Trong thí nghiệm ở hình 12.1 (SGK Sinh học 11), vì sao nước vôi trong ống nghiệm bên

Câu hỏi :

Trong thí nghiệm ở hình 12.1 (SGK Sinh học 11), vì sao nước vôi trong ống nghiệm bên phải bình chứa hạt nẩy mầm vn đục?

A. Hạt nảy mầm hô hấp thải CO2

B. Hạt nảy mầm hút O2 để hô hấp

C. Nước vôi trong có sự biến đổi hoá học

D. Hạt nảy mầm ngâm trong nước vôi bị phân huỷ

* Đáp án

A

* Hướng dẫn giải

Chọn A

Nước vôi trong bình chứa hạt bị vẩn đục khi bơm hoạt động là do hạt đang nảy mầm thải ra CO2. Điều này chứng tỏ hạt này mầm hô hấp giải phóng ra CO2.

Note 10

Thí nghiệm cần nhớ

TN1: Sự thoát hơi nước của lá

Thí nghiệm này mục đích so sánh sự thoát hơi nước qua hai mặt của lá. Thoát hơi nước qua hai con đường (qua khí khổng (90%) và qua cutin).

TN2:

- Khi nồng độ CO2 tăng, tăng cường độ ánh sáng sẽ làm tăng cường độ quanng hợp

TN3: Hô hấp của thực vật

+ Lưu ý: Điểm bù ánh sáng là cường độ ánh sáng mà tại đó cường độ quang hợp cân bằng với cường độ hô hấp.

+ Điểm bão hoà ánh sáng là trị số ánh sáng mà từ đó cường độ quang hợp không tăng thêm mặc dù cho cường độ ánh sáng tiếp tục tăng.

-    12.1A: Nước vôi trong bình chứa hạt bị vẩn đục khi bơm hoạt động là đo hạt đang nảy mầm thải ra CO2. Điều này chứng tỏ hạt này mầm hô hấp giải phỏng ra CO2.

-    12.1 B. Giọt nước màu trong ống mao dẫn di chuyển về phía trái chứng tỏ thể tích khí trong dụng cụ giảm vì ôxi đã được hạt nảy mầm hô hấp nên hút sang bên trái.

12.1C. Nhiệt kế trong bình chỉ nhiệt độ cao hơn nhiệt độ không khí bên ngoài chứng tỏ hoạt động hô hấp toả nhiệt.

Câu hỏi trên thuộc đề trắc nghiệm dưới đây !

Tổng hợp đề thi thử THPTQG môn Sinh Học có lời giải !!

Số câu hỏi: 797

Copyright © 2021 HOCTAP247