Ở một quần thể động vật, giới đực dị giao tử locus I có 2 alen

Câu hỏi :

Ở một quần thể động vật, giới đực dị giao tử locus I có 2 alen, locus II có 3 alen và cả 2 locus cùng nằm trên vùng không tương đồng X,Y. Locus III có 4 alen nằm trên NST Y không có alen tương ứng trên X. Trong số các phát biểu sau đây về quần thể nói trên, phát biểu nào không chính xác?

A. Có tối đa 45 kiểu gen của 3 locus có thể xuất hiện trong quần thể. 

B. Nếu quần thể giao phối ngẫu nhiên, có thể tạo ra 504 kiểu giao phối khác nhau trong quần thể. 

C. Nếu locus thứ III có đột biến gen tạo ra một alen mới thì sự đa dạng kiểu gen tối đa của quần thể tăng thêm 13,33% nữa. 

D. Việc xuất hiện alen mới ở locus thứ III tạo ra đa dạng kiểu gen lớn hơn so với việc xuất hiện alen mới ở locus I.

* Đáp án

D

* Hướng dẫn giải

Đáp án D

Phương pháp :

Áp dụng công thức tính số kiểu gen tối đa trong quần thể (n là số alen)

Nếu gen nằm trên vùng không tương đồng NST giới tính X

+ giới XX :

 kiểu gen hay

 

+ giới XY : n kiểu gen

Nếu có nhiều gen trên 1 NST coi như 1 gen có số alen bằng tích số alen của các gen đó

Số kiểu gen đồng hợp bằng số alen của gen

Số kiểu giao phối = số kiểu gen ở giới đực × số kiểu gen ở giới cái

Cách giải :

Locus I và II nằm trên vùng không tương đồng NST X, số kiểu gen ở

+ giới XX là

+ giới XY là 6 kiểu gen

Locus III nằm trên vùng không tương đồng trên NST Y số kiểu gen là 4 (locus III có 4 alen)

Như vậy số kiểu gen ở giới XX là 21; ở giới XY là 4×6 =24

A đúng, có 45 kiểu gen

B đúng, số kiểu giao phối là 21×24=504 kiểu

C đúng, nếu locus III thêm 1 alen thì số kiểu gen ở giới XY là 5×6=30 → số kiểu gen tối đa là 51

Vậy độ đa dạng tăng là

 

D sai nếu thêm 1 alen ở locus I

Số kiểu gen ở giới XX là


Ở giới XY là 4×3×3=36 → số kiểu gen tối đa là 81

Copyright © 2021 HOCTAP247