Trang chủ Đề thi & kiểm tra GDCD Đề luyện thi THPT Quốc gia môn GDCD năm 2021 số 5 (có đáp án)

Đề luyện thi THPT Quốc gia môn GDCD năm 2021 số 5 (có đáp án)

Câu 2 : Pháp luật do tổ chức nào dưới đây ban hành?

A. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.

B. Chính quyền.

C. Đoàn thanh niên.

D. Nhà nước.

Câu 3 : Cơ quan X bị mất một số tài sản do bảo vệ cơ quan quên không khóa cổng. Vậy bảo vệ cơ quan này phải chịu trách nhiệm pháp lí nào dưới đây?

A. Trách nhiệm hành chính.

B. Trách nhiệm dân sự.

C. Trách nhiệm hình sự.

D. Trách nhiệm kỉ luật.

Câu 4 : Bác A trồng rau sạch để bán lấy tiền rồi dùng tiền đó mua gạo. Vậy tiền đó thực hiện chức năng gì?

A. Phương tiện thanh toán.

B. Phương tiện giao dịch.

C. Thước đo giá trị.

D. Phương tiện lưu thông.

Câu 5 : Những hành vi xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của công dân sẽ bị nhà nước:

A. Xử lí thật nặng.

B. Ngăn chặn, xử lí.

C. Xử lí nghiêm minh.

D. Xử lí nghiêm khắc.

Câu 6 : Xóa đói giảm nghèo là một nội dung cơ bản của pháp luật về lĩnh vực

A. việc làm.

B. văn hóa.

C. xã hội.

D. kinh tế.

Câu 7 : Công dân có quyền được khuyến khích bồi dưỡng để phát triển

A. kĩ năng

B. trí tuệ

C. tư duy

D. tài năng

Câu 8 : Sau khi phát hiện hành vi nhận hối lộ của cán bộ huyện tại xã Trường Xuân, huyện T, tỉnh A, bà V chọn gửi đơn tố cáo đến nơi nào sau đây là đúng quy định của pháp luật?

A. Gửi đơn đến ủy ban nhân dân xã Trường Xuân.

B. Gửi đơn đến ủy ban nhân dân huyện T.

C. Gửi đơn đến ủy ban nhân dân tỉnh A.

D. Gửi đơn đến Ban Thanh tra Chính phủ.

Câu 9 : Nội dung nào không phải là mục tiêu của chính sách dân số nước ta

A. Giảm tốc độ tăng dân số

B. Phân bố dân cư hợp lý

C. Nâng cao chất lượng dân số

D. Giảm tỷ lệ người thất nghiệp

Câu 10 : Những người làm nhiệm vụ chuyển thư, điện tín, không được giao nhầm cho người khác. Không được để mất thư, điện tín của nhân dân là một nội dung thuộc:

A. Ý nghĩa về quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín

B. Nội dung về quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín

C. Khái niệm về quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín

D. Bình đẳng về quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín

Câu 11 : Quan hệ nào dưới đây không thuộc nội dung bình đẳng trong hôn nhân và gia đình?

A. Quan hệ giữa chị em với nhau.

B. Quan hệ dòng tộc.

C. Quan hệ tài sản.

D. Quan hệ nhân thân.

Câu 12 : Quyền bầu cử của công dân không được thực hiện theo nguyên tắc nào dưới đây?

A. Phổ thông.

B. Bình đẳng.

C. Đại diện.

D. Trực tiếp.

Câu 14 : Nghi ngờ ông A lấy cắp tiền của mình, ông B cùng con trai tự ý vào nhà ông A khám xét. Hành vi này xâm phạm đến quyền nào dưới đây?

A. Quyền được đảm bảo bí mật đời tư của công dân.

B. Quyền bất khả xâm phạm chỗ ở của công dân.

C. Quyền được pháp luật bảo hộ về nhân phẩm và danh dự của công dân.

D. Quyền nhân thân của công dân.

Câu 16 : Ý nghĩa quyền học tập, sáng tạo và phát triển của công dân nhằm

A. Đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước

B. Đảm bảo sự ổn định và phát triển về văn hóa – xã hội.

C. Cơ sở mở đường để tăng trưởng kinh tế đất nước hiện nay.

D. Thể hiện được nhiệm vụ chiến lược về phát triển của đất nước

Câu 17 : Hình thức dân chủ với những quy chế, thiết chế để nhân dân bầu ra những người đại diện của mình quyết định các công việc chung của công đồng của nhà nước là gì?

A. Hình thức dân chủ tập trung

B. Hình thức dân chủ xã hội chủ nghĩa

C. Hình thức dân chủ gián tiếp

D. Hình thức dân chủ trực tiếp

Câu 21 : Trong bảo vệ môi trường thì hoạt động nào có tầm quan trọng đặc biệt?

A. Bảo vệ môi trường đô thị, khu dân cư

B. Bảo vệ rừng

C. Bảo vệ môi trường biển

D. Quản lí chất thải

Câu 22 : Trường hợp nào dưới đây được sử dụng quyền khiếu nại?

A. Anh H phát hiện một nhóm người mua bán ma túy.

B. Chị K phát hiện chủ cơ sở sản xuất đánh đập người lao động.

C. Ông B tình cờ chứng kiến một vụ đưa tiền hối lộ.

D. Chị Y nhận được giấy báo đền bù đất đai thấp hơn quy định.

Câu 23 : Anh M và anh T hợp tác với nhau buôn bán ngà voi. Việc làm của hai anh trái với hình thức thực hiện pháp luật nào dưới đây?

