Trang chủ Đề thi & kiểm tra Lớp 10 Hóa học Trắc nghiệm Hóa học 10 Bài 39 Luyện tập Tốc độ phản ứng và cân bằng hóa học

Trắc nghiệm Hóa học 10 Bài 39 Luyện tập Tốc độ phản ứng và cân bằng hóa học

Câu 1 : Tốc độ phản ứng là :

A. Độ biến thiên nồng độ của một chất phản ứng trong một đơn vị thời gian.

B. Độ biến thiên nồng độ của một sản phẩm  phản ứng trong một đơn vị thời gian.

C. Độ biến thiên nồng độ của một chất phản ứng hoặc sản phẩm phản ứng trong một đơn vị thời gian.

D.  Độ biến thiên nồng độ của các chất phản ứng trong một đơn vị thời gian.

Câu 2 : Tốc độ phản ứng phụ thuộc vào các yếu tố sau :

A. Nhiệt độ 

B. Nồng độ, áp suất.

C. chất xúc tác, diện tích bề mặt

D. cả A, B và C.

Câu 4 : Cho 5g kẽm viên vào cốc đựng 50ml dung dịch H2SO4 4M ở nhiệt độ thường (25o). Trường hợp nào tốc độ phản ứng không đổi ?

A. Thay 5g kẽm viên bằng 5g kẽm bột.

B. Thay dung dịch H2SO4 4M bằng dung dịch H2SO4 2M.

C. Thực hiện phản ứng ở nhiệt độ 500C

D. Dùng dung dịch H2SO4 gấp đôi ban đầu .

Câu 5 : Hai nhóm học sinh làm thí nghiệm: nghiên cứu tốc độ phản ứng kẽm tan trong dung dịch axit clohydric:Nhóm thứ nhất : Cân miếng kẽm 1g và thả vào cốc đựng 200ml dung dịch axit HCl 2M.

A. Nhóm thứ hai dùng axit nhiều hơn.

B. Diện tích bề mặt bột kẽm lớn hơn.

C. Nồng độ kẽm bột lớn hơn.

D. Cả ba nguyên nhân đều sai.

Câu 6 : Cho cân bằng hóa học: nX (k) + mY (k) → pZ (k) + qT (k). Ở 50oC, số mol chất Z là x; ở 100oC số mol chất Z là y. Biết x > y và (n + m) > (p + q), kết luận nào sau đây đúng?

A. Phản ứng thuận thu nhiệt, làm tăng áp suất của hệ.

B. Phản ứng thuận tỏa nhiệt, làm tăng áp suất của hệ.

C. Phản ứng thuận thu nhiệt, làm giảm áp suất của hệ.

D. Phản ứng thuận tỏa nhiệt, làm giảm áp suất của hệ.

Câu 7 : Cho cân bằng hóa học: 2NO2 (khí) ↔ N2O4 (khí). ∆H = -58 kJ. Trong đó: NO2 là khí màu đỏ; N2O4 không màu. Phát biểu nào sau đâu không đúng:

A. Ngâm bình trong nước đá, màu nâu của bình đậm hơn.

B. Giảm áp suất chung của hệ, màu của hỗn hợp đậm hơn.

C. Thêm vài giọt dung dịch NaOH vào bình phản ứng, màu của hỗn hợp đậm hơn.

D. Phản ứng nghịch thu nhiệt. 

Câu 11 : Phát biểu nào sau đây đúng?

A. Bất cứ phản ứng nào cũng phải đạt đến trạng thái cân bằng hóa học.

B. Khi phản ứng thuận nghịch ở trạng tahis cân bằng thì phản ứng dừng lại.

C. Chỉ có những phản ứng thuận nghịch mới có trạng thái cân bằng hóa học.

D. Ở trạng thái cân bằng, khối lượng các chất ở hai về của phương trình phản ứng phải bằng nhau.

Câu 12 : Cho cân bằng hóa học: 2SO2 (k) + O2 (k) ⇌ 2SO3 (k)Yếu tố nào sau đây không làm nồng độ các chất trong hệ cân bằng biến đổi?

A. biến đổi nhiệt độ

B. biến đổi áp suất

C. sự có mặt chất xúc tác

D. biến đổi dung tích của bình phản ứng

Câu 13 : Đối với một hệ ở trạng thái cân bằng, nếu thêm vào chất xúc tác thì

A. chỉ làm tăng tốc độ phản ứng thuận

B. chỉ làm tăng tốc dộ phản ứng nghịch

C. làm tăng tốc độ phản ứng thuận và nghịch với số lần như nhau

D. không làm tăng tốc độ của phản ứng thuận và nghịch

Câu 14 : Cho các cân bằng sau:(1) 2SO2 (k) + O2 (k) ⇆ 2SO3 (k)

A.

(1) và (2).     

B.

(3) và (4).

C. (3), (4) và (5).     

D. (2), (4) và (5).

Câu 15 : Phản ứng tổng hợp amoniac là: N2 (k) + 3H2 (k) ⇆ 2NH3(k) (ΔH = –92kJ)Yếu tố không giúp tăng hiệu suất tổng hợp amoniac là :

A. Tăng nhiệt độ.

B. Tăng áp suất.

C. Lấy amoniac ra khỏi hỗn hợp phản ứng.

D. Bổ sung thêm khí nitơ vào hỗn hợp phản ứng.

Câu 16 : Cho cân bằng : 2SO2 (k) + O2 (k) ⇆ 2SO3 (k). Khi tăng nhiệt độ thì tỉ khối của hỗn hợp khí so với H2 giảm đi. Phát biểu đúng khi nói về cân bằng này là :

A. Phản ứng nghịch toả nhiệt, cân bằng dịch chuyển theo chiều thuận khi tăng nhiệt độ.

B. Phản ứng thuận toả nhiệt, cân bằng dịch chuyển theo chiều nghịch khi tăng nhiệt độ.

C. Phản ứng nghịch thu nhiệt, cân bằng dịch chuyển theo chiều thuận khi tăng nhiệt độ.

D. Phản ứng thuận thu nhiệt, cân bằng dịch chuyển theo chiều nghịch khi tăng nhiệt độ.

Lời giải có ở chi tiết câu hỏi nhé! (click chuột vào câu hỏi).

Copyright © 2021 HOCTAP247