Trang chủ Đề thi & kiểm tra Lớp 10 Hóa học Đề thi HK2 môn Hóa 10 năm 2018 - Trường THPT Quế Võ 1

Đề thi HK2 môn Hóa 10 năm 2018 - Trường THPT Quế Võ 1

Câu 1 : Trong các hợp chất hoá học, số oxi hoá thường gặp của lưu huỳnh là: 

A. -2, +4,+6 

B. -2,0,+4,+6 

C. -2,0,+2,+4,+6 

D. -1,0,+4,+6

Câu 2 : Ở một số nhà máy nước, người ta dùng ozon để sát trùng nước máy là dựa vào tính chất nào sau đây của ozon:

A. Ozon độc và dễ tan trong nước hơn oxi. 

B. Ozon có tính tẩy màu. 

C. Ozon là khí độc. 

D. Ozon là chất oxi hóa mạnh.

Câu 6 : Trong phản ứng hóa học: H2S + KMnO4 + H2SO4→ H2O + S + MnSO4 + K2SO4 . Hãy cho diễn tả đúng hệ số của các chất tham gia phản ứng và tính chất của H2S. 

A. 5, 2, 3. H2S là chất bị oxi hóa. 

B. 2, 2, 5. H2S là chất bị khử. 

C. 5, 2, 4. H2S là chất oxi hóa. 

D. 5, 2, 3. H2S là chất oxi hóa.

Câu 7 : Theo dãy F2-Cl2-Br2-I2 thì: 

A. Tính oxi hóa giảm dần, tính khử tăng dần 

B. Tính oxi hóa giảm dần, tính khử giảm dần 

C. Tính oxi hóa tăng dần, tính khử giảm dần 

D. Tính oxi hóa tăng dần, tính khử tăng dần

Câu 11 : Để điều chế SO2 trong phòng thí nghiệm người ta tiến hành thí nghiệm nào sau đây: 

A. Cho Na2SO3 tinh thể + H2SO4 đặc/nóng. 

B. Đốt cháy hoàn toàn khí H2S trong không khí. 

C. Cho lưu huỳnh cháy trong không khí. 

D. Cho dung dịch Na2SO3 + H2SO4 loãng.

Câu 12 : Theo dãy: HF-HCl-HBr-HI thì: 

A. Tính axit tăng, tính khử giảm 

B. Tính axit tăng, tính khử tăng 

C. Tính axit giảm , tính khử tăng 

D. Tính axit giảm, tính khử giảm

Câu 13 : Số oxi hóa của nguyên tố Clo trong Clorua vôi là: 

A. -1 

B.

C. -1 và +1 

D. +1 và +5

Câu 14 : Sẽ quan sát được hiện tượng gì khi ta thêm dần dần nước clo vào dung dịch KI có chứa sẵn một ít hồ tinh bột ?

A. không có hiện tượng gì. 

B. Dung dịch có màu xanh đặc trưng. 

C. Có hơi màu tím bay lên. 

D. Dung dịch chuyển sang màu vàng.

Câu 15 : Trong các phản ứng sau đây, hãy chỉ ra phản ứng không đúng:

A.  2H2S + 3O2 → 0 t 2SO2 + 2H2O 

B. H2S + 2NaCl → Na2S + 2HCl 

C. H2S + Pb(NO3)2 → PbS + 2HNO3 

D. H2S + 4Cl2 + 4H2O → H2SO4 + 8HCl

Câu 16 : Trong công nghiệp sản xuất axit sunfuric, sơ đồ sản xuất đúng là: 

A. S →H2S → SO2 → H2SO4 

B. FeS2 →SO2 → SO3 → H2SO4

C. FeS2 → SO2 → H2S → H2SO4. 

D. FeS2 →S → SO2 → SO3 → H2SO4

Câu 17 : Chọn phát biểu sai khi xét về tính oxi hóa, khử các hợp chất của S: 

A. SO3 chỉ thể hiện tính oxi hóa. 

B. H2SO4 vừa có tính oxi hóa, vừa có tính khử. 

C. SO2 vừa có tính oxi hóa, vừa có tính khử. 

D. H2S chỉ thể hiện tính khử.

Câu 19 : Cho các phản ứng sau:a) 2SO2 + O2 → 2SO3

A. a, b, d 

B. a, c, d 

C. a, c 

D. a,d

Câu 20 : Dãy kim loại nào dưới đây thụ động trong H2SO4 đặc? 

A. Zn, Fe, Cu 

B. Zn, Al, Fe 

C. Cu, Fe, Al 

D. Al, Fe, Cr

Câu 21 : Dãy kim loại phản ứng được với H2SO4 loãng là: 

A. Au, Pt, Al 

B. Ag, Ba, Fe, Sn 

C. Cu, Zn, Na 

D. K, Mg, Al, Fe, Zn

Câu 22 : Cho phản ứng hoá học sau : 2H2S + SO2 → 3S + 2 H2O. Câu nào sau đây giải thích đúng tính chất của phản ứng ? 

