ được phát triển mạnh là nhờ: 

A. có nhiều rừng ngập mặn.

B. vùng này ít có bão, lũ. 

C. nằm kề các ngư trường lớn.

D. có nhiều cảng nước sâu.

Câu 144 : Việc phát triển công nghiệp chế biến lọc dầu ở vùng Đông Nam Bộ cần phải chú ý đến vấn đề

A. tăng cường cơ sở năng lượng cho vùng. 

B. chú ý vấn đề môi trường trong khai thác và vận chuyển. 

C. phát triển cơ sở hạ tầng giao thông vận tải. 

D. thu hút vốn đầu tư nước ngoài để hiện đại hóa sản xuất.

Câu 145 : Dựa vào Atlat địa lí Việt Nam trang 15, hãy cho biết các đô thị nào sau đây là đô thị đặc biệt ở nước ta.

A. Đà Nẵng, Cần Thơ

B. Hải Phòng, Đà Nẵng 

C. Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh

D. Hà Nội, Đà Nẵng

Câu 147 : Dựa vào Atlat trang 15, em hãy cho biết tính đến năm 2007, Huế là đô thị loại mấy?

A. Đô thị loại 2.

B. Đô thị loại 3.

C. Đô thị đặc biệt.

D. Đô thị loại 1.

Câu 148 : Dựa vào trang 24 Atlat Địa lí Việt Nam em hãy cho biết vùng có tổng mức bán lẻ và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tính theo đầu người cao nhất cả nước là:

A. Duyển hải Nam Trung Bộ.

B. Đồng bằng sông Hồng. 

C. Đông Nam Bộ.

D. Đồng bằng sông Cửu Long.

Câu 152 : Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 8, hãy cho biết tỉnh nào sau đây có mỏ sắt?

A. Quảng Bình.

B. Ninh Bình.

C. Hà Tĩnh.

D. Cà Mau.

Câu 153 : Cho biểu đồ

A. Sản lượng lúa gạo của nước ta giai đoạn 1985 – 2014 

B. Tình hình phát triển sản xuất lúa gạo của nước ta giai đoạn 1985 – 2014 

C. Tốc độ tăng trưởng sản lượng lúa gạo của nước ta giai đoạn 1985 – 2014 

D. Sự thay đổi tỉ trọng sản lượng lúa gạo của nước ta giai đoạn 1985 - 2014

Câu 154 : Cho bảng số liệu:

A. (+)687mm; (+)1868mm; (+)245mm.

B. (+)2665mm; (+)3868mm; (+)3671mm. 

C. (-)678mm; (-)1868mm; (-)245mm.

D. (-)2665mm; (-)3868mm; (-)3671mm.

Câu 155 : Cho bảng số liệu:

A. Nhiệt độ trung bình tháng 1giảm dần từ Bắc vào Nam

B. Nhiệt độ trung bình tháng 1 tương đối cao 

C. Nhiệt độ trung bình tháng 1tương đối cao và ổn định 

D. Nhiệt độ trung bình tháng 1 tăng dần từ Bắc vào Nam

Câu 156 : Cho biểu đồ:

A. Do y tế phát triển, tỉ lệ tử vong trẻ em giảm, tuổi thọ ngày càng cao. 

B. Do thực hiện tốt công tác dân số kế hoạch hóa gia đình. 

C. Do kinh tế phát triển, mức sống được nâng cao. 

D. Do hậu quả của chiến tranh.

Câu 157 : Biểu đồ dưới đây thể hiện nội dung nào?

