Trang chủ Đề thi & kiểm tra Lớp 10 Hóa học Trắc nghiệm Hóa 10: Ôn tập chương 2

Trắc nghiệm Hóa 10: Ôn tập chương 2

Câu 2 : Giá trị nào dưới đây không bằng số thứ tự của nguyên tố tương ứng ?

A. Số hiệu nguyên tử

B. Số hạt proton.

C. Số hạt electron.

D. Điện tích hạt nhân.

Câu 3 : Nhận xét nào sau đây là đúng ?

A. Số thứ tự nhóm A bằng số electron hóa trị

B. Số thứ tự chu kì bằng số electron hóa trị

C. Số nguyên tố ở chu kì 3 là 18

D. Trong bảng tuần hoàn, số chu kì nhỏ

Câu 4 : Số nguyên tố trong chu kì 3 và chu kì 5 lần lượt là

A. 8 và 18.

B. 18 và 8.

C. 8 và 8.

D. 18 và 18.

Câu 5 : Mỗi chu kì thường bắt đầu từ loại nguyên tố nào và kết thúc ở loại nguyên tố nào ?

A. Kim loại kiềm và halogen.

B. Kim loại kiềm thổ và khí hiếm.

C. Kim loại kiềm và khí hiếm.

D. Kim loại kiềm thổ và halogen.

Câu 6 : Chu kì là tập hợp các nguyên tố, mà nguyên tử của các nguyên tố này có cùng?

A. số electron.

B. số lớp electron.

C. số electron hóa trị.

D. số electron ở

Câu 7 : Các nguyên tố nhóm B trong bảng hệ thống tuần hoàn là

A. các nguyên tố s và các nguyên tố p.

B. các nguyên tố p và các nguyên tố d.

C. các nguyên tố d và các nguyên tố f.

D. các nguyên tố s và các nguyên tố f.

Câu 8 : Trong những câu sau đây, câu nào đúng ?

A. Trong chu kì, các nguyên tố được xếp theo chiều điện tích hạt nhân giảm dần.

B. Trong chu kì, các nguyên tố được xếp theo chiều số hiệu nguyên tử tăng dần.

C. Nguyên tử của các nguyên tố cùng nhóm có số lớp electron bằng nhau.

D. Chu kì bao giờ cũng bắt đầu là một kim loại kiềm, cuối cùng là một khí hiếm.

Câu 10 : Các nguyên tử của nhóm VIIA trong bảng hệ thống tuần hoàn có đặc điểm chung nào về cấu hình electron, mà quyết định tính chất của nhóm ?

A. Số proton trong hạt nhân nguyên tử.

B. Số electron lớp K bằng 7.

C. Số lớp electron như nhau.

D. Số electron lớp ngoài cùng bằng 7.

Câu 12 : Biết rằng nguyên tố cacbon thuộc chu kỳ 2, nhóm IVA. Cấu hình electron của cacbon là:

A. $1s^22s^22p^2$

B. $1s^22s^22p^3$

C. $1s^22s^22p^63s^23p^64s^2$

D. $1s^22s^22p^4$

Câu 13 : Số hiệu nguyên tử Z của các nguyên tố X, A, M, Q lần lượt là 6, 7, 20, 19. Nhận xét nào sau đây đúng:

A. X thuộc nhóm VA.

B. A, M thuộc nhóm IIA

C. M thuộc nhóm IIB

D. Q thuộc nhóm IA

Câu 14 : Nguyên tố X ở chu kì 4, nhóm VIB. Nhận xét nào sau đây là sai ?

A. X có 4 lớp electron

B. X có 6 electron hóa trị

C. X có 2 electron lớp ngoài cùng

D. X là nguyên tố khối d

Câu 15 : Cho biết một nguyên tử nguyên tố Cu có kí hiệu . Nhận xét nào sau đây không đúng:

A. Cu ở ô số 29

B. Cu có 2 electron ở lớp ngoài cùng

C. Cu có 4 lớp electron

D. Cu có 34 nơtron

Câu 16 : Anion đơn nguyên tử Xn- có tổng số hạt mang điện là 18. Vị trí của nguyên tố X trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học là

A. Ô thứ 16, chu kỳ 3, nhóm VIA.

B. Ô thứ 9, chu kỳ 2, nhóm VIIA.

C. Ô thứ 17, chu kỳ 3, nhóm VIIA.

D. Ô thứ 8, chu kỳ 2, nhóm VIA.

Câu 17 : Một nguyên tử R có tổng số hạt là 58. Số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 18. Tìm kết luận không đúng:

