Trang chủ Đề thi & kiểm tra Lớp 10 Hóa học Đề thi giữa HK1 môn Hóa 10 năm học 2019 Trường THPT Nho Quan 1

Đề thi giữa HK1 môn Hóa 10 năm học 2019 Trường THPT Nho Quan 1

Câu 2 : Mệnh đề nào dưới đây không đúng?Trong một chu kỳ theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân thì: 

A. Hóa trị trong hợp chất khí với Hidro giảm dần, tính kim loại giảm. 

B. Bán kính nguyên tử giảm dần, tính phi kim tăng dần. 

C. Hóa trị cao nhất với oxi tăng dần, độ âm điện tăng dần.

D. Tính bazo của hidroxit tăng dần, bán kính nguyên tử giảm dần.

Câu 4 : Chỉ ra mệnh đề sai: Tính phi kim của nguyên tố càng mạnh thì 

A. Tính kim loại càng yếu. 

B. Khả năng thu electron càng lớn. 

C. Bán kính nguyên tử càng lớn. 

D. Độ âm điện càng lớn.

Câu 5 : Hai nguyên tố X, Y thuộc cùng một nhóm A và hai chu kì liên tiếp có tổng điện tích hạt nhân là 22. Vị trí của X, Y trong bảng tuần hoàn là: (Biết ZX < ZY

A. X thuộc chu kỳ 3, nhóm IVA. Y thuộc chu kỳ 4, nhóm IVA 

B. X thuộc chu kỳ 3, nhóm VIA. Y thuộc chu kỳ 4, nhóm VIA 

C. X thuộc chu kỳ 2, nhóm IIIA. Y thuộc chu kỳ 3, nhóm IIIA 

D. X thuộc chu kỳ 2, nhóm VA. Y thuộc chu kỳ 3, nhóm VA

Câu 6 : Hiđroxit nào có tính bazo yếu nhất: (Cho 13Al, 19K, 11Na, 12Mg) 

A. Al(OH)3 

B. KOH 

C. NaOH 

D. Mg(OH)2

Câu 7 : Đại lượng đặc trưng cho khả năng hút electron của nguyên tử các nguyên tố khi hình thành liên kết hoá học là: 

A. Tính phi kim.

B. Điện tích hạt nhân. 

C. Độ âm điện. 

D. Tính kim loại.

Câu 9 : Một nguyên tố X thuộc chu kì 2, nhóm VIIA trong bảng tuần hoàn. Phát biểu nào sau đây không đúng? 

A. Phân lớp ngoài cùng của X có 5 electron.

B. X có 2 lớp electron. 

C. X là nguyên tố có độ âm điện lớn nhất. 

D. Công thức oxit cao nhất của X là X2O7

Câu 12 : Khi xếp các nguyên tố hoá học theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân. Tính chất nào sau đây không biến đổi tuần hoàn? 

A. Bán kính nguyên tử. 

B. Số khối. 

C. Số electron ngoài cùng. 

D. Độ âm điện.

Câu 13 : Hai nguyên tố X, Y thuộc cùng một chu kì trong bảng tuần hoàn có tổng số điện tích hạt nhân = 51. Biết X thuộc nhóm IIA, Y thuộc nhóm IIIA và (ZX < ZY). Phát biểu nào sau đây đúng?

A. Nguyên tử X có 25 proton 

B. Điện tích hạt nhân của X là 20. 

C. Nguyên tử Y có 26 electron. 

D. X và Y đều là nguyên tố s

Câu 14 : Một nguyên tố hóa học X ở chu kì III, nhóm VA. Cấu hình electron của nguyên tử X là:

A. 1s22s22p63s23p3

B. 1s22s22p63s23p4 .

C. 1s22s22p63s23p5 .

D. 1s22s22p63s23p2 .

Câu 16 : Ion R+ có cấu hình electron phân lớp ngoài cùng là 3p6 . Vị trí của R trong bảng tuần hoàn là: 