A. Tốc độ tăng trưởng cây công nghiệp lâu năm và hàng năm của nước ta từ năm 2000 đến 2010 

B. Cơ cấu cây công nghiệp lâu năm của nước ta từ năm 2000 đến năm 2010. 

C. Sự biến đổi tỉ trọng cây công nghiệp lâu năm và cây công nghiệp hàng năm của nước ta từ năm 2000 đến 2010. 

D. Tình hình phát triển cây công nghiệp lâu năm và hàng năm của nước ta từ năm 2000 đến năm 2010.

Câu 158 : Cho biểu đồ

A. Hàng công nghiệp nặng và khoáng sản là mặt hàng có tốc độ tăng chậm nhất. 

B. Hàng lâm sản là mặt hàng có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất. 

C. Hàng công nghiệp nhẹ và tiểu thủ công nghiệp có mức tăng đều và ổn định nhất. 

D. Các mặt hàng xuất khẩu đều có tốc độ tăng trưởng đều như nhau.

Câu 159 : Cơ chế hợp tác của "Hiệp hội các nước Đông Nam Á" không thông qua hình thức nào?

A. Các văn bản về đường lối phát triển kinh tế-xã hội chung áp đặt cho tất cả các nước thành viên. 

B. Các hiệp ước 

C. Các diễn đàn 

D. Các hoạt động văn hóa, thể thao

Câu 160 : Hiện nay vùng lãnh thổ nào trong khu vực Đông Nam Á còn có tranh chấp?

A. Quần đảo An-đa-man và Ni-co-bar

B. Cả quần đảo Hoàng Sa 

C. Phía đông quần đảo Hoàng Sa

D. Quần đảo An-đa-man

Câu 161 : Việt Nam gắn liền với lục địa và đại dương nào sau đây:

A. Á và Thái Bình Dương.

B. Á và Ấn Độ Dương. 

C. Á - Âu và Thái Bình Dương.

D. Á – Âu và Ấn Độ Dương.

Câu 162 : Tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa và tính khép kín của biển Đông được thể hiện qua các yếu tố:

A. nhiệt độ và chế độ thủy triều.

B. nhiệt và ẩm. 

C. lượng mưa và số giờ nắng trong 1 ngày.

D. hải văn và sinh vật biển.

Câu 163 : Vì sao vào mùa đông, khu vực Nam Bộ và Tây Nguyên lại là mùa khô

A. Bức xạ Mặt Trời tới khu vực Tây Nguyên và Nam Bộ luôn luôn lớn. 

B. Vì khu vực Tây Nguyên và Nam Bộ không có gió mùa Đông Bắc thổi vào. 

C. Có gió mùa Tây Nam hoạt động quanh năm, nóng và khô. 

D. Do gió tín phong ở Bắc Bán Cầu thổi vào, bị dãy Trường Sơn và các cao nguyên phía Nam chặn lại, gây mưa ở vùng ven biển Trung Bộ, còn các vùng Nam Bộ và Tây Nguyên thì khô.

Câu 164 : Càng vào phía Nam mùa mưa bão ở nước ta có xu hướng

A. biến động.

B. chậm dần.

C. tăng dần.

D. mạnh hơn.

Câu 165 : Giải pháp tốt nhất trong việc sử dụng tài nguyên thiên nhiên nước ta trong giai đoạn hiện nay và tương lai là

A. đầu tư công nghệ khai thác hiện đại. 

B. có chiến lược sử dụng hợp lí tài nguyên thiên nhiên. 

C. cần nâng cao ý thức người dân trong việc bảo vệ tài nguyên thiên nhiên. 

D. sử dụng hợp lí đi đôi với việc bảo vệ và tái tạo tài nguyên thiên nhiên.

Câu 166 : Giải pháp tốt nhất trong việc sử dụng tài nguyên thiên nhiên nước ta trong giai đoạn hiện nay và tương lai là

