Trang chủ Đề thi & kiểm tra Lớp 12 Hóa học Đề thi thử THPT QG năm 2022 môn Hóa học Trường THPT Lê Quý Đôn

Đề thi thử THPT QG năm 2022 môn Hóa học Trường THPT Lê Quý Đôn

Câu 1 : Khi thuỷ phân đến cùng protein thu được

A. \(\beta \)- amino axit.  

B. Axit.         

C. Amin.       

D. \(\alpha \)- amino axit.

Câu 2 : Khi thuỷ phân bất kỳ chất béo nào cũng thu được

A. axit oleic.    

B. axit panmitic.    

C. glixerol.        

D. axit stearic.

Câu 3 : Polime được điều chế bằng phản ứng trùng hợp là

A. poli(ure-fomanđehit).      

B. teflon.                         

C.

poli(etylen-terephtalat).    

D. poli(phenol-fomanđehit).

Câu 6 : Tơ lapsan thuộc loại

A. tơ axetat.        

B. tơ visco.         

C. tơ polieste.         

D. tơ poliamit.

Câu 7 : Để đo nồng độ cồn (C2H5OH) trong máu, cảnh sát giao thông sử dụng các dụng cụ phân tích có chứa

A. crom trioxit         

B. đicrom trioxit           

C. crom oxit    

D. đicrom oxit

Câu 8 : Phương trình hoá học nào sau đây thể hiện cách điều chế Cu theo phương pháp thuỷ luyện? (Biết phản ứng đã xảy ra trong điều kiện thích hợp)

A. \(Zn+CuS{{O}_{4}}\to Cu+ZnS{{O}_{4}}\) 

B. \({{H}_{2}}+CuO\to Cu+{{H}_{2}}O\)

C.

\(CuC{{l}_{2}}\to Cu+C{{l}_{2}}\)      

D. \(2CuS{{O}_{4}}+2{{H}_{2}}O\to 2Cu+2{{H}_{2}}S{{O}_{4}}+{{O}_{2}}\)

Câu 9 : Trong dung dịch, ion CO32- có thể cùng tồn tại với dãy các ion nào sau đây?

A. NH4+, Na+, K+.       

B. Cu2+, Mg2+, Al3+.        

C. Fe2+, Zn2+, Al3+.    

D. Fe3+, \(HSO_{4}^{-}\).

Câu 10 : Khi nói về CO2, khẳng định nào sau đây không đúng?

A. Chất khí không màu, không mùi, nặng hơn không khí.

B. Chất chủ yếu gây hiệu ứng nhà kính.   

C. Chất không độc nhưng không duy trì sự sống.     

D. Chất khí dùng để chữa cháy, nhất là các đám cháy kim loại.

Câu 12 : Phát biểu nào sau đây đúng?

A. Dung dịch saccarozơ phản ứng với Cu(OH)2 tạo dung dịch màu xanh lam.         

B. Tinh bột có phản ứng tráng bạc.

C. Xenlulozơ bị thuỷ phân trong dung dịch kiềm đun nóng.     

D. Glucozơ bị thuỷ phân trong môi trường axit.

Câu 13 : Trộn dung dịch chứa x mol AlCl3 với dung dịch chứa y mol NaOH. Để thu được kết tủa thì cần có tỉ lệ

A. x: y = 1: 4.      

B. x: y < 1: 3.       

C. x: y = 1: 5.          

D. x: y > 1: 4.

Câu 14 : Tiến hành sục khí Cl­2 vào dung dịch CrCl3 trong môi trường NaOH. Sản phẩm thu được là

A. Na2Cr2O7, NaCl, H2O.     

B. Na2CrO4, NaClO3, H2O.       

C.

Na(Cr(OH)4), NaCl, NaClO, H2O.        

D. Na2CrO4, NaCl, H2O.

Câu 18 : Hiđrocacbon thơm E có công thức cấu tạo như sau

A. 1 – etyl – 3,6 - đimetylbenzen     

B. 6 – etyl – 1,4 - đimetylbenzen    

C. 2 – etyl – 1,4 - đimetylbenzen         

D. 3 – etyl – 1,4 - đimetylbenzen

Câu 20 : Cho các sơ đồ phản ứng sau:\(\begin{align} & {{C}_{8}}{{H}_{14}}{{O}_{4}}+NaOH\xrightarrow{{}}{{X}_{1}}+{{X}_{2}}+{{H}_{2}}O \\ & {{X}_{1}}+{{H}_{2}}S{{O}_{4}}\xrightarrow{{}}{{X}_{3}}+N{{a}_{2}}S{{O}_{4}} \\ & {{X}_{3}}+{{X}_{4}}\xrightarrow{{}}Nilon-6,6+{{H}_{2}}O \\ \end{align}\)

A. Dung dịch X4 có thể làm quỳ tím chuyển màu hồng.   

B. Nhiệt độ sôi của X2 cao hơn axit axetic.         

C. Nhiệt độ nóng chảy của X1 cao hơn X3.     

D. Các chất X2X3 và X4 đều có mạch cacbon phân nhánh.

Câu 31 : Các hiđroxit: NaOH, Al(OH)3, Fe(OH)3, Ba(OH)2 được kí hiệu ngẫu nhiên là X, Y, Z, T. Kết quả thí nghiệm của X, Y, Z, T được ghi ở bảng sau:Các chất X, Y, Z, T lần lượt là

A. NaOH, Al(OH)3, Fe(OH)3, Ba(OH)2.             

B. NaOH, Fe(OH)3, Al(OH)3, Ba(OH)2.       

C. Ba(OH)2, Fe(OH)3, Al(OH)3, NaOH.     

D. Ba(OH)2, Al(OH)3, Fe(OH)3, NaOH.

Câu 32 : Một học sinh lắp đặt dụng cụ thí nghiệm như hình dưới đây từ các chất X, Y để điều chế khí Z. Phản ứng hoá học thoả mãn thí nghiệm trên là?

A. \(CaS{{O}_{3}}+2HCl\xrightarrow{{{t}^{o}}}CaC{{l}_{2}}+S{{O}_{2}}+{{H}_{2}}O.\)

B. \(CuO+CO\xrightarrow{{{t}^{o}}}Cu+C{{O}_{2}}.\)

C. \(2C+F{{e}_{3}}{{O}_{4}}\xrightarrow{{{t}^{o}}}3Fe+2C{{O}_{2}}.\)

D. \(F{{e}_{2}}{{O}_{3}}+3{{H}_{2}}\xrightarrow{{{t}^{o}}}2Fe+3{{H}_{2}}O.\)

Lời giải có ở chi tiết câu hỏi nhé! (click chuột vào câu hỏi).

Copyright © 2021 HOCTAP247