A. Chu kì 4, nhóm IA 

B. Chu kì 4, nhóm IIA 

C. Chu kì 3, nhóm VIIIA 

D. Chu kì 3, nhóm VIA

Câu 17 : Nguyên nhân của sự biến đổi tuần hoàn tính chất của các nguyên tố là do sự biến đổi tuần hoàn của: 

A. Cấu hình electron lớp ngoài cùng của nguyên tử.

B. Điện tích hạt nhân. 

C. Cấu trúc lớp vỏ electron của nguyên tử. 

D. Số hiệu nguyên tử.

Câu 18 : Dãy nguyên tố nào có các số hiệu nguyên tử sau đây chỉ gồm các nguyên tố p? 

A. 7, 12, 15. 

B. 6, 13, 17. 

C. 16, 17, 19. 

D. 11, 14, 32.

Câu 19 : Nhóm A bao gồm các nguyên tố:

A. Nguyên tố s và nguyên tố p 

B. Nguyên tố p 

C. Nguyên tố d và nguyên tố f. 

D. Nguyên tố s

Câu 20 : Một nguyên tố X thuôc chu kì 4, nhóm VA trong bảng tuần hoàn. Phát biểu đúng về X là: 

A. X có 3 electron ở lớp ngoài cùng.

B. X là một kim loại. 

C. Nguyên tử của nguyên tố đó có 23 electron. 

D. X là phi kim

Câu 23 : Một nguyên tố X thuôc chu kì 3, nhóm VIA trong bảng tuần hoàn. Phát biểu sai về nguyên tố X là: 

A. Nguyên tử X có 16 proton. 

B. X là nguyên tố phi kim. 

C. X có 4 electron ở lớp ngoài cùng. 

D. X là nguyên tố p.

Câu 25 : Nguyên tử của nguyên tố Y có cấu hình electron lớp ngoài cùng là 3s23p4 . Vị trí của Y trong bảng tuần hoàn là: 

A. Chu kỳ 4, nhóm IIIA 

B. Chu kỳ 3, nhóm VIA 

C. Chu kỳ 3, nhóm IVA 

D. Chu kỳ 3, nhóm VIB

Câu 28 : Số hiệu nguyên tử của các nguyên tố X, Y, Z, T lần lượt là 6, 7, 21, 20. Nhận xét nào sau đây sai? 

A. Z và T thuộc nhóm IIA 

B. X thuộc nhóm IVA. 

C. Y thuộc nhóm VA. 

D. Z, T thuộc chu kỳ 4

Câu 30 : Chu kì 1 có số nguyên tố là

A. 18

B. 1

C. 8

D. 2

Câu 33 : Trong bảng tuần hoàn. Nhóm A gồm các nguyên tố 

A. d, f 

B. s, p 

C. p, d 

D. s, d

Câu 34 : Mg(OH)2 là chất có tính 

A. axit.

B. bazo. 

C. trung tính. 

D. lưỡng tính.

Câu 35 : Hóa trị của C trong CO2

A. 4

B. 3

C. 2

D. 1

Câu 36 : Nhóm IA gồm các nguyên tố: Li(z=3), Na(Z=11), K(Z=19), Rb(Z=37), Cs(Z=55). Chiều tăng dần bán kính nguyên tử các nguyên tố là 

A. Li, K, Na, Rb, Cs. 

B. Li, Na, K, Rb, Cs. 

C. Cs, Rb, K, Na, Li. 

D. Cs, Rb, K, Na, Li.

Câu 37 : Trong một chu kì, theo chiều tăng dần điện tích hạt nhân. Tính phi kim của các nguyên tố 

A. Tăng dần. 

B. Giảm dần. 

C. Vừa tăng vừa giảm.

D. Không đổi.

Lời giải có ở chi tiết câu hỏi nhé! (click chuột vào câu hỏi).

Copyright © 2021 HOCTAP247