Trang chủ Đề thi & kiểm tra Lớp 12 Vật lý 1300 bài tập Dao động điều hòa trong đề thi thử Đại học có lời giải (Phần 4) !!

1300 bài tập Dao động điều hòa trong đề thi thử Đại học có lời giải (Phần 4) !!

Câu 4 : Trong dao động cơ học, khi nói về vật dao động cưỡng bức (giai đoạn đã ổn định), phát biểu nào sau đây là đúng?

A. Chu kì của dao động cưỡng bức bằng chu kì của ngoại lực tuần hoàn tác dụng lên vật.

B. Biên độ của dao động cưỡng bức chỉ phụ thuộc vào tần số của ngoại lực tuần hoàn tác dụng lên vật.

C. Chu kì của dao động cưỡng bức luôn bằng chu kì dao động riêng của vật.

D. Biên độ của dao động cưỡng bức luôn bằng biên độ của ngoại lực tuần hoàn.

Câu 5 : Khi nói về dao động cơ tắt dần của một vật, phát biểu nào sau đây đúng?

A. gia tốc của vật luôn giảm dần theo thời gian.

B. biên độ dao động giảm dần theo thời gian.

C. li độ của vật luôn giảm dần theo thời gian.

D. vận tốc của vật luôn giảm dần theo thời gian.

Câu 17 : Đối với dao động điều hòa, khoảng thời gian ngắn nhất sau đó trạng thái dao động lặp lại như cũ gọi là

A. tần số dao động.

B. pha ban đầu.

C. chu kỳ dao động.

D. tần số góc.

Câu 20 : Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về dao động tắt dần?

A. Dao động có biên độ giảm dần theo thời gian.

B. Lực cản môi trường tác dụng lên vật luôn sinh công dương.

C. Cơ năng của dao động tắt dần không đổi theo thời gian.

D. Dao động tắt dần là dao động chỉ chịu tác dụng của nội lực.

Câu 22 : Trong trường hợp nào dao động của con lắc đơn được coi như là dao động điều hòa.

A. Khối lượng quả nặng nhỏ.

B. Không có ma sát.

C. Biên độ dao động nhỏ.

D. Bỏ qua ma sát, lực cản môi trường và biên độ dao động nhỏ.

Câu 24 : Một con lắc lò xo dao động điều hoà có

A. chu kỳ tỉ lệ với khối lượng vật.

B. chu kỳ tỉ lệ với độ cứng lò xo.

C. chu kỳ tỉ lệ với căn bậc hai của khối lượng vật.

D. chu kỳ tỉ lệ với căn bậc hai của độ cứng của lò xo.

Câu 25 : Trong dao động điều hoà của con lắc lò xo, phát biểu nào sau đây là không đúng?

A. Vật đổi chiều dao động khi đi qua vị trí biên.

B. Véc tơ gia tốc của vật luôn hướng về vị trí cân bằng.

C. Vật đổi chiều dao động khi véc tơ lực hồi phục đổi chiều.

D. Véc tơ vận tốc đổi chiều khi vật qua vị trí biên.

Câu 26 : Phương trình vận tốc của vật dao động điều hòa dọc trục Ox là v = Aωcos(ωt). Phát biểu nào sau đây là đúng?

A. Gốc thời gian lúc vật đi qua vị trí cân bằng theo chiều âm.

B. Gốc thời gian lúc vật có li độ x = A.

C. Gốc thời gian lúc vật đi qua vị trí cân bằng theo chiều dương.

D. Gốc thời gian lúc vật có li độ x = – A.

Câu 37 : Khi một con lắc lò xo dao động điều hòa thì:

A. lực kéo về tác dụng lên vật có độ lớn tỉ lệ với bình phương biên độ.

B. gia tốc của vật có độ lớn cực đại khi vật ở vị trí cân bằng.

C. vận tốc của vật có độ lớn cực đại khi vật ở vị trí cân bằng.

D. lực kéo về tác dụng lên vật có độ lớn cực đại khi vật ở vị trí cân bằng.

Câu 43 : Một vật dao động tắt dần.

A. Lực kéo về giảm dần theo thời gian.

B. Li độ giảm dần theo thời gian.

C. Động năng giảm dần theo thời gian.

D. Biên độ giảm dần theo thời gian.

Câu 47 : Âm nghe được là sóng cơ học có tần số khoảng.