A. đầu tư công nghệ khai thác hiện đại. 

B. có chiến lược sử dụng hợp lí tài nguyên thiên nhiên. 

C. cần nâng cao ý thức người dân trong việc bảo vệ tài nguyên thiên nhiên. 

D. sử dụng hợp lí đi đôi với việc bảo vệ và tái tạo tài nguyên thiên nhiên.

Câu 167 : Việc phát triển nền nông nghiệp tự cấp, tự túc dẫn đến

A. ngành trồng trọt chiếm tỉ trọng thấp.

B. giá trị ngành chăn nuôi lớn hơn trồng trọt. 

C. ngành chăn nuôi ngày càng phát triển.

D. dịch vụ nông nghiệp chiếm tỉ trọng thấp.

Câu 168 : Trong bối cảnh thế giới đang có sự biến động về sản phẩm nông nghiệp, nước ta muốn phát triển nông nghiệp bền vững thì phải giải quyết tốt mối quan hệ nào dưới đây?

A. Môi trường với phát triển nông nghiệp bền vững. 

B. Phát triển nông nghiệp bền vững thích ứng với biến đổi khí hậu. 

C. Kinh tế xanh với phát triển nông nghiệp bền vững. 

D. Dân số với phát triển nông nghiệp bền vững.

Câu 171 : Tuyến giao thông có ý nghĩa quan trọng hàng đầu trong việc phát triển kinh tế-xã hội ở nước ta là

A. các tuyến đường ngang nối đồng bằng với trung du và miền núi. 

B. tuyến đường sắt thống nhất Bắc - Nam. 

C. các tuyến giao thông vận tải Bắc - Nam. 

D. các tuyến vận tải chuyên môn hóa.

Câu 172 : Thị trường xuất nhập khẩu của nước ta hiện nay có đặc điểm

A. Hoa Kì là thị trường xuất khẩu lớn nhất, Trung Quốc là thị trường nhập khẩu lớn nhất. 

B. các nước ASEAN là thị trường xuất khẩu lớn nhất, Hoa Kì là thị trường nhập khẩu lớn nhất. 

C. Hoa Kì là thị trường xuất khẩu lớn nhất còn châu Á là thị trường nhập khẩu lớn nhất. 

D. thị trường xuất khẩu trùng khớp với thị trường nhập khẩu.

Câu 173 : Mục đích chính của việc đẩy mạnh đầu tư phát triển công nghiệp ở trung du miền núi và phát triển tiểu thủ công nghiệp ở nông thôn là:

A. Phân bố lại dân cư. 

B. Nâng cao tỉ lệ dân thành thị. 

C. Khai thác hiệu quả tài nguyên thiên nhiên trên các vùng. 

D. Giải quyết nhu cầu việc làm cho xã hội.

Câu 174 : Việc tập trung nhiều lao động ở vùng đồng bằng và duyên hải là điều kiện thuận lợi để:

A. Phát triển các ngành dịch vụ và công nghiệp đòi hỏi trình độ cao. 

B. Phát triển các ngành dịch vụ. 

C. Phát triển các ngành công nghiệp cần nhiều lao động. 

D. Thu hút vốn đầu tư nước ngoài.

Câu 175 : Đồng bằng sông Cửu Long có vị trí cao trong ngành sản xuất lương thực của nước ta là do:

A. có diện tích gieo trồng cây lương thực lớn nhất nước. 

B. có sự đầu tư của nhà nước để cải tạo cơ sở hạ tầng. 

C. có trình độ thâm canh cây lương thực cao nhất nước. 

D. có năng suất lao động lớn nhất cả nước.

Câu 176 : Ở Trung du và miền núi Bắc Bộ nước ta không thích hợp cho trồng cây hàng năm chủ yếu là do:

A. địa hình dốc nên đất dễ bị thoái hoá, làm thuỷ lợi khó khăn. 

B. các cây hàng năm đem lại giá trị kinh tế thấp. 

C. làm thuỷ lợi khó khăn, đất có độ phì thấp. 

D. người dân ít có kinh nghiệm trồng cây hàng năm.

Câu 178 : Đất cát pha trên các đồng bằng ở duyên hải miền Trung, là điều kiện thuận lợi để