A. SO2 là chất khử, H2S là chất oxi hóa

B. SO2 là chất bị khử, H2S là chất oxi hóa 

C. S là sản phẩm của phản ứng kết hợp 

D. SO2 là chất bị khử, H2S là chất bị oxy hóa

Câu 23 : Trong phòng thí nghiệm người ta thường điều chế clo bằng cách 

A. cho HCl đặc tác dụng với MnO2; KMnO4… 

B. phân huỷ khí HCl. 

C. điện phân dung dịch NaCl bão hòa có màng ngăn. 

D. điện phân nóng chảy NaCl.

Câu 24 : Dãy đơn chất nào sau đây vừa có tính oxi hóa, vừa có tính khử? 

A. Cl2, O3, S. 

B. Na, F2, S. 

C. Cl2, S, Br2. 

D. Na, O2, Ca.

Câu 25 : Sục khí clo vào nước được dung dịch nước clo có màu vàng nhạt. Thành phần nước clo gồm: 

A. HCl, HClO 

B. HCl, HClO, H2O,Cl2 

C. Cl2, H2O 

D. HCl, HClO, H2O

Câu 26 : Có các phương trình phản ứng sau.(1) 2KI+ O3 + H2O →I2 + 2KOH + O2

A. (2) 

B. (1), (2), (4) 

C. (2), (3) 

D. (1), (2), (3)

Câu 28 : Để phân biệt SO2 và CO2 người ta thường dùng thuốc thử nào? 

A. Dung dịch nước brom. 

B. Nước vôi trong 

C. Hồ tinh bột 

D. Nước clo

Câu 29 : Brom bị lẩn tạp chất là clo. Để thu được Brom tinh khiết cần làm cách nào sau đây? 

A. Dẫn hỗn hợp đi qua dung dịch NaBr 

B. Dẫn hỗn hợp đi qua nước 

C. Dẫn hỗn hợp đi qua dung dịch H2SO4 loãng 

D. Dẫn hỗn hợp đi qua dung dịch NaI 

Câu 30 : Dãy chất nào sau đây gồm các chất chỉ có tính oxi hoá: 

A. O2, F2, H2S 

B. HClO, SO2, SO3 

C. O3, H2SO4, F2 

D. H2SO4, Br2, HClO4

Câu 31 : Hãy chỉ ra phương trình hóa học sai trong các phương trình hóa học sau: 

A. Cl2 + H2O → HCl + HClO

B. Br2 + H2O → HBr + HBrO 

C. F2 + H2O → HF + HFO 

D. Cl2 + Ca(OH)2 đặc → CaOCl2 + H2O

Câu 32 : Nước Giaven, Clorua vôi chứa thành phần chính lần lượt là gì? 

A. CaOCl2, NaClO2 

B. NaClO, CaOCl2 

C. CaOCl2, NaClO 

D. CaO2Cl, NaClO

Câu 33 : Cặp chất nào sau đây không xẩy ra phản ứng ? 

A. KI + Br2 → 

B. KBr + Cl2 → 

C. KBr + I2 → 

D. H2O + F2 →

Câu 34 : Câu nào diễn tả không đúng tính chất hóa học của lưu huỳnh và hợp chất của lưu huỳnh 

A. Axit sunfuric đặc nóng có tính khử mạnh và tính axit 

B. trong các phản ứng, lưu huỳnh có thể bị oxi hóa hoặc bị khử 

C. H2S chỉ bị oxi hóa trong phản ứng oxi hóa-khử 

D. Khí sunfurơ vừa có tính oxi hóa vừa có tính khử

Câu 35 : Tính chất sát trùng, và tẩy màu của nước gia ven là do nguyên nhân nào sau đây: 

A. Do chất NaClO phân hủy sinh ra O nguyên tử có tính oxi hóa mạnh 

B. Do chất NaClO có tính sát trùng, và tẩy màu 

C. Do chất NaClO phân hủy sinh ra Cl2 là chất oxi hóa mạnh. 

D. Do chất NaClO có chứa Cl+1 là chất oxi hóa mạnh

Câu 37 : Để pha loãng dung dịch H2SO4 đặc trong phòng thí nghiệm, người ta tiến hành theo cách nào dưới đây? 

A. cho từ từ axit vào nước và khuấy đều. 

B. cho nhanh axit vào nước và khuấy đều.

C. cho nhanh nước vào axit và khuấy đều. 

D. cho từ từ nước vào axit và khuấy đều

Câu 40 : Để phân biệt các lọ khí O2 và O3 người ta có thể dùng thuốc thử là:

A. Lá Ag nung nóng hoặc tàn đóm đỏ 

B. Tàn đóm đỏ hoặc dung dịch KI có tẩm hồ tinh bột 

C. Tàn đóm đỏ. 

D. Lá Ag nung nóng hoặc dung dịch KI có tẩm hồ tinh bột

Lời giải có ở chi tiết câu hỏi nhé! (click chuột vào câu hỏi).

Copyright © 2021 HOCTAP247