A. Tuân thủ pháp luật.

B. Thi hành pháp luật.

C. Áp dụng pháp luật.

D. Sử dụng pháp luật.

Câu 24 : Nội dung nào dưới đây thể hiện đặc trưng của pháp luật?

A. Tính chuẩn mực phổ biến.

B. Tính quy phạm phổ biến.

C. Tính quy phạm phổ thông.

D. Tính chuẩn mực phổ thông.

Câu 25 : Công an bắt giam người vì nghi ngờ lấy trộm xe máy là vi phạm quyền

A. bất khả xâm phạm về thân thể của công dân.

B. được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe của công dân.

C. bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân.

D. được pháp luật bảo hộ về danh dự, nhân phẩm của công dân.

Câu 26 : Trường hợp nào dưới đây không được thực hiện quyền bầu cử?

A. Người đang bị nghi ngờ vi phạm pháp luật.

B. Người mất năng lực hành vi dân sự.

C. Người đã được xóa án tích.

D. Người đang đi công tác xa.

Câu 27 : Hành vi nào dưới đây phải chịu trách nhiệm hình sự?

A. Tòa án nhân dân huyên Y không thực hiện chia tài sản theo di chúc của ông B

B. Anh X điều khiển xe máy đi ngược chiều trong đường một chiều.

C. Đối tượng G lấy trộm số tiền trị giá 450.000 đồng

D. Tên A cố ý lây truyền HIV cho người khác.

Câu 28 : Việc chuyển từ sản xuất mũ vải sang sản xuất vành mũ bảo hiểm chịu tác động nào của quy luật giá trị?

A. Điều tiết sản xuất.

B. Tỉ suất lợi nhuận cao của quy luật giá trị.

C. Tự phát từ quy luật giá trị.

D. Điều tiết trong lưu thông.

Câu 29 : Do nghi ngờ nhà bà B sản xuất hàng giả nên công an phường và dân quân tự ý phá cửa nhà bà B và vào khám nhà bà. Hành vi của công an phường và dân quân đã vi phạm quyền nào sau đây?

A. Bất khả xâm phạm về thân thể.

B. Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở.

C. Quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự.

D. Quyền tự do ngôn luận.

Câu 31 : Những hành vi vi phạm pháp luật xâm hại quyền và lợi ích hợp pháp của công dân đều được xử lý nghiêm minh, đúng người, đúng tội là thể hiện

A. trách nhiệm đảm bảo quyền bình đẳng của cá nhân, tổ chức trước pháp luật.

B. trách nhiệm bảo đảm quyền bình đẳng của công dân trước pháp luật.

C. nhà nước đảm bảo quyền bình đẳng của công dân trong xã hội.

D. nhà nước đảm bảo quyền bình đẳng của công dân trước pháp luật.

Câu 32 : Trong đời sống xã hội, vai trò của pháp luật được xem xét từ hai góc độ, đó là

A. xã hội và công dân.

B. Nhà nước và công dân.

C. quản lí và bảo vệ.

D. tổ chức xã hội và cá nhân.

Câu 33 : Nội dung cơ bản của quyền học tập của công dân là

A. mọi công dân đều được ưu tiên trong tuyển chọn vào các trường đại học, cao đẳng như nhau

B. mọi công dân đều bình đẳng về cơ hội học tập

C. mọi công dân đều phải đóng học phí

D. mọi công dân đều phải học từ thấp đến cao

Câu 34 : Bình đẳng giữa các thành viên trong gia đình được hiểu là

A. bố mẹ có quyền quyết định mọi việc trong gia đình, con cái không có quyền đưa ra ý kiến.

B. vai trò của người chồng, người con trai trưởng được đề cao và quyết định các công việc chính trong gia đình.

C. lợi ích của cá nhân phải phục vụ lợi ích chung của gia đình, dòng họ; trên bảo dưới phải nghe.

D. các thành viên trong gia đình đối xử công bằng, dân chủ, tôn trọng lẫn nhau.

Câu 35 : Công dân chủ động làm những gì mà pháp luật quy định phải làm là hình thức thực hiện pháp luật nào dưới đây?

A. Thi hành pháp luật.

B. Sử dụng pháp luật.

C. Áp dụng pháp luật.

D. Tuân thủ pháp luật.

Câu 36 : Giam giữ người quá thời hạn quy định là vi phạm quyền gì

A. Bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân

B. Bất khả xâm phạm về thân thể của công dân

C. Được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khoẻ của công dân

D. Được pháp luật bảo hộ về danh dự, nhân phẩm của công dân

Câu 37 : Nội dung nào dưới đây không bị coi là bất bình đẳng trong lao động.

A. Trả tiền công cao hơn cho lao động nam trong cùng một công việc.

B. Không sử dụng lao động là người dân tộc thiểu số.

C. Chỉ dành cơ hội tiếp cận việc làm cho lao động nam.

D. Ưu đãi đối với người lao động có trình độ chuyên môn.

Câu 39 : Nhân dân được thông tin đầy đủ về chính sách, pháp luật của Nhà nước là một nội dung thuộc:

A. Ý nghĩa quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội.

B. Khái niệm quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội.

C. Nội dung quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội.

D. Bình đẳng trong thực hiện quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội.

Câu 40 : Trường hợp nào sau đây thì mới được bắt, giam, giữ người:

A. Bắt người đang bị tình nghi có hành vi vi phạm pháp luật

B. Bắt, giam, giữ người khi người này đang nghiện ma túy

C. Bắt người phạm tội quả tang hoặc đang bị truy nã

D. Bắt giam người khi người này có người thân vi phạm pháp luật

Lời giải có ở chi tiết câu hỏi nhé! (click chuột vào câu hỏi).

Copyright © 2021 HOCTAP247