Trang chủ Đề thi & kiểm tra Lớp 10 Hóa học Đề ôn tập HK1 môn Hóa 10 năm học 2019-2020 Trường Hoàng Hoa Thám

Đề ôn tập HK1 môn Hóa 10 năm học 2019-2020 Trường Hoàng Hoa Thám

Câu 1 : Cấu hình electron của nguyên tử có Z = 9 là

A. 1s22s23p5    

B. 1s22s23s3p3     

C. 1s23s3p5   

D. 1s22s22p5

Câu 2 : Nguyên tố X thuộc chu kì 3, nhóm VIA trong bảng tuần hoàn. Phát biểu nào sau đây đúng?

A. Nguyên tử X có 6 lớp electron  

B. Nguyên tố X là kim loại

C. Nguyên tử X có 6 electron hóa trị 

D. Hóa trị cao nhất của X với oxi là 3

Câu 4 : Nguyên tử photpho (Z=15) có cấu hình electron: 1s22s22p63s23p3. Khẳng định nào sau đây sai?

A. Lớp M (n=3) của nguyên tử photpho gồm 3 electron 

B. Nguyên tử photpho có 3 lớp electron

C. Photpho là nguyên tố p  

D. Photpho là phi kim vì có 5 electron lớp ngoài cùng

Câu 7 : Nguyên tố hóa học là những nguyên tử có cùng:

A. số nơtron và proton.

B. số nơtron.    

C. Số proton.  

D. số khối.

Câu 8 : Trong nguyên tử, các electron chuyển động theo những quỹ đạo

A. hình tròn. 

B. hình elip.    

C. không xác định.  

D. hình tròn hoặc elip.

Câu 9 : Tổng số hạt p, n, e trong là

A. 19. 

B. 28. 

C. 30.  

D. 32.

Câu 10 : Đồng có 2 đồng vị 63Cu (69,1%) và 65Cu. Nguyên tử khối trung bình của đồng là

A. 64, 000(u).    

B. 63,542(u).  

C. 64,382(u).  

D. 63,618(u).

Câu 11 : Ion nào sau đây không có cấu hình electron của khí hiếm?

A. \({}_{26}F{e^{2 + }}\)  

B. \({}_{11}N{a^ + }\)    

C. \({}_{17}C{l^ - }\)   

D. \({}_{12}M{g^{2 + }}\)

Câu 13 : Nhóm IA trong bảng tuần hoàn có tên gọi

A. Nhóm kim loại kiềm.

B. Nhóm kim loại kiềm thổ. 

C. Nhóm halogen. 

D. Nhóm khí hiếm.

Câu 15 : Đại lượng đặc trưng cho khả năng hút electron của nguyên tử các nguyên tố khi hình thành liên kết hoá học là

A. Tính kim loại.

B. Tính phi kim.   

C. Điện tích hạt nhân.

D. Độ âm điện.

Câu 19 : Liên kết trong phân tử NH3 là liên kết

A. Cộng hóa trị có cực. 

B. Cộng hóa trị không cực.  

C. Ion.   

D. Cho nhận.

Câu 22 : Số oxi hóa của P trong phân tử H3PO4 là

A. +5.  

B. 0. 

C. +3.   

D. -3.

Câu 23 : Loại phản ứng nào sau đây luôn luôn là phản ứng oxi hóa – khử?

A. Phản ứng phân hủy.   

B. Phản ứng hóa hợp.

C. Phản ứng trao đổi.  

D. Phản ứng thế trong hóa vô cơ.

Câu 24 : Trong nguyên tử hạt mang điện là

A. chỉ có hạt proton.   

B. chỉ có hạt electron.

C. Hạt nơtron và electron  

D. hạt electron và proton.

Câu 27 : Số proton và số nơtron có trong một nguyên tử nhôm ( Al) lần lượt là

A. 13 và 13.  

B. 13 và 14.  

C. 12 và 14.   

D. 13 và 15.

Câu 35 : Trong hoá học vô cơ, loại phản ứng hoá học nào có thể là phản ứng oxi hoá - khử hoặc không phải là phản ứng oxi hoá - khử?

A. phản ứng hoá hợp và phản ứng trao đổi. 

B. phản ứng trao dổi và phản ứng thế.

C. phản ứng thế và phản ứng phân huỷ.  

D. phản ứng phân huỷ và phản ứng hoá hợp.

Câu 36 : Phát biểu nào sau đây sai?

A. Chất oxi hoá là chất có khả năng nhận electron.

B. Chất khử là chất có khả năng nhận electron.

C. Chất khử là chất có khả năng nhường electron.

D. Quá trình oxi hoá là quá trình nhường electron.

Câu 38 : Chất nào sau đây có số oxi hóa của lưu huỳnh trong hợp chất là cao nhất?

A. H2S.   

B. Na2S.   

C. SO2.       

D. K2SO4.

Câu 39 : Cộng hóa trị của Cl và O trong Cl2O7 lần lượt là:

A. 7 và 2.  

B. 2 và 7.   

C. 4 và 1.   

D. 1 và 2.

Lời giải có ở chi tiết câu hỏi nhé! (click chuột vào câu hỏi).

Copyright © 2021 HOCTAP247