Có bốn chất rắn màu trắng đựng trong bốn lọ riêng biệt mất nhãn là : NaNO3; Na2CO3; NaCl; hỗn hợp NaCl và Na2CO3. Hãy trình bày phương pháp hóa học để phân biệt bốn chất rắn trên.

Câu hỏi :

1. Viết phương trình hóa học (ghi rõ điều kiện nếu có) của các phản ứng dùng điều chế mỗi oxit sau bằng ba phương pháp khác nhau: CO2; SO2. Phản ứng nào được dùng để điều chế các oxit trên trong phòng thí nghiệm ?2. Có bốn chất rắn màu trắng đựng trong bốn lọ riêng biệt mất nhãn là : NaNO3; Na2CO3; NaCl; hỗn hợp NaCl và Na2CO3. Hãy trình bày phương pháp hóa học để phân biệt bốn chất rắn trên.  

* Đáp án

* Hướng dẫn giải

1. + Điều chế CO2 :

Na2CO3 + H2SO4 → Na2SO4 + CO2 + H2O. (1)

C + O2 → CO2. (2)

CaCO3 → CaO + CO2. (3)

+ Điều chế SO2 : S + O2 → SO2. (4)

4FeS2 + 11O2 → 2Fe2O3 + 8SO2. (5)

Na2SO3 + H2SO4 → Na2SO4 + SO2 + H2O. (6)

Trong đó các phản ứng (1) và (6) được dùng để điều chế các oxit trên trong phòng thí nghiệm. 

2. Dùng thuốc thử là dung dịch HNO3 loãng, dư.

+ Chất rắn hòa tan hoàn toàn, có bọt khí bay ra là Na2CO3 hoặc hỗn hợp NaCl+Na2CO3.

Na2CO3 + 2HNO3 → 2NaNO3 + H2O + CO2.

Lấy dung dịch thu được trong mỗi trường hợp đem thử với dung dịch AgNO3 :

- Nếu tạo kết tủa trắng thì chất rắn ban đầu là NaCl+Na2CO3.

- Nếu không tạo kết tủa trắng thì chất rắn ban đầu là Na2CO3.

NaCl + AgNO3 → AgCl + NaNO3.

+ Hai chất rắn chỉ tan hết trong dung dịch HNO3 loãng, không thoát khí là NaCl, NaNO3.

Thử dung dịch thu được với dung dịch AgNO3 :

- Nếu tạo kết tủa trắng thì chất rắn ban đầu là NaCl.

- Nếu không tạo kết tủa trắng thì chất rắn ban đầu là NaNO3

Copyright © 2021 HOCTAP247