A. trồng các cây công nghiệp lâu năm. 

B. trồng các cây công nghiệp hàng năm. 

C. trồng các cây lương thực. 

D. chăn nuôi gia súc lớn và trồng các cây công nghiệp lâu năm.

Câu 179 : Vùng chuyên canh cây công nghiệp có cơ sở vật chất kĩ thuật tốt nhất là: 

A. Đông Nam Bộ và Tây Nguyên.

B. Trung du và miền núi Bắc Bộ. 

C. Tây Nguyên.

D. Đông Nam Bộ.

Câu 180 : Biện pháp nào sau đây không phù hợp với cải tạo tự nhiên ở vùng đồng bằng sông Cửu Long?

A. Lai tạo các giống lúa chịu được phèn, mặn. 

B. Đẩy mạnh khai thác nguồn lợi thủy sản khi lũ về. 

C. Làm thủy lợi để có nước ngọt vào mùa khô rửa phèn, rửa mặn cho đất. 

D. Khai phá rừng ngập mặn để mở rộng diện tích nuôi trồng thủy sản.

Câu 182 : Trong những năm gần đây, diện tích rừng ở Đồng bằng sông Cửu Long bị giảm sút chủ yếu là do

A. liên tục xảy ra cháy rừng vào mùa khô. 

B. nhu cầu lớn về gỗ, củi phục vụ sản xuất và đời sống. 

C. biến đổi khí hậu, nước biển dâng. 

D. tăng diện tích đất nông nghiệp thông qua các chương trình di dân, phát triển nuôi tôm và cháy rừng.

Câu 183 : Điểm tương đồng trong cơ cấu sản phẩm cây trồng giữa Tây Nguyên và Trung du miền núi Bắc Bộ là

A. trồng cây công nghiệp lâu năm, đặc biệt là cây chè. 

B. trồng cây lương thực. 

C. trồng cây dược liệu, cây ăn quả. 

D. trồng các cây công nghiệp ngắn ngày.

Câu 184 : Ngành thuỷ sản ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long phát triển thuận lợi hơn Đồng bằng sông Hồng là do

A. người dân có nhiều kinh nghiệm đánh bắt và nuôi trồng thuỷ sản hơn. 

B. công nghiệp chế biến phát triển hơn. 

C. có nguồn thuỷ sản phong phú và diện tích mặt nước nuôi trồng lớn. 

D. có một mùa lũ trong năm, nguồn lợi thuỷ sản trong mùa lũ rất lớn.

Câu 187 : Dựa vào bản đồ công nghiệp năng lượng Atlat trang 22, hãy kể tên hai nhà máy thuỷ điện ở vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ:

A. Sơn La, Bản Vẽ.

B. Nậm Mu, Thác Bà.

C. Phả Lại, Na Dương.

D. A Vương, Xê xan 3.

Câu 190 : Dựa vào trang 9 Atlat địa lí Việt Nam em hãy cho biết vùng khí hậu nào dưới đây không thuộc miền khí hậu phía Nam?

A. Vùng khí hậu Nam Bộ.

B. Vùng khí hậu Bắc Trung Bộ. 

C. Vùng khí hậu Tây Nguyên.

D. Vùng khí hậu Nam Trung Bộ.

Câu 191 : Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 19, hãy cho biết trâu được nuôi nhiều nhất ở tỉnh nào nước ta?

A. Bình Định, Phú Yên.

B. Sơn La, Lạng Sơn.

C. Thanh Hóa, Nghệ An.

D. Gia Lai, Đak Lak.

Câu 193 : Dựa vào trang 24 Atlat địa lí Việt Nam, hãy cho biết nước ta chủ yếu nhập khẩu mặt hàng nào?

