Trang chủ Đề thi & kiểm tra Lớp 10 Hóa học Đề thi giữa HK1 môn Hóa lớp 10 năm 2019 - 2020 Trường THPT Chuyên Hùng Vương

Đề thi giữa HK1 môn Hóa lớp 10 năm 2019 - 2020 Trường THPT Chuyên Hùng Vương

Câu 2 : Ở trạng thái cơ bản, cấu hình electron của nguyên tử Na (Z = 11) là

A. 1s22s22p43s1.    

B. 1s22s22p63s1.    

C. 1s22s22p53s2.  

D. 1s22s22p63s2.

Câu 5 : X và Y là hai nguyên tố thuộc cùng một chu kỳ, hai nhóm A liên tiếp. Số proton của nguyên tử Y nhiều hơn số proton của nguyên tử X. Tổng số hạt proton trong nguyên tử X và Y là 33. Nhận xét nào sau đây về X, Y là đúng?

A. Độ âm điện của X lớn hơn độ âm điện của Y.

B. Lớp ngoài cùng của nguyên tử Y (ở trạng thái cơ bản) có 5 electron.

C. Đơn chất X là chất khí ở điều kiện thường.

D. Phân lớp ngoài cùng của nguyên tử X (ở trạng thái cơ bản) có 4 electron.

Câu 7 : Trong số những câu sau đây, câu nào sai ?

A. Trong một chu kì, theo chiều điện tích hạt nhân tăng dần, bán kính nguyên tử giảm dần.

B. Trong bảng tuần hoàn, các nguyên tố được sắp xếp theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân nguyên tử.

C. Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học có 7 chu kì, chu kì 1, 2, 3 là các chu kì nhỏ, chu kì 4, 5, 6, 7 là các chu kì lớn.

D. Nguyên tử của các nguyên tố cùng chu kỳ có số electron bằng nhau.

Câu 9 : Phản ứng nào dưới đây thuộc loại phản ứng oxi hóa - khử ? 

A. 2NO2 + 2NaOH → NaNO3 + NaNO2 + H2O

B. NaOH + HCl → NaCl + H2O

C. CaO + CO2 → CaCO3

D. AgNO3 + HCl → AgCl + HNO3

Câu 10 : Các khí có thể cùng tồn tại trong một hỗn hợp là

A. H2S và Cl2.   

B. HI và O3.   

C. Cl2 và O2.   

D. NH3 và HCl.

Câu 15 : Hạt nhân nguyên tử R có điện tích bằng 20+. Nguyên tố R ở vị trí nào trong bảng tuần hoàn ?

A. Chu kì 3, nhóm IIA.  

B. Chu kì 3, nhóm IIB.  

C. Chu kì 4, nhóm IIA. 

D. Chu kì 4, nhóm IIIA.

Câu 18 : Hai nguyên tố X và Y cùng một chu kì trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học, X thuộc nhóm IIA, Y thuộc nhóm IIIA (ZX + ZY = 51). Phát biểu nào sau đây đúng?

A. Ở nhiệt độ thường X không khử được H2O.

B. Kim loại X không khử được ion Cu2+ trong dung dịch.

C. Hợp chất với oxi của X có dạng X2O7.

D. Trong nguyên tử nguyên tố X có 25 proton.

Câu 20 : Trong phản ứng đốt cháy CuFeS2 tạo ra sản phẩm CuO, Fe2O3 và SO2 thì một phân tử CuFeS2 sẽ

A. nhường 12 electron.   

B. nhận 12 electron.  

C. nhường 13 electron. 

D. nhận 13 electron.

Câu 23 : Có thể phân biệt 3 dung dịch: KOH, HCl, H2SO4 (loãng) bằng một thuốc thử là :

A. Al.     

B. Zn.  

C. BaCO3.  

D. giấy quỳ tím.

Câu 24 : Phát biểu nào dưới đây không đúng ?

A. Vỏ nguyên tử được cấu thành bởi các hạt electron.

B. Hạt nhân nguyên tử được cấu thành từ các hạt proton và nơtron.

C. Với mọi nguyên tử, khối lượng nguyên tử bằng số khối.

D. Nguyên tử được cấu thành từ các hạt cơ bản là proton, nơtron và electron.

Câu 26 : Ở trạng thái cơ bản: - Phân lớp electron ngoài cùng của nguyên tử nguyên tố X là np2n+1.

A. Độ âm điện giảm dần theo thứ tự X, Y, Z.  

B. Số oxi hóa cao nhất của X trong hợp chất là +7.

C. Oxit và hiđroxit của Y có tính lưỡng tính.   

D. Nguyên tố X và Y thuộc 2 chu kì kế tiếp.

Câu 27 : Chất nào sau đây là hợp chất ion?

A. CO2.        

B. HCl.    

C. SO2.   

D. K2O.

Câu 29 : Tính chất axit của dãy các hiđroxit: H2SiO3, H2SO4, HClO4 biến đổi nh­ư thế nào ?

A. Tăng.  

B. Không tuân theo quy luật.

C. Giảm.   

D. Không thay đổi.

Câu 33 : Khí nào sau đây không bị oxi hóa bởi nước Gia-ven.

A. HCHO.      

B. H2S.  

C. CO2.     

D. SO2.

Câu 40 : Trong một nhóm A (phân nhóm chính), trừ nhóm VIIIA (phân nhóm chính nhóm VIII), theo chiều tăng của điện tích hạt nhân nguyên tử thì

A. tính phi kim giảm dần, bán kính nguyên tử tăng dần.

B. tính kim loại tăng dần, bán kính nguyên tử giảm dần.

C. độ âm điện giảm dần, tính phi kim tăng dần.

D. tính kim loại tăng dần, độ âm điện tăng dần.

Lời giải có ở chi tiết câu hỏi nhé! (click chuột vào câu hỏi).

Copyright © 2021 HOCTAP247