A. 16 Hz đến 20 kHz.

B. 16 Hz đến 20 MHz.

C. 16 Hz đến 20000 kHz.

D. 16 Hz đến 200 kHz.

Câu 52 : Trong dao động điều hòa, thời gian vật thực hiện một dao động toàn phần được gọi là:

A. chu kì dao động.

B. tần số dao động.

C. pha ban đầu của dao động.

D. tần số góc của dao động.

Câu 60 : Trong dao động điều hòa, những đại lượng biến thiên cùng tần số với tần số của vận tốc là

A. li độ, gia tốc và động năng.

B. động năng, thế năng và lực kéo về.

C. li độ, gia tốc và lực kéo về.

D. li độ, động năng và thế năng.

Câu 62 : Đồ thị biểu diễn lực kéo về trong dao động tự do của con lắc lò xo theo thời gian có dạng

A. đường sin.

B. đường thẳng.

C. đường parabol.

D. đường elíp.

Câu 63 : Hai vật dao động điều hòa cùng phương cùng tần số, gia tốc của vật thứ nhất biến thiên cùng pha với vận tốc của vật thứ hai. Khi vật thứ nhất qua vị trí cân bằng thì vật thứ hai sẽ

A. có độ lớn gia tốc cực đại.

B. đạt tốc độ cực đại.

C. có thế năng gấp đôi động năng.

D. có động năng bằng thế năng.

Câu 64 : Trong dao động điều hòa thì véc tơ vận tốc và véc tơ lực kéo về ngược chiều với nhau khi vật đi từ

A. vị trí biên âm đến vị trí biên dương

B. vị trí cân bằng đến vị trí biên

C. vị trí biên dương đên vị trí biên âm

D. vị trí biên đến vị trí cân bằng

Câu 70 : Vật dao động tắt dần có:

A. biên độ luôn giảm dần theo thời gian.

B. động năng luôn giảm dần theo thời gian.

C. li độ luôn giảm dần theo thời gian.

D. tốc độ luôn giảm dần theo thời gian.

Câu 72 : Hai dao động điều hòa có phương trình lần lượt là x1 = A1cos(ωt) cm và x2 = -A2cos(ωt) cm. Phát biểu nào sau đây là đúng?

A. Hai dao động ngược pha.

B. hai dao động vuông pha.

C. Hai dao động cùng pha.

D. Hai dao động lệch pha nhau một góc 0,25π 

Câu 77 : Tại một nơi chu kì dao động điều hòa của con lắc đơn tỉ lệ thuận với:

A. căn bậc hai chiều dài con lắc.

B. gia tốc trọng trường.

C. căn bậc hai gia tốc trọng trường.

D. chiều dài con lắc.

Câu 78 : Dao động cưỡng bức có tần số:

A. nhỏ hơn tần số của lực cưỡng bức.

B. bằng tần số của lực cưỡng bức.

C. lớn hơn tần số của lực cưỡng bức.

D. bằng tần số dao động riêng của hệ.

Câu 85 : Cho hai dao động điều hòa có phương trình lần lượt là x= 10cos(ωt) cm và x= 8cos(ωt – π/2) cm. Tại thời điểm t, dao động thứ nhất có li độ 53 cm và chuyển động nhanh dần. Khi đó dao động thứ hai:

A. có li độ -4  và chuyển động nhanh dần đều.

B. có li độ -4  và chuyển động chậm dần đều.

C. có li độ 4 và chuyển động chậm dần đều.

D. có li độ 4 và chuyển động nhanh dần đều.

Câu 94 : Dao động cưỡng bức có biên độ càng lớn khi:

A. tần số dao động cưỡng bức càng lớn.

B. tần số ngoại lực càng gần tần số riêng của hệ.

C. biên độ dao động cưỡng bức càng lớn.

D. biên độ lực cưỡng bức bằng biên độ dao động riêng.

Câu 128 : * Trong các phương trình sau, phương trình nào biểu diễn một dao động điều hòa?

A. x = 2cot(2πt) cm.

B. x = (3t)cos(5πt) cm.

C. x = cos(0,5πt3) cm.

D. x = cos(100πt) cm.

Câu 130 : Pha ban đầu của con lắc lò xo phụ thuộc vào

A. cách chọn gốc thời gian.

B. biên độ của con lắc.

C. cách kích thích dao động.

D. cấu tạo con lắc lò xo.

Câu 134 : Cộng hưởng cơ là hiện tượng

A. lực cưỡng bức có tần số đạt giá trị cực đại.

B. biên độ của dao động cưỡng bức tăng đến giá trị cực đại.

C. biên độ của dao động cưỡng bức đạt đến giá trị cực tiểu.

D. tần số của dao động cưỡng bức tăng đến giá trị cực đại.

Câu 138 : Phát biểu nào sau đây là sai về dao động điều hoà của một vật?