A. Hàng tiêu dùng

B. Máy móc, thiết bị, phụ tùng 

C. Nguyên, nhiên, vật liệu

D. Thuỷ sản

Câu 194 : Cho biểu đồ

A. Tăng tỉ trọng khu vực công nghiệp - xây dựng; giảm tỉ trọng khu vực dịch vụ và khu vực nông - lâm - thủy sản. 

B. Tỉ trọng khu vực công nghiệp - xây dựng tăng nhiều nhất, sau đó đến khu vực dịch vụ; khu vực nông - lâm - thủy sản giảm tỉ trọng. 

C. Tăng tỉ trọng khu vực công nghiệp - xây dựng và dịch vụ; giảm tỉ trọng khu vực nông - lâm - thủy sản 

D. Tăng tỉ trọng khu vực dịch vụ; giảm tỉ trọng khu vực nông - lâm - thủy sản và công nghiệp - xây dựng.

Câu 195 : Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 13, em hãy cho biết lát cắt AB từ sơn nguyên Đồng Văn đến cửa sông Thái Bình chạy theo hướng

A. tây nam – đông bắc.

B. đông nam – tây bắc.

C. đông bắc – tây nam.

D. tây bắc – đông nam.

Câu 196 : Cho bảng số liệu

A. Tỉ trọng lao động khu vực dịch vụ tăng. 

B. Tỉ trọng lao động khu vực công nghiệp – xây dựng tăng. 

C. Tổng số lao động đang làm việc ở nước ta có xu hướng giảm. 

D. Tỉ trọng lao động khu vực Nông – lâm – thủy sản giảm.

Câu 197 : Cho biểu đồ sau:

A. Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài tăng. 

B. Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài luôn chiếm tỉ trọng nhỏ nhất. 

C. Khu vực Nhà nước chiếm tỉ trọng lớn và có xu hướng tăng. 

D. Khu vực ngoài Nhà nước luôn chiếm tỉ trọng cao nhất.

Câu 198 : Cho bảng số liệu

A. 2,0%.

B. 4,9%.

C. 3,9%.

D. 5,9%.

Câu 199 : Cho biểu đồ sau:

A. Từ 15 – 24 tuổi và từ 25 – 49 giảm.

B. Từ 25 – 49 tuổi và từ 50 trở lên tăng. 

C. Từ 15 – 24 tuổi tăng, từ 25 – 49 giảm.

D. Từ 15 – 24 tuổi giảm, từ 25 – 49 tuổi tăng.

Câu 200 : Đâu không là tác dụng của việc đưa đồng chung vào sử dụng trong thị trường Liên minh châu Âu (EU)?

A. Đơn giản hóa công tác kế toán của các doanh nghiệp đa quốc gia 

B. Nâng cao sức cạnh tranh của thị trường chung châu Âu 

C. Tạo thuận lợi cho việc chuyển giao vốn trong EU 

D. Để thay thế cho đồng đô la Mĩ

Câu 201 : Khoáng sản chủ yếu của Nhật Bản là

A. Đồng

B. Than đá 

C. Than đá và đồng

D. Than đá, đồng và vàng

Câu 202 : Vị trí địa lí đã quy định đặc điểm cơ bản của thiên nhiên Việt Nam là:

A. Thiên nhiên phân hóa đa dạng

B. Đất nước nhiều đồi núi 

C. Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa

D. Chịu ảnh hưởng sâu sắc của biển

Câu 203 : Vị trí địa lí đã quy định đặc điểm cơ bản của thiên nhiên nước ta là:

A. nhiệt đới ẩm gió mùa.

B. nhiệt đới gió mùa.

C. nhiệt đới ẩm.

D. nhiệt đới khô.

Câu 204 : Địa hình nước ta có đồi núi chiếm phần lớn diện tích, nhưng chủ yếu là:

A. đồi núi thấp.

B. đồi núi cao. 

C. đồi núi có độ cao trên 1000 m.

D. đồi núi có độ cao trên 2000 m.

Câu 205 : Ở nước ta, Huế là nơi có cân bằng ẩm lớn nhất so với Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh, vì:

A. đồi núi thấp.

B. đồi núi cao. 

C. đồi núi có độ cao trên 1000 m.

D. đồi núi có độ cao trên 2000 m.

Câu 206 : Ở nước ta, Huế là nơi có cân bằng ẩm lớn nhất so với Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh, vì:

A. Huế có lượng mưa không lớn nhưng mưa thu đông nên ít bốc hơi. 

B. Huế có lượng mưa lớn nhưng bốc hơi ít do mưa nhiều vào mùa hè thu. 

C. Huế có lượng mưa khá lớn nhưng mùa mưa trùng với mùa lạnh nên ít bốc hơi. 

D. Huế là nơi có lượng mưa trung bình năm lớn nhất nước ta.

Câu 207 : Biện pháp chống bão có hiệu quả nhất hiện nay ở nước ta là

A. củng cố đê biển để chắn sóng vùng ven biển. 

B. tăng cường các thiết bị nhằm dự báo chính xác quá trình hình thành và hướng đi chuyển của bão. 

C. cảnh báo sớm cho các tàu thuyền đang hoạt đông, chủ động tránh bão. 

D. huy động sức dân phòng tránh bão.

Câu 208 : Nội dung nào dưới đây không phù hợp với sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo lãnh thổ nước ta những năm qua?

A. Các khu vực miền núi và cao nguyên trở thành các vùng kinh tế năng động. 

B. Cả nước đã hình thành các vùng kinh tế trọng điểm. 

C. Các vùng chuyên canh trong nông nghiệp được hình thành. 

D. Các khu công nghiệp tập trung, khu chế xuất có quy mô lớn ra đời.

Câu 209 : Tỉnh nào trồng nhiều chè nhất ở Tây Nguyên?

A. Kon Tum

B. Đắk Lắk

C. Gia Lai

D. Lâm Đồng

Câu 210 : Giải pháp hàng đầu để nâng cao khả năng canh tranh mặt hàng cà phê của nước ta với các nước xuất khẩu khác là:

A. nhạy bén trước những yêu cầu của thị trường. 

B. nâng cao chất lượng sản phẩm trong sản xuất và áp dụng công nghệ trong chế biến. 

C. sử dụng nhiều giống tốt có năng suất cao phẩm chất tốt. 

D. giảm chi phí sản xuất để hạ giá thành sản phẩm.

Câu 212 : Hướng phát triển trong tương lai đối với quá trình công nghiệp hoá ở nước ta là:

A. phát triển công nghiệp khai thác. 

B. phát triển đồng đều cả công nghiệp nặng và công nghiệp nhẹ. 

C. ưu tiên phát triển các ngành công nghiệp nặng. 

D. chú trọng phát triển các ngành công nghiệp chế biến.

Câu 214 : Trong quá trình Đổi mới nền kinh tế nước ta hiện nay, giao thông vận tải có vai trò đặc biệt quan trọng không phải vì lí do nào dưới đây?

A. Tạo ra mối liên hệ kinh tế - xã hội giữa các địa phương, với cả thế giới. 

B. Giúp cho quá trình sản xuất, các hoạt động xã hội diễn ra liên tục, thuận tiện. 

C. Tăng cường sức mạnh an ninh quốc phòng cho đất nước. 

D. Sản xuất ra một khối lượng của cải vật chất lớn cho xã hội.

Câu 215 : Các đô thị ở nước ta phân bố chủ yếu ở:

A. miền Bắc.

B. miền Nam. 

C. vùng đồng bằng, ven biển.

D. vùng trung du và bán bình nguyên.

Câu 216 : Khí hậu của Tây Nguyên và Đông Nam Bộ có điểm khác nhau cơ bản là

A. sự phân hoá theo độ cao của khí hậu.

B. Đông Nam Bộ thường xuyên có bão. 

C. mùa mưa ở Tây Nguyên rất ngắn.

D. mùa khô ở Đông Nam Bộ chỉ kéo dài 4 tháng.

Câu 217 : Duyên hải Nam Trung Bộ có điều kiện phát triển mạnh đánh bắt thủy sản là do

