Trang chủ Đề thi & kiểm tra Lớp 10 Hóa học Trắc nghiệm Hóa học 10 Bài 18: Hydrogen halide và hydrohalic acid có đáp án !!

Trắc nghiệm Hóa học 10 Bài 18: Hydrogen halide và hydrohalic acid có đáp án !!

Câu 1 : Liên kết trong hợp chất hydrogen halide là

A. liên kết ion.

B. liên kết cộng hóa trị không cực.

C. liên kết cộng hóa trị có cực.

D. liên kết cho – nhận.

Câu 2 : Từ HF đến HI, xu hướng phân cực

A. tăng dần.

B. giảm dần.

C. tăng sau đó giảm.

D. giảm sau đó tăng.

Câu 3 : Tại sao hydrogen fluoride có nhiệt độ sôi bất thường so với các hydrogen halide khác?

A. Do nguyên tử nguyên tố fluorine có độ âm điện lớn.

B. Do giữa các phân tử hydrogen fluoride còn có tương tác van der Waals.

C. Do giữa các phân tử hydrogen fluoride còn tạo liên kết hydrogen với nhau.

D. Do giữa các phân tử hydrogen fluoride còn tạo liên kết cho – nhận với nhau.

Câu 4 : Từ HF đến HI, tính acid của các dung dịch hydrogen halide biến đổi như thế nào?

A. Giảm dần.

B. Tăng dần.

C. Tăng sau đó giảm dần.

D. Không xác định được.

Câu 5 : Phát biểu nào sau đây không đúng?

A. Khi phản ứng với sulfuric acid đặc thì Cl- không thể hiện tính khử.

B. Khi phản ứng với sulfuric acid đặc thì ion Br- và I- thể hiện tính khử.

C. Khi phản ứng với sulfuric acid đặc, Br- có tính khử yếu hơn I-.

D. Khi tiếp xúc với các chất oxi hóa khác nhau thì tính khử của ion X- thường tăng từ I- đến Cl-.

Câu 7 : Trước đây, các hợp chất CFC được sử dụng cho các hệ thống làm lạnh. Tuy nhiên hiện nay, người ta sản xuất hydrochlorofluorocarbon (HCFC) thay thế CFC. Nguyên nhân là do

A. sản xuất hợp chất CFC rất tốn kém.

B. hiệu quả sử dụng của HCFC cao hơn CFC trong các hệ thống làm lạnh.

C. CFC dễ gây ngộ độc khi sản xuất.

D. CFC làm phá hủy tầng ozone khi xâm nhập vào khí quyển.

Câu 10 : Để phân biệt các dung dịch: NaF, NaCl, NaBr, NaI, ta dùng

A. dung dịch HCl.

B. quỳ tím.

C. dung dịch BaCl2.

D. dung dịch AgNO3.

Câu 11 : Phát biểu nào sau đây không đúng?

A. Khi sử dụng thực phẩm có lượng acid hoặc kiềm cao, ăn uống và sinh hoạt không điều độ, cuộc sống căng thẳng, … sẽ làm thay đổi nồng độ HCl trong dạ dày (bao tử) gây bệnh “đau dạ dày”.

B. Hydrofluoric acid có độc tính cao và tính ăn mòn rất mạnh.

C. Các hydrogen halide khó tan trong nước.

D. Nhiệt độ sôi tăng từ HCl đến HI, đó là do khối lượng phân tử và tương tác van der Waals giữa các phân tử tăng dần.

Câu 12 : Trong phòng thí nghiệm, khí chlorine được điều chế theo phản ứng sau:

A. HCl là chất khử, MnO2 là chất oxi hóa.

B. MnO2 là chất khử, HCl là chất oxi hóa.

C. HCl vừa là chất khử, vừa là chất oxi hóa.

D. MnO2 vừa là chất khử, vừa là chất oxi hóa.

Lời giải có ở chi tiết câu hỏi nhé! (click chuột vào câu hỏi).

Copyright © 2021 HOCTAP247