A. Thế năng cực đại khi vật ở vị trí biên.

B. Động năng cực đại khi vật qua vị trí cân bằng.

C. Lực kéo về luôn luôn cùng pha với li độ.

D. Khi qua vị trí cân bằng lực kéo về đổi dấu.

Câu 146 : Điều kiện để có hiện tượng cộng hưởng cơ là

A. tần số của dao động cưỡng bức bằng tần số dao động riêng.

B. chu kì của dao động cưỡng bức bằng chu kì lực cưỡng bức

C. biên độ của dao động cưỡng bức bằng biên độ dao động riêng.

D. tần số của dao động cưỡng bức bằng tần số lực cưỡng bức.

Câu 147 : Trong phương trình dao động điều hòa x = Acos(ωt + φ) thì (ωt + φ) gọi là

A. pha ban đầu

B. góc mà véctơ quay quét được trong thời gian t.

C. tần số góc.

D. pha của dao động ở thời điểm t.

Câu 151 : Một vật dao động tắt dần có các đại lượng giảm liên tục theo thời gian là

A. biên độ và gia tốc

B. li độ và tốc độ

C. Biên độ và tốc độ

D. biên độ và năng lượng

Câu 154 : Lò xo giảm xóc của ô tô và xe máy có tác dụng

A. truyền dao động cưỡng bức.

B. duy trì dao động tự do.

C. giảm cường độ lực gây xóc và làm tắt dần dao động.

D. điều chỉnh để có hiện tượng cộng hưởng dao động.

Câu 172 : Trong dao động cưỡng bức, đồ thị cộng hưởng càng nhọn khi

A. tần số dao động riêng càng nhỏ.

B. tần số dao động riêng càng lớn.

C. lực cản của môi trường càng lớn.

D. lực cản của môi trường càng nhỏ.

Câu 174 : Chọn phát biểu sai về vật dao động điều hòa?

A. Chu kì là khoảng thời gian ngắn nhất để trạng thái dao động lặp lại.

B. Chu kì là khoảng thời gian để vật thực hiện được một dao động.

C. Chu kì là đại lượng nghịch đảo của tần số.

D. Chu kì là khoảng thời gian ngắn nhất để vật chuyển động từ biên nọ đến biên kia.

Câu 182 : Khi gia tốc của một chất điểm dao động điều hòa cực đại thì:

A. Li độ của nó đạt cực tiểu.

B. Thế năng của nó bằng không.

C. Li độ của nó bằng không .

D. Vận tốc của nó đạt cực đại.

Câu 185 : Chọn phát biểu đúng: Biên độ dao động của con lắc lò xo không ảnh hưởng đến

A. Động năng cực đại .

B. Gia tốc cực đại.

C. Tần số dao động.

D. Vận tốc cực đại.

Câu 189 : Trong dao động điều hòa, độ lớn gia tốc của vật

A. giảm khi tốc độ của vật tăng

B. tăng hay giảm phụ thuộc vào vận tốc ban đầu của vật lớn hay nhỏ.

C. không thay đổi.

D. tăng khi vận tốc của vật tăng.

Câu 204 : Phát biểu nào sau đây là sai: Cơ năng của dao động điều hòa bằng

A. thế năng của vật ở vị trí biên.

B. tổng động năng và thế năng ở thời điểm bất kỳ.

C. động năng vào thời điểm ban đầu.

D. động năng của vật khi nó qua vị trí cân bằng.

Câu 206 : Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về dao động điều hòa:

A. Là chuyển động có phương trình li độ mô tả bởi hàm sin hoặc cosin theo thời gian.

B. Là chuyển động của một vật dưới tác dụng của một lực không đổi.

C. Là chuyển động của một vật dưới tác dụng của ngoại lực bằng không.

D. Là chuyển động mà trạng thái của vật lặp lại như cũ sau những khoảng thời gian bằng nhau.

Câu 207 : Đối với dao động điều hòa, khoảng thời gian ngắn nhất trạng thái dao động lặp lại như cũ gọi là:

A. tần số dao động.

B. chu kỳ dao động.

C. pha ban đầu.

D. tần số góc.

Câu 212 : Xét dao động tổng hợp của hai dao động điều hòa cùng phương, cùng tần số. Biên độ của dao động tổng hợp không phụ thuộc:

A. Biên độ của dao động thành phần thứ hai

B. Tần số chung của hai dao động thành phần.

C. Độ lệch pha của hai dao động thành phần.

D. Biên độ của dao động thành phần thứ nhất.

Câu 213 : Khi biên độ của một vật dao động điều hòa giảm 2 lần thi năng lượng dao động:

A. tăng 2 lần.

B. tăng 4 lần.

C. giảm 2 lần.

D. giảm 4 lần.

Câu 214 : Trong dao động tắt dần, đại lượng nào sau đây luôn giảm dần theo thời gian:

A. Li độ.

B. Vận tốc.

C. Gia tốc.

D. Biên độ.

Câu 220 : Một chất điểm dao động điều hòa với phương trình x = Acos(ωt + φ). Trong đó A, ω, φ là các hằng số. Pha dao động của chất điểm

A. biến thiên theo hàm bậc hai với thời gian.

B. không đổi theo thời gian.

C. biến thiên điều hòa theo thời gian.

D. biến thiên theo hàm bậc nhất của thời gian.

Lời giải có ở chi tiết câu hỏi nhé! (click chuột vào câu hỏi).

Copyright © 2021 HOCTAP247