A. ít thiên tai.

B. có hệ thống sông ngòi dày đặc. 

C. khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa.

D. đường bờ biển dài nhiều bãi tôm, bãi cá.

Câu 218 : Khó khăn lớn nhất đối với việc phát triển nông nghiệp ở Đồng bằng sông Cửu Long vào mùa khô là:

A. thiếu nước ngọt, xâm nhập mặn và phèn.

B. nạn cháy rừng. 

C. tình trạng hoang mạc hóa.

D. thuỷ triều tác động mạnh lên phía thượng nguồn.

Câu 219 : Những thành tựu nổi bật nhất, có ý nghĩa nhất của EU là:

A. Nâng cao sức cạnh tranh của thị trường chung châu Âu trên thị trường thế giới 

B. Các nước thành viên có chung thương mại với các khối nước 

C. Từ 6 nước thành viên ban đầu, nay đã trở thành một khối với 27 nước 

D. Thành lập thị trường chung và sử dụng đồng tiền chung Ơ-rô cho các nước thành viên

Câu 221 : Bãi biển Lăng Cô là bãi biển nổi tiếng của tỉnh

A. Hà Tĩnh.

B. Quảng Trị.

C. Thừa Thiên - Huế.

D. Quảng Bình.

Câu 222 : Đồng bằng sông Hồng là vùng có tiềm năng tự nhiên to lớn để sản xuất lương thực - thực phẩm là do có:

A. dân số đông, tăng nhanh. 

B. tập trung nhiều trung tâm công nghiệp lớn. 

C. đất đai màu mỡ, khí hậu tốt, nguồn nước dồi dào. 

D. lịch sử khai thác lãnh thổ lâu đời.

Câu 223 : Tuyến giao thông chạy qua gần hết các tỉnh của Tây Nguyên vào Đông Nam Bộ

A. quốc lộ 26.

B. quốc lộ 20.

C. quốc lộ 14.

D. quốc lộ 19.

Câu 224 : Bên cạnh nhiệm vụ cung cấp điện thì các nhà máy thủy điện ở Tây Nguyên còn có vai trò gì dưới đây?

A. Chống hạn cho cây trồng ở miền hạ du.

B. Chống lũ và điều hòa khí hậu. 

C. Chống bão và điều hòa khí hậu.

D. Làm sạch nước cho sinh hoạt và tưới tiêu.

Câu 225 : So với nhiều nước Đông Nam Á ở cùng vĩ độ, khu vực Đồng bằng sông Hồng có thể trồng được các loại rau quả có nguồn gốc cận nhiệt đới, ôn đới, nhờ

A. kiểu khí hậu nhiệt đới gió mùa, có mùa đông lạnh. 

B. khí hậu của vùng có tính chất nóng ẩm. 

C. độ cao của địa hình đồng bằng. 

D. đặc điểm phân mùa của khí hậu.

Câu 227 : Dựa vào trang 8 Atlat địa lí Việt Nam, hãy cho biết Crôm và Apatit được phân bố ở

A. Tam Đường - Quỳnh Nhai.

B. Cổ Định - Lào Cai. 

C. Lạng Sơn – Cao Bằng.

D. Nông Sơn - Quý Xa.

Câu 228 : Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 13, 14 em hãy cho biết dãy núi nào sau đây có hướng vòng cung?

A. Dãy Bạch Mã.

B. Dãy Trường Sơn Nam.

C. Dãy Hoàng Liên Sơn.

D. Dãy Hoành Sơn.

Câu 230 : Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 24, hãy cho biết năm 2007 nước ta nhập siêu là bao nhiêu?