A. Số hạt mang điện trong R là 38.

B. R là kim loại

C. Ion tương ứng của R có cấu trúc electron giống như cấu trúc e của Argon.

D. Nguyên tử R có 3 lớp electron.

Câu 18 : Cation X3+ và anion Y2- đều có cấu hình electron ở phân lớp ngoài cùng là 2p6. Vị trí của X và Y trong bảng tuần hoàn lần lượt là:

A. X ở chu kì 2, nhóm IIIA và Y ở chu kì 2, nhóm IVA.

B. X ở chu kì 3, nhóm IIA và Y ở chu kì 3, nhóm VIA.

C. X ở chu kì 2, nhóm IIA và Y ở chu kì 3, nhóm VIA.

D. X ở chu kì 3, nhóm IIIA và Y ở chu kì 2, nhóm VIA.

Câu 20 : Nguyên tố X ở chu kì 4, nhóm VIIIB có số thứ tự là

A. 26.

B. 26 hoặc 27.

C. 26, 27 hoặc 28.

D. 28.

Câu 22 : Cho các thông tin sau:

Ion X2- có cấu trúc electron: $1s^22s^22p^63s^23p^6$.
Nguyến tố Y có tổng số hạt cơ bản trong nguyên tử là 40. Trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 12.
Ion Z2+ có tổng số hạt mang điện tích dương trong hạt nhân bằng 29.
Vị trí của X, Y, Z trong bảng tuần hoàn lần lượt là:

A. (X: ô 16, chu kỳ 3, nhóm VIA); ( Y: ô 13, chu kì 3, nhóm IIIA); (Z: ô 29, chu kì 4, nhóm IB).

B. (X: ô 16, chu kỳ 3, nhóm VIA); ( Y: ô 13, chu kì 3, nhóm IA); (Z: ô 29, chu kì 4, nhóm IIB).

C. (X: ô 20, chu kỳ 4, nhóm IIA); ( Y: ô 13, chu kì 3, nhóm IIIA); (Z: ô 29, chu kì 4, nhóm IB).

D. (X: ô 16, chu kỳ 3, nhóm VIA); ( Y: ô 13, chu kì 3, nhóm IIIA); (Z: ô 31, chu kì 4, nhóm IIIA).

Câu 27 : Anion X- và cation Y2+ đều có cấu hình electron lớp ngoài cùng là $3s^3p^6$. Vị trí của các nguyên tố trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học là:

A. X có số thứ tự 17, chu kỳ 4, nhóm VIIA; Y có số thứ tự 20, chu kỳ 4, nhóm IIA.

B. X có số thứ tự 18, chu kỳ 3, nhóm VIA; Y có số thứ tự 20, chu kỳ 4, nhóm IIA.

C. X có số thứ tự 17, chu kỳ 3, nhóm VIIA; Y có số thứ tự 20, chu kỳ 4, nhóm IIA.

D. X có số thứ tự 18, chu kỳ 3, nhóm VIIA; Y có số thứ tự 20, chu kỳ 3, nhóm IIA.

Câu 29 : Hai nguyên tố X, Y ở hai chu kì liên tiếp và ở hai phân nhóm liên tiếp, tổng điện tích hạt nhân là 23. Mệnh đề nào sau đây không đúng

A. Hai nguyên tố là 7X và 16Y

B. Hai nguyên tố là 8X và 15Y

C. Hai nguyên tố là 9X và 14Y

D. X, Y là các nguyên tố thuộc nhóm A.

Câu 32 : Ion A3+ có cấu hình electron phân lớp ngoài cùng là 3d3. Vị trí của A trong bảng tuần hoàn là :

A. Chu kì 3, nhóm IIIB

B. Chu kì 4, nhóm VIB

C. Chu kì 4, nhóm IIIB

D. Chu kì 4, nhóm IIIA

Câu 34 : Phân tử X2Y có tổng số hạt mang điện là 44 trong đó số hạt mang điện của X bằng 8/3 lần số hạt mang điện của Y. Nhận xét nào sau đây đúng

A. Phân tử có công thức là SO2

B. X, Y thuộc cùng chu kì

C. X thuộc nhóm IVA

D. Phân tử có công thức NO2

Câu 35 : Dãy gồm nguyên tử X và các ion Y2+, Z- đều có cấu hình electron phân lớp ngoài cùng 3p6 là :

