Trang chủ Đề thi & kiểm tra Lớp 10 Hóa học Đề thi KSCL môn Hóa lớp 10 lần 2 năm 2019 - Trường THPT Yên Lạc 2, Vĩnh Phúc

Đề thi KSCL môn Hóa lớp 10 lần 2 năm 2019 - Trường THPT Yên Lạc 2, Vĩnh Phúc

Câu 1 : Chọn câu trả lời sai?

A. Oxi hoá lỏng ở -1830C

B. Oxi tan tốt trong nước.

C. Khí O2 không màu, không mùi. 

D. Oxi duy trì sự cháy và sự sống.

Câu 2 : Khí sinh ra khi đốt cháy lưu huỳnh với oxi là

A. hidro sunfua. 

B. lưu huỳnh đioxit. 

C. cacbon đioxit. 

D. lưu huỳnh trioxit.

Câu 3 : Trái cây được bảo quản lâu hơn trong môi trường vô trùng. Trong thực tế, người ta sử dụng nước ozon để bảo quản trái cây. Ứng dụng trên dựa vào tính chất nào sau đây?

A. Ozon trơ về mặt hóa học. 

B. Ozon là chất khí có mùi đặc trưng.

C. Ozon là chất có tính oxi hóa mạnh. 

D. Ozon không tác dụng được với nước.

Câu 4 : Số thứ tự ô nguyên tố trong bảng hệ thống tuần hoàn bằng

A. số khối. 

B. số nơtron. 

C. số electron hóa trị. 

D. số hiệu nguyên tử.

Câu 5 : Ở điều kiện thường, lưu huỳnh có màu

A. vàng. 

B. nâu đỏ. 

C. tím. 

D. trắng.

Câu 6 : Phản ứng nào sau đây được dùng để điều chế clo trong phòng thí nghiệm?

A. 2NaCl + 2H2O → H2 + 2NaOH + Cl2.

B. 2NaCl →  2Na + Cl2.

C. F2 + 2NaCl → 2NaF + Cl2.

D. MnO2 + 4HCl đặc → MnCl2 + Cl2 + 2H2O.

Câu 7 : Số proton và số nơtron có trong một nguyên tử nhôm lần lượt là

A. 13 và 13. 

B. 13 và 15.

C. 12 và 14. 

D. 13 và 14.

Câu 8 : Đặc điểm nào dưới đây là đặc điểm chung của các đơn chất halogen?

A. Ở điều kịên thường là chất khí. 

B. Có tính oxi hoá mạnh.

C. Tác dụng mạnh với nước. 

D. Vừa có tính oxi hoá, vừa có tính khử.

Câu 10 : Nhóm IA trong bảng tuần hoàn có tên gọi là

A. nhóm halogen 

B. nhóm kim loại kiềm thổ.

C. nhóm khí hiếm 

D. nhóm kim loại kiềm.

Câu 12 : Phân tử nào dưới đây phân cực?

A. Cl2

B. CO2.

C. O2

D. HCl.

Câu 13 : Các hạt cấu tạo nên hầu hết các nguyên tử là

A. proton và electron. 

B. nơtron và electron.

C. nơtron và proton. 

D. nơtron, proton và electron.

Câu 14 : Dung dịch nào sau đây không phản ứng với dung dịch AgNO3?

A. NaCl. 

B. NaBr. 

C. NaF. 

D. CaCl2.

Câu 15 : Phản ứng nào dưới đây không phải phản ứng oxi hoá - khử?

A. 2KMnO4 →  K2MnO4 + MnO2 + O2

B. 2NaOH + 2NO2 →  NaNO +  NaNO2 + H2O. 

C. 2Fe(OH)3 → Fe2O3 + 3H2O. 

D. 2Na + Cl2 →  2NaCl.

Câu 19 : Hỗn hợp các khí nào sau đây có thể tồn tại ở bất cứ điều kiện nào?

A. Cl2 và O2

B. O2 và N2

C. H2 và Cl2

D. H2 và O2.

Câu 20 : Khi thực hiện thí nghiệm về tính tan trong nước của hiđro clorua (hình dưới)

A. hiđro clorua tan tốt trong nước tạo ra dung dịch có tính axit.

B. hiđro clorua khó tan trong nước tạo ra dung dịch có tính axit.

C. hiđro clorua tan tốt trong nước tạo ra dung dịch có tính bazơ.

D. hiđro clorua vừa phải trong nước tạo ra dung dịch có tính axit.

Câu 22 : Nguyên tố Na có số hiệu nguyên tử bằng 11. Vị trí của Na trong bảng tuần hoàn là

A. nhóm IA, chu kì 3. 

B. nhóm IA, chu kì 4.

C. nhóm IIIB, chu kì 4. 

D. nhóm IA, chu kì 2

Câu 23 : Số oxi hóa của nitơ trong: NH4+, NO2- và HNO3 lần lượt là

A. -3, +3, +5. 

B. +3, +5, -3. 

C. -3, +4, +5. 

D. +5, -3, +3.

Lời giải có ở chi tiết câu hỏi nhé! (click chuột vào câu hỏi).

Copyright © 2021 HOCTAP247