2. Tôm và Vừng muốn biết liệu cho lượng xúc tác nhiều hơn thì có làm phản ứng nhanh hơn không. Em hãy đề xuất một kế hoạch thí nghiệm cho nghiên cứu của hai bạn. Trong bản kế hoạch, em cần viết cả những lưu ý để đảm bảo an toàn khi làm việc trong phòng thí nghiệm.
2. Kế hoạch thí nghiệm:
Hóa chất: H2O2; MnO2
Dụng cụ: Bình tam giác to (hoặc lọ thủy tinh), ống dẫn khí, phễu brom, ống nghiệm, chậu thủy tinh.
Chú ý: Phễu brom là loại phễu được thiết kế có nút đậy, khóa nhám, Loại này được dùng để đựng và rót các loại hóa chất có dạng lỏng bay hơi xuống các bình, lọ trong lúc đang tiến hành các phản ứng hóa học.
Cách tiến hành:
Thí nghiệm 1: Cho một lượng H2O2 vào phễu brom, cho 1 gam MnO2 vào bình tam giác. Mở từ từ khóa phễu brom cho H2O2 chảy xuống; khí O2 được thu vào bình thu khí bằng phương pháp dời nước. Bấm giờ theo dõi thời gian từ lúc bắt đầu mở khóa phễu cho đến khi phản ứng kết thúc (ngừng sủi bọt khí).
Thí nghiệm 2: Cho một lượng H2O2 (bằng lượng dùng ở thí nghiệm 1) vào phễu brom, cho 2 gam MnO2 vào bình tam giác. Mở từ từ khóa phễu brom cho H2O2 chảy xuống; khí O2 được thu vào bình thu khí bằng phương pháp dời nước. Bấm giờ theo dõi thời gian từ lúc bắt đầu mở khóa phễu cho đến khi phản ứng kết thúc (ngừng sủi bọt khí).
So sánh thời gian phản ứng ở hai thí nghiệm, rút ra kết luận.
Lưu ý:
- Trước khi lắp dụng cụ thí nghiệm cần phác họa sơ đồ dụng cụ, thống kê các bộ phận cần thiết, chọn đủ dụng cụ rồi mới lắp.
- Sau khi lắp xong dụng cụ thí nghiệm cần thử lại xem dụng cụ đã kín chưa. Ví dụ: Dùng miệng thổi hoặc nhỏ nước lên chỗ nối để kiểm tra.
- Sau mỗi lần lấy H2O2 phải đóng kín lại ngay.
Câu hỏi trên thuộc đề trắc nghiệm dưới đây !
Copyright © 2021 HOCTAP247