Ion X2- có cấu trúc electron: $1s^22s^22p^63s^23p^6$. Nguyến tố Y có tổng số hạt cơ bản trong nguyên tử là 40. Trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 12. Ion Z2+ có tổng số hạt mang điện tích dương trong hạt nhân bằng 29. Vị trí của X, Y, Z trong bảng tuần hoàn lần lượt là:
A. (X: ô 16, chu kỳ 3, nhóm VIA); ( Y: ô 13, chu kì 3, nhóm IIIA); (Z: ô 29, chu kì 4, nhóm IB).
B. (X: ô 16, chu kỳ 3, nhóm VIA); ( Y: ô 13, chu kì 3, nhóm IA); (Z: ô 29, chu kì 4, nhóm IIB).
C. (X: ô 20, chu kỳ 4, nhóm IIA); ( Y: ô 13, chu kì 3, nhóm IIIA); (Z: ô 29, chu kì 4, nhóm IB).
D. (X: ô 16, chu kỳ 3, nhóm VIA); ( Y: ô 13, chu kì 3, nhóm IIIA); (Z: ô 31, chu kì 4, nhóm IIIA).
* Đáp án
A
* Hướng dẫn giải
Ion X2- có cấu trúc electron: $1s^22s^22p^63s^23p^6$
X + 2e → X2-
Vậy cấu hình electron của X là $1s^22s^22p^63s^23p^4$
X có 3 lớp electron → X thuộc chu kì 3.
X có số electron = 16 → X thuộc ô 16.
X có 6 electron hóa trị, electron cuối cùng điền vào phân lớp 3p → X thuộc nhóm VIA.
• Nguyên tố Y có tổng số hạt cơ bản trong nguyên tử là 40. Trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 12.
Giả sử số hiệu nguyên tử, số nơtron của Y lần lượt là Z, N
Ta có hpt:
Cấu hình electron của Y là 13Y: $1s^22s^22p^63s^23p^1$
Y có 3 lớp electron → X thuộc chu kì 3.
Y có số electron = 13 → X thuộc ô số 13.
Y có 3 electron hóa trị, electron cuối cùng điền vào phân lớp 3p → Y thuộc nhóm IIIA.
• Ion Z2+ có tổng số hạt mang điện tích dương trong hạt nhân bằng 29.
Z có số hạt mang điện tích dương bằng ion Z2+
Cấu hình electron của Z là 29Z: $1s^22s^22p^63s^23p^63d^{10}4s^1$
Z thuộc ô số 29.
Z có 4 lớp electron → X thuộc chu kì 4.
Z có electron cuối cùng điền vào phân lớp 3d, có 1 electron hóa trị → Z thuộc nhóm IB.