A. Ne, Mg2+, F-

B. Ne, Ca2+, Cl-

C. Ar, Fe2+, Cl-

D. Ar, Ca2+, Cl-

Câu 36 : Nguyên tử của nguyên tố X có cấu hình electron [khí hiếm] (n - 1)dans1 .Vị trí của nguyên tố X trong bảng hệ thống tuần hoàn là:

A. ns1, X ở chu kì n, nhóm IA

B. (n -1)d5ns1 và chu kì n , nhóm VIB

C. (n -1)d10ns1 và chu kì n , nhóm IB

D. Cả A, B, C đều đúng

Câu 38 : X và Y là hai nguyên tố thuộc nhóm A trong bảng tuần hoàn. Tổng số electron trong anion XY32- là 40. Nhận xét đúng về vị trí của các nguyên tố X và Y trong bảng tuần hoàn là

A. Nguyên tố X thuộc nhóm VA, nguyên tố Y thuộc nhóm VIA.

B. Cả hai nguyên tố X và Y đều thuộc chu kì 2.

C. Nguyên tố X thuộc chu kì 3, nguyên tố Y thuộc chu kì 2.

D. Cả nguyên tố X và nguyên tố Y đều thuộc nhóm VIA.

Câu 39 : Cho nguyên tử của nguyên tố X có cấu hình electron ở trạng thái cơ bản là [Ar]3d104s2. Phát biểu nào sau đây không đúng khi nói về X ?

A. X là nguyên tố thuộc chu kỳ 4.

B. X là kim loại chuyển tiếp.

C. Ion X2+ có 10 electron ở lớp ngoài cùng.

D. X thuộc nhóm IIB

Câu 40 : Cho 3 nguyên tố A, M, X có cấu hình electron lớp ngoài cùng (n = 3) tương ứng là ns1, ns2 np1 , ns2 np5 . Phát biểu nào sau đây không đúng ?

A. A, M, X lần lượt ở các ô thứ 11, 13, 17 của bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học

B. A, M, X thuộc nhóm IA, IIIA, VIIA

C. A, M, X đều thuộc chu kì 3

D. Trong 3 nguyên tố , chỉ có X là nguyên tố kim loại

Câu 42 : Hai nguyên tố X và Y cùng một chu kì trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học, X thuộc nhóm IIA, Y thuộc nhóm IIIA ( ). Phát biểu nào sau đây đúng?

A. Kim loại X không khử được ion Cu2+ trong dung dịch.

B. Ở nhiệt đọ thường X không khử được H2O.

C. Hợp chất với oxi của X có dạng X2O7.

D. Trong nguyên tử nguyên tố X có 25 proton.

Câu 44 : Phần trăm khối lượng của nguyên tố R trong hợp chất khí với hidro (R có số oxi hóa thấp nhất) và trong oxit cao nhất tương ứng là a% và b%. với a : b = 11 : 4. Phát biểu nào sau đây đúng?

A. Phân tử oxit cao nhất của R không phân cực

B. Oxit cao nhất của R ở điều kiện thường là chất rắn

C. Trong bảng tuần hoàn R thuộc chu kì 3

D. Nguyên tử R (ở trạng thái cơ bản) có 6 electron s

Câu 45 : Oxit cao nhất của nguyên tố R có phân tử khối là 60. Phát biểu nào sau đây đúng?

A. R tác dụng trực tiếp với Oxi ngay ở nhiệt độ thường

B. R phản ứng được với dung dịch kiềm giải phóng khí hidro

C. Oxit cao nhất của R tan nhiều trong nước

D. Ở trạng thái cơ bản R có 4 electron ở phân lớp ngoài cùng

Câu 47 : X và Y là những nguyên tố có hợp chất khí với Hidro có công thức là XHa; YHa (phân tử khối của chất này gấp đôi phân tử khối của chất kia). Oxit cao nhất của X và Y có công thức lần lượt là X2Ob và Y2Ob (phân tử khối hơn kém nhau 34u). Kết luận nào sau đây về X và Y là không đúng biết rằng

A. X và Y đều phản ứng được với oxi khi đun nóng

B. Độ âm điện của X lớn hơn độ âm điện của Y

C. Trong các phản ứng hóa học, đơn chất của X và Y vừa thể hiện tính oxi hóa vừa thể hiện tính khử

D. Ở điều kiện thường đơn chất của X là chất khí còn đơn chất của Y là chất rắn.

Lời giải có ở chi tiết câu hỏi nhé! (click chuột vào câu hỏi).

Copyright © 2021 HOCTAP247