A. 10,2 tỉ USD.

B. 14,2 tỉ USD.

C. 5,2 tỉ USD.

D. 15,2 tỉ USD.

Câu 232 : Dựa vào trang 24 Atlat địa lí Việt Nam, hãy cho biết nước ta chủ yếu nhập khẩu mặt hàng nào?

A. Hàng tiêu dùng

B. Nguyên, nhiên, vật liệu 

C. Thuỷ sản

D. Máy móc, thiết bị, phụ tùng

Câu 233 : Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam bản đồ trang 10 em hãy cho biết hệ thống sông lớn nhất ở khu vực Bắc Bộ nước ta là

A. hệ thống sông Thái Bình.

B. hệ thống sông Hồng. 

C. hệ thống sông Cả.

D. hệ thống sông Kì Cùng – Bằng Giang.

Câu 234 : Cho bảng số liệu

A. Diện tích và sản lượng lúa đều tăng.

B. Diện tích giảm 152,6 nghìn ha. 

C. Sản lượng tăng 1,23 lần.

D. Diện tích giảm, sản lượng tăng.

Câu 235 : Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 18, hãy cho biết cơ cấu giá trị sản xuất nông, lầm, thủy sản từ năm 2000 đến năm 2007 thay đổi như thế nào?

A. Tỉ trọng ngành nông nghiệp và lâm nghiệp tăng, tỉ trọng ngành thủy sản giảm. 

B. Tỉ trọng ngành nông nghiệp tăng, tỉ trọng ngành lâm nghiệp và thủy sản giảm. 

C. Tỉ trọng ngành nông nghiệp và lâm nghiệp giảm, tỉ trọng ngành thủy sản tăng. 

D. Tỉ trọng ngành nông nghiệp giảm, tỉ trọng ngành lâm nghiệp và thủy sản tăng.

Câu 236 : Cho biểu đồ

A. Giá trị sản xuất của cả ba ngành đều tăng trong đó nhanh nhất là thủy sản, chậm nhất là lâm nghiệp. 

B. Giá trị sản xuất của cả ba ngành đều tăng trong đó nhanh nhất là chăn nuôi. 

C. Giá trị sản xuất của cả ba ngành đều tăng trong đó nhanh nhất là thủy sản 

D. Giá trị sản xuất của cả ba ngành đều tăng trong đó nhanh nhất là lâm nghiệp.

Câu 237 : Cho bảng số liệu:

A. Tỉ trọng ngành chăn nuôi liên tục giảm. 

B. Tỉ trọng ngành trồng trọt lớn nhất và có xu hướng tăng. 

C. Tỉ trọng dịch vụ nông nghiệp thấp nhưng đang tăng lên nhanh. 

D. Tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất của ngành chăn nuôi cao hơn ngành trồng trọt.

Câu 238 : Cho biểu đồ sau:

A. Đồng bằng sông Cửu Long có sản lượng lúa dẫn đầu cả nước. 

B. Đồng bằng Sông Hồng và Đồng bằng sông Cửu Long chiếm ½ sản lượng lúa cả nước. 

C. Đồng bằng sông Hồng có sản lượng lúa lớn thứ hai cả nước. 

D. Tây Nguyên là vùng có sản lượng lúa ít nhất cả nước.

Câu 239 : Cho biểu đồ:

A. Hàng điện tử luôn có tốc độ tăng trưởng cao nhất trong giai đoạn 2000 – 2014 

B. Hàng thủy sản có tốc độ tăng chậm hơn so với 2 mặt hàng còn lại 

C. Hàng dệt may có tốc độ tăng trưởng nhanh thứ 2 trong giai đoạn 2000 – 2014 

D. Nếu chỉ tính trong giai đoạn 2000 – 2010 thì hàng dệt may đạt tốc độ tăng trưởng cao nhất

Lời giải có ở chi tiết câu hỏi nhé! (click chuột vào câu hỏi).

Copyright © 2021 HOCTAP247